Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quan hệ gia đình của người dao ở xã trịnh tường, huyện bát xát, tỉnh lào cai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.48 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

QUAN HỆ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DAO
Ở XÃ TRỊNH TƯỜNG, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 62.31.03.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

HÀ NỘI, 2017

1


Công trình đ-ợc hoàn thành tại: Hc vin Khoa hc xó hi

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyn Th Song H

Phản biện 1: TS. Lý H nh Sn
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyn Duy Bớnh

Luận vn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận vn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội 16 giờ 30 ngày 16 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Th- viện Học viện Khoa học xã hội


2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là một thiết chế xã hội, mang màu sắc dân tộc và đánh
dấu tiến trình phát triển về dân tộc.Trong một quốc gia đa tộc người
như Việt Nam, mỗi tộc người có những luật tục, phong tục, tập quán
riêng, rất phong phú và đa dạng.Chính yếu tố văn hóa tộc người đã hình
thành nên lối sống riêng và sự biểu hiện của các mối quan hệ trong gia
đình cũng rất khác biệt.
Người Dao là một trong các tộc người thiểu số ở Việt Nam với số
dân là 751.067 người (2009), gồm nhiều nhóm khác nhau, phân bố cư
trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong quá trình phát triển của
lịch sử tộc người đã hình thành một hệ thống các giá trị chuẩn mực
trong cách ứng xử, các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình để tạo nên
đặc trưng riêng của văn hóa tộc người nơi đây. Các mối quan hệ trong
gia đình lại thường bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa,
phong tục, tập quán, môi trường sống
Nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ gia đình của người Dao dước
góc độ dân tộc học/nhân học còn là một khoảng trống. Với những lý do
trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ gia đình của người Dao ở
xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn Thạc
sĩ ngành Dân tộc học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Gia đình là một chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm chính vì
vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học và các bài viết
phản ánh nhiều chiều cạnh về các mối quan hệ trong gia đình như quan
1



hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con cái và quan hệ giữa người cao tuổi và
con cháu trong gia đình...
Đối với người Dao, đã có nhiêu chuyên khảo nghiên cứu về người
Dao nói chung và hôn nhân – gia đình của người Dao nói riêng nhưng
chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu các mối
quan hệ trong gia đình người Dao một cách toàn diện và hệ thống.
Trong khi đó, trên thực tế các giá trị trong mối quan hệ gia đình của
người Dao là những giá trị ít thay đổi và là thành tố quan trọng trong
bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa tộc người. Chính vì thế, nghiên
cứu về quan hệ gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai là một nghiên cứu mới có ý nghĩa về mặt lý luận và
thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ các mối quan hệ trong gia
đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Đồng thời, nhận diện những giá trị văn hóa qua các mối quan hệ trong
gia đình nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những truyền thống văn
hóa của gia đình người Dao ở xã Trịnh Tường. Kết quả nghiên cứu
cung cấp thêm những luận cứ khoa học góp phần thực hiện có hiệu quả
công tác xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường văn hóa lạnh mạnh
làm đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và phân tích các đặc
điểm trong các mối quan hệ gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.Nghiên cứu và làm rõ những nhân tố làm
biến đổi các mối quan hệ trong gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
2



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Các mối quan hệ gia đình của người Dao
tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các mối quan hệ trong gia
đình trong cái nhìn truyền thống và biến đổi của người Dao ở xã Trịnh
Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai từĐổi mới (1986) đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về gia đình và xây dựng gia đình. Luận văn cũng dựa trên quan điểm
của Đảng và Nhà nước về hôn nhân và gia đình, bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa tộc người trong phát triển.
Về phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử
dụng phương pháp điền dã dân tộc học, thu thập dữ liệu thứ cấp và
phương pháp so sánh… để có những nhận định, đánh giá, luận điểm
phù hợp với những kế quả đạt được.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn cung cấp tư liệu một cách có hệ thống về Quan hệ gia
đình của trong truyền thống và hiện nay của người Dao ở xã Trịnh
Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần quan trọng trong việc gìn
giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ gia đình, phục vụ
việc phát triển kinh tế xã hội, quản lý tốt các vấn đề xã hội và góp phần
xây dựng nông thôn mới hiện nay ở vùng đồng bào người Dao nói chung
và xã Trịnh Tường nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Quan hệ vợ - chồng trong gia đình của người Dao.
Chương 3: Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình người Dao

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Gia đình
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình từ các góc nhìn về
cấu trúc, chức năng, phân loại gia đình…Tuy nhiên, trong phạm vi của
luận văn nghiên cứu về quan hệ trong gia đình, chúng tôi sử dụng khái
niệm sau: “Gia đình là tập hợp những người chung sống với nhau bằng
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, được
thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục, có trách nhiệm cùng nhau thực
hiện các chức năng năng sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín
ngưỡng...”
Quan hệ gia đình: Trong gia đình có rất nhiều mối quan hệ, bao
gồm các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân (vợ - chồng), quan hệ
huyết thống (bố mẹ - con cái, ông bà – các cháu), quan hệ nuôi dưỡng
và hoặc quan hệ giáo dục.
Ứng xử trong trong quan hệ gia đình: là những hành vi của cá
nhân khi thực hiện các vai trò trong các mối quan hệ gia đình.
Văn hóa ứng xử: là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, khuôn
mẫu ứng xử tỏng mối quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng
khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ hành vi, nếp sống tâm sinh lý…
Văn hóa gia đình: là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù
điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ
giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình
đặc trưng cho các cộng đồng, tộc người, dân tộc và khu vực khác nhau
được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài

4


Truyền thống: là trình chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác
những yếu tố xã hội và văn hóa, những tư tưởng, chuẩn mực xã hội,
phong tục, tập quán, nghi lễ… và được duy trì trong các tầng lớp xã hội
và gia cấp trong một thời gian dài
1.1.2. Cơ sở lý thuyết
Luận án đã áp dụng các lý thuyết “Lý thuyết cấu trúc – chức
năng”, “lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa” để nghiên cứu về các
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc thực
hiện các chức năng của gia đình, đồng thời lý giải sự biến đổi trong
cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của sự
thay đổi về tự nhiên, xã hội, nhận thức của người Dao
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Huyện Bát Xát
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, với tổng diện
tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 106.189,69 ha. Huyện Bát Xát
có gồm 14 dân tộc chung sống với tổng dân số của là 70.015 người (năm
2009). Bát Xát là huyện có tiềm năng về lao động, đất đai, khí hậu để
phát triển ngành nông lâm nghiệp với các sản phẩm chất lượng cao.
1.2.2. Khái quát về xã Trịnh Tường
Trịnh Tường là một xã vùng cao biên giới, nằm ở phía bắc của
huyện Bát Xát. Tổng diện tích của toàn xã là 79,76km2, trong đó có
9,06 km đường biên giới chạy dọc theo sông Hồng. Tổng dân số của Xã
Trịnh Tường là 6241 người (năm 2016), gồm có 8 dân tộc sinh sống tại
21 thôn trong xã.
Cơ sở hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế, đời sống nhân dân xã
Trịnh Tường từng bước được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã
hội được giữ vững. Đến nay Trịnh Tường đã có 7/19 tiêu chí xây dưng

5


nông thôn mới được hoàn thành. Tại xã Trịnh Tường, nhiều chương
trình dự án tại Trịnh Tường đã và đang được triển khai đầu tư, tạo công
ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
1.3. Khái quát về người Dao
Người Dao ở Trịnh Tường là một bộ phận của người Dao ở Việt
Nam.Người Dao nơi đây chủ yếu làm ruộng và nương rẫy, bên cạnh đó
còn phát triển nông nghiệp thông qua việc trồng chuối, thảo quả đem lại
hiệu quả kinh tế cao.Thiết chế xã hội bao gồm làng bản, gia đình và
dòng họ.Gia đình của người Dao là gia đình phụ hệ, vai trò của người
đàn ông trong gia đình, đặc biệt là người chủ gia đình, được đề cao và
coi trọng.
Người Dao ở Trịnh Tường tạo dựng được một đời sống văn hóa
vật chất cũng như văn hóa tinh thần phong phú, mang đậm bản sắc văn
hóa tộc người, phản ánh cuộc sống lao động và sinh hoạt của tộc người.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đất nước,
văn hóa của người Dao nơi đây cũng có những biến đổi nhất định.
Tiểu kết chương 1
Người Dao ở xã Trịnh Tường tạo dựng được một đời sống văn hóa
vật chất cũng như văn hóa tinh thần phong phú, mang đậm bản sắc văn
hóa tộc người, phản ánh cuộc sống lao động và sinh hoạt của tộc người
được hiện qua nhiều phong tục, tập quán
Bằng việc vận dụng các lý thuyết và việc phân tích các khái niệm
có liên quan đến đề tài giúp tác giả lý giải các hiện tượng, các đặc điểm
trong đời sống gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai.

6



Chương 2
QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG NGƯỜI DAO
2.1. Quan hệ giữa vợ và chồng trong việc sinh con để duy trì
nòi giống
2.1.1. Quyền quyết định số con
Trước khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới Đổi
mới (1986) đất nước, và công tác kế hoạch hóa gia đình, hầu hết các
cặp vợ chồng người Dao ở Trịnh Tường kết hôn trong thời điểm này
đều có từ 5- 6. Các cặp vợ chồng kết hôn Sau 1986, đặc biệt là những
cặp vợ chồng kết hôn từ năm 2000 trở lại đây, phần lớn chỉ sinh từ 2- 3
con. Để có thể thay đổi được quan niệm về số con như trên là bởi sự tác
động của các yếu tố kinh tế, xã hội, y tế cũng như cuộc vận động thực
hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình theo Pháp lệnh Dân mà
Đảng và Nhà nước đang thực hiện, nhờ đó mà nhận thức của các cặp vợ
chồng trẻ người Dao đã có nhiều thay đổi trong việc quyết định số con.
Đặc biệt phải kể đến việc thay đổi nhận thức của nam giới trong việc
thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó, dưới tác
động của điều kiện kinh tế - xã hội, ngoài việc thực hiện giảm dân số để
bớt gánh nặng về giáo dục, việc làm, chăm sóc y tế thì mong muống của
các cặp vợ chồng có ít con hơn để có điều kiện cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho các thành viên trong gia đình
2.1.2. Quyết định về sinh con trai, con gái
Người Dao thích sinh được con trai hơn là con gái. Bởi vì, con trai
có thể chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ khi về già còn con gái khi đã lấy
chồng, trở thành ma nhà chồng thì phải có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ
chồng.Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ người Dao không yêu thương
con gái.
7



Qua khảo sát tại điểm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng trước đây,
vợ chồng không sinh được con hoặc sinh con một bề thì vợ chồng sẽ
bàn bạc nhau để nhận con nuôi từ cặp vợ chồng khác trong hoặc ngoài
dòng họ. Người chồng sẽ không vì việc này mà bỏ vợ hay cưới thêm
người vợ khác. Chính vì những quan niệm như vậy mà tục nhận con
nuôi trở nên phổ biến ở cộng đồng người Dao xưa kia. Cũng nhờ tập
tục nhận con nuôi và lấy rể đời đã giúp cho người phụ nữ trong gia đình
người Dao ít phải chịu sức ép về vấn đề sinh con từ gia đình chồng và
từ chính người chồng.Đó chính là một trong những nhân tố gắn kết các
cặp vợ chồng người Dao với trong hơn trong cuộc sống.
Tuy nhiên có một thực tế diễn ra hiện nay trong suy nghĩ của
người Dao đó là, người đàn ông Dao không còn muốn ở rể hay làm con
nuôi như trong truyền thống bởi họ không muốn từ bỏ họ đẻ của mình
đồng thời việc sinh ít con hơn khiến việc cho và nhận con nuôi hay ở rể
cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Số ít khác, người vợ không thể
sinh con hoặc sinh con không theo ý muốn thì vợ chồng và cả gia đình
nhà chồng sẽ bàn bạc với nhau để cưới thêm một người vợ nữa cho
người chồng.
2.1.3. Giúp đỡ, chia sẻ vợ - chồng khi mang thai và sinh đẻ
Hầu hết các cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều quyết định có con
ngay. Xã hội phát triển, thanh niên nam nữ có quyền chủ đọng hơn
trong các mối quan hệ của mình, do đó nhiều đôi nam nữ đã có con với
nhau trước khi tiến tới hôn nhân. nếu trong vòng 3 – 5 năm mà chưa có
con thì gia đình nhà chồng và vợ chồng cùng nhau bàn tính đến chuyện
nhận hoặc mua con nuôi.
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ vẫn phải làm việc bình
thường nhưng kiêng một số việc làm nặng nhọc có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe. Việc chăm sóc phụ nữ mang thai và sau sinh phần lớn là do

8


tự người vợ đảm nhận và có sự hỗ trợ thêm của mẹ chồng, mẹ đẻ. Tuy
nhiên, dưới tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như các chương
trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm tăng sự tham gia của
người chồng trong việc chăm sóc người vợ trước và sau sinh. Người
chồng đã chủ động đưa vợ đi siêu âm và khám thai tại các cơ sở y tế,
chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng của vợ.
2.2. Quan hệ giữa vợ và chồng trong chăm sóc và giáo dục con cái
2.2.1. Trong việc chăm sóc con cái
Trong quan niệm của mình người Dao cho rằng nghĩa vụ của
người vợ là phải làm các công việc nội trợ, lo toan cho gia đình và
chăm sóc con cái. Bởi vậy, rất hiếm khi người phụ nữ nhận được sự
giúp đỡ từ người chồng trong công việc đã được “phân công theo giới”.
Hiện nay, các cặp vợ chồng có xu hướng đồng thuận và giúp đỡ, hỗ trợ
lẫn nhau trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái.Tuy nhiên, vai trò của
người vợ vẫn được đánh giá cao hơn so với người chồng trong việc
chăm sóc, giáo dục con cái. Vai trò của người chồng thường mờ nhạt
hơn của người vợ, chồng chỉ mang tính phụ giúp tạm thời khi người vợ
không có nhà hoặc có quá nhiều việc phải làm trong cùng một lúc mà
không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các công việc như nấu
cơm, chăm sóc con cái và làm các việc vặt trong gia đình.
Khi con cái ôm đau, vợ chồng cùng nhau chăm sóc và tìm các
chữa trị cho con cái. Bên cạnh việc mời thầy cúng và sử dụng bài thuốc
dân gian như trong truyền thống thì vợ chồng người Dao cùng nhau đưa
đứa trẻ bị ốm tới cơ sở y tế như trạm y tế xã, hoặc đi bệnh viện cấp
huyện, cấp trung ương… để khám chữa bệnh. người Dao tại xã Trịnh
Tường hiện nay cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm
phòng Vắc xin và uống vitamin trong việc nâng cao sức khỏe cho trẻ nên

9


mỗi khi có đợt tiêm phòng, vợ chồng chủ động phân công nhau đưa con
đến các cơ sở y tế để tiêm phòng đủ 6 mũi cơ bản theo quy định.
2.2.2. Trong việc dạy dỗ con cái
Việc giáo dục con cái được người Dao chú trọng ngay từ khi còn
nhỏ. Nuôi dưỡng và giáo dục được đan xen và hòa nhập vào nhau trong
mỗi gia đình người Dao. Trong những năm đầu đời của đứa trẻ, người
mẹ không chỉ là người lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ mà còn là cầu
nối giúp đứa trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Khi con cái lớn lên,
thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình cũng như
những mối quan hệ, các sự việc diễn ra ở trong dòng họ và ở ngoài xã
hội, vợ chồng cùng nhau chỉ dạy con cái nhân cách đạo đức làm người,
lễ nghĩa, phong tục truyền thống của gia đình, dòng họ, quan hệ hôn
nhân và gia đình, tôn giáo tín ngưỡng và cả cách làm ăn, sinh hoạt.
Trong gia đình người Dao cũng có sự phân công nhất định giữa vợ
và chồng trong chăm sóc và giáo dục con cái. Người chồng giáo dục
con cái theo vai trò và nghĩa vụ đối với gia đình, dòng họ và có thể trở
thành người chủ gia đình để gánh vác các công việc quan trọng trong
gia đình. Còn đối với con gái, người mẹ là người giảng dạy cách ứng
xử và những chuẩn mực cần có trong gia đình mình cũng như trong gia
đình nhà chồng sau này.
Trong xã hội người Dao hiện nay, bố mẹ đảm nhận vai trò giáo
dục đạo đức, truyền thống gia đình và của cộng đồng, còn giáo dục kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp thường do nhà trường và xã hội đảm
nhiệm.
Tỷ lệ trẻ em người Dao ở xã Trịnh Tường phải nghỉ học sớm khá
cao bởi vì nhiều lý do khác nhau như giao thông đi lại, chi phí học tập,
vấn đề việc làm sau khi học song…Khi đó, hai vợ chồng sẽ phải cùng

nhau bàn bạc một cách kỹ lưỡng để đưa ra quyết định cho con tiếp tục
10


đi học hay ở nhà phụ giúp bố mẹ. Trong việc quyết định lựa chọn con
trai hay con gái đi học, họ vẫn ưu tiên con trai hơn.
2.3. Trong phân công lao động và phát triển kinh tế gia đình

2.3.1. Đối với các hoạt động trong gia đình và các hoạt động
cộng đồng
Những hoạt động trong gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường
có sự phân công theo giới một cách rõ rệt. Người Dao cho rằng, phụ nữ
có thiên chức quan trọng là sinh con và chăm sóc, nuôi dạy con trưởng
thành, và đảm nhiệm các công việc như làm nương, nấu nướng, thêu
thùa, đan lát, chăm sóc người già/ người ốm. Trong một số trường hợp
đặc biệt như người vợ đi vắng hoặc bận đi làm thì người chồng sẽ thay
vợ thực hiện một số công việc nhất định như: nấu cơm, chăm sóc con
cái, giặt quần áo…
Trong truyền thống việc thờ cúng tổ tiên thường do chủ gia đình
hoặc con trai trưởng chủ trì. Khi người chồng đi vắng hoặc gia đình chỉ
có con gái và con gái được quyền thừa kế thì phải nhờ anh em trong
dòng họ đến cúng giúp. Người phụ nữ không bao giờ được trực tiếp thờ
cúng. Nhưng hiện nay, một số phụ nữ đặc biệt là những người tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị ảnh hưởng bởi một số quan niệm
về kinh doanh buôn bán cũng như ảnh hưởng của tộc người Kinh sống
bên cạnh, do đó ngày rằm hay mùng một hàng tháng, một số phụ nữ
vẫn đến chùa để cầu mong những điều tốt lành.
Đối với các cặp vợ chồng kết hôn từ những năm 2000 trở về đây,
vai trò của người vợ trong các công việc đối nội đối ngoại cũng như
phát triển kinh tế gia đình đã được thể hiện một cách rõ ràng hơn.

Trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động sản xuất nhằm tạo thu nhập,
làm ra của cải vật chất trong gia đình người Dao đều có sự tham gia của
cả người vợ và người chồng, người vợ ngày càng tự chủ trong các hoạt
11


động kinh tế, sự chia sẻ giữa vợ và chồng trong hoạt động sản xuất có
xu hướng ngày càng tăng.

2.3.2. Phân công lao động sản xuất và phát triển kinh tế gia đình
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình đã có
những thay đổi nhưng không có sự khác biệt nhiều so với truyền thống.
Người vợ chịu trách nhiệm đối với các công việc nội trợ, công việc nhẹ
nhàng trong sản xất còn người chồng làm nhiều hơn đối với các công
việc tiếp khách, việc họ tộc hay việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình
và làm các công việc nặng nhọc trong sản xuất. Điều khác biệt so với
truyền thống đó là người vợ có thể thay chồng tiếp khách, đi họp hoặc
giao dịch với bên ngoài. Nguyên nhân có thể là do nhận thức thay đổi
về vai trò của giới trong lao động cũng như người vợ có đủ trình độ và
có điều kiện hơn để thực hiện các công việc này hoặc một phần do
người chồng phải đi làm ăn xa.
Trong gia đình người Dao ở Trịnh Tường, người vợ thường quyết
định những công việc nhỏ hàng ngày liên quan đến những khoản tiền
nhỏ, còn người chồng thường quyết định những công việc có liên quan
đên những khoản tiền lớn và đó thường được xem như là những quyết
định quan trọng. Bên cạnh đó, việc người vợ được tham gia vào các
cuộc họp hay giao dịch với bên ngoài thể hiện sự thay đổi cách nhìn
cũng như quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện
nay. Điều này có thể thấy, so với trong truyền thống, quan hệ giữa vợ
chồng đã có sự thay đổi đáng kể trong phân công lao động sản xuất và

phát triển kinh tế gia đình. Vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ
trong công việc gia đình đã được người chồng chia sẻ.
2.4. Trong thể hiện tâm lý tình cảm
Trước đây, do điều kiện kinh tế cặp cặp vợ chồng người Dao ít có
điều kiện thể hiện tình cảm bằng cách như tặng quà hay thư từ qua lại
12


khi đi xa mà họ thể tình cảm, sự quan tâm đến nhau một cách tế nhị qua
việc yêu thương, chia sẻ và đùm bọc nhau trong cuộc sống. Trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội để các
cặp vợ chồng có điều kiện quan tâm chăm sóc và tặng quà cho nhau…
tạo ra cơ sở để tạo nên sự gắn bó, yêu thương.
Trong gia đình người Dao, sự chung thủy vợ chồng như là một
biểu hiện của giá trị gia đình, và họ đặc biệt đề cao tính thủy chung của
người vợ. Trong truyền thống, người vợ phải tuyệt đối chung thủy với
người chồng mà ít được quyền đòi hỏi chồng trung thủy, bởi họ quan
niệm, người con gái khi đã bước chân về nhà chồng thì trở thành ma
của dòng họ nhà chồng vì vậy người con gái đó vĩnh viễn không được
phép đi lấy chồng khác. Mặc dù quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại
trong cộng đồng người Dao nói chung, người Dao ở xã Trịnh Tường
nói riêng nhưng không còn nặng nề như trước. Người ra cũng đã chấp
nhận với những trường hợp phụ nữ người Dao tự quyết định việc li hôn
chồng nếu như chồng chị ra có những biểu hiện như không chung thủy,
vũ phu, hay uống rượu…
Ở một số gia đình, khi người vợ tham gia vào các hoạt động xã hội
hoặc quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế, đi làm ăn xa khiến cho
người chồng phải đảm nhiệm mọi công việc trong gia đình từ chăm sóc,
dạy dỗ con cái đến làm ăn kinh tế. Sự thay đổi vai trò của giới trong gia
đình khiến người chồng cảm thấy không thoải mái dẫn đến mâu thuẫn

gia đình nảy sinh.
Tiểu kết chương 2
Mối quan hệ giữa vợ và chồng người Dao ở xã Trịnh Tường được
đặt trong việc thực hiện chức năng của gia đình. Việc sinh con trai không
phải là một yêu cầu bắt buộc mặc dù họ vẫn thích con trai hơn là con gái.
13


Việc nhân con nuôi vẫn tồn tại như một nét đẹp trong văn hóa gia đình
người Dao ở xã Trịnh Tường nhưng số con của mỗi cặp vợ chồng giảm
đi so với trước đây nên việc xin con nuôi trở nên khó khăn hơn. Đối với
việc chăm sóc và giáo dục con cái, người vợ đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ từ người chồng hơn.
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình đã có
những thay đổi nhưng nhìn chung không có sự khác biệt nhiều so với
truyền thống. Người vợ chịu trách nhiệm đối với các công việc nội trợ,
chăm sóc con cái, người già, người ốm, làm các công việc nhẹ nhàng
trong sản xất còn người chồng làm nhiều hơn đối với các công việc tiếp
khác, việc họ tộc hay việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình và làm các
công việc nặng nhọc trong sản xuất.
Việc thể hiện tình cảm giữa vợ và chồng có sự cởi mở hơn so với
trước đây, đặc biệt là ở các cặp vợ chồng trẻ. Bên cạnh việc gọi điện
thoại hỏi han nhau thì họ đã chủ động tặng quà nhau trong các dịp đặc
biệt. Vợ chồng thường chủ động trao đổi với nhau trước khi đưa ra
quyết định. Tính chung thủy vợ chồng, đặc biệt là của người phụ nữ
luôn được đề cao, kể cả trong truyền thống và hiện nay. . Chính vì thế
mà gia đình người Dao thường có tính bền vững.
Chương 3
QUAN HỆ GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH
NGƯỜI DAO

3.1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
3.1.1. Mức độ gần gũi giữa bố mẹ và con cái
Con cái người Dao khá gắn bó với bố mẹ và thường tìm đến bố mẹ
để tâm sự các vấn đề trong cuộc sống như trong quan hệ với bạn bè,
14


thầy cô. Nhưng mức độ con cái tâm sự với mẹ nhiều hơn người bố.
Người bố chỉ phát huy vai trò của mình khi con cái đã lớn. Tuy nhiên,
khi con cái ở độ tuổi từ 13 – 18 tuổi lại ít chủ động trao đổi/trò chuyện
với bố mẹ về đời sống tình cảm và cách thức ứng xử trong cuộc sống.
Thay vào đó, con cái thường tìm đến bạn bè đồng trang lứa để tâm sự,
tìm những lời khuyên cho tuổi mới lớn, đặc biệt là chuyện yêu đương
hay khi bất đồng với bố mẹ. Qua việc quan sát của chúng tôi tại điểm
nghiên cứu thấy rằng hầu hết bố mẹ người Dao thường lồng ghép việc
tâm sự, chuyện trò với con gái khi đi làm hay trong bữa ăn, ít khi bố mẹ
dành hẳn một khoảng thời gian nhất định trong ngày để trò chuyện với
con. Thông thường, con gái thường trò chuyện thân thiết với mẹ còn
con trai thường thân thiết với bố hơn. Đây là kết quả của việc phân
công dạy dỗ con cái trong gia đình. Theo quan niệm truyền thống, mẹ
dạy bảo con gái còn bố dạy bảo con trai, con gái theo mẹ lên nương,
theo mẹ đi chợ, được mẹ chỉ dạy các công việc trong gia đình còn con
trai được bố chỉ dạy cách cuốc đất, cày ruộng, được theo bố tham gia
các sinh hoạt trong dòng họ và trong cộng đồng….
Đối với trẻ vị thành niên, được đi học và có điều kiện tiếp xúc với
các thông tin, sách báo bên ngoài sẽ có cái nhìn khác so với bố mẹ.
Trong khi đó, cách nói chuyện của bố mẹ thường được nói ra theo lối
áp đặt, mệnh lệnh hoặc giải thích không thấu đáo, cặn kẽ…khiến cho
con cái cảm thấy bố mẹ không hiểu mình do đó việc phản kháng lại
trước những lời nói của bố mẹ, hoặc không tâm sự với bố mẹ mà đi tìm

đối tượng khác để tâm sự là một điều tất yếu. Việc phản kháng này
được thể hiện qua nhu cầu về vui chơi giải trí, cách ăn mặc cũng như
hình thức bên ngoài.
3.1.2.

Quan hệ giữa bố mẹ và con cái trong giáo dục

3.1.2.1. Vấn đề học tập tại trường của con cái
15


Điều kiện kinh tế khó khăn cùng với đó là việc sinh nhiều con nên
không có điều kiện chăm sóc và dạy dỗ con cái, vì thế những gia đình
có con đã đủ tuổi đến trường nhưng phải phụ giúp cha mẹ để chăm em,
lên nương rẫy hoặc làm thuê, làm mướn để kiếm thu nhập nuôi sống
bản thân và gia đình. Hầu hết bố mẹ người Dao trước kia đều là những
người không được đi học hoặc không được học hành đầy đủ nên họ
không hiểu hết được tầm quan trọng của giáo dục. Do đó mong muốn
của bố mẹ đối với việc học tập của con cái đi học để biết cái chữ, để có
thể giao tiếp với bên ngoài (các tộc người khác, đặc biệt là người kinh)
có như vậy mới có cơ hội kiếm việc làm khác với nghề nông thu nhập
thấp, vất vả và chịu nhiều rủi ro
Bố mẹ người Dao lại rất ít khi trao đổi với giáo viên về tình hình
học tập của con cái. Nguyên nhân chủ yếu là do dào cản về ngôn ngữ
đã tạo ra tâm lý e ngại khi giao tiếp với thầy cô. Sự liên hệ của gia đình
và nhà trường chủ yếu thông qua các buổi họp phụ huynh và qua sổ liên
lạc. Chính vì thế, đối với việc giáo dục ở trường, bố mẹ có tâm lý phó
thác và “trông cậy” vào thầy cô giáo và nhà trường. Nói như vậy không
có nghĩa bố mẹ không quan tâm đến việc học tập của con cái mà thông
qua hình thức hỏi han con cái về thầy cô giáo, bạn bè, truyện ở trường,

lớp như thế nào.
3.1.2.2. Giáo dục con cái thông qua các nghi lễ
Gia đình có vai trò duy trì những giá trị văn hóa, đạo đức của mỗi
cộng đồng, góp phần xây nên văn hóa, đạo đức cả xã hội. Những biến
chuyển về kinh tế - xã hội đã phần nào làm thay đổi thái độ và hành vi
ứng xử các thành viên trong gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chính vì
thế, việc truyền dạy giá trị văn hóa tộc người thông qua những nghi lễ
trong gia đình là một điều hết sức quan trọng đối với bố mẹ người Dao.
Người Dao ở xã Trịnh Tường vẫn còn bảo tồn nhiều phong tục tập quán
16


truyền thống như tết nhảy, lễ cúng rừng, ngày kiêng hổ…và đặc biệt là
các nghi lễ chu kỳ đời người, trong đó có lễ cấp sắc. Thông qua việc kể
con cái nghe về các tục lệ, nghi lễ truyền thống cũng như khuyến khích
con cái tham gia vào các nghi lễ như người tham dự hoặc người trực
tiếp tham gia vào công việc chuẩn bị các nghi lễ ấy, bố mẹ muốn con
cái hiểu hơn về nguồn gốc, cội nguồn của mình.
3.1.2.3. Giáo dục con cái trong giao tiếp ứng xử và những chuẩn
mực đạo đức
Bố mẹ người Dao thường dạy bảo con cái trong gia đình lòng hiếu
thảo đối với ông bà, cha mẹ, tình yêu thương và trách nhiệm đối với các
thành viên trong gia đình. Mỗi một thành viên trong gia đình người Dao
đều được chỉ dạy từ nhỏ rằng phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức của gia đình, dòng họ.
Người Dao ở Trịnh Tường cũng giống như người Dao ở các nơi
khác, khi có con gái đến tuổi trưởng thành, bố mẹ quản lý con rất
chặt.Tuy nhiên, việc quản lý chặt không có nghĩa là họ cấm đoán mà
mang mang tính chất giáo dục để ngăn ngừa.
Khác với trước đây, giao dục con cái chủ yếu bằng lời nói, nhưng

hiện nay do sự tiếp xúc và giao lưu nhiều với các tộc người khác do đó
mà họ cũng có những thay đổi nhất định trong quan niệm cũng như
phương phức giáo dục con cái. Khi con cái phạm lỗi hoặc mắc sai lầm,
mắc nhiếc là một trong những biện pháp phổ biến được sử dụng để dạy
dỗ con cái. Thậm chí, nếu như quát mắng mà con cái vẫn hư thì có thể
sử dụng bằng phương pháp đòn roi.
3.1.2.3. Hướng dẫn con cái kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
Bằng cách này hay cách khác bố mẹ sẽ hướng dẫn con cái cách
sống tự lập, tự bảo vệ bản thân và nhận biết những nguy hiểm cần
tránh. Nhiều bố mẹ người Dao đã nhận biết được những nguy hiểm
17


đang rình rập đối với con em mình, họ thường xuyên nâng cao ý thức
cảnh giác cho chính bản thân họ cũng như thường xuyên trò chuyện,
dạy bảo con cái về phương thức, thủ đoạn của những kẻ xấu như bắt
cóc, buôn người…
3.2.

Quan hệ giữa ông bà với con cháu

3.2.1. Vai trò của ông bà đối với các quyết định trong gia đình
Đối với người Dao do đặc điểm của theo chế độ phụ hệ trong
gia đình, người đàn ông đặc biệt là người chủ gia đình nắm quyền quyết
định. Do đó mà ngay cả khi con cái đã trưởng thành, xây dựng gia đình
thì vẫn phải hỏi ý kiến của bố mẹ. Tuy nhiên, không phải việc gì con
cái cũng phải xin ý kiến của bố mẹ già mà chỉ ở trong một số trường
hợp nhất định như cưới xin, ma chay, xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ
đắt tiền, công việc trong dòng họ… Mặc dù bố mẹ già không tham gia
được nhiều nhưng việc xin ý kiến hoặc báo cáo với bố mẹ vẫn là một

điều cần thiết. Dù đã trao quyền cho con cái nhưng người cao tuổi trong
gia đình vẫn chưa hẳn yên tâm để con cái quyết định những công việc lớn.
3.2.2. Mối quan hệ trong đời sống vật chất
Ông bà ở nhà và giúp đỡ con cái trong các công việc như dọn
dẹp nhà cửa, chăm sóc các cháu khi bố mẹ đi vắng, trông nom nhà cửa,
hoặc chăm sóc cây trồng, vật nuôi tại gia đình…Trong gia đình có ông
bà ở cùng rất thuận tiện khi con cái đi làm vắng nhà bởi họ có thể giúp
các công việc nội trợ, bảo ban và chăm sóc con cháu… Bản thân họ
cũng xem việc giúp đỡ con cháu như là bổn phận, trách nhiệm của bản
thân cũng là nhu cầu được hoạt động hơn là không làm gì cả.Sự giúp đỡ
hỗ trợ về đời sống vật chất của ông bà đối với con cháu đã giúp cho họ
tránh sự phụ thuộc hoàn toàn vào con cháu, giữ được vị thế cũng như
mối quan hệ với con cháu trong gia đình.
18


Trong xã hội người Dao, con cái thường được trông đợi là người
chăm sóc, phụng dưỡng và hỗ trợ vật chất khi bố mẹ già yếu, không có
khả năng lao động. Đây chính là cách thức để con cái bày tỏ lòng biết
ơn đối với người đã nuôi dưỡng mình, đồng thời đây cũng là nghĩa vụ
và trách nhiệm của con cái trong gia đình dù con cái đang sống chung
với bố mẹ hay sống riêng.
3.2.3. Mối quan hệ về đời sống tinh thần
Con cái luôn là chỗ dựa đối với bố mẹ người Dao. Dù ôm đau hay
không thì bố mẹ vẫn luôn cần đến sự quan tâm, thăm hỏi của con cái.
Khi đó họ cảm thấy họ vẫn có một ý nghĩa, một vai trò quan trọng trong
gia đình và lòng con cái. Khi ốm đau, không ai khác chăm sóc bố mẹ
tận tình bằng con cái của mình. Có thể nói đây là lúc mà bố mẹ cần đến
con cái nhất. Trên thực tế việc chăm sóc, phụng bố mẹ già trở nên khó
khăn đối với những gia đình nghèo, đặc biệt là khi bố mẹ đau ốm. Đối

với nhiều hộ gia đình người Dao, chi phí chữa bệnh cho người cao tuổi
là một gánh nặng kinh tế trong bối cảnh việc chi trả cho các dịch vụ y tế
(khám chữa bệnh, thuốc men, chăm sóc…). Do đó, khi bố mẹ già yếu,
ốm đau thay vì đưa đi bệnh viện thì họ sử dụng các bài thuốc dân gian
hoặc đi cúng bái. Trừ trường hợp bệnh tình quá nặng thì con cháu sẽ đưa đi
tới bệnh viện.
Việc chăm lo hỗ trỡ lẫn nhau giữa ông bà và con cháu trong đời
sống là mối quan hệ thường xuyên, dù họ sống riêng hay sống chung
với nhau. Con cái thường được trong đợi là người chăm sóc, phụng
dưỡng và hỗ trợ vật chất khi bố mẹ về gia, sức khỏe yếu, không còn khả
năng lao động. Cũng chính điều này mà người Dao trước đây thích sinh
nhiều con, đặc biệt là thích sinh con trai.
3.2.4. Mối quan hệ trong giáo dục
19


Người Dao trước đây cũng như hiện nay luôn coi trọng việc giữ
gìn nếp sống gia đình.Các thành viên trong gia đình có bổn phận coi
trọng nề nếp đó để không làm ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình
và dòng họ. Ông bà chính là người có kinh nghiệm về cuộc sống và
cũng là người lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người
cho con cháu.
Trong gia đình, ông bà cũng là người thường dặn con cháu, đặc
biệt là cháu gái phải luôn biết nhẫn nhịn, khuyến khích con cháu phải đi
thăm hỏi và giúp đỡ họ hàng, thân tộc để củng cỗ và giữ được tình
huyết thống máu mủ trong dòng họ. Ông bà luôn làm gương cho các
cháu, giữ mối tình thân thiện với hàng xóm láng giềng, gúp đỡ nhau
trong lúc khó khăn…
Các thành viên trong gia đình cách nhau về tuổi tác thường có suy
nghĩ và lối sống khác nhau. Ông bà luôn thấm nhuần tinh thần gắn bó

gia đình, và thương yêu con cháu hết mực và có xu hướng muốn bao
bọc con cháu như khi con cháu còn thơ ấu. Ngoài ra, tâm lý lưu giữ
những giá trị văn hóa của tộc người, của dòng họ khiến cho ông bà luôn
có mong muốn dạy bảo. Tuy nhiên, con cái và đặc biệt là các cháu với
là những người được sống trong thời đại mới, được va chạm và giao
tiếp với bên ngoài, có những kiến thức mới lại có những suy nghĩ và tư
tưởng khác.
3.3. Quan hệ giữa các thành viên trong các gia đình có bố mẹ đi
làm ăn xa
Điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ lao động thấp, việc làm
không ổn định, thu nhập từ canh tác nương rẫy không đủ để trang trải
cuộc sống gia đình và lo cho con cái được ăn học đành hoàng, bên cạnh
đó công việc canh tác có tính chất mùa vụ dẫn đến tình trạng nông nhàn
20


trong một số thời điểm nhất định đã dẫn đến tình trạng người dân phải
đi kiếm việc làm thêm ở các nơi khác.
Bố mẹ đi làm tại các khu vực thành thị phát triển hơn cũng góp
phần tạo nên những thay đổi về tầm nhìn, hiểu biết cho cha mẹ, qua đó
tạo nên những thay đổi về chiến lược phát triển gia đình, kiến thức cuộc
sống, cách thức đầu tư cho con cái. Đồng thời, do không có bố mẹ ở
bên nên con cái sẽ học được cách tự lập từ rất sớm.
Việc các thành viên trong gia đình đi làm ăn xa làm biến đổi các
mối quan hệ trong giai đình đặc biệt là quan hệ trong phân công lao
động trong gia đình. Gia đình có chồng đi làm ăn xa thì người vợ đảm
nhiệm hết các công việc của người chồng, còn vợ đi làm ăn xa thì
chồng đảm nhiệm hết các công việc của người vợ. Nếu cả hai vợ chồng
đi làm ăn xa thì mọi công việc đều phải nhờ vào ông bà hoặc người
thân trong gia đình.

Bố mẹ đi làm ăn xa, nên con cái của họ phải ở cùng với ông bà
hoặc người thân nào đó trong gia đình dẫn đến việc không quan tâm
hoặc nuông chiều con cháu quá mức.Con cái ở lại cũng ít có cơ hội trò
chuyện tâm sự với cha mẹ, ít cảm nhận được tình yêu thương của cha
mẹ. Điều này tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.
Tiểu kết chương 3
Sự quan tâm của bố mẹ tới con cái được biểu hiện qua việc quan
tâm đến việc học tập, đến bạn về, thời gian chăm sóc và giáo dục con
cái…. Việc cho trẻ tới trường là một điều cần thiết nhưng nó cũng ảnh
hưởng một phần nào đó đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái người
Dao vì bố mẹ ít có thời gian chia sẻ và tâm sự với con cái và chuyển
dần nhiệm vụ giáo dục con cái sang sang nhà trường. Quan hệ giữa bố
mẹ và con cái người Dao ngày này không còn nằm trong khuân phép
21


ngày xưa “trên bảo dưới vâng” mà nó là sự tương tác từ cả hai phía bố
mẹ và con cái. Bố mẹ và con cái lắng nghe và tôn trọng ý kiến, quan
điểm của nhau nhiều hơn
Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình
người Dao khá bền chặt thông qua việc giúp đỡ và hỗ trợ giữa ông bà
và con cháu về cả vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống, chăm sóc lẫn
nhau khi ốm đau bệnh tật. Bên cạnh đó, người cao tuổi trong gia đình
cũng giữ vai trò trong việc giáo dục và nuôi dưỡng các thành viên
trong gia đình
Trịnh Tường là xã giáp biên giới, do đó xuất hiện tình trạng bố
mẹ người Dao đi làm ăn xa, khi đó con cái phải sống cùng với ông bà
hoặc người thân trong gia đình. Điều này ảnh hưởng phần nào đó đến
mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, đến tâm lý và sự phát triển của con
cái.


22


KẾT LUẬN
1. Trong nghiên cứu về các mối quan hệ gia đình của người Dao,
các mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà – con cháu được
xác định là mối quan hệ chủ yếu. Các mối quan hệ trong gia đình được
biểu hiện rõ nét qua vai trò của các thành viên trong việc thực hiện các
chức năng của gia đình.
2. Người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là
một bộ phận hữu cơ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đời sống
của người Dao ở nơi đây còn nhiều khó khăn. Bên cạnh những đặc
điểm văn hóa chung bởi sự hòa nhập vào cộng đồng các tộc người xung
quanh thì người Dao nơi đây vẫn giữ lại được những nét văn hóa và lối
sống riêng của tộc người.
3. Trong gia đình người Dao người chồng, người cha có quyền
quyết định tất cả mọi việc nhưng cũng có sự tham khảo ý kiến của
người vợ. Tính chung thủy vợ chồng, đặc biệt là của người vợ luôn
được đề cao, kể cả trong truyền thống và hiện nay. Mâu thuẫn là vấn đề
không thể tránh khỏi trong cuộc sống gia đình tuy nhiên vợ chồng
người Dao có những cách thức để làm giảm đi những mâu thuẫn đó do
vậy mà vấn đề ly hôn trong cộng động người Dao rất ít xảy ra.
4. Con cái khá gắn bó với bố mẹ và tìm đến bố mẹ để tâm sự
nhiều vấn đề trong cuộc sống. Đối với việc giáo dục con cái, bố mẹ kết
hợp giữa giáo dục nhà tường và giáo dục ở gia đình. So với trước dây,
bố mẹ chỉ nhắc nhở, bảo ban con cái nhẹ nhàng khi con mắc lỗi thì
ngày nay bố mẹ đã sử dụng những hình thức dạy dỗ mới là “mắng
nhiếc” hoặc biện pháp “đòn roi” khi vấn đề thực sự lớn hoặc con cái
không nghe lời dù đã chỉ dạy nhiều lần.


23


×