Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ kênh bắc thành phố vinh (đoạn từ đường mai hắc đế đến cầu bưu điện) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.18 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

NGUYỄN HUY HOÀNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ KÊNH BẮC – THÀNH PHỐ VINH
( ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG MAI HẮC ĐẾ ĐẾN CẦU BƯU ĐIỆN )

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

NGUYỄN HUY HOÀNG
KHÓA: 2013 - 2015

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ KÊNH BẮC – THÀNH PHỐ VINH
( ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG MAI HẮC ĐẾ ĐẾN CẦU BƯU ĐIỆN )
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TỐ LĂNG


Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp,
học viên đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy, quý cô, gia đình,
bạn bè , đồng nghiệp và các tổ chức, cơ quan.
Để thể hiện lòng biết ơn của mình, trước hết, học viên xin được trân
trọng cảm ơn Thầy giáo PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng, người trực tiếp chỉ
bảo, tận tình hướng dẫn và góp ý cho học viên những ý kiến quý báu trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Học viên xin được chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy, cô
khoa Sau đại học, quý thầy, cô giảng dạy các bộ môn và tập thể lớp CH2013QL3 đã nhiệt tình giúp đỡ học viên trong suốt thời gian tham gia học tập.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
hết lòng động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi được tham gia học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Học viên

Nguyễn Huy Hoàng


`


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả khoa học được trích dẫn cụ thể, có nguồn gốc rõ ràng.
Nội dung và kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Huy Hoàng

`


DANH MỤC HÌNH MINH HOẠ, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1

Địa đồ thành phố Vinh thời kỳ Pháp thuộc

Hình 1.2

Quy hoạch thành phố Vinh với sự giúp đỡ của cộng hòa dân

chủ Đức

Hình 1.3

Thành phố Vinh ngày nay

Hình 1.4

Vị trí Kênh Bắc và đoạn kênh nghiên cứu

Hình 1.5

Bản đồ định hướng phát triển không gian khu vực kênh Bắc

Hình 1.6

Hiện trạng đoạn 1 từ đường Mai Hắc Đế đến cầu Kênh Bắc

Hình 1.7

Hiện trạng đoạn 2 từ cầu Kênh Bấc đến cầu Bưu Điện

Hình 1.8

Nhà dân xây dựng tự phát, không đồng bộ, nhếch nhác

Hình 1.9

Khách sạn beijing đầu đường Mai Hắc Đế


Hình 1.10

Mặt sau chợ Kênh Bắc quay ra kênh và mặt trước quay ra
đường Nguyễn Sỹ Sách

Hình 1.11

Trường cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật

Hình 1.12

Thiết kế nâng cấp, cải tạo đoạn 1 từ đường Mai Hắc Đế đến
cầu Kênh Bắc

Hình 1.13

Hiện trạng đường Phùng Chí Kiên

Hình 1.14

Hiện trạng đường Nguyễn Sỹ Sách

Hình 1.15

Vỉa hè đường Phùng Chí Kiên cỏ dại um tùm, bị chiếm dụng để
trồng rau

`



Hình 1.16

Vỉa hè đường Nguyễn Sỹ Sách thành nơi tập trung rác thải

Hình 1.17

Vị trí đón xe buýt

Hình 1.18

Cầu bắc qua sông chưa được cải tạo, bị xuống cấp trầm trọng

Hình 1.19

Cầu mới bằng BTCT được xây dựng rộng rãi

Hình 1.20

Hệ thống điện, đèn dọc phía đường Nguyễn Sỹ Sách

Hình 1.21

Hệ thống biển quảng cáo mặt đường Nguyễn Sỹ Sách

Hình 1.22

Sơ đồ phân cấp quản lý, quy hoạch nhà đất, vận hành bảo
dưỡng hạ tầng cơ sở thành phố Vinh

Hình 2.1


Bản đồ quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm
2025

Hình 2.2

Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phường Hà Huy Tập

Hình 2.3

Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 xã Hưng Lộc

Hình 2.4

Một góc sông An Cựu sau khi được nạo vét, chỉnh trang

Hình 2.5

Kênh Tân Hóa – Lò Gốm nhìn từ trên cao

Hình 2.6

Xây dựng công viên cây xanh bên bờ kênh Tân Hóa – Lò Gốm

Hình 2.7

Một góc sông Rhone ngày nay

Hình 2.8


Phố đi bộ bên sông San Antonio

Hình 2.9

Một góc sông San Antonio

Hình 2.10

Mô hình công viên tuyến tính Cheonggyecheon

Hình 3.1

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực Kênh Bắc

Hình 3.2

Sơ đồ đề xuất phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc,
cảnh quan dọc hai bên bờ kênh Bắc – Thành phố Vinh

`


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu

Bảng 2.1 Bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trong các năm gần
đây
Bảng 2.2 Mực nước lũ thực đo và hoàn nguyên lũ tháng 9/1978 trên sông

Lam
Bảng 2.3 Lượng mưa và ngập lụt
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu đất xây dựng đô thị
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất phường Hà Huy Tập
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu xây dựng sử dụng đất phường Hà Huy Tập năm 2025

`


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lí do chọn đề tài
Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An, là đầu mối giao thương giữa hai miền Bắc
– Nam và là đầu tàu phát triển của cả vùng Bắc Trung Bộ. Trong những năm
qua, thành phố Vinh không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa và xã hội. Với tiềm năng phát triển của địa phương, ngày
14/01/2015 vừa qua, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “ Điều
chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An đến năm 2030,
tầm nhìn 2050”, mục tiêu phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh
tế khu vực Bắc Trung Bộ.
Với sự phát triển không ngừng của thành phố trong thời gian qua, hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cũng đã từng bước được cải thiện xây
dựng và phát triển, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những tồn tại và các yếu kém
về một số lĩnh vực, điển hình là hệ thống thoát nước của thành phố. Hệ thống
thoát nước của thành phố được đầu tư xây dựng khá nhiều, tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu thoát nước thực tế. Những tuyến kênh, mương
được xây dựng từ nhiều năm trước hiện nay đã hư hỏng, xuống cấp và ô
nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng đến môi trường sống nhân dân đô thị và đặc

biệt nảy sinh rất nhiều vấn đề lớn ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh
quan xung quanh.
Kênh Bắc là tuyến kênh cấp 1, hướng thoát nước chính cho khu vực
phía bắc thành phố với một lưu vực 1373 ha, bao gồm các xã Nghi Phú, Hưng
Đông, Hưng Lộc và các phường Hà Huy Tập, Hưng Bình, Lê Lợi, Hưng
Dũng. Tuyến Kênh chảy giữa lòng thành phố, có đoạn đi sâu vào khu dân cư
và có đoạn chạy dọc theo trục đường Nguyễn Sỹ Sách - một trục đường lớn
của thành phố - nhưng hiện nay lại đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do ảnh


2

hưởng của thời gian, thời tiết cũng như ý thức của một số người dân cộng với
công tác quản lý còn lỏng lẻo đã tạo ra sự biến đổi không nhỏ đối với không
gian kiến trúc cảnh quan của khu vực.
Hiện nay, nằm trong chiến lược phát triển ba đô thị loại vừa của chính
phủ là Lào Cai, Phủ Lý và Vinh, thành phố đã triển khai nâng cấp và cải tạo
kênh Bắc với mục tiêu đảm bảo nhu cầu tiêu thoát nước của thành phố và đặc
biệt là cải tạo môi trường sống khu dân cư, xây dựng tuyến kênh trở thành
một trục cảnh quan đẹp của thành phố. Để làm được điều đó, hơn lúc nào hết,
cần phải có những nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, có hệ thống và
đồng bộ về mọi mặt để từ đó đưa ra được các yêu cầu về quản lý và khai thác
không gian kiến trúc cảnh quan bờ Kênh Bắc một cách hợp lý, tạo ra được
môi trường sống tốt cho các khu dân cư xung quanh cũng như góp phần vào
sự phát triển bền vững của toàn thành phố.
Từ những vấn đề cấp thiết đó, đề tài nghiên cứu “Quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh Bắc – thành phố Vinh (Đoạn từ
đường Mai Hắc Đế đến cầu Bưu Điện)” đang là vấn đề mang tính thiết thực
cao để đảm bảo sự phát triển đồng đều của khu vực cũng như đóng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của toàn thành phố.

* Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định vai trò không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh Bắc
(đoạn từ đường Mai Hắc Đế đến cầu Bưu Điện) đối với quy hoạch phát triển
của thành phố Vinh.
- Đề xuất các giải pháp để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ Kênh Bắc một cách hiệu quả.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:


3

- Đánh giá hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh
Bắc (đoạn từ đường Mai Hắc Đế đến cầu Bưu Điện).
- Phân tích các cơ sở khoa học về hiện trạng không gian kiến trúc cảnh
quan dọc hai bên bờ Kênh Bắc theo các yếu tố thiên nhiên, môi trường đô thị,
không gian sống của khu dân cư và các tác động của nó đến các khu vực xung
quanh để làm cơ sở cho những giải pháp mang tính nguyên tắc.
- Nghiên cứu và đề xuất quan điểm về những định hướng nhằm mục
đích phát triển không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh Bắc.
- Từ những phân tích, đánh giá về hiện trạng của khu vực, đề xuất các
giải pháp về quản lý và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho khu vực
hai bên bờ Kênh Bắc – thành phố Vinh.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh Bắc – thành
phố Vinh (đoạn từ đường Mai Hắc Đế đến cầu Bưu Điện).
Phạm vi nghiên cứu:
Kênh Bắc và khu vực hai bên bờ kênh theo quy hoạch chung của thành
phố Vinh đến năm 2030, bao gồm hai đoạn:

+ Đoạn 1: từ đường Mai Hắc Đế đến cầu Kênh Bắc, chiều dài 1240m,
có kết cấu cống hộp bê tông cốt thép, có đường nội bộ của khu dân cư hai
bên.
+ Đoạn 2: từ cầu Kênh Bắc đến cầu Bưu Điện, chiều dài 2060m, chạy
dài giữa hai con đường Phùng Chí Kiên và đường Nguyễn Sỹ Sách là trục
đường lớn.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin:


4

+ Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đã có ( tập trung vào các nghiên
cứu và báo cáo khoa học về vấn đề quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
hai bờ sông)
+ Thu thập và đánh giá các bài học kinh nghiệm tại các địa phương
trong và ngoài nước về vấn đề thiết kế và quản lý đô thị, quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan và không gian sống đô thị.
Phương pháp tiếp cận định tính và định lượng:
+ Căn cứ vào quy hoạch chung thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chi tiết hai khu vực phường
Hà Huy Tập và xã Hưng Lộc. Căn cứ vào tình hình quy hoạch phát triển hiện
trạng kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh Bắc để nghiên cứu tiếp cận.
+ Điều tra xã hội học, đánh giá bản đồ hiện trạng khu vực hai bên bờ
Kênh Bắc để từ đó đề ra giải pháp quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan hai
bên sông.
Phương pháp tiếp cận hệ thống:
+ Phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được.
+ Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý phát triển kiến trúc
cảnh quan theo dự án đầu tư để nghiên cứu khả thi giải pháp được xác lập

theo các nhân tố quản lý phát triển: Quy hoach – kiến trúc- kỹ thuật – tài
chính – cơ chế chính sách và quản lý đô thị mang tính hệ thống kỹ thuật và hệ
thống xã hội. Từ đó, xác nhận các nhân tố mang tính quyết định để hình thành
nên giải pháp cho khu vực.
Phương pháp thực nghiệm:
Xây dựng mô hình không gian mẫu, mô hình quản lý kiến trúc cảnh
quan thử nghiệm để thăm dò ý kiến cộng đồng dân cư, đánh giá ưu điểm,
nhược điểm của từng mô hình và từ đó xây dựng được một mô hình toàn diện
nhất có thể.


5

Xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề của khu vực nghiên cứu và các
bài học từ những địa phương khác.
Tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi có tính chuyên môn cao nhằm xin
ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực của không gian kiến trúc cảnh quan
như: quản lý đô thị, môi trường, giao thông…
Phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực bằng nhiều
hình thức: trò chuyện, phỏng vấn chính thức, phỏng vấn sâu…
* Thuật ngữ
Cảnh quan là không gian tổng thể nhân tạo và tự nhiên tác động đến
cảm nhận của con người.
Kiến trúc cảnh quan là không gian vật thể đô thị được xác định bởi các
yếu tố cấu thành bao gồm: công trình kiến trúc, công trình kỹ thuật, nghệ
thuật, quảng cáo và không gian công cộng.
Quản lý kiến trúc cảnh quan là nội dung của quản lý xây dựng và quy
hoạch nhằm tạo lập một phần hình ảnh đô thị để đảm bảo hài hòa cảnh quan
thiên nhiên, nhân tạo nhằm xác lập trật tự đô thị, nâng cao chất lượng sống và
cảm thụ thẩm mỹ của người dân đô thị. Quản lý kiến trúc cảnh quan là quản

lý các yêu cầu về thiết kế, quy hoạch xây dựng đô thị, kiểm soát sự phát triển
đô thị.
Quy hoạch đô thị là tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để tạo lập môi trường sống
phù hợp với người dân đô thị. Quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua các
đồ án quy hoạch đô thị.
Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị là tổ hợp không gian vật thể đô
thị và cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo ( Cây xanh, mặt nước, thảm
thực vật, địa hình), bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật,


6

quảng cáo… mà hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực
tiếp đến cảnh quan đô thị.
* Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung – Gồm 3 chương
Chương I: Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên bờ Kênh Bắc
Chương II: Cơ sở khoa học quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên bờ Kênh Bắc
Chương III: Các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên bờ Kênh Bắc
Kết luận và kiến nghị


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thành phố Vinh ngày nay đang đứng trước những cơ hội lớn để phát
triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Với những vị thế của mình, thành
phố đang ngày một phấn đấu không ngừng để trở thành thành phố trung tâm
vùng Bắc Trung Bộ, đầu mối giao thương trong nước và quốc tế, góp phần
vào công cuộc xây dựng và phát triển chung của cả nước. Trước những cơ hội
đó, hiện nay thành phố đã có sự quan tâm lớn đến vấn đề đầu tư xây mới,
nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời xây dựng hệ thống kiến
trúc cảnh quan mang đậm bản sắc đô thị, tạo tiền đề thu hút đầu tư vào địa
phương cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị. Trong
đó, tuyến Kênh Bắc và không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh đóng góp
một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn đô thị.
Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá tổng thể về hiện trạng của khu
vực đã rút ra được một số những hạn chế còn tồn tại như: chưa có đầy đủ quy
hoạch và thiết kế chi tiết của toàn bộ tuyến, ý thức cộng đồng dân cư còn yếu
kém, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, khả năng quản lý còn yếu
kém cũng như công tác thanh tra, giám sát còn bị buông lỏng, chưa được quan
tâm thỏa đáng.
Từ những vấn đề khó khăn còn tồn tại đó, nghiên cứu đã chỉ ra những

vấn đề cấp bách cần giải quyết và một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng
môi trường sống của khu vực cũng như tạo dựng một không gian sống tốt hơn
cho người dân. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung đưa ra một số giải pháp quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực hai bên bờ kênh Bắc và từ đó có thể
sử dụng làm sơ sở áp dụng cho các địa bàn, các khu vực trong thành phố có
tính chất tương đồng.
Kiến nghị


102

Các cấp có thẩm quyền cần nhanh chóng triển khai các đồ án quy
hoạch, đặc biệt là lập quy hoạch chi tiết 1/500 của các tuyến đường, các khu
vực trong nội thị. Đồng thời, xây dựng hệ thống quy chế, chế tài quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan để làm công cụ cho công tác quản lý theo
các khu vực cụ thể.
Các cấp quản lý cần sớm thiết lập các quy định, hướng dẫn cụ thể đối
với sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị, từ
đó phát huy được năng lực của cộng đồng cũng như sử dụng tốt hơn các
nguồn lực trong cộng đồng.
Bộ máy quản lý quy hoạch, không gian, kiến trúc, cảnh quan cần được
phân cấp cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo. Cần công bố công khai các đồ
án quy hoạch đã được phê duyệt và có các chính sách thu hút đầu tư vào khu
vực để tạo điều kiện phát triển toàn bộ khu vực cũng như góp phần vào sự
phát triển chung của cả thành phố.


103

MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thuật ngữ
Cấu trúc luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ KÊNH BẮC .......................................... 7
1.1. Khái quát về khu vực hai bên bờ Kênh Bắc thành phố Vinh .............. 7
1.1.1. Khái quát quá trình phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Vinh –
tỉnh Nghệ An ............................................................................................... 7
1.1.2. Quá trình phát triển của kiến trúc cảnh quan Kênh Bắc ................. 11
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh Bắc
thuộc đoạn kênh nghiên cứu ..................................................................... 14
1.2.1. Hiện trạng phân vùng kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ Kênh ... 14
1.2.2. Hiện trạng các công trình kiến trúc đô thị hai bên bờ Kênh ........... 17
1.2.3. Hiện trạng các không gian trống dọc hai bên bờ Kênh Bắc ........... 21


104

1.3. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan hai bên bờ Kênh Bắc ( đoạn

kênh nghiên cứu ) ...................................................................................... 28
1.3.1. Thực trạng công tác lập quy hoạch và thiết kế đô thị ..................... 28
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan hai bờ Kênh ...... 30
1.3.3. Thực trạng bộ máy quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bờ
kênh ........................................................................................................... 32
1.3.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến
trúc cảnh quan ........................................................................................... 33
1.4. Tổng hợp những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết .. 34
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ KÊNH BẮC .................................................... 38
2.1. Lý thuyết về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ....................... 38
2.1.1. Quản lý kiến trúc cảnh quan ........................................................... 38
2.1.2. Thiết kế và quy hoạch đô thị ........................................................... 38
2.1.3. Những nguyên tắc chung về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
hai bên bờ sông, kênh, mương .................................................................. 40
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
Kênh Bắc ................................................................................................... 42
2.2.1. Các văn bản pháp lý về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan... 42
2.2.2. Định hướng quy hoạch, quy hoạch chi tiết và quy chế quản lý kiến
trúc cảnh quan ........................................................................................... 45
2.3. Các yếu tố tác động đến không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
Kênh Bắc ................................................................................................... 50
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 50
2.3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ............................................................... 55
2.3.3. Các quy hoạch và dự án liên quan trong khu vực nghiên cứu ........ 57


105

2.4. Kinh nghiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ

sông, kênh, mương trong và ngoài nước................................................... 60
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 60
2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài................................................................. 62
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ KÊNH BẮC .................................................... 68
3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ......... 68
3.1.1. Các quan điểm................................................................................. 68
3.1.2. Các mục tiêu.................................................................................... 69
3.2. Các nguyên tắc của công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
................................................................................................................... 69
3.3. Giải pháp chung cho quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .......... 70
3.3.1. Xây dựng các quy định chung về quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan ........................................................................................................... 70
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý nhà nước đối với thành
phố và khu vực hai bên bờ Kênh Bắc ....................................................... 76
3.3.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý kiến trúc và cảnh quan ........... 82
3.4. Giải pháp chi tiết cụ thể ..................................................................... 86
3.4.1. Sử dụng đất ..................................................................................... 86
3.4.2. Công trình kiến trúc ........................................................................ 88
3.4.3. Cây xanh, mặt nước ........................................................................ 91
3.4.4. Màu sắc, vật liệu, chiếu sáng .......................................................... 94
3.4.5. Không gian sinh hoạt công cộng..................................................... 95
3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên bờ Kênh Bắc ........................................................................ 96
3.5.1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng ................................................ 96
3.5.2. Cách thức tham gia ......................................................................... 97


106


3.5.3. Phương pháp tham gia .................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ......................................................................................................... 101
Kiến nghị ....................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (22/10/2010), Thông tư số 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
2. Chính phủ (07/04/2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
3. Chính phủ (07/04/2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị.
4. Vũ Cao Đàm (2005), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Đỗ Hậu & Nguyễn Đình Bồng (2005), “Giáo trình: Quản lý đất đai và bất
động sản đô thị”, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
6. Đỗ Hậu (2013), “Quản lý nhà nước về đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”,
Dự án “Xây dựng năng lực quản lý hành chính đô thị tại 10 quận nội thành thành
phố Hà Nội”, Hà Nội.
7. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng, Hà Nội.
8. Hàn Tất Ngạn (2000), “Kiến trúc cảnh quan đô thị”, NXB Xây dựng, Hà Nội.
9. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13.
10. Quốc hội (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13.
11. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
12. Quốc hội (2009), Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
13. Thủ tướng chính phủ (14/01/2015), Quyết định số 52/QĐ-TTg về phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm
nhìn 2050.



14. Thủ tướng chính phủ (30/09/2005), Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg phê
duyệt đề án thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa
vùng Bắc Trung Bộ.
15. Thủ tướng chính phủ (16/04/2010), Văn bản số 602/TTg-QHQT về việc phê
duyệt danh mục dự án phát triển các đô thị loại vừa vay vốn WB.
16. Thủ tướng chính phủ (09/03/2009), Quyết định số 324/QĐ-TTg phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2025.
17. UBND thành phố Vinh (6/2011), Báo cáo nghiên cứu dự án phát triển các
đô thị loại vừa – Tiểu dự án Vinh.
18. UBND thành phố Vinh,Quy hoạch xây dựng chi tiết các phường, xã trên địa
bàn thành phố Vinh.
19. UBND tỉnh Nghệ An (15/11/2005), Quyết định số 4151/QĐ-UBND-CN về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Vinh – Giai
đoạn 2.
20. UBND tỉnh Nghệ An (29/04/2010), Quyết định số 1759/QĐ-UBND-DC về
việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn (2009-2015)của thành phố Vinh.
21. UBND tỉnh Nghệ An (11/12/2009), Quyết định số 6541/QĐ-UBND về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thành phố Vinh đến năm 2020.
22. Viện Quy hoạch – Kiến trúc xây dựng Nghệ An (2010), Đồ án quy hoạch chi
tiết hệ thống thoát nước phía bắc đường Nguyễn Sỹ Sách.
Internet:
23. www.Napaci.com.vn
24. www.Vinhcity.gov.vn
25. www.Baothuathienhue.vn


26. www.News.zing.vn

27. www.Ashui.vn
28. www.Cdn.intechopen.com



×