Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chính sách xã hội hóa ngành y tế từ thực tiển tỉnh Quảng Ngãi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.46 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƢƠNG NGỌC HUY

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA NGÀNH Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 60.34.04.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ HOÀI NAM

Phản biện 1: .............................................................
Phản biện 2: ..............................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Học viện khoa học xã hội ....... giờ ...... ngày ......
tháng ..... năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại


Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bối cảnh khi nguồn lực và ngân sách của quốc gia có hạn, việc
đa dạng hóa các hình thức thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để
đầu tư phát triển xã hội là đòi hỏi tất yếu khách quan. Xã hội hóa y tế
(XHHYT) là hình thức huy động các nguồn lực trong xã hội với chủ
trương là để phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng y tế nhằm đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của người dân. Thực hiện chủ
trương này, ở nhiều năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách
xã hội hóa đối với khuyến khích các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao, môi trường... mà khởi đầu là Nghị quyết số
90/CP ngày 21-8-1997 Về phương hướng và chủ trương xã hội hoá
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và Nghị định số 73/1999/NĐCP ngày 19-8-1999 Về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao cho
đến các chính sách gần đây mà điển hình là: Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 Về chính sách khuyến khích xã hội
hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,
văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ- CP ngày
16/6/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30-5-2008 của Chính phủ; và Nghị quyết
93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ Về một số cơ chế, chính
sách phát triển y tế. M c d đã có sự quan tâm của Nhà nước, n lực
cố g ng của ngành Y tế và toàn xã hội nhưng cơ sở hạ tầng của
ngành Y tế hiện nay v n chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân. Tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân còn thấp, hiện mới đạt
24 giường/10 vạn dân trong khi theo khuyến nghị của các tổ chức
quốc tế phải là 39 giường/10 vạn dân… Số giường bệnh nhiều

chuyên khoa như tim mạch, ung bướu, chấn thương, sản nhi,... còn
thấp so với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật. Hiện cả nước có 171 bệnh
1


viện tư nhân với gần 11.000 giường bệnh.
Tuy vậy, từ thực tiễn Xã hội hóa ngành Y tế thời gian qua cũng đã
phát sinh những vấn đề khó khăn:
i/ D chỉ có 21,64% (37/171) bệnh viện tư có quy mô trên 100
giường bệnh trở lên, song v n chỉ có 5 bệnh viện tư có công suất
100% trở lên, số còn lại chỉ đạt 40-50% công suất, cá biệt có bệnh
viện chỉ đạt khoảng 20%;
ii/ Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ Về một
số cơ chế, chính sách phát triển y tế không ưu tiên cho Y tế tư nhân,
cơ chế tài chính khó khăn, điển hình là giá dịch vụ Y tế trên thực tế
mới chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí, nên chưa thực sự thúc đẩy và khuyến
khích cơ sở Y tế vay vốn đầu tư, tạo sự bình đẳng giữa trong và ngoài
công lập;
iii/ Cơ chế hợp tác quốc tế chưa thu hút nguồn vốn nước ngoài
đầu tư phát triển Y tế theo hình thức PPP do thiếu hành lang pháp
lý…
Đối với tỉnh Quảng Ngãi, c ng với tiến trình phát triển kinh tế - xã
hội trong nhiều năm qua, ngành Y tế đã đạt được các thành quả đáng
kể với hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được từng bước kiện toàn, việc
đầu tư nâng cấp mạng lưới khám chữa bệnh thực sự có những tiến bộ
mới. Hệ thống cung cấp các dịch vụ Y tế được mở rộng, tỷ lệ người
ốm được chăm sóc Y tế đã tăng lên. Công tác quản lý đã chấn chỉnh
từng bước, góp phần nâng cao trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc
đối với bệnh nhân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Tuy nhiên,
công tác dự phòng và khám chữa bệnh cũng như công tác quản lý tài

chính trong lĩnh vực Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua g p
nhiều khó khăn, bất cập. Công tác quản lý, huy động vốn và sử dụng
các nguồn tài chính ở các cơ sở Y tế chưa đạt hiệu quả và chưa đúng
mục đích... Trong bối cảnh của những vấn đề khó khăn chung phát
sinh từ thực tiễn xã hội hóa ngành Y tế thời gian qua, hệ thống Y tế
Quảng Ngãi hiện v n chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh
2


của nền kinh tế - xã hội và sự phát sinh, biến đổi bất thường của bệnh
tật trên địa bàn … Đây chính là mối băn khoăn của người dân và các
cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.
Như vậy, xã hội hóa ngành Y tế là vấn đề cấp thiết, cần phải triển
khai sớm bằng việc hoàn thiện chính sách. Bởi sự hoàn thiện chính
sách là công cụ quan trọng thực hiện quản lý, điều hành, kiểm tra,
giám sát sự tiến triển các hoạt động của hệ thống Y tế một cách hiệu
quả và đảm bảo cung ứng dịch vụ Y tế đạt chất lượng, mang lại nhiều
lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội. Với lý do đó, em xin
đăng ký nghiên cứu đề tài “Chính sách xã hội hóa ngành y tế từ thực
tiển tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính
sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nhiều tác giả nghiên cứu các công trình trước đây cả trong
và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực chính sách xã hội hóa nói
chung và với ngành y tế nói riêng, điển hình có thể kể đến:
- Các tác giả Paul A. Samuelson và William D, Nordhaus (1997)
trong “Kinh tế học”;
- Vụ HCSN - Bộ Tài chính (2002), “Đổi mới và hoàn thiện các
giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo
dục, y tế”.

Ngoài ra, có một số công trình khác: Nguyễn Thị Hồng Minh
(2016), Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công- tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam;
Trần Văn Sơn (2016), Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư công
thuộc Bộ Y tế, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học
viện KHXH - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội;
Đối với các tác giả nghiên cứu công trình liên quan đến địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi, có:
- Đoàn Thị Xuân Mỹ (2011), “Phát triển dịch vụ y tế ở các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý
3


kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- B i Thị Yến Linh (2014), Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở
y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Tài
chính, Học viện Tài chính, Hà Nội;
Tóm lại, d có khá nhiều công trình nghiên cứu về xã hội hóa nói
chung và lĩnh vực sự nghiệp công nói riêng ít nhiều có liên quan đến
lĩnh vực y tế có giá trị tham khảo, song nó cũng cho thấy lĩnh vực xã
hội hó ngành Y tế nghiên cứu ở góc nhìn chính sách công hiện đang
là khoảng trống ho c quan tâm chưa đúng tầm. Vì vậy, hiện chưa có
đề tài nào tr ng l p với chủ đề em lựa chọn “Chính sách xã hội hóa
ngành y tế từ thực tiển tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành chính sách công.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách xã hội hóa
trong ngành Y tế ở bối cảnh đổi mới và hội nhập của tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về chính
sách xã hội hóa.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xã hội hóa trong ngành
Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi và xác định nguyên nhân.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp và đẩy mạnh chính sách xã
hội hóa trong ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi trong bối cảnh đổi mới
và hội nhập.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách xã hội hóa trong ngành Y tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với mốc thời gian để đánh giá thực
trạng từ năm 2009 đến nay và đề xuất giải pháp đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2030.
4


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu và vận dụng cách tiếp cận liên ngành và
thực tiễn; vận dụng phương pháp luận và lý thuyết về chính sách
công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về thực hiện và
đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp phân tích và tổng
hợp, thống kê và so sánh... được sử dụng để thu thập, phân tích và khai
thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao
gồm các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ
ngành ở Trung ương và địa phương; các tài liệu, công trình nghiên

cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền, sở ngành, tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân liên quan trực tiếp ho c gián tiếp tới vấn đề thực hiện
chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở nước ta nói chung và thực tiễn tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng.
- Phương pháp thực địa: Khảo sát tình hình thực tế hoạt động Y
tế và thực hiện chính sách Xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (nếu có): Phỏng vấn sâu là phương
pháp đối thoại với một đối tượng ho c theo nhóm đối tượng (có thể
theo thành phần: nhà quản lý, giới chức, cán bộ; doanh nghiệp, người
dân sở tại...) nhằm thu thập thông tin.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chính sách công về xã hội hóa
ngành Y tế để làm cơ sở định hình cho việc đề xuất các giải pháp về
chính sách xã hội hóa ngành Y tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu cung cấp những vấn đề có tính thực tiễn trên
cơ sở xem xét giữa mục tiêu dự kiến và thực hiện chính sách xã hội
5


hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Góp phần cung cấp, tư vấn thêm những cơ sở khoa học và thực
tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, chính quyền, các cơ quan, ban
ngành hoàn thiện chính sách xã hội ngành Y tế những năm tiếp theo.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và danh mục các tài liệu tham
khảo, Luận văn được kết cấu với 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách xã hội hóa và chính sách
hiện hành về xã hội hóa ngành y tế ở Việt Nam, một số kinh nghiệm

thế giới
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế
ở tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội hóa ngành Y tế
hiện nay.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA NGÀNH Y TẾ
VIỆT NAM
1.1. Một số cơ sở lý luận về chính sách xã hội hóa
1.1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.2. Mục tiêu chính sách xã hội hóa
Mục tiêu hàng đầu của chính sách xã hội hóa là tất cả vì con
người, lấy cộng đồng người dân được thụ hưởng làm trung tâm của
chính sách.
1.1.3. Vấn đề chính sách xã hội hóa
Quy trình thiết lập – thực thi chính sách thường trải qua các bước
chủ yếu: (i) nhận diện vấn đề chính sách; (ii) thiết lập chính sách; (iii)
thông qua chính sách; (iv) thực thi chính sách; (v) đánh giá chính
sách. Trong đó, việc nhận diện vấn đề chính sách xã hội hóa thường
xuất phát từ những kẽ hở, tồn tại của chính sách đã có ho c từ những
vấn đề mới mà chính sách trước đây chưa quy định.
6


1.1.4. Những giải pháp chính sách xã hội hóa
Nhà nước phải có cơ chế chính sách huy động sự tham gia của các
chủ thể khác vào quá trình quản lý và thực hiện xã hội hóa theo chức
năng, nhiệm vụ đã phân cấp và pháp luật quy định.
1.1.5. Các chủ thể chính sách xã hội hóa
Có thể xác định các bên tham gia thực thi chính sách xã hội hóa

phải đa dạng và nhiều thành phần, tiêu biểu có thể kể đến:
- Nhà nước
- Các chủ thể là hiệp hội nghề nghiệp - xã hội ở trung ương và địa
phương, các tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, người dân.
- Đối tượng thụ hưởng là các cá nhân, nhóm, tổ chức và người dân
với tư cách là khách hàng sử dụng dịch vụ xã hội ấy được hưởng lợi
trực tiếp ho c gián tiếp từ sự can thiệp chính sách.
1.1.6. Thể chế chính sách xã hội hóa
Thể chế bao gồm cả luật, các văn bản dưới luật (hay lệ) xuất phát
từ Nhà nước, thông lệ và các quy tắc ứng xử được thừa nhận rộng rãi
trong cộng đồng, doanh nghiêp, và nhân dân không do nhà nước quy
định [36].
1.1.7. Những nhân tố tác động đến chính sách xã hội hóa
Các yếu tố như: môi trường, điều kiện tài chính, cơ chế phối hợp
giữa các chủ thể ban hành là cấp quốc gia và địa phương, giữa chủ
thể ban hành và các đối tượng có liên quan.
1.2. Chính sách hiện hành về xã hội hóa ngành y tế ở Việt
Nam và tỉnh Quảng Ngãi
1.2.1. Tổng quan hệ thống văn bản pháp luật chính sách xã hội
hóa ngành y tế ở Việt Nam
Theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, xã hội hóa trong lĩnh vực y
tế là chủ trương về sự chuyển đổi cơ chế quản lý có nội dung đa
dạng. Quyết định số 2194/QĐ-BYT ngày 21/6/2005 của Bộ Y tế phê
duyệt đề án phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
7


khỏe nhân dân.
Các hình thức thực hiện liên doanh, liên kết được quy định tại

Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế .
Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội Về
đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, giao cho Chính phủ thực
hiện một số vấn đề về xã hội hóa y tế.
Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013
của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ
Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ. Luật
khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ Về một số
cơ chế, chính sách phát triển y tế.
1.2.2. Chính sách hiện hành về xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh
Quảng Ngãi
* Mục tiêu chính sách
* Vấn đề chính sách
* Thể chế chính sách
* Giải pháp, công cụ chính sách
* Chủ thể chính sách
1.3. Một số kinh nghiệm thế giới về xã hội hóa y tế
* Kinh nghiệm về huy động tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ y tế.
* Kinh nghiệm về phát triển bệnh viện tự chủ cung cấp dịch vụ y
tế theo yêu cầu và liên doanh liên kết

8


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA

NGÀNH Y TẾ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Kết quả thực thi chính sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh
Quảng Ngãi
2.1.1. Mặt ưu điểm trong thực thi chính sách xã hội hóa ngành
Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi
Trên thực tế, việc xã hội hóa đầu tư phát triển y tế đã huy động
được đáng kể nguồn lực xã hội vào sự nghiệp phát triển ngành y và
đã đạt những kết quả nhất định. Nhiều phòng khám tư nhân cũng đã
được hình thành, tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh ngoài công
lập trên địa bàn tỉnh góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội và
giải quyết tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế công lập, đồng thời nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Sự phát triển các cơ
sở y tế ngoài công lập trên địa bàn Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho
người dân có thể lựa chọn các dịch vụ y tế theo yêu cầu, ước tính
hàng năm các cơ sở hành nghề y tư nhân đã khám bệnh cho hơn 2
triệu lượt người, nhờ vậy đã góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân, đồng thời giúp giảm bớt gánh n ng cho hệ thống
y tế công lập.
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu cơ sở hành nghề y tế ngoài công lập trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tăng, giảm Kế
hoạch
Loại hình hành nghề y tế tƣ Năm Năm
TT
đến
Số
nhân
2009 2015
%
năm

lƣợng
2020
Tổng số
776 1.140 364 146,91
1.436
I Cơ sở hành nghề y tƣ nhân
251 288
37 114,74 406
1 Bệnh viện đa khoa
0
2
2 Bệnh viện chuyên khoa
0
1
1
1
9


Tăng, giảm
TT

Loại hình hành nghề y tế tƣ Năm Năm
nhân
2009 2015

Trung tâm chẩn đoán y khoa
Phòng khám đa khoa
Nhà Hộ sinh
Phòng khám chuyên khoa

Trong đó:
6.1. PK Chuyên khoa nội tổng
hợp, chuyên khoa hệ nội
6.2. PK Chuyên khoa ngoại
6.3. PK Chuyên khoa phụ sảnKHHGĐ
6.4. PK Răng Hàm M t
6.5. PK Tai Mũi Họng
6.6. PK M t
6.7. PK Da liễu
6.8. PK Chuyên khoa giải ph u
thẩm mỹ
6.9. PK Chuyên khoa giải phẩu
bệnh
6.10. PK Chuyên khoa điều
dưỡng, PHCN
6.11. PK Chuyên khoa chẩn
đoán hình ảnh
6.12. Phòng Xét nghiệm Sinh
hoá, vi tr ng, huyết học
7 Các cơ sở dịch vụ y tế
Trong đó:
7.1. Trung tâm (dịch vụ) vận
chuyển người bệnh cấp cứu
7.2. Cơ sở dịch vụ làm răng giả
7.3. Cơ sở dịch vụ tiêm chích,
thay băng
3
4
5
6


10

Số
lƣợng

%

Kế
hoạch
đến
năm
2020

0
3
1
174

204

94

84

0
0 100,00
-1
30 117,24
0

-10 89,36

24
15

12
29

-12 50,00
14 193,33

24
30

10
8
4
3
0

27
3
9
5

17 270,00
-5 37,50
5 225,00
2 166,67
0


25
10
12
7
2

1

1

0 100,00

2

0

1

1

2

9

8

-1

6


3

5
304
150

88,89

10

25

19 416,67

30

73

80

7 109,59

94

0

2

38

35

33
44

2
-5 86,84
9 125,71

4
30
50


Tăng, giảm
TT

Loại hình hành nghề y tế tƣ Năm Năm
nhân
2009 2015

Số
lƣợng

%

Kế
hoạch
đến
năm

2020
10

7.4. Cơ sở dịch vụ CSSK tại nhà
0
1
1
(bác sĩ gia đình)
II Cơ sở hành nghề y-dƣợc cổ
108 109
1 100,93 127
truyền
1 Bệnh viện y học cổ truyền
2 Phòng chẩn trị y học cổ truyền
108 105
-3 97,22 120
3 Cơ sở dịch vụ điều trị, điều
0
1
1
2
dưỡng, phục hồi chức năng
4 Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ
0
3
3
5
truyền
III Cơ sở hành nghề dƣợc tƣ nhân 416 739 323 177,64 897
1 Công ty TNHH kinh doanh

5
13
8 260,00
15
thuốc chữa bệnh.
2 Nhà thuốc
56
72
16 128,57
80
3 Đại lý
339 199 -140 58,70 300
4 Quầy thuốc trực thuộc doanh
16 455 439 2.843,8 500
nghiệp
5 Hành nghề vac xin, sinh phẩm y
0
0
2
tế
6 Đại lý cung cấp vác xin, sinh
0
0
2
phẩm y tế
IV Công ty TNHH, CP Thiết bị y
1
4
3 400,00
6

tế
(Nguồn: Phụ lục 1, Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi năm 2015
về Tình hình, kết quả thực hiện chính sách xã hội hóa y tế trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2015 và Kế hoạch thực hiện
giai đoạn 2016-2020)
Bảng 2.4. Tình hình tham gia BHYT năm 2015 theo huyện, thành
phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

11


% ngƣời tham
Stt
Huyện, thành phố
gia BHYT so với
dân số
1
TP Quảng Ngãi
74,37%
2
Bình Sơn
81,81%
3
Sơn Tịnh
63,40%
4
Tư Nghĩa
58,75%
5
Mộ Đức

82%
6
Đức Phổ
77,2%
7
Nghĩa Hành
55,28%
8
Minh Long
100%
9
Ba Tơ
98,83%
10
Sơn Hà
100%
11
Sơn Tây
100%
12
Trà Bồng
98%
13
Tây Trà
100%
14
Lý Sơn
100%
Mức bình quân theo huyện
79,81%

Chú thích: Tỷ lệ % người tham gia BHYT so với dân số do BHXH
huyện, TP báo cáo.
Trước thực tế hàng loạt nhu cầu đầu tư mới ho c đầu tư thêm
trang thiết bị cho các bệnh viện công ở nhiều năm trước đây vốn
không được đáp ứng do không có nguồn vốn, tỉnh Quảng Ngãi đã
chú trọng áp dụng các hình thức xã hội hóa y tế như hoạt động liên
doanh, liên kết với các cá nhân ho c các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh để giải quyết vốn cho trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công,
và gần đây là xây dựng cơ bản ph hợp với quy hoạch mạng lưới y tế
của tỉnh.
Trong giai đoạn 2009-2015, số bệnh viện công lập trên địa bàn
xây dựng được đề án hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ, tự chủ
về tổ chức, nhân sự và tài chính: 100% đơn vị đã xây dựng và tổ
chức hoạt động theo cơ chế tự chủ 1 phần về tài chính. Hiện tại
ngành y tế mới chỉ giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP cho 49 đơn vị trực thuộc Sở Y tế, trong đó 22 đơn vị
12


đảm bảo một phần chi hoạt động. [22]
2.1.2. Mặt hạn chế và bất cập trong thực thi chính sách xã hội
hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi
Quá trình thực thi chính sách trên thực tế đã và đang bộc lộ những
hạn chế nhất định.
Trong khi hoạt động liên doanh, liên kết, huy động nguồn lực cá
nhân, tổ chức trong các cơ sở y tế công lập còn rất hạn chế và hoạt
động kém hiệu quả do việc triển khai cơ chế hợp tác công - tư tại các
bệnh viện không rõ ràng. Thì hệ thống y tế của tỉnh hiện v n chưa có
mô hình huy động vốn từ cán bộ nhân viên các đơn vị y tế (dưới dạng
cổ đông) và từ quỹ phúc lợi của các đơn vị có điều kiện để đầu tư thiết

bị y tế, các phương tiện phục vụ chăm sóc bệnh nhân.
Tất cả các cơ sở y tế ngoài công lập hiện có trên địa bàn Quảng
Ngãi đều ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa có các bệnh viện đa khoa,
trung tâm chẩn đoán y khoa hiện đại, các cơ sở hành nghề y tế dự
phòng tư nhân;
Hệ thống và mạng lưới y tế công lập và ngoài công lập chậm phát
triển; các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh như YHCT, sản nhi,
phục hồi chức năng,... chưa hình thành.
Tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đang tồn tại hai loại bảng giá:
giá dịch vụ thường và giá dịch vụ theo yêu cầu.
Nhiều bất cập trong thực hiện chính sách về thanh toán chi phí
phát sinh từ thiết bị y tế liên doanh, liên kết, góp vốn được kiểm toán
chỉ ra [21].
Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực y tế còn chưa
kịp thời. Vì số cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh có vi phạm
và bị xử lý là 105 trong 412 số cơ sở được thanh tra - kiểm tra, chiếm
25,5% (các nội dung vi phạm tập trung ở việc: Hành nghề không có
chứng chỉ hành nghề; Sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong
khám chữa bệnh;
13


2.2. Đánh giá việc thực thi các giải pháp, công cụ chính sách
xã hội hóa ngành y tế ở tỉnh Quảng Ngãi
Với những thành quả đạt được cho thấy, việc thực thi các giải
pháp, công cụ chính sách xã hội hóa ngành y tế ở tỉnh Quảng Ngãi ở
những năm qua đã có nhiều cố g ng để cải thiện, cụ thể đó là:
Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi
hiệu lực của chính sách xã hội hóa ngành y tế trên địa bàn tỉnh. Điển

hình, đó là UBND tỉnh đã triển khai từ năm 2013 vể Quyết định số
283/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 của tỉnh Quảng Ngãi Phê duyệt
Quy hoạch phát triển hệ thống y tế và mạng lưới khám, chữa bệnh
tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Đồng thời, tỉnh đã kịp thời ban hành
Đề án “xã hội hoá hoạt động y tế của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2009-2015” (thực hiện theo Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày
27/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi); ban hành Quy hoạch sử
dụng đất dành cho các lĩnh vực xã hội hoá của tỉnh giai đoạn 20152020 tại Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 26/01/2015; ban hành
các văn bản hướng d n kế hoạch thực hiện liên doanh liên kết trong
bệnh viện công, văn bản hướng d n quy trình thủ tục đầu tư các dự
án xã hội hóa lĩnh vực y tế...
2.3. Đánh giá vai trò các chủ thể tham gia thực thi chính sách
xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Chính quyền các cấp và cơ quan nhà nước ở tỉnh Quảng
Ngãi
Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Đề án xã hội hóa
thuộc lĩnh vực y tế. Đồng thời thường xuyên tập huấn, hướng d n các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế cho những
đội ngũ cán bộ y tế công lập và ngoài công lập.
Việc áp dụng thực hiện chính sách từ trên - xuống như lâu nay
khiến tình trạng áp đ t ý chí của cấp quản lý điều hành v n còn duy
trì, làm xuất hiện việc dồn ép, thực hiện của cấp thừa hành và đối
tượng thụ hưởng theo mệnh lệnh là chủ yếu làm cho quá trình thực
14


thi chính sách mang tính phong trào và hình thức, kết quả đạt được
thiếu bền vững.
Thủ tục hành chính, công tác thanh quyết toán chi phí khám, chữa
bệnh BHYT v n còn gây nhiều khó khăn cho cả người bệnh và cơ sở

khám, chữa bệnh.
2.3.2. Đối với khu vực các tổ chức loại hình y tế công lập, các cơ
sở được xã hội hóa y tế, y tế tư nhân và cộng đồng người dân
Về phía khu vực các tổ chức loại hình y tế công lập, các cơ sở
được xã hội hóa y tế, y tế tư nhân và cộng đồng người dân với tư
cách là các chủ thể tham gia vận hành, tác động ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình thực thi chính sách xã hội hóa ngành Y tế.
Trong bối cảnh xã hội hóa, có nhiều chủ thể tham gia vào việc
cung ứng dịch vụ CSSK thì các tổ chức, cá nhân là đối tượng thụ
hưởng sẽ có điều kiện để lựa chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ công
trên cơ sở nhu cầu và khả năng của mình.
Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh hiện v n chưa có cơ sở y tế công lập
nào tổ chức tự chủ hoàn toàn về tài chính (theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP) và chưa có đơn vị nào tự chủ về tổ chức, nhân sự.
Và v n còn đến 27 đơn vị y tế do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí
hoạt động, chiếm 55,10%. Tình trạng này cho thấy, bệnh viện công
lập đang thiếu năng lực giải quyết các vấn đề mới và phức tạp về
quản lý trong quá trình giao quyền tự chủ.
Sự thiếu hụt nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh đang hiện diện, nhất là
thiếu bác sĩ ở cả bệnh viện công và bệnh viện tư nhân khiến khó khăn
trong thực thi chính sách xã hội hóa y tế và không bảo đảm chất
lượng KCB.
Các cơ sở y tế ngoài công lập hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
đều ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát và hoạt động còn chưa tích cực. Vì số cơ
sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh bị vi phạm và bị xử lý chiếm
đến 25,5% [34] (với 105 trong 412 số cơ sở được thanh tra - kiểm tra).
Số cơ sở hành nghề dược, trang thiết bị y tế vi phạm và bị xử lý chiếm
15



17,93% (với 111 trong 619 số cơ sở được thanh tra - kiểm tra). Đó còn
là chưa kể đến trong khi nguồn nhân lực cơ sở y tế tư nhân hiện v n
phụ thuộc một cách chủ yếu vào các cơ sở y tế công lập.
2.4. Đánh giá môi trƣờng thể chế chính sách xã hội hóa ngành
Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Thể chế chính sách xã hội hóa lĩnh vực y tế đã có những quy định
cụ thể tập trung vào quản lý ch t chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn về
chuyên môn nghiệp vụ ngành y và y đức nghề nghiệp để bảo đảm chất
lượng dịch vụ y tế được cung cấp ho c g n với quy hoạch mạng lưới y
tế để bảo đảm sự phân bổ hợp lý các tổ chức hành nghề với mục đích
hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức này.
Việc phân cấp quản lý và trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước được quy định cụ thể, ph hợp với yêu cầu và thực tiễn
hoạt động của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ y tế. Pháp luật
ngày càng trao nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho các cá nhân, tổ
chức hành nghề y. Mô hình quản lý nhà nước kết hợp với tự quản của
các cơ sở được xã hội hóa ph hợp với tính chất, đ c điểm hành
nghề, cung cấp dịch vụ y tế.
Tuy vậy, v n còn nhiều vấn đề đ t ra:
Thể chế chính sách về xã hội hóa y tế nói chung và ở Quãng Ngãi
nói riêng v n đang thiếu các quy định để hạn chế xu hướng thương
mại hóa và khuyến khích tính chất phi lợi nhuận, vì cộng đồng của
các tổ chức cung ứng dịch vụ y tế. Nói cách khác, hiện nay chưa có
văn bản pháp luật quy định cụ thể về đổi mới cơ chế hoạt động của
cơ sở y tế công lập cũng như tổ chức KCB theo nhu cầu, liên doanh,
liên kết ở bệnh viện công.
Hơn nữa, việc quy định phân bổ ngân sách và lương lâu nay v n
không dựa theo sản phẩm ho c kết quả hoạt động của bệnh viện, nên
đã không tạo cho bệnh viện động lực cải thiện kết quả hoạt động. Sự
kiểm soát quan liêu đã làm cho cán bộ quản lý khó có thể hiệu quả

16


trong chi tiêu ngân sách.
M c d đã có quy định khá đầy đủ các nội dung quản lý nhà nước
về lĩnh vực y tế, song mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính chất
quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
mà thiếu các quy định cụ thể để xác định cách thức thực hiện các
nhiệm vụ đó.
2.5. Đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng đến thực thi chính
sách xã hội hóa ngành Y tế ở tỉnh Quảng Ngãi
Xuất phát từ tính chất của vấn đề chính sách có ảnh hưởng đến thực
thi chính sách xã hội hóa ngành Y tế, đó là: i/ Các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và hành chính của tỉnh Quảng Ngãi. Điển hình là, nhận
thức và trình độ dân trí của người dân của các địa phương trong tỉnh
còn chưa đồng đều; khoảng cách còn khác biệt lớn giữa các v ng địa
lý và giữa các v ng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là giữa khu
vực v ng núi nơi các tộc người thiểu số sinh sống và huyện đảo Lý
Sơn so với khu vực đồng bằng còn là một thực tế khách quan; ii/ M t
khác, hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh - về tổng thể còn chưa
đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao trong KCB. Hiện trên địa bàn tỉnh
v n chưa có cơ sở y tế công lập nào tổ chức tự chủ hoàn toàn về tài
chính (theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP) và cũng chưa tự chủ được
về tổ chức, nhân sự trong khi bản thân các bệnh viện công lập tuy quá
tải song v n chưa mạnh dạn hợp tác với các cơ sở y tế tư nhân, vì lợi
ích cục bộ của đơn vị. Nhiều đơn vị trên bàn còn chưa làm đúng quy
trình xây dựng đề án xã hội hóa hoạt động y tế. Hiện diện của sự thiếu
hụt nhân lực y tế là bác sĩ ở cả bệnh viện công và bệnh viện tư nhân
hiện nay trên địa bản tỉnh đang là vấn đề.
CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA
NGHÀNH Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

17


3.1. Nhu cầu, mục tiêu định hƣớng hoàn thiện chính sách xã
hội hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Mục tiêu của ngành y tế của tỉnh Quảng Ngãi từ nay tới năm 2020
và tầm nhìn xa hơn, phấn đấu xây dựng hệ thống y tế từng bước hiện
đại, hoàn chỉnh, hướng đến công bằng, hiệu quả và phát triển, bảo
đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
Ngành y tế của tỉnh sẽ phấn đấu giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh,
giảm tỷ lệ m c bệnh và chết, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của
người dân.
Việc củng cố, nâng cao năng lực các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập theo nguyên t c y tế công lập phải đóng vai trò chủ đạo, đủ khả
năng giải quyết về cơ bản nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ của nhân dân trong tỉnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với cơ
sở y tế công lập; xây dựng đề án từng bước chuyển các cơ sở y tế công
lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ dưới hình thức tự chủ
hoàn toàn về tổ chức, nhân sự và tài chính.
Khuyến khích đầu tư thành lập các bệnh viện tư nhân và phát triển
các loại hình y tế ngoài công lập, gồm cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở
y tế dự phòng; cơ sở cung cấp dịch vụ xét nghiệm, kiểm nghiệm vệ
sinh an toàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm; các loại hình dịch vụ phụ
trợ trong các cơ sở y tế công lập.

Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 24 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ xã đạt
tiêu chí Quốc gia về y tế xã 90%; tỷ lệ Trạm y tế xã có bác sĩ đạt
100%; số người tham gia BHYT khoảng 85% (trong đó có đối tượng
là người cận nghèo).
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách
xã hội hóa ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức chính sách xã hội hóa
18


ngành y tế
Xã hội hóa hoạt động y tế là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của
các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường
kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục y
tế ở địa phương. Đây là cộng đồng trách nhiệm của đảng bộ, hội
đồng nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các
tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng
người dân.
Cần lồng ghép hiệu quả chương trình giáo dục sức khoẻ vào hệ
thống giáo dục quốc dân; Khuyến khích doanh nghiệp, cộng đồng và
phụ nữ tham gia vào các hoạt động, chương trình liên quan đến chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách xã hội hóa
ngành y tế
Mục tiêu của chính sách xã hội hóa ngành y tế để vừa nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư tư
nhân nhằm khuyến khích khu vực tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực y
tế, nhưng cũng hài hòa lợi ích của người bệnh, nhất là người nghèo.
Việc hoàn thiện thể chế chính sách xã hội hóa ngành Y tế phải đáp
ứng sự không phân biệt đối xử liên quan đến chi phí, điều kiện sống

để cản trở sự thụ hưởng dịch vụ công của người dân. Sự thống nhất
này phải được thể hiện rõ ở các quy định về tiêu chuẩn và quy trình
cung cấp dịch vụ CSSK cũng như kiểm soát chất lượng và khuyến
khích các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ CSSK ho c tạo
thuận lợi hơn cho người dân trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
trong lĩnh vực y tế.
Thực hiện phân cấp, phân quyền cho các cấp chính quyền trong
quản lý xã hội hóa y tế để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong các
quy định về trách nhiệm của Nhà nước trước xã hội trong cung cấp
dịch vụ CSSK, cũng như nhằm tạo sự chủ động trong xây dựng kế
hoạch và tổ chức triển khai, thu hút các đối tượng tham gia vào quá
19


trình thực thi chính sách.
Thể chế chính sách này cũng cần tạo lập cơ chế đa dạng cho sự
tham gia của các chủ thể trong xã hội theo nhiều hình thức khác
nhau, cần xây dựng cơ chế chính sách hợp tác công - tư tại các bệnh
viện theo hướng mở rộng với nhiều hình thức đa dạng đi kèm với
việc ban hành mới quy định việc phân bổ ngân sách và lương cần dựa
theo sản phẩm/ kết quả hoạt động của bệnh viện để tạo cho bệnh viện
động lực cải thiện hoạt động.
Ngoài ra, cần ban hành cơ chế linh hoạt khi áp dụng chế độ thẩm
định, chi trả th lao KCB theo hình thức chuyển ngang giữa các chế
độ nhằm đóng góp lớn cho việc tiếp cận một cách bình đẳng đối với
các dịch vụ y tế toàn dân. M t khác, bảo hiểm y tế công cần đổi mới
về cách chi trả theo chuẩn mà không nên phân biệt đối với cơ sở y tế
công hay tư.
v/ Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các
hoạt động xã hội hoá y tế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo

mô hình 1 cửa liên thông và ứng dụng giao dịch hành chính công trực
tuyến, kết hợp với vận dụng cơ chế linh hoạt, các chính sách khuyến
khích của Nhà nước và chính quyền tỉnh ban hành phải đảm bảo tính
minh bạch hóa để các cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động xã
hội hoá y tế được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, tín dụng
theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của
Chính phủ và Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của
Bộ Tài chính hướng d n Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối
với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá,
thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014
của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
20


Nếu nhóm giải pháp này được triển khai tốt thì cũng đồng nghĩa
với việc tạo điều kiện chủ động về mọi m t, tạo môi trường thể chế
thuận tiện để phát huy sự linh hoạt và sáng tạo để đảm bảo duy trì
chính sách xã hội hóa ngành Y tế ổn định, hiệu lực và hiệu quả trong
thực hiện chính sách.
3.2.3. Nhóm giải pháp về năng lực chủ thể chính sách xã hội
hóa ngành y tế
* Giải pháp nâng cao năng lực của chính quyền địa phương.
Việc tổ chức triển khai chính sách xã hội hóa ngành y tế theo quy
trình “từ dưới lên” cho phép chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chủ động
n m b t tình hình thực tế, nguyện vọng và nhu cầu của các chủ thể
tham gia vận hành chính sách cũng như các đối tượng thụ hưởng.

Chính quyền tỉnh cần: i/ Đẩy mạnh kênh tham vấn lấy ý kiến từ các
chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ y - bác sỹ, các tổ chức và cộng
đồng người dân trong quá trình triển khai chính sách xã hội hóa
ngành y tế. Đồng thời, lồng ghép nội dung công tác bảo vệ, chăm sóc
sức khoẻ nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương và kế hoạch hoạt động của các ngành; ii/ Chính quyền
tỉnh phải thường xuyên chỉ đạo Sở y tế và các địa phương khác trong
tỉnh cần định kỳ số lần trong năm để g p gỡ, đối thoại về luật pháp chính sách, phát hiện những khó khăn vướng m c giải quyết kịp thời
các kiến nghị của doanh nghiệp ngành y để tháo gỡ các ách t c, điều
chỉnh, bổ sung các chính sách, biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động
của các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn
khó khăn hiện nay…
Chính quyền cần xác lập cơ chế phát huy vai trò của các tổ chức
phi chính phủ và các các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quản lý
chuyên môn ngành y.
Trong xã hội hóa y tế để giảm thiểu những thiệt thòi quyền lợi cho
những người bệnh nghèo, Nhà nước nói chung và nói riêng chính
quyền tỉnh Quảng Ngãi cần tập trung nguồn lực cho y tế dự phòng và
21


cho người nghèo.
* Giải pháp nâng cao năng lực của các bệnh viện công lập.
Giải pháp này là quan trọng có tính mở đường để tự thân bệnh
viện công thực hiện tái cấu trúc một cách toàn diện về tổ chức, nhân
sự, tài chính và cơ chế chi trả để nâng cao năng lực hoạt động mình,
gia tăng được tính trách nhiệm trong đảm bảo công bằng và chi phí
hiệu quả (hạn chế được cơ chế xin – cho và giảm thiểu được tình
trạng bao cấp tràn lan), cũng như khẳng định và xây dựng uy tín
thương hiệu của khu vực y tế công lập.

* Giải pháp nâng cao năng lực của các chủ thể phi nhà nước.
- Một khi thể chế chính sách pháp luật về y tế đã tạo cơ sở pháp lý
cho sự tham gia của các chủ thể phi Nhà nước trong cung ứng các dịch
vụ CSSK. Và khi đã đáp ứng đủ các điều kiện và tham gia vào việc
cung cấp dịch vụ CSSK, các chủ thể phi nhà nước cũng sẽ có các
quyền, nghĩa vụ tương ứng và không phân biệt giữa các chủ thể là Nhà
nước hay phi nhà nước, giữa y tế công lập hay y tế tư nhân.
- Chú trọng việc khuyến khích phát huy vai trò của các tổ chức
phi lợi nhuận, vì lợi ích cộng đồng trong chuyển giao việc cung ứng
dịch vụ y tế (theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia).
- Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ sở được xã hội
hóa y tế, thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này
đáp ứng nhu cầu CSSK của người dân và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
3.2.4. Nhóm giải pháp về tài chính và nguồn lực chính sách xã
hội hóa ngành y tế
- Cần phát triển kinh tế bền vững, thực hiện công bằng xã hội trên
cơ sở chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
Đây là giải pháp căn cốt tạo tiền đề nền tảng vững ch c để tập trung
nhân lực, tài chính và nguồn lực khác nhằm thực thi chính sách xã
hội hóa ngành y tế đạt mục tiêu.
- Nguồn nhân lực vốn dĩ có khả năng vận hành, chi phối và kiểm
22


soát các nguồn lực khác, nên nó là nền tảng cho quá trình vận hành
chính sách xã hội hóa ngành y tế.
- Việc thực thi chính sách phải đi liền với việc đảm bảo đủ kinh
phí và phải được dự tính về tài chính ngay từ khâu xây dựng và thông
qua chính sách xã hội hóa ngành y tế.
- Đối với nguồn lực về khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ

ngành Y tế, để đảm bảo có được và ứng dụng tốt nguồn lực này phục
vụ cho quá trình thực thi chính sách xã hội hóa ngành y tế, nhà nước
cần phải có sự đầu tư cho bước chuẩn bị chiến lược từ trước đó trong
hoạt động xúc tiến liên kết hợp tác khu vực và quốc tế để có thể nhận
chuyển giao công nghệ ho c tìm kiếm nguồn tài chính để trang bị
ho c kêu gọi sự h trợ từ khu vực tư nhằm đảm bảo có được sự h
trợ tốt nhất nhằm thúc đẩy quá trình thực thi chính sách tốt hơn.
3.2.5. Nhóm giải pháp khác
Xây dựng và tăng cường hệ thống thông tin về cả khu vực y tế công
lập và y tế tư nhân, về các nguồn đầu tư tư nhân cho y tế, về các hình
thức liên doanh, liên kết giữa các bệnh viện công với các nhà đầu tư tư
nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh viện công.
Ưu tiên các chính sách nâng cao mức sống, trình độ dân trí và học
vấn cho người dân huyện đảo Lý Sơn và đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện và cơ hội cho cộng đồng này tiếp
cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng tốt.
Khuyến khích phát triển đa dạng các mô hình hoạt động xã hội
hóa ngành Y tế. Tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,
các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ để tập trung đầu
tư vào lĩnh vực này.
KÊT LUẬN
Xã hội hóa hoạt động y tế là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của
các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường
23


×