Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn Rèn kĩ năng dọc và cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.97 KB, 13 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đào
tạo ra những con người phát triển tồn diện, năng động sáng tạo, có năng lực giải
quyết mọi vấn đề. Hơn nữa, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, giáo dục Tiểu học
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó mơn tiếng
Việt hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Cụ thể là hình thành cho các em 4
kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bởi vậy, Tập đọc cũng là một phân môn học có vị trí
đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học
sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học.
Tuy nhiên khi dạy tập đọc, một yêu cầu cao hơn cả đặt ra cho mỗi giáo viên đó là
rèn luyện kĩ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5 như thế nào?
Cảm thụ văn học là qúa trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế
giới ngôn từ. Nói cách khác cảm thụ văn học là q trình tiếp nhận, hiểu và cảm
được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật
của văn chương. Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ. Rất đặc biệt,
trong đó thơ chiếm một vai trị quan trọng.
Thơ có khả năng diễn dạt những cảm xúc tinh vi, có sức thâm nhập, tác động đến
tình cảm sâu thẳm nhất của con người và có sức lôi cuốn mãnh liệt. Tiết tấu của bài
thơ, âm vang của bài thơ là những tín hiệu nhằm diễn đạt nội dung bài thơ mà ta chỉ
cảm nhận được thông qua đọc thành tiếng. Vì vậy đọc diễn cảm là một biện pháp
rất quan trọng trong việc cảm thụ thơ.
Chính nhờ cách đọc của các em có thể hiểu được tâm tình của tác giả, hồ trộn
cảm xúc với tâm hồn nhà thơ. Vậy mà ở Trường Tiểu học hiện nay, vấn đề dạy
“ Đọc diễn cảm - cảm thụ thơ “ Cho học sinh của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Nhiều giáo viên còn rất lúng túng trong việc dạy cho các em đọc theo như thế nào ?
Làm thế nào để sửa sai cho học sinh khi các em đọc sai ? Làm thế nào để các em
đọc hay hơn, diễn cảm hơn ? Làm thế nào để cho nhũng gì các em đọc được từ thơ



tác động chính vào cuộc sống của các em ? ...Đó là những trăn trở của riêng tơi và
của rất nhiều giáo viên nói chung. Xuất phát từ những băn khoăn trăn trở trên, tơi
đã tìm tịi nghiên cứu thực hiện và đề xuất một số biện pháp “ Rèn kĩ năng dọc và
cảm thụ thơ cho học sinh lớp 5”
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng
Đầu năm học 2010– 2011 , tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5/2 ở điểm trường
Phong Thạnh (Cơ sở chính) của trường Tiểu học Ninh Lộc. Lớp tơi chủ nhiệm có
27 học sinh.Thực tế học sinh lớp tôi các em rất ngây thơ nên việc tiếp nhận văn
học rất giàu tính sáng tạo, nhiều ý tưởng khác nhau. Thông qua những bài tập đọc
là tác phẩm thơ ca tơi thấy có những em trả lời rất thơng minh. Tuy nhiên học sinh
cịn rất lúng túng khi trả lời câu hỏi tìm hiểu về tác phẩm thơ ca. Điều đó khơng có
nghĩa là các em hồn tồn khơng hiểu bài mà cịn do các em chưa biết cách diễn đạt
ra sao. Một lí do nữa là vốn từ ngữ, vốn sống của các em cịn ít, các em chỉ dễ dàng
hiểu những gì thật tường minh, rạch rịi. Các em chưa đọc được những gì ẩn chứa
dưới từ ngữ, chưa đọc được những khoảng trống trong tác phẩm. Vì vậy, học sinh
chưa thể hiểu hết giá trị nghệ thuật trong tác phẩm thơ ca và đương nhiên các em
không thể cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của bài thơ.
 Kết quả khảo sát.
Dựa vào mục đích, nội dung nghiên cứu, tơi đã tiến hành khảo sát lần 1 về kỹ năng
đọc và cảm thụ thơ đối với học sinh lớp 5/2 do tôi chủ nhiệm như sau.
Đối tượng khảo sát
STT

Tổng số HS lớp 5/2 : 27
HS đạt điểm trên TB HS đạt điểm dưới TB

Kĩ năng


SL

%

SL

%

cần khảo sát
1
Đọc đúng tiếng ,từ
2
Ngắt, nghỉ hơi đúng
3
Đọc diễn cảm
4
Cảm thụ thơ
* Nhận xét:

25
24
14
12

92,6%
88.9%
51,9%
44,4%

2

3
13
15

7,4%
11,1%
48,1%
55,6%


Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên tôi thấy kỹ năng đọc diễn cảm và
năng lực cảm thụ thơ của học sinh lớp tơi cịn nhiều hạn chế.
II. Những kinh nghiệm và biện pháp rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho
học sinh Lớp 5.
1 - Những biện pháp rèn kỹ năng đọc
Một trong những biện pháp để bồi dưỡng năng lực cảm thụ là đọc diễn cảm
có sáng tạo. Nó giúp học sinh nâng cao nhận thức thẩm mỹ và kích thích các em
khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là sự kết hợp giữa ngữ
điệu đọc và các yếu tố như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nhằm diễn tả nội dung
và gây cảm xúc cho học sinh.
Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh, giáo viên cần lưu ý rèn thói quen đọc đúng,
đọc diễn cảm cho học sinh thông qua những biện pháp sau:
+ Đọc rõ tiếng, rõ lời, đọc đúng chính âm.
+ Ngắt giọng đúng chỗ, đúng nhịp.
+ Có ngữ điệu đọc phù hợp.
+ Thể hiện tốt các yếu tố, nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt...trong khi đọc.
+ Đọc đúng tốc độ và âm lượng đọc.
Tất cả các kĩ năng trên đều liên quan mật thiết với nhau, không nên xem nhẹ
kĩ năng nào. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác.
a. Dạy học sinh đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm:

- Khi đọc giáo viên phải yêu cầu học sinh phát âm rõ, phát âm theo đúng hệ
thống chuẩn của tiếng Việt, đọc rõ ràng, lưu loát đủ nghe.
Mặt khác, nội dung luyện đọc chuẩn chính âm ở mỗi vùng một khác nhau.
Theo tôi nghĩ, giáo viên phải biết lựa chọn những nội dung cần thiết nhất cần luyện
phát âm đúng cho học sinh ở vùng miền mình thì hiệu quả của việc rèn đọc đúng
mới cao.
Ví dụ: Học sinh ở Ninh Lộc cụ thể ở lớp 5 2 tôi chủ nhiệm, tôi đã chọn các
tiếng có âm đầu là “tr ”, “ch” để luyện phát âm cho học sinh nhiều hơn.
b. Dạy học sinh ngắt giọng đúng chỗ:


Trong thơ ca việc ngắt giọng khi đọc không chỉ phụ thuộc bởi dấu câu (ngắt
giọng lơgíc ) mà cịn căn cứ vào tình tiết nhịp điệu của thơ. Ngắt giọng để nhấn
mạnh cho hoàn chỉnh nhịp điệu của mỗi dịng thơ. Vì vậy, ta phải ngắt giọng phù
hợp để thể hiện cảm xúc và hình tượng bài thơ. Nếu áp dụng tốt biện pháp này thì
khi dạy học sinh đọc đoạn thơ sau của bài thơ “ Về ngôi nhà đang xây ” giáo viên
phải hướng dẫn các em ngắt giọng lâu hơn ở những dịng cuối để nói lên hình ảnh
đẹp và sống động của những ngơi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên
đất nước ta.
Chiều / đi học về //
Chúng em qua ngôi nhà xây dở //
Giàn giáo tựa cái lồng che chở //
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây //
Bác thợ nề ra về còn hươ hươ cái bay //
Tạm biệt !//
Nắng đứng ngủ quên //
Trên những bức tường //
Làn gió nào về mang hương //
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa //
Bao ngơi nhà đã hồn thành //

Đều qua những ngày xây dở //.
( Đông Xuân Lan )
* Nếu giáo viên cứ dạy đọc thơ theo lối truyền thống, bằng cảm giác... thì khi
đọc thơ học sinh dễ mắc lỗi ngắt nhịp là do khơng tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo
áp lực của nhạc thơ. Dường như tự nhiên, nếu không được lưu ý về nghĩa, học sinh
sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ.
Ví dụ: Với thơ 4 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/2, thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt
nhịp 2/3 hoặc 3/2, với thơ 7 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 3/4; 4/3 hoặc 2/2/3, thơ lục
bát sẽ được ngắt theo nhịp chẵn. Nếu HS khơng nắm được cách ngắt nhịp trên dẫn
đến tình trạng các em đã ngắt nhịp sai như sau:


Ví dụ :
Ơng lành như / hạt gạo
Bà hiền như / suối trong.
“ Cao Bằng ”
Hoặc:

Em yêu /màu đỏ
Như máu / trong tim
Lá cờ /Tổ quốc
Khăn quàng / đội viên .
“ Sắc màu Việt Nam ”

Những trường hợp trên bị xem là ngắt nhịp sai vì đã tách một từ ra làm hai,
tách từ chỉ loại với danh từ, tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm, ngắt giọng sau
một hư từ. Trong khi đó, về ý nghĩa, những yếu tố trên gắn chặt với nhau, cả tổ hợp
mới tạo thành một ngữ đoạn mang một trọng âm.
Như vậy, tất cả những ví dụ trên về lỗi nêu ra đều là những chỗ cần luyện
ngắt giọng trước khi dạy một bài cụ thể, giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh

hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
Ta thấy rằng dạy học sinh ngắt giọng đúng chỗ là rất cần thiết, ngắt giọng là
phương tiện truyền cảm rất có hiệu lực.
Nếu ngắt giọng tuỳ tiện khơng theo lơgíc, khơng căn cứ vào tiết tấu, nhịp điệu của
thơ ca thì nhịp điệu bài thơ bị phá vỡ, không thể hiện được đầy đủ nội dung hoặc
nội dung bài thơ có thể đi theo nghĩa khác.
c. Dạy học sinh có ngữ điệu đọc phù hợp:
Ngữ điệu đọc là dấu hiệu biến đổi về ngữ âm như tiết tấu giọng đọc, nhịp điệu đọc
(dồn dập hay chậm rãi), cường độ đọc (to hay nhỏ) nhấn mạnh hay lướt qua. Người
ta thường chia ngữ điệu câu thành ngữ điệu xuống, ngữ điệu lên, ngữ điệu mạnh,
ngữ điệu yếu.
VD: Ta đọc với ngữ điệu yếu ở “ Chuyện ngày xưa ...” Trong:
Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh
( Tre Việt Nam )


Ta đọc ngữ điệu xuống trong các câu.
Ai đã lên rừng cọ.
Giữa một buổi trưa hè ?
( Mặt trời xanh của tôi )
Hoặc khi đọc bài “ Bài ca về trái đất ” ở khổ thơ đầu giọng đọc mang sắc thái vui
tươi, rộn ràng, ngữ điệu lên cao thể hiện tinh thần đoàn kết chống chiến tranh, bảo
vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
« Trái đất này là của chúng minh
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu. »
( Bài ca về trái đất )
* Nếu theo cách dạy cũ, giáo viên khơng chú trọng rèn ngữ điệu đọc thì học

sinh cứ đọc đều đều. Vì vậy các em khơng thể cảm nhận được âm hưởng của bài
thơ, không thể hiểu được cảm xúc của tác giả như thế nào ?
* Theo cách dạy mới này, giáo viên đã khuấy lên cảm xúc rộn ràng, vui tươi,
hồi hộp của học sinh khi đọc bài thơ “ Bài ca về trái đất ”... Các em đọc được đúng
ngữ điệu còn rất cuốn hút người nghe.
d. Dạy học sinh biểu lộ nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt... trong khi đọc:
Tư thế, nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt... của người đọc là yếu tố kèm ngữ
điệu được sử dụng kết hợp với giọng đọc, tạo nên sự giao cảm của người đọc và
người nghe. Thơng qua cử chỉ đó học sinh cảm nhận được một phần nội dung văn
bản để tạo nên hiệu quả tiếp nhận tốt.
VD: Ta thể hiện cảm xúc căm hờn và đau xót khi đọc hai câu thơ:
Ôi, thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.
( Dừa ơi )
Khi đọc nét mặt của các em phải buồn giọng đọc phải trầm lắng.
* Nếu theo cách rèn đọc cũ, giáo viên chỉ cần dạy học sinh đọc đúng không
chú ý rèn kĩ năng đọc biểu lộ ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, khi đọc thơ cho học


sinh thì bài thơ đó sẽ khó đi vào lịng người, người nghe không cảm nhận được cái
hay, cái đẹp của bài thơ.
* Nếu biện pháp này được áp dụng tốt khi dạy học đọc thơ thì, bằng ánh mắt
trong khi đọc, các em sẽ biết được mọi người nghe mình đọc có thái độ như thế
nào? Họ có phản ứng gì? Có lắng nghe khơng? Mình đọc có hấp dẫn khơng ? Từ đó
các em sẽ điều chỉnh tốc độ đọc, điều chỉnh nét mặt, cử chỉ, điệu bộ sao cho phù
hợp hơn để thu hút người nghe hơn.
e. Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ và âm lượng:
Vấn đề cuối cùng của kĩ năng đọc là giáo viên phải điều chỉnh tốc độ và âm
lượng phù hợp cho học sinh. Đọc nhanh quá hoặc chậm quá đều làm cho các em
khó theo dõi, khơng hiểu đúng và đầy đủ nội dung bài.

Ví dụ : Khi đọc các dịng thơ của bài thơ Hành trình của bầy ong:
Với đôi cánh đẫm /nắng trời /
Nối rừng hoang / với biển xa /
Nếu/ hoa có ở trời cao /
Men trời đất / đủ làm say đất trời //
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày. //
Các em phải đọc với giọng nhẹ nhàng tha thiết, hơi kéo dài giọng tạo đường ranh
giới ngắt nhịp. Có thể nói đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc
của người đọc. Vì vậy phải hồ nhập được với bài thơ, phải có cảm xúc thì mới tìm
thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho các em chứ không
phải các em tự đặt ra ngữ điệu. Và các em cũng có thể làm rõ sự hoà hợp âm thanh
này qua việc chỉ ra giọng đọc của bài “Đất nước”. Đây là bài thơ giàu nhạc điệu.
Âm hưởng chính của 5 câu đầu là lời tha thiết bay bổng.
Hai câu tiếp theo:
Trời xanh đây là của chúng ta.
Núi rừng đây là của chúng ta.
Cần đọc với âm lượng mạnh và chọn cách ngắt nhịp 2/1/4 thì “đây” sẽ được
đứng một mình, một nhịp tạo ra điệp chủ ngữ làm cho câu thơ thắt lại, giọng đọc


mạnh lên khẳng định hơn quyền sở hữu, đất, trời, càng làm tăng thêm cảm xúc tự
hào. Và các em cần đọc với giọng vang to, cao giọng ở 2 câu:
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Tạo cho câu thơ bay lên hết chiều cao của đất nước. Và ngay tiếp sau đó, câu
thơ: “ Những dịng sơng đỏ nặng phù sa ” được tăng thêm độ dài. Lúc này cách đọc
phải chậm lại, giãn nhịp ra, trải hết chiều dài của đất nước với biết bao cảm xúc yêu
mến tự hào. Bốn câu thơ cuối:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Chuyển xuống âm vực thấp, sâu lắng, nhưng từng tiếng lại được nhấn mạnh
dường như tác giả dùng cung bậc trầm lắng của âm thanh để lắng cho hết chiều sâu
của đất nước, để nói về bao thế hệ cha anh, những người khơng bao giờ biết khuất
phục, những người cịn sống mãi không bao giờ mất.
Nhờ nhạc điệu mà bài thơ đi hết không gian ba chiều của đất nước tươi đẹp:
bay hết chiều cao, trải hết chiều rộng, lắng hết chiều sâu. Nhờ phối hợp được cao
độ, cường độ, trường độ, cách ngắt nhịp mà khi đọc ta có thể bộc lộ hết cảm xúc
bay bổng, thiết tha, tự hào về một đất nước đang nhìn thấy trong tầm mắt, cùng với
cảm xúc sâu lắng, trầm hùng về một đất nước chỉ có thể nhìn thấy khi biết xun
suốt chiều dài hào hùng của lịch sử dân tộc Việt.
Như vậy trong dạy đọc thơ cho học sinh, nếu giáo viên sử dụng tốt biện pháp
này sẽ giúp học sinh có kỹ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa, tình
cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản được đọc. Đồng thời cũng biểu hiện sự
thông hiểu, cảm thụ của các em đối với tác phẩm.Vì vậy muốn dạy học sinh đọc
diễn cảm, trtước hết phải cho các em hoà nhập được với bài văn, bài thơ. Cảm thụ
hết cái hay, cái đẹp, có cảm xúc thì sẽ “bật” ra được ngữ điệu thích hợp.
2 - Những biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho học sinh Lớp 5.


Cũng như tiếp nhận văn học nói chung, tiếp nhận văn học ở trẻ em rất giàu
tính sáng tạo. Sự sáng tạo này đặc biệt bởi tính hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh của
các em. Vì vậy khi dạy đọc thơ cho học sinh lớp 5, tôi đã lưu ý các biện pháp sau:
a- Giáo viên phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt để phát huy tính sáng tạo về
tư duy văn học trong mỗi học sinh.
Thầy cô là người gợi mở dẫn dắt các em tiếp xúc với tác phẩm, tôn trọng
những suy nghĩ, những cảm xúc chân thật, thơ ngây của trẻ và nâng chúng lên ở
chất lượng cao hơn. Khi tiếp nhận văn chương, các em phải biết tiếp xúc, tiếp nhận
khác với lơgíc thơng thường. Đó là năng lực biết nghe, đọc được những gì ẩn chứa

bên trong, ẩn chứa những chuỗi âm thanh dưới những dịng chữ. Những tín hiệu
nghệ thuật này chính là cách biểu hiện của văn chương bằng những lớp từ gợi cảm,
gợi tả, những cách biểu đạt đa nghĩa, những tứ thơ, những hình ảnh đẹp.
VD: Trong hệ thống câu hỏi ở phần tìm hiểu bài sau mỗi bài thơ khi hỏi, giáo
viên nên khuyến khích học sinh để dùng một câu hỏi nhưng mỗi em được tự tin
bộc bạch một suy nghĩ riêng của mình. Có thể các em được tự do suy nghĩ và phát
hiện các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ, bài thơ... Tiếp đó giáo viên phải
định hướng cho các em hiểu tiếp về giá trị của biện pháp nghệ thuật ấy.
VD: Trong bài thơ “ Bầm ơi ” có câu:
“ Mạ non bầm cấy mấy đon.
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.”
* Nếu theo cách dạy cũ: Giáo viên cứ cho học sinh đọc thì học sinh chỉ đọc
được chữ nhưng chưa hiểu hết ý thơ. Nếu áp dụng tốt biện pháp này, học sinh
khơng chỉ đọc đúng mà cịn phải tư duy, phát hiện ra biện pháp nghệ thuật so sánh
rất tinh tế (mặc dù khơng có từ so sánh) trong khổ thơ đó là sự so sánh giữa: Số đon
mạ với số lần khóc vì thương nhớ con của người mẹ ở hậu phương, số hạt mưa
phùn với lòng thương mẹ của anh chiến sĩ nơi tiền tuyến. Từ đó các em sẽ hiểu rõ
hơn về tình cảm giữa người mẹ với anh chiến sĩ và ngược lại.


Như vậy nếu dạy tốt biện pháp này, học sinh sẽ phát triển tốt tính tư duy,
sáng tạo văn học và đương nhiên các em sẽ có năng lực cảm thụ văn học tốt hơn.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố hàm ẩn, biểu
trưng, đa nghĩa..... trong thơ ca:
Để giải mã văn chương, học sinh phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt hàm
ẩn, cách nói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến “ gây ấn tượng ”,
khác với ngôn ngữ đời thường. Nếu chỉ biết tư duy “ thật thà ” theo lối đời thường
các em không thể hiểu được thơ.

Chẳng hạn, khi đọc bài “ Mùa thu của em ” ( Quang Huy ) nhan đề bài thơ
được lặp lại liên tục trong ba khổ thơ bằng câu mở đầu “ Mùa thu của em” bằng
giọng điệu ấy, cảnh sắc và sinh hoạt của mùa thu lần lượt hiện ra:
Hoa cúc, hương cốm, rước đèn trung thu... Nhưng đọng lại sâu hơn cả là ngày khai
trường.

“ Lật trang vở mới
Em vào mùa thu ”

Từ hình ảnh tả thực “ Lật trang vở mới “ bỗng thành hình ảnh tượng trưng
diễn tả một năm học mới đã đến. Cũng là phút các em chính thức “ vào” mùa thu.
Và thế là em đến với mùa thu không chỉ bằng những cuộc vui chơi mà còn là niềm
vui của việc học hành.
c- Hướng đẫn học sinh làm các dạng bài tập cảm thụ thơ:
Để chỉ ra được cái hay cái đẹp của các hình ảnh nghệ thuật, học sinh phải
biết làm rõ nội dung mà các hình ảnh này biểu đạt. Để thực hiện được nhiệm vụ
này học sinh phải có trí tưởng tượng và biết cách diễn đạt những cảm nhận của
mình bằng ngơn ngữ mạch lạc, gợi cảm trong sáng. Yêu cầu này thể hiện bằng việc
giáo viên tích cực cho học sinh làm các bài tập cảm thụ văn học như:
Những câu thơ sau được trích trong bài thơ nào ?
“Một cơ gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng ”
Hoặc là dạng bài tập làm rõ nghĩa câu thơ, hình ảnh thơ. Những bài tập này
yêu cầu học sinh phải biết khái quát hoá và suy nghĩ để rút ra ý nghĩa câu thơ.
+ Em hiểu câu thơ sau đây như thế nào?


“Tủ sách im lặng thế thôi
Kể bao chuyện lạ trên đời cho em”
(Đồ đạc trong nhà)

Chính trong q trình học sinh làm bài tập, trên cơ sở đọc và hiểu bài, mỗi
bài tập giúp các em đúc kết dần dần và khả năng cảm nhận của các em sẽ được phát
huy bởi tính sáng tạo, tính đa dạng của các loại bài tập. Khi xây dựng bài tập, giáo
viên phải xác định được mục đích là những kiến thức kỹ năng ta cần đem đến cho
học sinh. Giáo viên phải có lời giải mẫu, phải dự tính được khó khăn và sai phạm
của học sinh mắc phải khi giải bài tập và chuyển đổi hình thức bài tập khi cần thiết.
Tóm lại: Đọc thơ ở Tiểu học có vị trí đặc biệt đối với việc giáo dục khiếu
thẩm mỹ cho học sinh. Thơ sẽ làm giàu thế giới tinh thần của các em, dạy cho các
em thấy được cái đẹp của thiên nhiên, của lao động và của trí tuệ con nguời. Thơ
cũng đem lại cho các em cái nhạy bén của tình cảm, cái kỳ diệu của âm nhạc, cái
tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. Để dạy học sinh đọc và cảm thụ thơ được tốt thì trong các
tiết dạy đọc thơ, giáo viên cần phải lưu ý: Khai thác những đặc trưng riêng của thơ,
nhịp điệu và vần thơ, chọn âm điệu và phong cách đọc cho phù hợp.
III. Kết quả:
Sau thời gian dạy thực tế ở lớp 52 năm học: 2010 – 2011, tôi đã tiến hành
khảo sát lần 2: Kết quả khảo sát được thống kê qua bảng sau:
Đối tượng khảo sát
STT
Kĩ năng
1
2
3
4

cần khảo sát
Đọc đúng tiếng, từ
Ngắt, nghỉ hơi đúng
Đọc diễn cảm
Cảm thụ thơ


Tổng số HS lớp 5/2 : 27
HS đạt điểm trên TB HS đạt điểm dưới TB
SL
27
27
20
17

%

SL

100%
100%
74,1%
63%

7
10

%

25,9 %
37%

Qua kết quả khảo sát, tôi thấy khi dạy tập đọc những tác phẩm thơ ca cho
học sinh lớp 5 nếu người giáo viên biết áp dụng tốt các biện pháp rèn kỹ năng đọc cảm thụ thơ cho học sinh như đã nêu trên thì năng lực đọc và cảm thụ thơ ở các em


sẽ tăng lên rõ rệt. Những em trước đây chỉ biết đọc đúng tiếng, chưa biết ngắt nghỉ

lên xuống giọng đúng chỗ, nay tất cả các em đã đọc đúng với các dấu hiệu đã biểu
thị trên dòng thơ, khổ thơ. Số học sinh biết đọc diễn cảm tăng lên rất nhiều. Các em
đã biết thể hiện ánh mắt, cử chỉ khi đọc thơ, biết điều chỉnh cách đọc khi có thái độ
phản hồi của người nghe. Cuối cùng năng lực cảm thụ thơ của các em cũng có
những bước tiến rất đáng mừng.
IV. Bài học kinh nghiệm
Khi áp dụng những biện pháp mà đề tài đã đưa ra để vận dụng vào dạy Tập
đọc với những tác phẩm thơ ca cho học sinh lớp 5, tôi phải đặc biệt lưu ý điều
chỉnh phân bố thời gian rèn từng kỹ năng đọc cho học sinh thật hợp lý. Đặc biệt
phải chú trọng rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh thật tốt. Khơng thể vì lý do
gì đó mà cắt xén thời lượng dạy kỹ năng này làm cho học sinh không thể phát triển
được năng lực “đọc nghệ thuật ” trong các em. Mặt khác khi dạy học sinh cảm thụ
thơ, tôi phải chú ý đến đối tượng là học sinh Tiểu học do đó khơng nên u cầu quá
cao đối với học sinh, phân bố thời gian hợp lý để tránh sa đà sang phân tích, bình
giảng...thơ ca. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh từng nội dung mỗi bài thơ mà tôi
vận dụng các biện pháp nêu trên cho linh hoạt.
C. KẾT LUẬN
Có thể nói: Văn học có sức mạnh rất lớn, nó giáo dục con người khơng phải
bằng triết lí khơ khan mà bằng những hình tượng văn học sinh động. Từ sự rung
động nội tâm, bài thơ sẽ mang đến cho các em những tình cảm đạo đức cao cả:
Tình yêu đối với cuộc sống và con người, yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu quê hương
sứ sở,... Thầy cô cần bằng con đường ngắn nhất để đi đến với trái tim của các em
qua từng bài đọc. Thầy cô sẽ là người hướng dẫn, dìu dắt các em bước đi chập
chững vào đời, không phải bằng những quy tắc cứng nhắc khô khan mà bằng tình
cảm đẹp lành mạnh, cao thượng bằng lịng yêu nghề mến trẻ có sức lay động sâu
xa, sức hấp dẫn tâm hồn trẻ thơ. Mặt khác cảm thụ văn học không phải là hoạt động
ghi nhận bằng ống kính mà là một q trình hoạt động của nhiều năng lực nhận
thức; là một q trình tâm lí phức tạp và đầy sáng tạo của người đọc. Do đó để giờ



dạy tập đọc các tác phẩm thơ ca mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi học sinh phải
tập trung cao độ vào bài học phải thực sự hồ mình vào bài thơ. Đặc biệt mỗi giáo
viên phải nghiên cứu sâu bài dạy trước khi lên lớp, phải dạy đủ thời lượng tiết học
(tránh cắt xén), và điều quan trọng nhất là phải thực sự tâm huyết với nghề.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi rút ra từ thực tế của bản thân trong quá trình
giảng dạy.
Ninh Lộc, ngày 25 tháng 3 năm 2011
Người viết



×