GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Hãy cho biết có bao nhiêu hợp đồng được xác lập trong tình huống trên, đặt
tên cho các hợp đồng đó và nêu căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp đồng đó?
1.1. Các hợp đồng được xác lập trong tình huống trên
Theo dữ liệu của đề bài nêu ra, có 2 hợp đồng được xác lập như sau:
Thứ nhất, do cần tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh, vợ chồng anh Linh chị
Lan đến gặp anh Kiên để vay hoặc nhờ anh vay giúp khonar tiền 1 tỉ đồng thời hạn
6 tháng. Anh Kiên nhận lời vay họ tại Ngân hàng X với điều kiện vợ chồng anh
Linh chị Lan phải thế chấp tài sản của mình để bảo lãnh việc trả nợ ngân hàng khi
đến hạn. Đồng ý với yêu cầu của anh Kiên, vợ chồng Linh Lan đã kí tất cả các giấy
tờ. Số tiền 1 tỉ đồng anh Kiên vay ngân hàng X tuy là vay hộ vợ chồng anh Linh
nhưng hợp đồng được xác lập ở đây là giữa anh Kiên và Ngân hàng X. Vì vậy, hợp
đồng của anh Kiên với Ngân hàng X là hợp đồng vay.
Thứ hai, hợp đồng bảo lãnh giữa vợ chồng anh Linh (bên bảo lãnh), Ngân
hàng X (bên nhận bảo lãnh) và anh Kiên (bên được bảo lãnh):Theo đề bài, vợ
chồng anh Linh dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán của anh
Kiên với Ngân hàng X. Như vậy, hợp đồng được xác lập giữa vợ chồng anh Linh,
anh Kiên và Ngân hàng X là hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng này nhằm bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ cho hợp đồng vay.
1.2. Căn cứ pháp lý điều chỉnh các hợp đồng trên
+ Đối với hợp đồng vay:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Điều 467. Sử dụng tài sản vay
Điều 468. Lãi suất
1
Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
+ Đối với hợp đồng bảo lãnh:
Điều 335. Bảo lãnh
Điều 336. Phạm vi bảo lãnh
Điều 337. Thù lao
Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh
Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh
2. Giải thích quy định của khoản 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 và liên
hệ với tình huống trên.
Tại khoản 3, điều 336 (phạm vi bảo lãnh) BLDS:
“3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”
Biện pháp bảo lãnh thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài
sản để bảo đảm nghĩa vụ. Mặt khác, bên được bảo lãnh không thể dùng tài sản của
người khác để bảo đảm nghĩa vụ, vì tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải buộc
quyền sở hữu của bên bảo đảm, cho nên trong quan hệ bảo lãnh cam kết sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên nếu bên được bảo lãnh không
thực hiện nghĩa vụ và bên bảo lãnh cũng cố ý không thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có thể bị thiệt hại. Cho nên bên nhận bảo
lãnh và bên bảo lãnh phải cầm cố, thế chấp tài sản của mình.
* Liên hệ tình huống trên :
Bên được bảo lãnh là anh Kiên và bên nhận bảo lãnh là vợ chồng anh Linh,
chị Lan. Bên nhận bảo lãnh là anh Linh, chị Lan bảo lãnh cho anh Kiên bằng việc
lấy tài sản của mình thế chấp cho việc vay nợ ngân hàng của anh Kiên.
Trong trường hợp ngân hàng X có đầy đủ giấy tờ chứng minh cho việc anh
Linh, chị Lan đã thế chấp toàn bộ nhà đất của mình để bảo lãnh cho khoản nợ của
anh Kiên, đồng thời báo nghĩa vụ trả nợ cho vợ chồng anhLinh. Như vậy trong tình
huống này vợ chồng anh Linh đã dùng tài sản của mình thế chấp cho Ngân hàng X
và cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho anh Kiên (bên được bảo lãnh). Anh Kiên
không thực hiện nghĩa vụ và đẩy hết trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này cho bên
vợ chồng anh Linh. Nhưng vợ chồng anh Linh cũng cố ý không thực hiện nghĩa vụ
thay cho nên việc này đã gây bất lợi cho vợ chồng anh Linh.
2
3. Anh Linh, chị Lan có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ 3 tỷ đồng mà anh
Kiên đã vay không? Tại sao?
Trong tình huống trên, lợi dụng tình trạng của vợ chồng anh chị, anh Kiên
nhận lời vay hộ tại Ngân Hàng X nhưng yêu cầu anh, chị phải thế chấp tài sản của
mình để bảo lãnh việc sẽ trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Đồng ý yêu cầu của anh
Kiên, vợ, chồng anh chị Linh không ngần ngại ký tất cả các loại giấy tờ khi anh
Kiên đưa ra. Tháng 10/2017, vợ, chồng anh, chị nhận được tống đạt giấy tờ của Tòa
án Quận Y về việc ngân hàng X khởi kiện do vi phạm hợp đồng bảo lãnh cho anh
Kiên vay số tiền 3 tỷ đồng. Hơn nữa đến nay anh Kiên đã biệt tích khỏi nơi cư trú
nên không thể thực hiện được nghĩa vụ. Ngân hàng có xuất trình được toàn bộ giấy
tờ minh chứng cho việc anh Linh, chị Lan đã thế chấp toàn bộ nhà đất của mình để
bảo lãnh cho khoản nợ của anh Kiên, đồng thời đã thông báo việc phát sinh nghĩa
vụ trả nợ này cho anh, chị trong một thời hạn nhất định.
Như vậy, trong tình huống trên đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà anh
Kiên không thể thực hiện được nghĩa vụ trả số tiền vay 3 tỷ đồng cho Ngân hàng X
do anh đã biệt tích khỏi nới cư trú, hơn nữa khi anh Kiên không thực hiện được
nghĩa vụ của mình ngân hàng X đã thông báo việc phát sinh nghĩa vụ trả nợ này
cho anh, chị trong một thời hạn nhất định. Căn cứ vào Điều 340, Điều 342, Điều
335 Bộ luật dân sự 2015, Điều 47 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định về xử lý tài
sản bảo lãnh thì Anh Linh, chị Lan (bên bảo lãnh) phải chịu trách nhiệm về khoản
nợ 3 tỷ đồng mà anh Kiên (bên được bảo lãnh) đã vay.
4.Giải quyết tình huống trên.
Trường hợp đề bài đưa ra, Ngân hàng X có đầy đủ giấy tờ chứng minh vợ
chồng anh Linh, chị Lan đã thế chấp toàn bộ nhà đất của mình để bảo lãnh cho anh
Kiên. Và hợp đồng vay và hợp đồng bảo lãnh mà Kiên đã ký với Ngân hàng trước
đó là hoàn toàn hợp pháp. Trong hợp đồng bảo lãnh này, anh Kiên là bên được bảo
lãnh, vợ chồng anh Linh, chị Lan với là bên bảo lãnh, dùng tài sản của mình để bảo
đảm thực hiện cho việc trả nợ của anh Kiên với ngân hàng là bên nhận bảo lãnh.
3
Căn cứ Điều 342 và Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 thì sau khi anh Kiên không
thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, vợ chồng anh Linh, chị Lan phải thực hiện
nghĩa vụ trả khoản nợ 3 tỷ đồng và cả phần lãi thay cho anh Kiên.
Sau khi vợ chồng anh chị hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho anh Kiên, theo
Khoản 3 Điều 343 BLDS 2015 về chấm dứt bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh giữa vợ
chồng anh chị, anh Kiên và ngân hàng chấm dứt. Khi đó, ngân hàng X phải trả lại
toàn bộ giấy tờ mà vợ chồng anh Linh đã ký để đảm bảo thực hiện cho nghĩa vụ
bảo lãnh này.
Vợ chồng anh Linh, chị Lan đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh Kiên theo
đúng quy định trong hợp đồng bảo lãnh. Tuy nhiên, để bảo vệ để bảo vệ lợi ích của
bên bảo lãnh thì Điều 340 BLDS 2015 đã quy định về quyền yêu cầu của bên bảo
lãnh theo đó, sau này vợ chồng anh chị có quyền khởi kiện anh Kiên yêu cầu thực
hiện lại nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ trả nợ mà anh chị đã thực
hiện. Như vậy, vợ chồng anh Linh có quyền yêu cầu anh Kiên hoàn trả lại số tiền
mà mình đã trả nợ ngân hàng giúp anh Kiên.
Nếu hai anh chị vẫn không đồng ý thực hiện nghĩavụ trả nợ, khi đó tài sản
mà anh chị đã mang ra làm biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho
anh Kiên sẽ bị ngân hàng xử lý theo quy định tại Điều 299 BLDS 2015 về các
trường hượp xử lý tài sản bảo đảm, tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP
Sửa đổi Điều 47 và Điều 303 BLDS 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản
cầm cố, thế chấp
Sau khi tài sản của vợ chồng anh chị đã bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ trả nợ,
hợp đồng bảo lãnh chấm dứt. Sau đó, anh chị có quyền khởi kiện anh Kiên yêu cầu
anh Kiên bồi thường thiệt hại phần tài sản của anh chị bị ngân hàng xử lý thay cho
nghĩa vụ trả nợ.
4