VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ THU THỦY
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC VĂN HĨA
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ THU THỦY
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC VĂN HĨA
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60.38.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẦN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO
HÀ NỘI – 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HĨA .................................................... 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa ..................................................................................................................... 6
1.2. Truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ....................... 10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................... 23
Chương 2: THỰC TRẠNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HĨA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 31
2.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 30
2.2. Hạn chế..................................................................................................... 48
2.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC VĂN HĨA ............................................................................................ 64
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả truy cứu trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa .............................................................................................. 63
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa ..................................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LXLVPHC:
Luật Xử lý vi phạm hành chính.
TNHC:
Trách nhiệm hành chính.
QLHC:
Quản lý hành chính
UBND:
Ủy ban nhân dân
VPHC:
Vi phạm hành chính.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thực trạng truy cứu trách nhiệm hành chính chun ngành văn
hóa từ năm 2012 đến năm 2016 ...................................................................... 40
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................... 40
Bảng 2.3: Tổng hợp số liệu về truy cứu trách nhiệm hành chính liên ngành
văn hóa – xã hội trong 05 năm (2012 - 2016) ................................................ 41
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động truy cứu TNHC chủ yếu giúp cho chủ thể quản lý kiểm soát
và bảo đảm cho các đối tượng quản lý chấp hành đúng chính sách và pháp
luật. Xuất phát từ vai trị quản lý nhà nước về văn hóa, cơng tác truy cứu
TNHC về lĩnh vực văn hóa là hoạt động QLHC nhà nước được tổ chức thực
hiện thường xuyên, có vai trị quan trọng tác động và nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, có thể nhận thấy cơng tác truy cứu TNHC
trong lĩnh vực văn hóa cần tiếp tục nhận thức về bối cảnh và tác động của nền
kinh tế thị trường hiện nay. Sự vận động của kinh tế thị trường (trong nước và
quốc tế) thường xuyên, liên tục tác động đến bộ máy, cơ chế chính sách với
những dạng thức phong phú với những nhân tố tích cực và tiêu cực đến hoạt
động quản lý nhà nước về văn hóa.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, một số cơ sở kinh doanh đã lợi dụng loại
hình kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng tìm cách hoạt động biến tướng,
trá hình, gây ra hậu quả xấu. Các biểu hiện tiêu cực và các vi phạm ngày càng
nghiêm trọng: hoạt động quá giờ quy định, sử dụng băng, đĩa ca nhạc có nội
dung cấm phổ biến; tổ chức múa khoả thân, khiêu dâm; sử dụng hêroin, thuốc
lắc; biến địa điểm kinh doanh thành nơi ăn chơi sa đoạ; hoạt động mại dâm
hoặc mơi giới mại dâm; sử dụng hung khí hoặc th bảo kê giết người v.v...
Những biểu hiện tiêu cực trên đây làm xói mịn đạo đức, lối sống, ảnh hưởng
xấu đến truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc, gây mất an ninh
trật tự công cộng, tạo nên sự lo lắng và phản ứng gay gắt của nhân dân.
Nguyên nhân của tình trạng trên đây là do chủ kinh doanh chạy theo mục đích
lợi nhuận bất chính, coi thường luật pháp, đạo lý và trách nhiệm cơng dân;
chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở buông lỏng quản lý, chưa thực hiện tốt
cơ chế hậu kiểm, không kịp thời xử lý nghiêm ngay từ đầu các vi phạm tại cơ
1
sở. Các cấp, các ngành thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo,
chưa thấy hết tác hại to lớn về mặt xã hội, đạo đức do các tệ nạn này gây ra
cho đất nước, nhất là đối với thế hệ trẻ; chưa xử lý thích đáng một số ít cán
bộ, đảng viên thối hố, biến chất hoặc bao che, tiếp tay cho các sai phạm.
Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật có một số quy định của pháp luật
chưa phù hợp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn áp dụng đã dẫn đến sự lúng túng
trong công tác xử phạt VPHC chưa đạt hiệu quả.
Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu sâu, phân tích kỹ, làm rõ những quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó có sự tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật về TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Đồng
thời, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa
nhằm đề ra các giải pháp xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về truy
cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là lý do tơi chọn đề tài luận văn “Trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến luận văn với đề tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, đã có một số cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu như:
2.1. Các luận văn, đề tài khoa học
- Trịnh Thị Thỏa (2017), Xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn
Thành phố Hà Nội;
- Ngô Văn Tuấn (2016), Xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý và bảo
vệ rừng từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng;
- Nguyễn Văn Việt (2010), TNHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
2
2.2. Giáo trình, bài viết khoa học
- PGS, TS. Bùi Thị Đào (2014); Luật xử lý VPHC – Bước tiến mới của
pháp luật về xử lý VPHC và một số vấn đế cần trao đổi - Tạp chí Luật học số
01/2014.
- Giáo trình Luật Hành chính (2008), Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB CAND Hà Nội
- TS. Vũ Thư (2000) , Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, NXB
Chính trị Quốc gia.
Các tài liệu nêu trên chủ yếu nhóm đối tượng nghiên cứu là: lượng
kiến thức và thông tin về trách nhiệm pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau.
Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc hồn thành luận văn này.
Tuy nhiên, qua tham khảo chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập sâu về
vấn đề TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Từ mơi trường cơng tác thực tế, tơi
chọn đề tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh” là luận văn có tính hệ thống các vấn đề truy cứu
TNHC trong lĩnh vực văn hóa, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu khơng
trùng lắp với các cơng trình đã cơng bố và có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và
thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về TNHC trong lĩnh vực
văn hóa, những điểm giống nhau và khác nhau về TNHC trong các lĩnh vực
khác. Phân tích thực trạng ruy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Từ đó, nêu
lên những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh
vực này. Từ thực tiễn đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước về văn hóa trong tình hình hiện nay.
3
3.2 Nhiệm vụ
Nội dung thực hiện các nhiệm chính: Nghiên cứu những vấn đề lý luận
về VPHC, TNHC và truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa; Phân tích và
đánh giá thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa; Nêu phương
hướng và giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác của
việc truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống pháp luật về xử phạt VPHC và thực
tiễn VPHC, TNHC trong lĩnh vực văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn có nội dung làm rõ khái niệm TNHC theo nghĩa
tiêu cực, trên cơ sở đó nêu khái niệm và đặc điểm truy cứu TNHC trong lĩnh
vực văn hóa. Phân tích kỹ thực trạng truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa
với kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của pháp luật về truy cứu
TNHC trong lĩnh vực văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về khơng gian: nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian: khoảng thời gian từ 2012 đến 2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
triết học Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu lý
luận và tính thực tiễn đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
4
Ngoài ra, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân
tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và chứng minh bằng thực tiễn để làm sáng
tỏ những vấn đề đặt ra trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nội dung luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về VPHC và truy cứu
TNHC trong lĩnh vực văn hóa. Qua đó, giúp mọi người nhận thức đúng và
đầy đủ các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực văn hóa.
Đây là cơng trình nghiên cứu chuyên ngành văn hóa được khảo sát từ thực
tiễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở để hình thành phương
hướng hồn thiện pháp luật về truy cứu TNHC nói chung và nâng cao hiệu
quả hoạt động truy cứu TNHC trong lĩnh vực văn hóa nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những nội dung nghiên cứu của luận văn đóng góp một phần cho việc
hồn thiện pháp luật về việc truy cứu TNHC. Đồng thời, cung cấp tư liệu
tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu và học tập về các quy
định pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa
Chương 2: Thực trạng truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa tại Thành phồ Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả truy cứu
trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
5
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full