Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
*******

PHẠM VĂN TUẤN

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH,
TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo

ĐÀ NẴNG – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

PHẠM VĂN TUẤN


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu .................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG NGHIỆP ................................................................................. 9
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ............ 9
1.1.1 Một số khái niệm .............................................................................. 9
1.1.2 Ý nghĩa của phát triển bền vững nông nghiệp ............................... 15
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP .......................................................................................................... 17
1.2.1 Nội dung của phát triển bền vững nơng nghiệp ............................. 17
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp ................. 25
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG NGHIỆP .............................................................................................. 26
1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ............................................. 26
1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế ............................................................... 27
1.3.3. Nhóm nhân tố về xã hội ................................................................ 29
1.4 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ....... 31
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nƣớc châu
Á .............................................................................................................. 31
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một số địa
phƣơng ..................................................................................................... 35


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP HUYỆN VĨNH LINH THỜI GIAN QUA .................................. 40

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ........................................................... 40
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 40
2.1.2 Đặc điểm kinh tế............................................................................. 45
2.1.3 Đặc điểm xã hội .............................................................................. 51
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN
VĨNH LINH TRONG THỜI GIAN QUA ...................................................... 53
2.2.1 Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về mặt kinh tế ......... 53
2.2.2 Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội ................. 65
2.2.3 Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về môi trƣờng ......... 71
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG Q TRÌNH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
HUYỆN VĨNH LINH ..................................................................................... 77
2.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc .............................................................. 77
2.3.2 Những hạn chế................................................................................ 78
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 80
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP HUYỆN VĨNH LINH THỜI GIAN TỚI ................................... 83
3.1 CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................ 83
3.1.1 Bối cảnh và tình hình...................................................................... 83
3.1.2 Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Linh trong
thời gian tới.............................................................................................. 89
3.1.2 Định hƣớng phát triển nông - lâm - thủy sản và kinh tế nông thôn
trong thời gian tới .................................................................................... 92
3.1.3 Các quan điểm có tính ngun tắc khi xây dựng giải pháp ........... 94


3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP HUYỆN VĨNH LINH ..................................................................... 95
3.2.1 Các giải pháp để phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế ....... 95
3.2.2 Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp xã hội ...................... 105

3.2.3 Các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trƣờng ... 107
3.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 108
3.3.1 Kết luận ........................................................................................ 108
3.3.2 Kiến nghị ...................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Vĩnh Linh qua các năm

46

2.2

Lực lƣợng lao động huyện Vĩnh Linh năm 2012

52

2.3


Giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp huyện Vĩnh

53

2.4

Tình hình sử dụng đất của huyện Vĩnh Linh qua các năm

55

2.5

Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp huyện Vĩnh Linh qua các năm

57

2.6

Sản lƣợng một số loại cây trồng chính huyện Vĩnh Linh

59

2.7

Số lƣợng giá súc, gia cầm của huyện Vĩnh Linh qua các năm

61

2.8


Sản phẩm khai thác lâm nghiệp của huyện Vĩnh Linh qua
các năm

62

2.9

Sản phẩm thủy sản của huyện Vĩnh Linh qua các năm

63

2.10

Lao động làm việc trong nền kinh tế của huyện Vĩnh Linh

65

2.11

Một số chỉ tiêu về y tế của huyện Vĩnh Linh qua các năm

66

2.12

Tình hình giáo dục của huyện Vĩnh Linh qua các năm

68


2.13

2.14

Thu nhập bình quân một lao động trong các ngành kinh tế
huyện Vĩnh Linh qua các năm
Số lƣợng, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Vĩnh Linh
năm 2012

70

71


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Tên hình vẽ

Trang

hình vẽ
2.1

2.2

Cơ cấu kinh tế huyện Vĩnh Linh
Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp huyện Vĩnh Linh qua
các năm

49


58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất cứ đất nƣớc nào, dù là nƣớc nghèo hay nƣớc giàu nơng nghiệp đều
có vị trí quan trọng. Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền
kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm cho
con ngƣời tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần đƣợc
phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lƣơng thực và thực phẩm của
xã hội. Vì thế, để ổn định xã hội và đảm bảo an ninh lƣơng thực phụ thuộc rất
nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp là vấn đề muôn thuở bởi ngành nông nghiệp có
đặc điểm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên với nền sản xuất
nơng nghiệp cịn lạc hậu, tính chất bấp bênh của nơng nghiệp thể hiện rất rõ,
năm mƣa thuận gió hịa, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh ít thì đƣợc mùa cả trồng
trọt và chăn ni; ngƣợc lại năm thiên tai dịch bệnh, mất mùa thê thảm. Vậy
nên, cho tới nay vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc đề cập tới nhƣ
một trong những vấn đề vừa rất cơ bản vừa bức thiết có ảnh hƣởng trực tiếp
tới tình hình kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Phát triển bền vững nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nơng nghiệp
có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, tăng năng
suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống
cho ngƣời nông dân, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng…
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của Việt Nam từ ngàn đời
nay và là lĩnh vực luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta đặc biệt coi trọng, là nền tảng
có tính chiến lƣợc trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm an

ninh lƣơng thực. Q trình sản xuất nơng nghiệp hiện nay đang diễn ra nhanh
chóng, những phƣơng pháp sản xuất nơng nghiệp chạy theo năng suất trƣớc


2

mắt hiện nay quá phụ thuộc vào việc sử dụng phân bón vơ cơ, thuốc trừ sâu,
thuốc tăng trƣởng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo, đầu độc mơi
trƣờng đất, nƣớc và khơng khí. Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện
phát triển bền vững nơng nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng với nƣớc ta.
Vĩnh Linh là một huyện nông nghiệp, đại bộ phận dân cƣ sống bằng
nghề nông. Cùng với sự phát triển chung của nông nghiệp cả nƣớc, nông
nghiệp huyện Vĩnh Linh đã và đang phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa,
hình thành một số vùng nơng sản hàng hóa tập trung. Sản phẩm nơng nghiệp
đã đƣợc đa dạng hóa, năng suất, chất lƣợng đƣợc nâng cao và sản xuất hƣớng
vào những sản phẩm có giá trị kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân dần
đƣợc cải thiện.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì nơng nghiệp của huyện vẫn cịn
nhiều hạn chế cần giải quyết nhƣ nơng nghiệp phát triển chƣa khai thác tiềm
năng, lợi thế của huyện, q trình phát triển cịn chạy theo chiều rộng, phát
triển kinh tế chƣa thật sự chú ý phát triển chiều sâu, chƣa chú ý nhiều đến vấn
đề môi trƣờng cũng nhƣ vấn đề xã hội trong nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy,
việc phát triển bền vững nơng nghiệp đƣợc coi là một yêu cầu cấp thiết tại
huyện Vĩnh Linh.
Từ vấn đề cấp thiết trên, tôi chọn đề tài “Phát triển bền vững nông
nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quãng Trị” làm đề tài luận văn
thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế phát triển của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề lí luận thực tiễn liên quan đến phát triển bền
vững nông nghiệp.

Đánh giá thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện Vĩnh
Linh.


3

Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững nông
nghiệp huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2013-2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển bền vững
nông nghiệp huyện Vĩnh Linh.
b. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển bền vững nông
nghiệp trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Về mặt không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu các nội dung nói trên ở địa
bàn huyện Vĩnh Linh.
Thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong
những năm trƣớc mắt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
sau:
Phƣơng pháp phân tích thực chứng.
Phƣơng pháp phân tích chuẩn tắc.
Phƣơng pháp phân tích so sánh.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
Phƣơng pháp phân tích thống kê.
5. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trang phát triển bền vững nông nghiệp huyện Vĩnh Linh
thời gian qua.


4

Chƣơng 3: Giải pháp để phát triển bền vững nông nghiệp huyện Vĩnh
Linh thời gian tới.
6. Tổng quan tài liệu
Vấn đề về phát triển bền vững nông nông nghiệp, nông thơn có vai trị
đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nên đƣợc Đảng, Nhà nƣớc,
các bộ, ngành, địa phƣơng rất quan tâm, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu.
Có thể nêu ra một số văn bản, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nhƣ:
Về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước:
Trong những năm qua vấn đề phát triển bền vững nói chung, phát triển
nơng nghiệp bền vững nói riêng ln chiếm vị trí quan trọng trong các
chƣơng trình nghị sự của Đảng và Nhà nƣớc. Để thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững, hàng loạt các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đƣợc đề ra phù hợp
với tình hình, yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.
Quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định trong nhiều Nghị
quyết của Đại hội của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định:
“Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nơng
thơn vẫn có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng…”. Tại đại hội XI của Đảng,
5 quan điểm phát triển đã đƣợc đề cập tới, trong đó quan điểm đầu tiên là:
“Phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt” đối với
tất cả các ngành sản xuất. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhà
xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,2011, trang 21.
Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam (Chƣơng trình nghị sự 21
của Việt Nam) của Chính phủ.
Chƣơng trình phát triển nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2006 – 2010, chƣơng trình phát triển giống cây trồng giai đoạn 2000 –


5

2010; chƣơng trình phát triển rau hoa quả giai đoạn 1999 – 2010; các chƣơng
trình giảm thiểu ơ nhiễm mơi trƣờng; kế hoạch thủy lợi hợp lý nhằm phát
triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v.v..
Những văn kiện trên đã cung cấp những phƣơng hƣớng, chủ trƣơng,
chính sách lớn cho phát triển nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Về các cơng trình nghiên cứu
Chung quanh chủ đề phát triển bền vững nơng nghiệp có những cơng
trình khoa học đề cập ở những khía cạnh khác nhau. Có một số cơng trình tiêu
biểu nhƣ:
Cuốn “CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, con đường và
bước đi” Đề tài KX-02-07 do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nhiệm. Đây là
cơng trình đề cập chủ yếu đến q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nông thôn ở nƣớc ta thời gian qua; đề xuất phƣơng hƣớng thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nơng thơn Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên,
cơng trình mới chỉ đề cập đến khía cạnh phát triển nơng nghiệp nơng thơn bền
vững trong q trình cơng nghiệp hóa, chƣa đi sâu nghiên cứu về phát triển
nông nghiệp bền vững.
Đề tài: “Phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Đà Nẵng”. Luận
văn đã thực hiện nghiên cứu hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản
về phát triển kinh tế nơng nghiệp nói chung, phát triển bền vững nơng nghiệp
nói riêng. Đánh giá và phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trên cả ba nội dung bền vững về kinh tế, bền

vững về xã hội và bền vững về mơi trƣờng, trong đó nếu rõ những hạn chế và
ngun nhân. Nêu lên đƣợc quan điểm, định hƣớng phát triển nơng nghiệp.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững nơng
nghiệp thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.


6

Đề tài: “Phát triển nông nghiệp Tp.HCM theo hướng bền vững trong tiến
trình hội nhập kinh tế thế giới” (2008) của tác giả Trần Quang Hƣng là một đề
tài Luận văn thạc sĩ kinh tế. Nội dung của đề tà


n v ng và phân tích thực trạn

a TPHCM. Đề tài đã đƣa ra giải pháp Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng
cần phải nhất thống và quyết tâm trong việc quy hoạch các vùng kinh tế, chính
sách phải cụ thể đến từng vùng và từng ngƣời dân. Đẩy nhanh và khuyến khích
ngƣời dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và bảo quản sản phẩm.
Tăng cƣờng công tác khuyến nông, hƣớng dẫn kỹ thuật nhằm giúp nông dân có
điều kiện giảm giá thành và mang lại lợi nhuận khá, đảm bảo một tỷ lệ an toàn
về lợi nhuận. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng có giá trị kinh tế
cao và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng thay thế cho các giống cũ kém hiệu quả,
khai thác hiệu quả diện tích đất nơng nghiệp, tăng năng suất và thu nhập cho
nông dân…
Để tạo đầu ra ổn định cho nông sản

đƣ

p:


- Tăng cƣờng liên kết sản xuất nông nghiệp với các nhà máy chế biến để
kéo dài thời vụ và tăng giá trị sản phẩm.
- Liên kết sản xuất - kinh doanh với các chợ đầu mối, siêu thị, các công ty
kinh doanh và xuất nhập khẩu,… để tạo nguồn tiêu thụ ổn định và lâu dài. Đây
đ a phƣơng cần quan tâm nhằm


t





p tă

p ng

p b n v ng.
Đề tài: “Phát triển bền vững nơng nghiệp trên địa bàn huyện Hịa Vang,
thành phố Đà Nẵng”, Nguyễn Thị Vân, luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn
đã thực hiện nghiên cứu hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về
phát triển kinh tế nơng nghiệp nói chung, phát triển bền vững nơng nghiệp nói
riêng. Đánh giá và phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trên


7

địa bàn huyện Hòa Vang trên cả ba nội dung bền vững về kinh tế, bền vững
về xã hội và bền vững về mơi trƣờng, trong đó nếu rõ những hạn chế và

nguyên nhân. Nêu lên đƣợc quan điểm, định hƣớng phát triển nông nghiệp
đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần phát triển bền vững nơng nghiệp huyện Hịa Vang trong thời
gian đến.
Đề tài: “Phát triển nơng nghiệp bền vững ở huyện Điện Bàn – Tỉnh
Quảng Nam”, Nguyễn Thị Mai, luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã thực
hiện nghiên cứu hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
kinh tế nông nghiệp nói chung, phát triển bền vững nơng nghiệp nói riêng.
Đánh giá và phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn
huyện Điện Bàn trên cả ba nội dung bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội
và bền vững về mơi trƣờng, trong đó nếu rõ những hạn chế và nguyên nhân.
Nêu lên đƣợc quan điểm, định hƣớng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và
định hƣớng đến năm 2030. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
phát triển bền vững nông nghiệp huyện Điện Bàn trong thời gian đến.
Đề tài: “Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng
Nam”, Huỳnh Thị Mỹ Hòa, luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã thực hiện
nghiên cứu hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh
tế nơng nghiệp nói chung, phát triển bền vững nơng nghiệp nói riêng. Đánh
giá và phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đại Lộc trên cả ba nội dung bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và
bền vững về môi trƣờng, trong đó nếu rõ những hạn chế và nguyên nhân.
Trong tác phẩm “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới’’(2003), của TS. Nguyễn Sinh Cúc cho rằng, nông nghiệp Việt Nam sau
đổi mới đã trải qua các giai đoạn phát triển gồm giai đoạn 1986 – 1990 phát
triển nông nghiệp dựa trên kinh tế nông hộ, gia tăng sản lƣợng nhằm đảm bảo


8

an ninh lƣơng thực, xố đói giảm nghèo nhanh chóng; Giai đoạn 1991 – 1995

nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hƣớng sản xuất hàng hố, gia tăng xuất
khẩu nơng sản, nhất là gạo và bắt đầu phát triển kinh tế trang trại trong sản
xuất nông nghiệp; Giai đoạn 1996 – 2002 tiếp tục xây dựng nền nơng nghiệp
hàng hố và PTNN theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Ngồi ra cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu nhƣng chỉ ở dạng bài báo
đăng trên các báo, tạp chí, những báo cáo trong các hội thảo khoa học.
Các cơng trình khoa học nêu trên mặc dù có đề cập đến phát triển bền
vững nơng nghiệp ở nhiều góc độ khác nhau những đều nói về phát triển nơng
nghiệp hoặc phát triển nơng nghiệp bền vững nói chung, ít nghiên cứu về một
vùng miền cụ thể, đặc biệt chƣa có cơng trình nào đặt vấn đề nghiên cứu về
phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị. Vì vậy, đây là một đề tài độc lập, đề cập một cách đầy đủ và hệ thống hóa
về phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.


9

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm
a. Nơng nghiệp
Có thể hiểu, nơng nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất tạo
ra các sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm đáp ứng nhu sinh tồn của con ngƣời.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp (nơng nghiệp thuần túy) chỉ có ngành trồng trọt
và chăn nuôi. Nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả ba nhóm ngành: nơng
nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp, là ngành có vai trị quan trọng về
kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái.

Nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, đây là yếu
tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con ngƣời và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nhƣ vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các
nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Ở những nƣớc này còn nghèo, đại
bộ phận sống bằng nghề nơng. Tuy nhiên, ngay cả những nƣớc có nền cơng
nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ lệ GDP nông nghiệp không lớn, nhƣng khối
lƣợng nông sản ở các nƣớc này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo
cung cấp đủ cho đời sống con ngƣời những sản phẩm tối cần thiết đó là lƣơng
thực, thực phẩm.
Nơng nghiệp là ngành sản xuất mà đối tƣợng của nó là cơ thể sống – cây
trồng và vật nuôi, bị chi phối bởi quy luật sinh học và các điều kiện ngoại
cảnh. Vì vậy, trong q trình phát triển nơng nghiệp, con ngƣời không thể
ngăn cản hay can thiệp thô bạo và quá trình sinh vật, trái lại phải nghiên cứu


10

và nhận thức đúng đắn quy luật sinh trƣởng, phát triển của mỗi loại cây và sự
biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu để vận dụng thích hợp vào sản xuất.
Địi hỏi có những giải pháp thích hợp đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp
bền vững nhƣ phân vùng, quy hoạch các vùng nông nghiệp, bố trí cây trồng,
vật ni phù hợp với các vùng nơng nghiệp, bố trí cây trồng, vật ni phù hợp
với các điều kiện tự nhiên, kinh tế từng vùng, từng địa phƣơng.
Chu kỳ sản xuất nông nghiệp dài và phụ thuộc vào chu kỳ sinh học nên
trong nông nghiệp, thời gian lao động không trùng khớp với thời gian tạo ra
sản phẩm. Khi kết thúc một quá trình lao động cụ thể nhƣ làm đất, gieo
trồng… chƣa có sản phẩm ngay mà phải chờ đến khi thu hoạch. Vì vậy, địi
hỏi trong nơng nghiệp phải tìm ra hình thức tổ chức kinh tế phù hợp gắn
ngƣời lao động với đối tƣợng sản xuất và với kết quả cuối cùng để họ quan

tâm và tìm ra cách tạo ra nhiều sản phẩm với chất lƣợng cao, giá thành hạ và
đòi hỏi phải phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ
nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho nông dân.
b. Phát triển
Phát triển là xu hƣớng tự nhiên, đồng thời là quyền của mỗi một cá nhân,
mỗi cộng đồng hay mỗi quốc gia. Phát triển là một quá trình thay đổi theo
hƣớng hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế. Mục tiêu của sự phát triển là
không ngừng cải thiện chất lƣợng cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
con ngƣời. Nói cách khác, phát triển là tạo điều kiện cho con ngƣời đƣợc thỏa
mãn các nhu cầu sống, đƣợc hƣởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần,
có đủ tài nguyên cho một cuộc sống sung túc, đƣợc sống trong một môi
trƣờng trong lành, đƣợc hƣởng các quyền cơ bản của con ngƣời và đƣợc bảo
đảm an ninh, an tồn, khơng bạo lực.
Theo chƣơng trình phát triển của Liên hiệp quốc, “Mục đích của phát
triển là tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho phép con ngƣời đƣợc hƣởng cuộc


11

sống lâu dài, mạnh khỏe và sáng tạo”, mở rộng cơ hội lựa chọn cho ngƣời dân
và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó, ln xem “con ngƣời là trung
tâm của phát triển”, sự phát triển vì con ngƣời, của con ngƣời và do con
ngƣời.
Phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền
kinh tế quyết định. Phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản của sự phát triển nói
chung.
Phát triển kinh tế là q trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát
triển kinh tế đƣợc xem nhƣ là quá trình biến đổi cả về lƣợng và về chất; nó là
sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề về kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia; là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và

mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu ngƣời; là sự biến đổi theo đúng
xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã
hội.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không
phải là tăng trƣởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo
đói, suy dinh dƣỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến
các dịch vụ y tế, nƣớc sạch, trình độ dân trí giáo dục của qng đại quần
chúng nhân dân…
c. Phát triển bền vững
Giữa môi trƣờng và sự phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt
chẽ. Môi trƣờng là địa bàn và đối tƣợng của sự phát triển kinh tế, còn phát
triển kinh tế là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trƣờng. Trong lịch
sử đã có lúc phát triển kinh tế đã đƣớc đặt lên hàng đầu, lấn át các yếu tố khác
nhƣ: xã hội, môi trƣờng… Khuynh hƣớng này đã gây ra hậu quả hết sức tai
hại cho cả môi trƣờng lẫn xã hội. Ngƣợc lại với quan điểm trên là quan điểm
“tăng trƣởng bằng hoặc không âm” để bảo vệ các nguồn tài nguyên hoặc “chủ


12

nghĩa bảo tồn” chủ trƣơng không đụng chạm vào thiên nhiên. Vì vậy, theo các
nhà khoa học con đƣờng để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trƣờng và phát
triển kinh tế là phát triển bền vững.
Chiến lƣợc bảo vệ toàn cầu đƣợc công bố vào năm 1980 bởi Hiệp hội
Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – IUCN, đã nhấn mạnh rằng loài ngƣời tồn tại
nhƣ một bộ phận của thiên nhiên. Lồi ngƣời sẽ khơng có tƣơng lai nếu thiếu
thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên không đƣợc bảo vệ. Thuật ngữ phát
triển bền vững lần đầu tiên đƣợc sử dụng trong bản Chiến lƣợc này, khi nhấn
mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo vệ môi trƣờng phát triển. Ủy ban Thế
giới về Môi trƣờng và Phát triển (WCRD – 1987) định nghĩa “Phát triển bền

vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hệ hiện tại nhưng không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” và quan
niệm về phát triển bền vững của tác giả Tatyana P.Soubbotina,“Phát triển bền
vững”cũng có thể được gọi bằng cách khác là phát triển “bình đẳng và cân
đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích
của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện
điều này đồng thời trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với
nhau – kinh tế, xã hội và mơi trường”.
Nhƣ vậy, có nhiều khái niệm về phát triển bền vững, thậm chí có nhiều
quan điểm khác nhau. Tổng hợp các quan điểm có thể hiểu rằng: “Phát triển
bền vững là sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba
mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường nhằm thỏa mãn được
nhu cầu xã hội hiện tại nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của
thế hệ tương lai”.
Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm đến phát triển bền
vững. Phát triển bền vững đã trở thành đƣờng lối, quan điểm của Đảng và
chính sách của Nhà nƣớc. Chủ trƣơng và mục tiêu phát triển bền vững của


13

Việt Nam đƣợc thể hiện từ trong các Văn kiện Đại hội của Đảng và trong các
chƣơng trình hành động của Chính phủ. Phƣơng châm phát triển đất nƣớc
trong những năm gần đây là chủ động kết hợp giữa mục tiêu tăng trƣởng kinh
tế với mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội; phát triển con ngƣời và bảo vệ
môi trƣờng; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Để thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhiều văn bản của
Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành, triển khai thực hiện và “Định hƣớng chiến lƣợc
phát triển bền vững ở Việt Nam” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt vào
năm 2004 là một chiến lƣợc khung, bao gồm những định hƣớng lớn làm cơ sở

pháp lý để các bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức và cá nhân có liên quan
triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm đảm bảo phát triển bền
vững đất nƣớc trong thế kỷ 21. Định hƣớng này xác định 19 ƣu tiên trên 3
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng cần đƣợc triển khai thực hiện trong 10
năm trƣớc mắt, đó là:
 Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế:
+ Duy trì tăng trƣởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao
khơng ngừng tính hiệu quả, hàm lƣợng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện mơi trƣờng.
+ Thay đổi mơ hình và cơng nghệ sản xuất, mơ hình tiêu dùng theo
hƣớng sạch hơn và thân thiện với môi trƣờng.
+ Thực hiện quá trình “cơng nghiệp hóa sạch”.
+ Phát triển nơng nghiệp và nông thôn bền vững.
+ Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phƣơng
phát triển bền vững.
 Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội:
+ Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.
+ Tiếp tục hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng


14

dân số và tính trạng thiếu việc làm.
+ Định hƣớng q trình đơ thị hóa và di dân nhằm phân bổ hợp lý dân
cƣ và lực lƣợng lao động theo vùng, bảo vệ môi trƣờng bền vững ở các địa
phƣơng, trƣớc hết là các đô thị.
+ Nâng cao chất lƣợng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nƣớc.
+ Tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ y tế và chăm sóc
sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trƣờng.

 Mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường:
+ Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thối hóa tài ngun đất.
+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khống sản.
+ Bảo vệ mơi trƣờng nƣớc và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc.
+ Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.
+ Bảo vệ và phát triển rừng.
+ Giảm ơ nhiễm khơng khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
+ Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hƣởng có hại của
biến đổi khí hậu, góp phần phịng, chống thiên tai.
d. Phát triển bền vững nông nghiệp
Cũng nhƣ phát triển bền vững, phát triển bền vững nơng nghiệp hiện nay
có nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo tổ chức sinh thái và môi trƣờng thế giới (WORD), “nền nông
nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ
hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với thế hệ mai sau”. Điều đó có
nghĩa nền nơng nghiệp khơng những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác
tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà cịn duy trì đƣợc khả năng ấy cho


15

các thế hệ mai sau và khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất, sản lƣợng
nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hƣởng xấu đến điều kiện sinh
thái. Nhƣ vậy, nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng đƣợc hai yêu cầu cơ
bản, đó là: Đảm bảo nhu cầu nơng sản của lồi ngƣời hiện nay và duy trì đƣợc
tài nguyên cho các thế hệ mai sau, bao gồm giữ gìn đƣợc quỹ đất, quỹ nƣớc,
quỹ rừng, khơng khí và sinh quyển, tính đa dạng sinh học.
Theo tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), phát

triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn, sự thay đổi lề lối tổ chức
và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời vả
cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển nhƣ vậy của nền nông nghiệp (bao gồm
cả lâm nghiệp và thủy, hải sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trƣờng,
không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả
kinh tế và đƣợc xã hội chấp nhận.
Với việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đên phát
triển bền vững nơng nghiệp nêu trên, có thể hiểu rằng: Phát triển bền vững
nơng nghiệp là quá trình phát triển theo hướng tăng lên của năng suất cây
trồng, vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng ngày càng cao trong khi
khai thác hợp lý tài nguyên thiên, không tổn hại đến môi trường nhằm thỏa
mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp, đồng thời
không giảm khả năng ấy đói với các thế hệ mai sau.
1.1.2 Ý nghĩa của phát triển bền vững nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
trƣớc hết nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp sản phẩm tối cần thiết
cho xã hội loài ngƣời tồn tại và phát triển, đó là lƣơng thực, thực phẩm.
Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - cơng nghệ phát triển nhƣ
hiện nay, vẫn chƣa có ngành nào có thể thay thế đƣợc. Các nhà kinh tế học
đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lƣơng


16

thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lƣơng thực. Đối
với nƣớc đông dân nhƣ Việt Nam, muốn nền kinh tế phát triển, đời sống nhân
dân đƣợc ổn định thì phần lớn lƣơng thực tiêu dùng phải đƣợc sản xuất trong
nƣớc.
Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu
vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Nông nghiệp là khu vực dự trữ và

cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị; cung cấp nguồn
nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến;
cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có cơng nghiệp.
Nơng nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp bao
gồm tƣ liệu tiêu dùng và tƣ liệu sản xuất.
Và nông nghiệp là ngành cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua
xuất khẩu nông sản.
Nhƣ vậy, nơng nghiệp có vai trị to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Vì
thế phát triển bền vững nơng nghiệp sẽ đem lại:
Một là, phát triển bền vững nông nghiệp sẽ bảo đảm an ninh lƣơng thực
quốc gia trƣớc mắt và lâu dài. An ninh lƣơng thực là vấn đề sống còn của mỗi
nƣớc, là tiềm lực kinh tế thể hiện sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. Thực
tiễn lịch sử của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển
kinh tế một cách nhanh chóng, ổn định chính trị chừng nào quốc gia đó đã có
an ninh lƣơng thực.
Hai là, phát triển bền vững nông nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của con ngƣời cả về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại sản phẩm nông
nghiệp do sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con ngƣời.
Ba là, phát triển bền vững nông nghiệp sẽ cung cấp các mặt hàng xuất
khẩu có giá trị, tạo nguồn tích lũy ban đầu và thƣờng xuyên cho nền kinh tế.
Thông qua xuất khẩu nông sản, nông nghiệp đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ


17

cho đất nƣớc góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bốn là, phát triển bền vững nông nghiệp với tốc độ tăng trƣởng khá và
nâng cao thu nhập cho dân cƣ nông nghiệp sẽ làm tăng sức mua từ khu vực
nông thôn về tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu tiêu dùng cũng nhƣ nhu cầu dịch vụ,
thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Năm là, phát triển bền vững nông nghiệp sẽ giải quyết việc làm cho số
lƣợng lớn lao động, đặc biệt là ở Việt Nam với trên 70% dân số sống ở nông
thôn, chủ yếu làm nông – lâm – ngƣ nghiệp, hạn chế đƣợc làn sóng du dân từ
nơng thơn ra thành thị tìm kiếm việc làm, giảm nghèo của ngƣời dân.
Sáu là, phát triển bền vững nơng nghiệp cịn có ý nghĩa trong việc cải tạo
và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên. Với đối tƣợng sản xuất cây trồng vật nuôi gắn
liền với đất đai, phát triển nông nghiệp tạo nên hệ thống sinh thái hoàn chỉnh,
đảm bảo sự phát triển cơng bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ mơi
trƣờng, địi hỏi mỗi nƣớc phải có một chiến lƣợc phát triển nông nghiệp đúng
đắn, phải khai thác lợi thế nông nghiệp từng vùng, phải kết hợp nhiều loại
nông sản theo một hệ sinh thái hoàn chỉnh, tránh sử dụng quá mức các loại
hóa chất, tiến tới phát triển một ngành nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp
sinh thái.
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NƠNG
NGHIỆP
1.2.1 Nội dung của phát triển bền vững nơng nghiệp
Q trình phát triển bền vững nông nghiệp đƣợc dựa trên thành quả của
3 nội dung căn bản, đó là bền vững nông nghiệp về kinh tế, bền vững nông
nghiệp về xã hội và bền vững nông nghiệp về môi trƣờng.
a. Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế
Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế là sự tăng trƣởng quy mô của
nền sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm


18

gia tăng kết quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo sự tăng trƣởng
ổn định với cơ cấu hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao đời sống của ngƣời
dân, tránh cho sự suy thối hoặc đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nợ
cho thế hệ mai sau, góp phần tích cực vào sự phát triển của quốc gia, cộng

đồng.
Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế bao gồm các nội dung cụ thể sau:
 Tăng trưởng về quy mơ sản xuất
Q trình phát triển bền vững nông nghiệp phải làm tăng trƣởng quy mơ
của nền sản xuất nơng nghiệp. Điều đó có nghĩa hoạt động sản xuất nông
nghiệp phải làm gia tăng số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp, gia tăng các
yếu tố nguồn lực ( đất đai, lao động, vốn…), từ đó gia tăng sản lƣợng nơng
sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về sản phẩm nơng
nghiệp và đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và
mối tƣơng quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể. Cơ cấu kinh
tế biểu hiện dƣới nhiều loại khác nhau, đó là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu
vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành là quan
trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự
phát triển của lực lƣợng sản suất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ
trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hồn thiện hơn, phù hợp hơn
với mơi trƣờng và điều kiện phát triển của nền kinh tế.
Quán trình phát triển nông nghiệp bền vững phải chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ trạng thái hiện có sang trạng thái khác nhằm khai thác tiềm năng
các nguồn lực nhƣ tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động… của địa phƣơng,
phù hợp với quy luật kinh tế, quy luật sinh học để gia tăng kết quả kinh tế góp


×