Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.55 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU THỦY

TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU THỦY

TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẦN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO



HÀ NỘI – 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA .................................................... 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa ..................................................................................................................... 6
1.2. Truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ....................... 10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................... 23
Chương 2: THỰC TRẠNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 31
2.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 30
2.2. Hạn chế..................................................................................................... 48
2.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC VĂN HÓA ............................................................................................ 64
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả truy cứu trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa .............................................................................................. 63
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa ..................................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LXLVPHC:

Luật Xử lý vi phạm hành chính.

TNHC:

Trách nhiệm hành chính.

QLHC:

Quản lý hành chính

UBND:

Ủy ban nhân dân

VPHC:

Vi phạm hành chính.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thực trạng truy cứu trách nhiệm hành chính chuyên ngành văn
hóa từ năm 2012 đến năm 2016 ...................................................................... 40
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................... 40
Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu về truy cứu trách nhiệm hành chính liên ngành
văn hóa – xã hội trong 05 năm (2012 - 2016) ................................................ 41



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động truy cứu TNHC chủ yếu giúp cho chủ thể quản lý kiểm soát
và bảo đảm cho các đối tượng quản lý chấp hành đúng chính sách và pháp
luật. Xuất phát từ vai trò quản lý nhà nước về văn hóa, công tác truy cứu
TNHC về lĩnh vực văn hóa là hoạt động QLHC nhà nước được tổ chức thực
hiện thường xuyên, có vai trò quan trọng tác động và nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, có thể nhận thấy công tác truy cứu TNHC
trong lĩnh vực văn hóa cần tiếp tục nhận thức về bối cảnh và tác động của nền
kinh tế thị trường hiện nay. Sự vận động của kinh tế thị trường (trong nước và
quốc tế) thường xuyên, liên tục tác động đến bộ máy, cơ chế chính sách với
những dạng thức phong phú với những nhân tố tích cực và tiêu cực đến hoạt
động quản lý nhà nước về văn hóa.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, một số cơ sở kinh doanh đã lợi dụng loại
hình kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng tìm cách hoạt động biến tướng,
trá hình, gây ra hậu quả xấu. Các biểu hiện tiêu cực và các vi phạm ngày càng
nghiêm trọng: hoạt động quá giờ quy định, sử dụng băng, đĩa ca nhạc có nội
dung cấm phổ biến; tổ chức múa khoả thân, khiêu dâm; sử dụng hêroin, thuốc
lắc; biến địa điểm kinh doanh thành nơi ăn chơi sa đoạ; hoạt động mại dâm
hoặc môi giới mại dâm; sử dụng hung khí hoặc thuê bảo kê giết người v.v...
Những biểu hiện tiêu cực trên đây làm xói mòn đạo đức, lối sống, ảnh hưởng
xấu đến truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc, gây mất an ninh
trật tự công cộng, tạo nên sự lo lắng và phản ứng gay gắt của nhân dân.
Nguyên nhân của tình trạng trên đây là do chủ kinh doanh chạy theo mục đích
lợi nhuận bất chính, coi thường luật pháp, đạo lý và trách nhiệm công dân;
chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở buông lỏng quản lý, chưa thực hiện tốt
cơ chế hậu kiểm, không kịp thời xử lý nghiêm ngay từ đầu các vi phạm tại cơ
1



sở. Các cấp, các ngành thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo,
chưa thấy hết tác hại to lớn về mặt xã hội, đạo đức do các tệ nạn này gây ra
cho đất nước, nhất là đối với thế hệ trẻ; chưa xử lý thích đáng một số ít cán
bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất hoặc bao che, tiếp tay cho các sai phạm.
Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật có một số quy định của pháp luật
chưa phù hợp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng đã dẫn đến sự lúng túng
trong công tác xử phạt VPHC chưa đạt hiệu quả.
Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu sâu, phân tích kỹ, làm rõ những quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó có sự tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật về TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Đồng
thời, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa
nhằm đề ra các giải pháp xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về truy
cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là lý do tôi chọn đề tài luận văn “Trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến luận văn với đề tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, đã có một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như:
2.1. Các luận văn, đề tài khoa học
- Trịnh Thị Thỏa (2017), Xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn
Thành phố Hà Nội;
- Ngô Văn Tuấn (2016), Xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo
vệ rừng từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng;
- Nguyễn Văn Việt (2010), TNHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
2



2.2. Giáo trình, bài viết khoa học
- PGS, TS. Bùi Thị Đào (2014); Luật xử lý VPHC – Bước tiến mới của
pháp luật về xử lý VPHC và một số vấn đế cần trao đổi - Tạp chí Luật học số
01/2014.
- Giáo trình Luật Hành chính (2008), Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB CAND Hà Nội
- TS. Vũ Thư (2000) , Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, NXB
Chính trị Quốc gia.
Các tài liệu nêu trên chủ yếu nhóm đối tượng nghiên cứu là: lượng
kiến thức và thông tin về trách nhiệm pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau.
Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, qua tham khảo chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu về
vấn đề TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Từ môi trường công tác thực tế, tôi
chọn đề tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh” là luận văn có tính hệ thống các vấn đề truy cứu
TNHC trong lĩnh vực văn hóa, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu không
trùng lắp với các công trình đã công bố và có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và
thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về TNHC trong lĩnh vực
văn hóa, những điểm giống nhau và khác nhau về TNHC trong các lĩnh vực
khác. Phân tích thực trạng ruy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Từ đó, nêu
lên những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh
vực này. Từ thực tiễn đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước về văn hóa trong tình hình hiện nay.
3



3.2 Nhiệm vụ
Nội dung thực hiện các nhiệm chính: Nghiên cứu những vấn đề lý luận
về VPHC, TNHC và truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa; Phân tích và
đánh giá thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa; Nêu phương
hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác của
việc truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống pháp luật về xử phạt VPHC và thực
tiễn VPHC, TNHC trong lĩnh vực văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn có nội dung làm rõ khái niệm TNHC theo nghĩa
tiêu cực, trên cơ sở đó nêu khái niệm và đặc điểm truy cứu TNHC trong lĩnh
vực văn hóa. Phân tích kỹ thực trạng truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa
với kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của pháp luật về truy cứu
TNHC trong lĩnh vực văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian: khoảng thời gian từ 2012 đến 2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
triết học Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu lý
luận và tính thực tiễn đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

4



Ngoài ra, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân
tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và chứng minh bằng thực tiễn để làm sáng
tỏ những vấn đề đặt ra trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nội dung luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về VPHC và truy cứu
TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Qua đó, giúp mọi người nhận thức đúng và
đầy đủ các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực văn hóa.
Đây là công trình nghiên cứu chuyên ngành văn hóa được khảo sát từ thực
tiễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở để hình thành phương
hướng hoàn thiện pháp luật về truy cứu TNHC nói chung và nâng cao hiệu
quả hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những nội dung nghiên cứu của luận văn đóng góp một phần cho việc
hoàn thiện pháp luật về việc truy cứu TNHC. Đồng thời, cung cấp tư liệu
tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu và học tập về các quy
định pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa
Chương 2: Thực trạng truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa tại Thành phồ Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả truy cứu
trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

5



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Trong giao tiếp ngôn ngữ hằng ngày, thuật ngữ “trách nhiệm” được
dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo lĩnh vực và ngữ cảnh nhất định.
Trong lĩnh vực chính trị đạo đức: “trách nhiệm” được hiểu theo nghĩa bổn
phận, vai trò mang tính tích cực, xuất phát từ ý thức của con người về vị trí,
vai trò của minh đối với xã hội, đối với những người thân thích, … Trong lĩnh
vực pháp lý: “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa: Trách nhiệm là nghĩa vụ
(nghĩa tích cực); Trách nhiệm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi
phạm pháp luật. Đó là sự phản ứng, lên án của nhà nước và xã hội đối với
những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội.
Nội dung của luận văn này nghiên cứu TNHC được hiểu theo nghĩa
trách nhiệm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật. Để
có căn cứ xác định thế nào là TNHC, trước tiên cần phải biết thế nào là trách
nhiệm pháp lý, vì TNHC là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý theo lý luận chung, đó là hậu quả bất lợi (sự trừng
phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật điều
chỉnh; trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi,
những hình thức xử phạt được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định rằng: TNHC là một dạng của
trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động hành
chính nhà nước theo quy định của pháp luật hành chính. Đó là sự áp dụng
những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi
6



phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại được quy định trong
những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính, bởi cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi VPHC.
Truy cứu TNHC thể hiện sự phản ứng tiêu cực của cơ quan nhà nước
đối với chủ thể thực hiện hành vi VPHC. Kết quả là chủ thể đó phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi, bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Xử phạt VPHC
là biện pháp tập trung nhất, rõ nét nhất của truy cứu TNHC. Nói một cách
khác, TNHC là hậu quả mà cá nhân hay tổ chức vi phạm phải gánh chịu trước
nhà nước và truy cứu TNHC là việc người có thẩm quyền buộc thực hiện
những hoạt động cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc cá nhân tổ
chức VPHC phải gánh chịu hậu quả bất lợi đó.
Như vậy, TNHC trong lĩnh vực văn hóa là hậu quả pháp lý mà các tổ
chức, cá nhân VPHC phải gánh chịu trước Nhà nước vì đã có hành vi VPHC
trong lĩnh vực văn hóa. Trong đó, chủ thể vi phạm hành chính bị Nhà nước
hạn chế về quyền hay lợi ích mà lẽ ra họ đang hoặc sẽ được hưởng bằng cách
áp dụng các hình thức xử phạt được quy định trong phần chế tài của quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa.
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Thứ nhất, TNHC là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá nhân
VPHC. Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân nào đó thì
cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để làm căn cứ cho
việc truy cứu.
Về cơ sở thực tiễn, thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ
thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Về cơ sở pháp lý, đó là quy định của pháp luật hiện hành có liên quan
đến vi phạm pháp luật đó về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ
việc đó.
7



Vì thế, để tiến hành truy cứu TNHC đối với tổ chức, cá nhân thì cần
phải xác định họ có thực hiện việc VPHC trên thực tế hay không. Truy cứu
TNHC đối với tổ chức, cá nhân VPHC về bản chất là việc áp dụng các hình
thức, biện pháp xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân đó.
Người có thẩm quyền truy cứu TNHC sẽ ra quyết định buộc các chủ
thể bị truy cứu TNHC phải thực hiện các biện pháp chế tài hành chính, đó là
những biện pháp buộc những đối tượng bị truy cứu TNHC phải chịu những
hạn chế về một số quyền nhất định.
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu rằng: Cá nhân, tổ chức chỉ bị truy cứu
TNHC khi có đầy đủ cơ sở chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện
hành vi VPHC và biện pháp chế tài hành chính áp dụng đối với họ phải có
mục đích phạt người vi phạm.
Có thể thấy được rằng VPHC chỉ là cơ sở chung để truy cứu TNHC đối
với tổ chức, cá nhân vi phạm. Vấn đề là tổ chức, cá nhân VPHC có bị truy
cứu TNHC trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện nhiều
quy định pháp luật khác có liên quan. Ví dụ: Căn cứ vào thời hiệu xử phạt
VPHC, nếu hành vi VPHC của tổ chức, cá nhân đã hết thời hiệu xử phạt theo
quy định của pháp luật thì việc truy cứu TNHC cũng sẽ không đặt ra đối với
tổ chức, cá nhân đó.
Thứ hai, TNHC là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân thực hiện
hành vi VPHC trước nhà nước.
Đó là việc tổ chức, cá nhân VPHC đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà
nước do nhà nước thiết lập. Vì thế, nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân đó
phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự QLHC nhà
nước mà mình thiết lập. Việc thực hiện biện pháp chế tài của các tổ chức, cá
nhân VPHC là trách nhiệm của họ trước nhà nước chứ không phải trước các
chủ thể khác . Đây là điểm khác biệt giữa TNHC với trách nhiệm dân sự (Vì
8



trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực hiện các biện pháp chế tài của tổ
chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ
chức hay cá nhân cụ thể có quyền và lợi ích bị xâm hại. Nhà nước chỉ là chủ
thể có vai trò bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của
bên vi phạm và bên bị xâm hại).
Thứ ba, Việc truy cứu TNHC phải được thực hiện trên cơ sở các quy
định của pháp luật hành chính.
Pháp luật hành chính quy định cụ thể những người có thẩm quyền thực
hiện hoạt động truy cứu TNHC đối với các tổ chức, cá nhân VPHC. Hiện nay,
thẩm quyền truy cứu TNHC được trao cho nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau,
nhưng những người được trao quyền này trước hết và chủ yếu vẫn là những
người có thẩm quyền QLHC nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền trên cũng
được trao cho Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Không những thế, quá trình truy cứu TNHC phải đảm bảo lựa chọn và
áp dụng đúng các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân
VPHC. Truy cứu TNHC phải được tiến hành theo thủ tục hành chính do pháp
luật hành chính quy định được tiến hành. Truy cứu pháp lý nói chung và
TNHC nói riêng đều tác động trực tiếp đến bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
cùa các đối tượng có liên quan. Vì vậy, khi tiến hành việc truy cứu TNHC,
các chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
về thủ tục do pháp luật đặt ra, chẳng hạn: Người có thẩm quyền truy cứu
TNHC phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự về thời gian, không
gian của sự việc … Như vậy thì mới bảo đảm việc có đầy đủ căn cứ cần thiết
để tiến hành truy cứu TNHC đối với tổ chức, cá nhân VPHC một cách nhanh
chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

9



1.2. Truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
1.2.1. Khái niệm truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa
Truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa là việc các chủ thể có thẩm
quyền nhân danh nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật phải
gánh chịu hậu quả trước Nhà nước vì đã có hành vi VPHC trong lĩnh vực văn
hóa. Trong đó, chủ thể VPHC bị Nhà nước hạn chế về quyền hay lợi ích mà lẽ
ra họ đang hoặc sẽ được hưởng bằng cách áp dụng các hình thức xử phạt và
biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong phần chế tài của quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực văn hóa.
Truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa là hoạt động cưỡng chế nhà
nước mang tính quyền lực nhà nước. Tính cưỡng chế và tính quyền lực nhà
nước thể hiện ở việc truy cứu TNHC chỉ do các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền truy cứu TNHC tiến hành.
Hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa thể hiện bằng quyết
định xử phạt của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành. Hoạt
động truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa có thể tiến hành qua nhiều khâu,
nhiều giai đoạn, bằng các hành vi khác nhau nhưng kết quả của hoạt động này
phải được thể hiện bằng quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt VPHC là
hình thức thể hiện ý chí của nhà nước, thái độ, phản ứng của nhà nước trước
hành vi vi phạm. Đồng thời, nó cũng thể hiện mức cưỡng chế với chủ thể vi
phạm.
Hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa được thực hiện trong
khuôn khổ của pháp luật và tuân theo, trình tự, thủ tục hành chính. Khi tiến
hành hoạt động xử phạt các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm
quyền phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

10



Các cơ quan chức năng có thẩm quyền truy cứu TNHC trong lĩnh vực
văn hóa muốn truy cứu các chủ thể VPHC trong lĩnh vực văn hóa phải căn cứ
các quy định của luật chuyên ngành (Luật Điện ảnh, Luật Di sản, Luật Xuất
bản, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện, …) và văn bản quy phạm pháp
khác quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về văn hóa đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
1.2.2. Cơ sở truy cứu trách nhiệm hành chính
Truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa là việc các chủ thể có thẩm
quyền nhân danh nhà nước áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc
phục hậu quả đối với các cá nhân, tổ chức VPHC về văn hóa theo trình tự, thủ
tục do pháp luật hành chính quy định.
Truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa chỉ được tiến hành khi có
VPHC xảy ra. Để thực hiện hoạt động truy cứu TNHC, các chủ thể có thẩm
quyền phải xem xét có hành vi VPHC xảy ra hay chưa.
1.2.2.1. Các hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa:
Các hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa được quy định cụ thể: Hành
vi VPHC về sản xuất, phát hành, phổ biến, nhân bản, tàng trữ, lưu chiểu, lưu
trữ phim; Hành vi VPHC về sản xuất, dán nhãn kiểm soát, phổ biến, nhân
bản, tàng trữ, lưu chiểu, ban, cho thuê, lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa
nhạc, sân khấu; Hành vi VPHC về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang;
Hành vi VPHC về thi người đẹp và người mẫu; Hành vi VPHC về nếp sống
văn hóa; Hành vi VPHC về tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ
văn hóa công cộng; Hành vi VPHC về sản xuất, lưu hành băng đĩa trò chơi
điện tử; Hành vi VPHC về lĩnh vực thư viện, mỹ thuật, triễn lãm văn hóa,
nghệ thuật, nhiếp ảnh, dạy âm nhạc, dạy khiêu vũ ngoài công lập; Hành vi
VPHC về bảo vệ công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa, khai quật
khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
11



cảnh, khai báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện; Hành
vi VPHC về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.
Trong từng nhóm hành vi VPHC, Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh
vực văn hóa quy định cụ thể từng hành vi vi phạm và chế tài xử phạt được
thực hiện đầy đủ theo các nguyên tắc do pháp luật quy định.
1.2.2.2. Thời hiệu truy cứu TNHC:
Là khoảng thời gian để áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong truy cứu
TNHC. Việc quy định thời truy cứu TNHC có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là
cơ sở pháp nhằm tạo sự thống nhất trong việc ra quyết định truy cứu TNHC
cũng như thi hành quyết định xử phạt VPHC. Mặt khác, việc quy định thời
hiệu truy cứu TNHC cũng là một yêu cầu đối đối với người có thẩm quyền,
cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt VPHC phải kịp thời xác minh,
xem xét các tài liệu trong hồ sơ xử phạt VPHC nhằm giải quyết vụ việc
VPHC một cách khách quan và bảo đảm đúng pháp luật.
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 6, LXLVPHC quy định: “Thời hiệu
xử phạt VPHC là 01 năm, trừ các trường hợp sau: VPHC về kế toán; thủ tục
thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí
tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều
tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò,
khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng
nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất
bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán
hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt VPHC
là 02 năm. VPHC là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai
thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật
về thuế. Như vậy, thời hiệu truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa là 01 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu truy cứu TNHC được quy định như sau:
12



- Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm
dứt hành vi vi phạm.
- Đối với VPHC đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời
điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp truy cứu TNHC đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố
tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của pháp luật và
thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu
truy cứu TNHC. Trong thời hạn xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật
mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu truy
cứu TNHC được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc
xử phạt.
1.2.3. Các biện pháp cưỡng chế áp dụng trong truy cứu trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Khi đã có hành vi VPHC xảy ra, các biện pháp cưỡng chế được áp
dụng trong truy cứu TNHC gồm: các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp
khắc phục hậu quả của VPHC, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt hành chính.
Hiện nay, theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt VPHC về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo có các hình thức xử phạt và
các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
1.2.3.1. Các hình thức xử phạt:

13


Có 04 hình thức xử phạt, trong đó có 02 hình thức luôn luôn là hình
thức xử phạt chính và 02 hình thức có thể là hình thức xử phạt chính, có thể là

hình thức xử phạt bổ sung.
* Các hình thức luôn luôn là hình thức xử phạt chính gồm:
Thứ nhất, cảnh cáo là hình xử phạt chính được quy định tại Điều 22 –
Luật Xử lý VPHC năm 2012 “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị
áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được
quyết định bằng văn bản”. Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo đối với cá nhân tử đủ 16 tuối trở lên hoặc tổ chức VPHC khi có đủ
điều kiện sau đây:
- Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân
VPHC chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm không nghiêm trọng, có tình tiết
giảm nhẹ theo quy định của Điều 9, LXLVPHC năm 2012.
- Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp
luật (Nghị định) quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Nếu
hành vi VPHC mà tổ chức, cá nhân đó thực hiện được Nghị định quy định chỉ
áp dụng hình thức phạt tiền thì không được phép áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo.
Thứ hai, phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều
23, Luật Xử lý VPHC năm 2012. Phạt tiền được áp dụng phổ biến và hầu hết
các hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa. Phạt tiền là việc áp dụng biện pháp
cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC buộc phải nộp một số
tiền nhất định vào kho bạc Nhà nước, gây cho họ hậu quả bất lợi về quyền tài
sản. Vì vậy, hình thức xử phạt này có tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất,
lợi ích kinh tế của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi VPHC. Đồng thời, hình
14


thức phạt tiền cũng có tính răn đe và hiệu quả lớn trong công tác đấu tranh
phòng, chống VPHC trong lĩnh vực văn hóa.

Mức phạt tiến tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực văn hóa là
50.000.000 đồng và đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
* Các hình thức xử phạt có thể được áp dụng là hình thức xử phạt bổ
sung hoặc hình thức xử phạt chính gồm:
Thứ nhất, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, cá
nhân có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ
hành nghề . Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy
phép, chứng chỉ hành nghề. Hình thức xử phạt này được áp dụng đối với hành
vi VPHC phải trên cơ sở các căn cứ: Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm
trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước; Cá nhân, tổ chức đã có
hành vi trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ
hành nghề.
Ví dụ: Hành vi bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích
động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại vũ trường, nơi khiêu vũ công
cộng, nhà hàng karaoke, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch
văn hóa công cộng khác có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước
quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke từ 12 tháng đến 24
tháng theo quy định tại Khoản 21, Điều 2, Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày
20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ.
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức VPHC trong các trường hợp sau:
15


+ Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả
năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con

người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định
của pháp luật phải có giấy phép;
+ Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép và
hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả
nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an
toàn xã hội.
Ví dụ: Hành vi “Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có nội dung
truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống văn
hóa Việt Nam; xúc phạm uy tín tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Có hình thức xử phạt là đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 3 tháng đến 6 tháng
đối với người biểu diễn theo quy định tại Khoản 12, Điều 2, Nghị định số
28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ.
Thứ hai, tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC:
Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC là một trong những hình thức xử
phạt VPHC được áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá
nhân, tổ chức. Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC là việc sung vào ngân
sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến
VPHC.
Ví dụ: Hành vi “Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh
doanh mà không có giấy phép”có hình thức xử phạt là tịch thu tang vật vi
phạm theo quy định tại Khoản 24, Điều 2, Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày
20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ.
Về thủ tục tịch thu, khi tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, người có
thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số
16


lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của tang vật,
phương tiện VPHC bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu,

người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến;
trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì
phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện VPHC cần được
niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ
chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận
vào biên bản. Đối với tang vật, phương tiện VPHC đang bị tạm giữ, người có
thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với
thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này;
biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ
và người chứng kiến.
1.2.3.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các hình thức xử phạt
hành chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân VPHC còn có thể bị áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra. Về mặt bản chất, biện pháp
cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người VPHC mà chỉ
nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do VPHC đã để lại trên thực tế.
Căn cứ Khoản 1, Điều 28, LXLVPHC quy định các biện pháp khắc
phục hậu quả được áp dụng về việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa
gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban dầu; Buộc tháo dỡ công trình, phần
công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy
phép; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc cải
chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc thu hồi sản phẩm, hàng
hóa không bảo đảm chất lượng; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do

17


thực hiện VPHC hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện
VPHC đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, tại Điều 2, Nghị định
28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ còn quy định thêm
các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc trả lại lại đất đã lấn chiếm hoặc
chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật; Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh
tráo hoặc chiếm dụng; Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân; Buộc phải đáp ứng cơ sở
vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đăc biệt
tác động đến người xem phim; Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng trao cho
cá nhân đạt giải cuộc người đẹp, người mẫu; giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh giám định cổ vật; giấy chứng nhận dủ diều kiện hành nghề tu bổ
di tích; chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích; Buộc ngừng kinh doanh trò chơi
điện tử, karaoke, vũ trường không bảo đảm khoảng cách theo quy định.
1.2.3.3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành
chính:
Các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Khoản 2, Điều 86,
LXLVPHC năm 2012 bao gồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu
nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; Kê biên tài sản
có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của
đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC do cá nhân, tổ
chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình
tẩu tán tài sản; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Đối tượng áp dụng gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức
nước ngoài bị xử phạt VPHC đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn
hoãn chấp hành hoặc quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp

18


khắc phục hậu quả do VPHC gây ra mà không tự nguyện chấp hành quyết
định xử phạt.

1.2.4. Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính
Truy cứu TNHC là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật hành chính,
là quá trình các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật,
tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ… để ban hành các quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử
phạt nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước ban hành quyết định
xử phạt với các biện pháp cưỡng chế thích hợp với chủ thể thực hiện hành vi
VPHC xảy ra trong thực tế. Vì vậy, thẩm quyền truy cứu TNHC là một trong
những nội dung quan trọng của pháp luật xử phạt VPHC.
Khác với việc truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi phạm tội thẩm
quyền được giao cho một cơ quan duy nhất là tòa án thực hiện, việc truy cứu
TNHC được giao nhiều cơ quan, người có thẩm quyền khác nhau thực hiện.
Bên cạnh đó, VPHC trong lĩnh vực văn hóa lại diễn ra thường xuyên, ngày
càng tinh vi hơn đòi hỏi việc xác định chủ thể có thẩm quyền truy cứu TNHC
vừa đảm bảo xử lý kịp thời, chính xác, vừa không tạo ra sự tùy tiện, vượt quá
thẩm quyền truy cứu TNHC.
Hiện nay, thẩm quyền truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa được quy
định cụ thể tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du
lịch và quảng cáo và Nghị định số 28/2017/ NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ xử phạt VPHC
về quyền tác và quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo gồm:
19


- Nhóm quản lý chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
- Nhóm quản lý về văn hóa: Thanh tra Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch;

Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao; Thanh tra Sở Du lịch; Trưởng Đoàn
Thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Trưởng Đoàn Thanh tra chuyên ngành cấp
sở.
- Nhóm quản lý các lĩnh vực khác nhưng có liên quan đến văn hóa:
Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Quản lý thị
trường; Cơ quan Thuế; Kiểm lâm; Cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác
(Thông tin truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và
Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội,
Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế); Cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không,
cảng vụ đường thủy nội địa; Tòa án nhân dân; Cơ quan thi hành án dân sự.
Hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa liên quan đến nhiều ngành, lĩnh
vực khác dẫn đến tình trạng nhiều chủ thể có thẩm quyền truy cứu TNHC. Do
vậy, việc phân định thẩm quyền của người có thẩm quyền xử phạt trong từng
lĩnh vực được quy định theo các tiêu chí về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao cho mỗi loại cơ quan chuyên ngành.
1.2.5. Thủ tục truy cứu trách nhiệm hành chính
Thủ tục truy cứu TNHC là một chế định pháp lý quan trọng, được quy
định theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ nhằm làm cho việc truy cứu TNHC
đạt hiệu quả. Đồng thời, thủ tục truy cứu TNHC giúp cho cơ quan, người có
thẩm quyền truy cứu TNHC thực hiện công vụ với tinh thần trách nhiệm cao
mà không dẫn đến tình trạng xử phạt VPHC một cách tùy tiện, gây phiền hà
cho người dân.
Khi phát hiện VPHC của cá nhân, tổ chức người có thẩm quyền phải
buộc chấm dứt hành vi VPHC của cá nhân, tổ chức đó bằng lời nói, còi, hiệu
lệnh, văn bản hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Đồng
20


×