VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN MINH TÙNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN QUẬN 11,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội - 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN MINH TÙNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN QUẬN 11,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ THANH SANG
Hà Nội - 2017
Lời cảm ơn
Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam,
tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Học viện, các thầy cô giảng dạy, đội ngũ
viên chức làm công tác quản lý tại Học viện đã tạo điều kiện cho tôi được học tập
và nghiên cứu tại nơi đây.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn, chân thành, sâu sắc nhất tới PGS.TS Lê Thanh
Sang đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm và hoàn
thiện Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Quận
ủy, Ủy ban nhân dân Quận 11 đã cung cấp số liệu để tôi thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn những thành viên trong gia đình, anh em, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu ở Học viện và làm Luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Minh Tùng
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thanh Sang.
Các số liệu, tư liệu, nội dung trích dẫn trong Luận văn đảm bảo quyền tác
giả, quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả, của các cơ quan quản lý Nhà nước có nội
dung nghiên cứu liên quan.
Tác giả
Nguyễn Minh Tùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC ................................................................................................. 12
1.1 Khái niệm về chính sách phát triển cán bộ, công chức ................................. 12
1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với phát triển cán bộ,
công chức ............................................................................................................. 18
1.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ công
chức ...................................................................................................................... 21
1.4 Nôi dung các bước thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức......... 23
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công
chức ...................................................................................................................... 29
1.6 Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách phát triển cán bộ,
công chức ............................................................................................................. 35
1.7 Các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức ... 36
1.8 Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức............ 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH....................................................................................................................... 42
2.1 Thực trạng chính sách phát triển cán bộ, công chức ở Quận 11 thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015 ......................................................................... 42
2.2 Tổ chức thực hiện chính sách phát triển cán bộ công chức ở Quận 11 giai
đoạn 2011 – 2015 ................................................................................................. 48
2.3 Thực trạng các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công
chức tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 54
2.4 Kết quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức ở quận 11, thành
phố Hồ Chí Minh ................................................................................................. 56
2.5 Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức ở
Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 59
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở
QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................... 63
3.1 Quan điểm, định hướng đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách
phát triển cán bộ, công chức ở Quận 11 .............................................................. 63
3.2 Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức .... 65
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 76
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Giới tính mẫu khảo sát
43
Bảng 2.2
Độ tuổi của mẫu khảo sát
43
Bảng 2.3
Số năm công tác của mẫu khảo sát
44
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Một số thông tin nhân khẩu của người trả lời trong mẫu khảo
sát
Số lượng, cơ cấu cán bộ, công chức Quận 11 từ 2011-2015
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của cán bộ, công
chức Quận 11
45
84
85
Bảng 2.7
Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức Quận 11
86
Bảng 2.8
Về trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ
87
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đội ngũ cán bộ, công chức là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
hành chính nhà nước. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh
vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối, thể chế của giai cấp cầm
quyền; là chủ thể xây dựng và triển khai thực hiện các chủ trương chính sách pháp
luật của Nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần thể hiện bản chất của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; là đội ngũ thay
mặt Nhà nước thực hiện các hoạt động công quyền, trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các
vấn đề liên quan tới cuộc sống hằng ngày của nhân dân.
Công chức, cán bộ có bổn phận thực hiện các quyền do nhân dân cho phép.
Vị trí, vai trò là “công bộc” của nhân dân của người cán bộ, công chức được thể
hiện rõ nét qua các mối quan hệ cơ bản sau: Trong mối quan hệ công chức với nhà
nước: Với tư cách là người lao động do Nhà nước tuyển dụng, hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; cán bộ, công chức chính là chủ thể được trao các nhiệm vụ, quyền
hạn nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, đưa pháp
luật vào thực hiện trong đời sống một cách nghiêm minh, để đảm bảo tính pháp
quyền của nhà nước. Trong mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với cá nhân, tổ
chức: ở mối quan hệ này, công chức có vai trò thực thi quyền lực nhà nước sao cho
bảo vệ được lợi ích của các cá nhân, tổ chức, bảo đảm quyền công dân một cách tốt
nhất.
Tuy nhiên, cán bộ là ai? Công chức là ai? Các chính sách phát triển cán bộ,
công chức có đồng nhất không? Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ,
công chức có ý nghĩa như nào đối với việc phát triển số lượng, nâng cao chất lượng,
xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 với các chế định mới, đã phân định tương
đối rõ ai là cán bộ, ai là công chức. Việc quy định các đối tượng áp dụng nêu trên
của Luật có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc quy định các vấn đề liên quan đến
quyền, nghĩa vụ, công tác sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cũng như xây dựng
1
cơ chế, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ, công chức.
Chính sách phát triển cán bộ, công chức là tập hợp các quyết định có liên
quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực
hiện giải quyết các vấn đề phát triển cán bộ, công chức theo mục tiêu xác định.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng
phục vụ người dân và cộng đồng, xây dựng một nền hành chính hiện đại hướng tới
sự hài lòng của người dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, (đội ngũ
cán bộ, công chức nói riêng) luôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển của
một đất nước, một cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ:
“đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát
triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đại hội XI (2011) của Đảng
cũng đã xác định ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020, một trong số đó là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao”.
Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc thành
thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của
cán bộ công chức. Nghiên cứu, ban hành nhiều cơ chế chính sách phù hợp, đảm bảo
tuyển dụng, đào tạo, quản lý và sử dụng trên cơ sở gắn với vị trí việc làm và khung
năng lực cần thiết; đồng thời có các chính sách nhằm phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; có cơ chế phát huy động
lực làm việc, tạo môi trường làm việc, khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của đội
ngũ cán bộ, công chức.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - xã
hội quan trọng của Việt Nam, với trên 100 nghìn cán bộ, công chức, viên chức.
Thời gian qua, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao về
năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, chính trị ... giúp cho bộ máy các cơ quan nhà
nước hoạt động có hiệu quả hơn, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển mới của
thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp
2
hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước nói chung và của thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
Quận 11 là một trong 24 quận/huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh có diện
tích tự nhiên 513,58 ha. Quận 11 có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và
phát triển, là một trong các trung tâm phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của thành
phố. Thực hiện các văn bản Hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân
dân thành phố và sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm sát sao của cấp ủy, chính quyền địa
phương, nên việc triển khai, thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức đã
được tiến hành đúng quy định, chất lượng đội ngũ công chức đã có những chuyển
biến tích cực, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức từng bước phù hợp với yêu cầu
quản lý nhà nước; Tuy nhiên, việc thực hiện hiệu quả chính sách phát triển cán bộ,
công chức tại Quận 11 chưa thực sự nổi bật và còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Do vậy, để việc thực hiện chính sách phát triển công chức thực sự mang lại
hiệu quả, phục vụ lợi ích của người dân, thì việc tìm hiểu thực trạng thực hiện chính
sách phát triển công chức và đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách ấy là một đòi hỏi khách quan, cần có sự nghiên cứu bài bản và nghiêm
túc. Từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Chính sách phát triển cán bộ,
công chức từ thực tiễn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài cho luận văn
tốt nghiệp ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Thực hiện chính sách phát triển cán bộ,
công chứclà đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, nhưng tại địa bàn quận
11 của thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Sau đây là
một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài mà tác giả đã tổng hợp:
2.1 Nghiên cứu trong nước.
“Vấn đề tạo nguồn trong quy hoạch cán bộ” của Đỗ Xuân Định (1998) có
thể xem là nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực tạo nguồn và quy hoạch cán bộ.
Nội dung của nghiên cứu là bàn về hai cách tạo nguồn: từ xa và trực tiếp, cho rằng
phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí là cách tạo nguồn từ xa, còn
việc đưa cán bộ vào hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng
3
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full