Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tich hop giao duc bao ve moi truong vat ly 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.73 KB, 25 trang )

Trang 1

SỞ GD VÀ ĐT SÓC TRĂNG

TRƯỜNG THPT PHÚ TÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh lớp 8 trong môn Vật lí”

Người thực hiện: Phùng Thị Thu Thảo
Tổ: Vật lí- Công nghệ
Tháng 08 năm 2008


Trang 2
MỤC LỤC
PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

1. LÝ DO CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trang 2

2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trang 3

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Trang 3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 3

5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Trang 4

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG

Trang 5

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 5

2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Trang 6

3. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH

Trang 6

3.1. Phương hướng chung

Trang 6


3.2. Gắn kết nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học

Trang 7

3.3. Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục Trang 7
3.4. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để
tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

Trang 8

3.5. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp

Trang 8

3.6. Một số ví dụ minh họa

Trang 8

4. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Trang 14

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Trang 15

1. KẾT LUẬN

Trang 15


2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 18

PHỤ LỤC

Trang 19


Trang 3
PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và
phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản
xuất…..Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó
không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi
và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ…Hiện nay vấn đề môi trường đang là
vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, nó đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn
nhân loại, đặc biệt ở Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội
việc giáo dục bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm nhằm trang bị cho học sinh
kiến thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường. Qua thực tế tại địa phương, cũng như sự
ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, cuộc sống của con người và với
tâm lý của học sinh thì dường như việc bảo vệ môi trường là của người lớn. Tôi
nhận thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là cần thiết. Các em
là những người chủ của tương lai, những người sẽ trực tiếp quản lý, chịu ảnh hưởng

của môi trường sống. Vì thế các em phải có ý thức bảo vệ môi trường và phải có
trách nhiệm với môi trường mình đang sống. Đối với bộ môn Vật lý khối lớp 8 việc
tích hợp để giáo dục môi trường là vấn đề không đơn giản. Tôi liên hệ môi trường
sống ở nhà, ở lớp học … để hướng các em đến với việc bảo vệ môi trường là không
của riêng ai. Tôi giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong các bài học Vật lý lớp
8 một cách nhẹ nhàng, không gây nhàm chán, gò ép.
Là một giáo viên dạy bộ môn vật lí lớp 8, tôi luôn tìm hiểu và nghiên cứu về
vấn đề bảo vệ môi trường để làm thế nào vừa dạy cho học sinh nắm vững các kiến
thức cơ bản của bộ môn và vừa lồng ghép các đơn vị kiến thức về môi trường cho
học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên việc nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu về
bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài, internet,…. Đặc biệt là nắm bắt
về phương pháp dạy học có tích hợp môi trường. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ,
trao đổi các đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu


Trang 4
tình hình môi trường ở địa phương. Nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường đối với bộ môn Vật lí là một biện pháp tốt nhất nhằm giúp các em có ý
thức, trách nhiệm giữ gìn môi trường xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp nên tôi
quyết định viết hoàn chỉnh sáng kiến về “giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh lớp 8 trường THCS Vũng Thơm trong môn Vật lý ” để chia sẽ với các
đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để sáng kiến ngày càng hoàn
thiện hơn.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích nghiên cứu: để tất cả các em hiểu được bản chất của vấn đề
về môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó các em
nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một
nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách
nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi nhận thấy việc
giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong môn Vật lí 8 trường THCS Vũng Thơm
sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức,
có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời
sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người
cùng chung tay bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong
môn Vật lí 8, dựa vào đặc điểm tâm sinh lí và dựa vào hoạt động dạy của thầy và
hoạt động học của học sinh, nội dung chương trình môn học.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Vũng Thơm
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp,
thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường
ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.


Trang 5
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp
để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
“Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8 trường THCS
Vũng Thơm trong môn Vật lý” là một sáng kiến rất quan trọng nhằm giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ cấp trung học cơ sở, cũng qua
đây chúng ta có thể nhờ các em mang các thông điệp bảo vệ môi trường về từng gia
đình, từng địa phương, và từng người chưa có sự am hiểu về môi trường để rồi từ
đó mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến sự ô nhiễm môi trường cũng như họ sẽ
sống và làm việc thân thiện hơn đối với môi trường.



Trang 6
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên
để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự
sống của chúng ta. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa
cuộc sống của loài người, cụ thể như: Trái Đất đang ngày bị nóng lên, tầng ô zôn bị
thủng, các nguồn tài nguyên khác đang ngày bị cạn kiệt, thu hẹp…Hậu quả là thiên
tai, lũ lụt xảy ra khắp nơi; hạn hán kéo dài, nhiều sinh vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng, băng tan nước mặn tràn ngập khiến ngành nông nghiệp bị tổn thất
nặng nề…Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ý thức của
người dân về vấn đề môi trường chưa cao.
Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người
thân của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua
những việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải có
ý thức bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên việc nhận thức về môi
trường cũng còn hạn chế, nhưng các em có thể góp một phần vào phong trào bảo vệ
môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước và trên toàn thế giới.
Để cùng với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo Dục và đào tạo
nước ta đã và đang phát động các phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, “Môi trường xanh – sạch - đẹp”.
Đối với học sinh lớp 8, tuy các em đã có kiến thức cơ bản về môi trường
nhưng do các em chưa có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường đang sống, bên cạnh đó việc tiếp cận với internet của học sinh lớp 8 ở
trường học ở các vùng khó khăn còn hạn chế.
“Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8 trường THCS
Vũng Thơm trong môn Vật lý” nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các
em học sinh. Qua đây, chúng ta có thể nhờ các em mang các kiến thức về bảo vệ
môi trường tuyên truyền cho gia đình để mọi người chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn

về môi trường họ đang sống và làm việc.


Trang 7
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có
học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với
việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học
sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lý, tôi đã đề cập đến các biện pháp giáo dục
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần
gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lý là môn khoa học mang tính
thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ
môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với
sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng
tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan
tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
3. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH:
3.1. Phương hướng chung
“Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8 trường THCS
Vũng Thơm trong môn Vật lý” có tác dụng góp phần đưa việc giáo dục học sinh
có ý thức tốt hơn đối với môi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú và
thực tế cho môn học.
Để tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn vật lý là một việc không
phải đơn giản. Giáo viên phải giảng dạy đảm bảo đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng của
bộ môn, còn phải đưa những kiến thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế
vào bài giảng nhằm giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó phải
thường xuyên tìm tư tiệu về bảo vệ môi trường như tranh ảnh, số liệu, các thí
nghiệm có liên quan để phục vụ cho tiết dạy có giáo dục bảo vệ môi trường sinh
động.

Để giảng dạy các tiết có tích hợp bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, trước hết
giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài, kết hợp tìm tư liệu
có liên quan như tranh ảnh, video,… đến kiến thức bảo vệ môi trường từng nội
dung bài học qua báo đài, internet…, xác định được mục tiêu khi lồng ghép các


Trang 8
kiến thức, những đơn vị kiến thức phải dễ hiểu, và sự vật, hiện tượng mà giáo viên
giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh lớp 8. Bằng phương pháp
giảng dạy đưa những kiến thức bảo vệ môi trường đơn giản, cụ thể gắn liền với
cuộc sống và địa phương của các em, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một
trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp bảo vệ môi
trường.
Cần tổ chức những buổi ngoại khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn
đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo
vệ môi trường. Thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở
địa phương. Và bản thân người giáo viên phải là một tấm gương trong vấn đề bảo
vệ môi trường.
3.2. Gắn kết nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học
Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lý là vấn đề quan
trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi
trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó
tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường đồng thời
nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó
có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường. Trước hết cần chọn lựa
chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với nhận thức
của các em. Giáo viên chọn chủ đề khai thác, sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch
dẫn đến những thảm hoạ về môi trường và những biện pháp khắc phục.
* Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học sinh
tìm hiểu.
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
3.3. Thu thập tài liệu về môi trường sinh động có sức thuyết phục
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm
bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện
thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ


Trang 9
môi trường nói riêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và
lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung
kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong
một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất và dễ quan sát.
3.4. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt
nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không
phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. Ý thức
được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để
vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
được đưa vào sau khi các em đã tiếp thu được kiến thức nội dung học tập của phần
đó.
3.5. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao
tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không
chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích
cực trước các vấn đề về môi trường bị suy thoái, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao
khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thực trạng cũng như những

hậu quả của ô nhiễm môi trường đưa lại.
3.6. Một số ví dụ minh họa tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn
Vật lí 8
Để cụ thể vấn đề trên tôi đã kết hợp giảng dạy với phương pháp tích hợp bảo
vệ môi trường trong kiến thức cho một số bài có tích hợp môn vật lí 8 trung học cơ
sở như sau:
Ví dụ 1 Bài 6: LỰC MA SÁT
a. Địa chỉ tích hợp
Lực ma sát trượt. Lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật.
b. Phương pháp tích hợp


Trang 10
Vận dụng kiền thức về lực ma sát trượt. Lợi ích và tác hại của lực ma sát trong
đời sống và kĩ thuật
GV: Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời C8
GV tích hợp GDBVMT: Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt
dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn. Em có biện pháp gì khắc
phục hiện tượng trên?
HS: Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe đặc biệt là lốp xe và tham gia giữ vệ
sinh và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
GV: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát
giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh
xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi
khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ
thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh. Em đề xuất biện
pháp gì hạn chế các tác hại trên?
HS: Khi tham gia giao thông cần mang khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. Vận động
người dân không sử dụng các phương tiện đã cũ kĩ, không đảm bảo chất lượng. Các
cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông

đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.
Ví dụ 2 Bài 7: ÁP SUẤT
a. Địa chỉ tích hợp
Áp lực gây ra áp suất trên bề mặt bị ép.
b. Phương pháp tích hợp
Củng cố kiến thức về áp lực gây ra áp suất trên bề mặt bị ép
GV: Em hãy cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Áp suất
được xác định như thế nào?
HS: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
Áp suất được xác định bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
GV tích hợp GDMT: Áp lực gây ra áp suất trên bề mặt bị ép. Áp suất do các vụ nổ
gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường
sinh thái và sức khỏe con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra


Trang 11
các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập,
sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân. Em có lời khuyên gì cho những
người thợ khai thác đá và những người liên quan?
HS: Công nhân khai thác đá chỉ tham gia lao động khi được đảm bảo những điều
kiện về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm ...)
Chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác đá ở các địa điểm xa khu dân cư
và đảm bảo được các điều kiện an toàn về lao động.
Ví dụ 3 Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
a. Địa chỉ tích hợp
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
b. Phương pháp tích hợp
GV: Ở địa phương em đã có trường hợp nào sử dụng chất nổ để đánh bắt cá chưa?
Nếu có đó là người địa phương hay người từ nơi khác đến?
HS: Trả lời theo hiểu biết của học sinh

GV tích hợp GDMT: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. Sử dụng chất nổ để
đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự
tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của
áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác
dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái. Các em cần làm gì để ngăn
chặn việc làm này?

Sử dụng chất nổ để đánh cá


Trang 12
HS: Bản thân và gia đình không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá. Tuyên truyền
người dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá. Khi phát hiện có người sử dụng
chất nổ để đánh bắt cá, kịp thời báo với người lớn
Ví dụ 4 Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
a. Địa chỉ tích hợp
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi
phương.
b. Phương pháp tích hợp
GV: Trình chiếu trên màn hình nội dung đầu tiên của phần này là “Càng lên cao
không khí càng loãng nên áp suất không khí càng giảm” và tích hợp GDBVMT:
Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng oxi trong máu giảm, ảnh
hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí
quyển tăng, áp suất tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và
màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp
suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình oxi.
GV: Vậy để an toàn khi đi rừng các em cần chú ý điều gì?
HS: Không nên trèo lên các ngọn đồi quá cao hay đi vào các hang động quá sâu

nếu không có dụng cụ bảo hộ.


Trang 13
Ví dụ 5 Bài 12: SỰ NỔI
a. Địa chỉ tích hợp
Vật nổi lên khi trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét
b. Phương pháp tích hợp

Yêu cầu học sinh làm bài tập củng cố (Tích hợp GDMT):
Bài tập: Các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Lớp
dầu này nổi trên mặt nước ngăn cản việc hòa tan ôxi vào nước vì vậy nhiều sinh vật
sống trong nước không lấy được Oxi sẽ bị chết. Nguyên nhân nào dẫn đến dầu nổi
trên mặt nước?
A. Do dầu không hòa tan trong nước.
B. Do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước
C. Do dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu lớn hơn khối
lượng riêng của nước.
D. Do dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối
lượng riêng của nước.
HS: Câu D
GV: Em đề xuất biện pháp gì để giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dầu lửa trên biển?
HS: Đối với doanh nghiệp vận chuyển: Có biện pháp an toàn trong vận chuyển
dầu lửa (kiểm tra các tiêu chuẩn kĩ thuật, đảm bảo các quy tắc an toàn
trong suốt quá trình lưu thông ...).
Đối với các cơ quan chức năng: Chỉ cấp phép hoạt động cho các doanh


Trang 14
nghiệp vận chuyển đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật, đồng thời có biện pháp

ứng cứu kịp thời khi có sự cố tràn dầu.
Ví dụ 6 Bài 23: ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
GV: đưa ra một số tình huống và yêu cầu HS đưa ra biện pháp khắc phục
* Tình huống tích hợp: Trong phòng ngủ đóng kín cửa không có đối lưu không khí
sẽ rất ngột ngạt, khó chịu.
Biện pháp khắc phục: nên mở cửa sổ trước khi đi ngủ khoảng 15 phút để không khí
lưu thông dễ dàng, không khí trong phòng thoáng sạch giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu
hơn.
* Tình huống tích hợp: Trong bếp lò hay các lò cao ở các xí nghiệp, nhà máy khi
không khí trong lò bị đốt nóng sẽ rất ngột ngạt.
Biện pháp khắc phục: Người ta dùng những ống khói rất cao để thông gió (tạo ra
lực hút khí) khi đó không khí trong lò bị đốt nóng theo ống khói bay lên đồng thời
không khí lạnh ở bên ngoài lùa vào cửa lò. Nhờ đó luôn có đủ không khí để đốt
cháy nhiên liệu. Mặt khác ống khói cao làm cho khói thải ra bay lên cao, chống ô
nhiễm môi trường.
* Tình huống tích hợp: Khi dùng rơm, trấu, mạt cưa để nấu bếp, ta thấy có rất
nhiều bụi làm không gian bếp ngột ngạt.
Biện pháp khắc phục: Người ta đã chế tạo loại bếp có ống khói, để khói bụi có thể
thoát lên cao.


Trang 15
4. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Kết quả thực hiện năm học 2017 - 2018:
- Khảo sát khi chưa dạy thử nghiệm: Cho thấy, tỉ lệ số học sinh có ý thức bảo
vệ môi trường là:
Lớp
8A1
8A2
8A4


Số lượng (hs)
17/38
20/39
21/38

Phần trăm (%)
44,75
51,3
55,3

- Kết quả khảo sát lần 1 khi dạy thử nghiệm: Cho thấy tỉ lệ học sinh có ý
thức bảo vệ môi trường là:
Lớp
8A1
8A2
8A4

Số lượng (hs)
30/38
34/39
32/38

Phần trăm (%)
78,9
87,2
84,2

-Kết quả khảo sát lần 2 khi dạy thử nghiệm:
Lớp

8A1
8A2
8A1

Số lượng (hs)
37/38
36/39
38/38

Phần trăm (%)
97,4
92,3
100

Qua việc dạy thử nghiệm tích hơp bảo vệ môi trường cho thấy tỉ lệ học sinh có ý
thức bảo vệ môi trường cũng và đã góp phần nâng cao kết quả học tập cũng như ý
thức học tập của học sinh của trường THPT Phú Tâm.


Trang 16
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN:
Sau khi áp dụng đề tài này vào thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua giảng dạy môn Vật lý, căn cứ vào kết quả đạt được của học sinh,
tôi nhận thấy:
Về phía học sinh phần lớn các em đã có những nhận thức đúng đắn và đầy
đủ về môi trường của quê hương, đất nước. Từ đó mỗi em đã xác định được những
bổn phận và trách nhiệm cơ bản của mình trong hiện tại và tương lai đối với việc
bảo vệ môi trường bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con
người. Mỗi em đã có những việc làm nhỏ bé của mình tham gia trực tiếp vào bảo

vệ môi trường tại nhà trường, địa phương nơi sinh sống.
Về phía giáo viên: đã thấy được khả năng to lớn của việc tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy môn học, trong thực hiện mục tiêu giáo dục
bảo vệ môi trường mà mình đảm nhận; rèn cho mình được những kỹ năng tổ chức
các hình học tập tích cực, kỹ năng bảo vệ môi trường.
Hơn ai hết, tôi thấy bản thân mình trong hiện tại và tương lai phải có trách
nhiệm cao hơn trong thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ
và nhiệm vụ này cần được mọi người, mọi tổ chức xã hội hãy chung tay cùng giáo
dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ và chung tay bảo vệ môi trường bền vững cho
sự phát triển bền vững của đất nước.


Trang 17
Kết quả đạt được
Qua một quá trình vừa nghiên cứu lí luận vừa đề xuất giải pháp vừa áp dụng
vào thực tế giảng dạy bước đầu đã thu được nhiều kết quả như sau:
Kêt quả
Có trả lời

Không có câu

Trả lời đúng

nhưng chưa

trả lời hoặc trả

SL
19
19

17
55

đầy đủ
SL
TL%
17
44,7
16
41,0
19
50,0
52
45,2

Tổng
Đợt
kiểm tra

Lớp

số
học
sinh

8A1
Thi HKI 8A2
8A4
Tổng


38
39
38
115

TL%
50,0
48,7
44,7
47,8

lời sai
SL
TL%
2
5,3
4
10,3
2
5,3
8
7,0

Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường (sự
cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách bảo vệ môi trường) ngày càng tăng.
Kết quả khảo sát áp dụng các giải pháp tôi nêu ra được thực hiện một cách đồng bộ,
nhất quán cho thấy số học sinh có hiểu biết về kiến thức môi trường liên quan đến
môn Vật lí đã tăng lên rõ rệt với trên 94,1% .
2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
Để các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này phát huy tối đa hiệu quả khi áp

dụng ở trường THPT Phú Tâm nói riêng và các trường học trong toàn huyện nói
chung, tôi kiến nghị một số vấn đề sau:
Về phía giáo viên: Đối với các kiến thức môi trường cần tích hợp nếu gần
gủi thiết thực, gắn liền với hoạt động thực tiễn của địa phương thì nên hướng dẫn
giúp các em tự đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Đối với các kiến thức môi
trường chưa thể áp dụng (không có điều kiện áp dụng) tại địa phương thì giáo viên
nên cung cấp thông tin và hình ảnh đầy đủ giúp các em mở rộng hiểu biết của mình
Về phía nhà trường: Về phía nhà trường thì Liên đội nên thành lập đội cờ đỏ
trong việc kiểm tra vệ sinh trong và ngoài lớp học. Phối hợp với các tổ chuyên môn
tổ chức các sân chơi học tập tìm hiểu về môi trường và hành động vì môi trường
xanh- sạch- đẹp. Xây dựng hội thi về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em học
sinh từ đầu năm học.


Trang 18
Về phía địa phương: Cần đầu tư hơn nữa trong công tác giáo dục bảo vệ môi
trường, như sử dụng các pa nô, áp phích ở các nơi công cộng, để tuyên truyền về
những nguy hại của môi trường khi bị ô nhiễm…
Khi giảng dạy về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên cần sử dụng phương
pháp sư phạm, kĩ năng dẫn dắt vấn đề rõ ràng, dễ hiểu gắn liền với thực tế trường,
lớp, địa phương....
Trên đây là một số kinh nghiệm cũng như quan điểm của cá nhân tôi trong
quá trình giảng dạy, đặc biệt là phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong bộ
môn Vật lý THCS. Rất mong quý đồng nghiệp góp ý thêm để đề tài nghiên cứu của
tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Phú Tâm, ngày 24 tháng 08 năm 2008
Người viết

Phùng Thị Thu Thảo



Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức Vật lý trung học cơ sở – Nhà
xuất bản Hà Nội.
2. Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III môn Vật lí.
3. Lê Thanh Hải - Bài tập nâng cao Vật lí 8, NXB Đại học SP.
4. Nguyễn Tuyến - Thực hành Vật lí 8, NXBGD năm 2004.
5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Vật lí trung học cơ sở, NXBGD Việt Nam.
6. Một số sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường.
7. Tài liệu GDBVMT vật lí
8. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý trung học cơ sở –
Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Thiết kế bài giảng vật lý – Nhà xuất bản Hà Nội.
10. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cho giáo viên trung học cơ sở môn
Vật lý Nhà xuất bản Giáo dục.


Trang 20
PHỤ LỤC
Tuần 31
Tiết 31
Bài 23. ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
-Lấy được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt
-Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng

đơn giản.
2. Kĩ năng:
-Quan sát hiện tượng vật lí, sử dụng dụng cụ TN an toàn, vận dụng được kiến thức
trả lời các câu hỏi.
3. Thái độ:
-Cẩn thận trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
+ Dụng cụ dùng để làm TN hình: 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 SGK.
+ Máy tính và màn chiếu
2. Chuẩn bị của HS:
+ Xem bài trước
+ Dụng cụ dùng để làm TN hình 23.2
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
-Thế nào là sự dẫn nhiệt là gì ?
-Cho một VD thực tế chứng tỏ chất rắn dẫn nhiệt tốt
-So sánh tính dẫn nhiệt của: chất rắn, chất lỏng, chất khí?
Bài tập. Để giữ các thức ăn được tươi, người ta để thức ăn vào một thùng xốp nhựa
mà không dùng thùng kim loại vì:
A. Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ làm lạnh thức ăn
B. Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng hút nhiệt
C. Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng dẫn nhiệt kém.
D. Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ toả nhiệt ra bên ngoài nhanh hơn
3. Dạy nội dung bài mới: (35 phút)
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
-Từ phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới

Bài 23. ĐỐI LƯU - BỨC XẠ
NHIỆT
- Hướng dẫn HS phân tích vấn đề ở TN -Quan sát H 23.1 và nêu hiện
hình 23.1, y/c HS quan sát và nêu hiện tượng xảy.
tượng xảy.
-Bài trước chúng ta đã biết nước dẫn nhiệt
kém. Trong trường hợp này nước đã truyền


Trang 21
nhiệt cho sáp bằng cách nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng đối lưu.
(20phút)
GV: Hướng dẫn HS nhận biết cách làm TN
H23.2 để tìm hiểu sự truyền nhiệt của nước.
+ Lắp TN theo hình 23.2
+ Đưa gói thuốc tím xuống đáy cốc.
+ Dùng đèn cồn đun nóng nước ở phía có
đặt thuốc tím.
+Lưu ý đọc nhiệt độ trên nhiệt kế
- Y/c HS quan sát hiện tượng xảy ra, thảo
luận và trả lời các câu hỏi:
Câu C1:
Nước màu tím di chuyển thành dòng từ
dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn
độn theo mọi phương?
Câu C2:
Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại
đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía
trên lại đi xuống dưới? (Dựa vào đk vật nổi,

vật chìm để trả lời).

I/. Đối lưu:
- Các nhóm nhận biết cách làm
TN H23.2 để tìm hiểu sự truyền
nhiệt của nước, làm TN nhóm,
thảo luận nhóm, đại diện các
nhóm trả lời các câu hỏi:

Câu C1:
Nước màu tím di chuyển thành
dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.

Câu C2:
Do lớp nước ở phía dưới nóng
lên trước, nở ra, trọng lượng riêng
của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng
của lớp nước lạnh ở trên. Do đó
lớp nườc nóng nổi lên còn lớp
nước lạnh chìm xuống tạo thành
dòng.
Câu C3:
Câu C3:
Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng
Nhờ có nhiệt kế mà biết nước
lên?
trong cốc nóng lên.
*Thông báo:
Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các
dòng như trong TN trên gọi là sự đối lưu. Sự

đối lưu có thể xảy ra trong chất khí
- Lắp TN như H23.3, tiến hành TN như hình
HS Quan sát hiện tượng xảy ra
23.3, y/c HS quan sát và trả lời
và trả lời
Câu C4:
Câu C4:
Trong TN ở H 23.3, khi đốt nến và hương
Tương tự Câu C2
ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống
vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy
cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích
hiện tượng trên.
- Nhấn mạnh: Đối lưu là sự truyền nhiệt
bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là
hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng
và chất khí.
-Từ 2 TN trên rút ra KL gì?
-Từ 2 TN trên rút ra kết luận:


Trang 22
- Y/c HS trả lời các câu hỏi

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng
các dòng chất lỏng hoặc chất
khí, đó là hình thức truyền nhiệt
chủ yếu của chất lỏng và chất
khí.
*HS Vận dụng trả lời:

Câu C5:
Câu C5:
Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất
Để phần dưới nóng lên trước đi
khí phải đun từ dưới lên?
lên (vì trọng lượng riêng giảm),
phần ở dưới chưa được đun nóng
đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
Câu C6:
Câu C6:
Trong chân không và trong chất rắn có xảy
Trong chân không và trong chất
ra đối lưu không ?Tại sao?
rắn không xảy ra đối lưu vì trong
chân không và trong chất rắn
không thể tạo thành các dòng đối
lưu.
-Ví dụ về sự đối lưu trong thực tế?
Ví dụ:
+ Khi đun nước ta thấy có dòng
đối lưu chuyển động từ dưới đáy
bình lên trên mặt nước và từ trên
mặt nước xuống đáy bình.
+ Các ngôi nhà thường có cửa sổ
để tạo điều kiện thuận lợi cho sự
đối lưu trong không khí.
- Sống và làm việc lâu trong các phòng
không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất
oi bức, khó chịu.
- Biện pháp GDBVMT:

GV: đưa ra một số tình huống và yêu cầu HS
đưa ra biện pháp khắc phục
* Tình huống tích hợp: Trong phòng ngủ
đóng kín cửa không có đối lưu không khí sẽ
rất ngột ngạt, khó chịu.
Biện pháp khắc phục: nên mở cửa sổ trước
khi đi ngủ khoảng 15 phút để không khí lưu
thông dễ dàng, không khí trong phòng
thoáng sạch giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu
hơn.
* Tình huống tích hợp: Trong bếp lò hay các
lò cao ở các xí nghiệp, nhà máy khi không
khí trong lò bị đốt nóng sẽ rất ngột ngạt.
Biện pháp khắc phục: Người ta dùng những
ống khói rất cao để thông gió (tạo ra lực hút


Trang 23
khí) khi đó không khí trong lò bị đốt nóng
theo ống khói bay lên đồng thời không khí
lạnh ở bên ngoài lùa vào cửa lò. Nhờ đó luôn
có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu. Mặt
khác ống khói cao làm cho khói thải ra bay
lên cao, chống ô nhiễm môi trường.
* Tình huống tích hợp: Khi dùng rơm, trấu,
mạt cưa để nấu bếp, ta thấy có rất nhiều bụi
làm không gian bếp ngột ngạt.
Biện pháp khắc phục: Người ta đã chế tạo
loại bếp có ống khói, để khói bụi có thể thoát
lên cao.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt.
(14phút)
- Đặt vấn đề: Ngoài lớp khí quyển bao quanh
Trái Đất, khoảng không gian còn lại giữa TĐ
và MT là khoảng chân không.Trong khoảng
chân không này không có sự đối lưu hay bức
xạ nhiệt. Vậy năng lượng của MT đã truyền
xuống TĐ bằng cách nào?
- Làm TN H 22.4, 23.5, y/c HS quan sát , mô
tả hiện tượng xảy ra.

- Nêu các câu vận dụng, y/c HS trả lời:
Câu C7: Giọt nước màu dịch chuyển về đầu
B chứng tỏ điều gì?

Câu C8:
Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A
chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng
gì?

Câu C9:
Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có

II/. Bức xạ nhiệt:
-Nhận biết vấn đề năng lượng của
MT đã truyền xuống TĐ bằng
cách nào?

-HS quan sát thảo luận trả lời:
+ Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt,

giọt nước màu dịch chuyển từ đầu
A sang B.
+ Lấy miếng gỗ chắn gỗ chắn
giữa nguồn nhiệt và bình cầu, thấy
giọt nước màu dịch chuyển trở lại
đầu A.
-Thảo luận trả lời:
Câu C7:
Giọt nước màu dịch chuyển về
đầu B chứng tỏ không khí trong
bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước
màu về đầu B.
Câu C8:
Giọt nước màu dịch chuyển trở
lại đầu A chứng tỏ kk trong bình
lạnh đi co lại. Miếng gỗ lúc này có
tá dụng ngăn không cho nhiệt
truyền từ nguồn nhiệt đến bình.
điều này chứng tỏ nhiệt được
truyền đến bình theo đường thẳng.
Câu C9:


Trang 24
phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao?

*Thông báo:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia
nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả
ở trong chân không.

Khả năng hấp thụ các tia nhiệt của một số
vật.

-Ví dụ về sự BXN trong thực tế?

- Nhiệt truyền từ Mặt Trời qua các cửa kính
làm nóng không khí trong nhà và các vật
trong phòng.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Tại các nước lạnh, vào mùa đông, có thể
sử dụng các tia nhiệt của Mặt Trời để sưởi
ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia
nhiệt sau khi đi qua cửa kính sưởi ấm không
khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt
này bị mái và các cửa kính giữ lại, chỉ một
phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ
ấm cho nhà.
+ Các nước xứ nóng không nên làm nhà có
nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt
bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi
trường. Đối với các nhà kính, để làm mát
cần sử dụng điều hòa, điều này làm tăng chi
phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều
cây xanh quanh nhà.

Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt
tới bình không phải là dẫn nhiệt vì
chất khí dẫn nhiệt kém, cũng
không phải là đối lưu vì nhiệt
được truyền theo đường thẳng.

-Nhận biết:
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền
nhiệt bằng các tia nhiệt đi
thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy
ra cả ở trong chân không.
Khả năng hấp thụ các tia nhiệt
của một số vật còn phụ thuộc
màu sắc và tính chất bề mặt của
vật: vật có bề mặt xù xù, màu
sẫm hấp thụ tia nhiệt càng
nhiều.
Ví dụ:
+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới
Trái Đất.
+ Cảm giác nóng khi ta đặt bàn
tay gần và ngang với ấm nước
nóng

4. Củng cố, luyện tập: (3phút)
- Hướng dẫn HS cả lớp thảo luận trả lời các câu vận dụng.


Trang 25
+Câu C10: Tại sao trong TN ở H 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội
đèn?
+Câu C11: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu
đen?
+Câu C12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ở bảng 23.1
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1phút)
- Giới thiệu với HS mục có thể em chưa biết.

+Về học thuộc bài.
+Làm bài 23.1 đến 23.6 SBT.


×