Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
-------------

DƢƠNG THỊ DUNG

TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT TRONG HỆ THỐNG TRIẾT
HỌC PHI CHÍNH THỐNG CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
-------------

DƢƠNG THỊ DUNG

TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT TRONG HỆ THỐNG TRIẾT
HỌC PHI CHÍNH THỐNG CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HỮU ÁI


Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng … năm 2015
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 3
5. Bố cục đề tài ...................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 3
CHƢƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ
THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ....... 7
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ................................................................... 7
1.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên .............................................................. 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 9
1.1.3. Tiền đề khoa học và văn hóa ...................................................... 14
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG ẤN

ĐỘ CỔ ĐẠI .................................................................................................. 17
CHƢƠNG 2. TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT TRONG CÁC TRƢỜNG
PHÁI PHI CHÍNH THỐNG Ở ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI .................................... 24
2.1. GIẢI THOÁT VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI THOÁT ................................. 24
2.1.1. Khái niệm giải thoát ................................................................... 24
2.1.2. Vai trò của giải thoát .................................................................. 25
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GIẢI THOÁT CỦA CÁC TRƢỜNG
PHÁI ..... ....................................................................................................... 46
2.2.1 Trƣờng phái Lokayata ................................................................. 46
2.2.2. Trƣờng phái Jaina ...................................................................... 50
2.2.3 Trƣờng phái Phật giáo................................................................. 58


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, HẠN
CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA TƢ TƢỞNG GIẢI THOÁT VÌ
ĐỜI SỐNG AN LÀNH CỦA NHÂN DÂN ................................................ 71
3.1.CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................... 71
3.1.1 Nhóm các giải pháp lý luận ......................................................... 71
3.1.2. Nhóm giải pháp thực tiễn ........................................................... 76
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ .................................................................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa và tƣ tƣởng lớn của

Phƣơng Đông cổ đại. Là một vƣơng quốc của tâm linh, nên Triết học Ấn Độ
chịu ảnh hƣởng của những tƣ tƣởng tôn giáo. Chính vì vậy, giữa triết học và
tôn giáo rất khó phân biệt. Tƣ tƣởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí,
chân lý thể hiện qua bộ kinh Veda, Upanishad. Tuy nhiên, tôn giáo của Ấn Độ
cổ đại có xu hƣớng "hƣớng nội" chứ không phải "hƣớng ngoại" nhƣ tôn giáo
phƣơng Tây. Vì vậy, xu hƣớng trội của các hệ thống triết học - tôn giáo Ấn
Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dƣới góc
độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự "giải thoát" tức là đạt tới sự đồng nhất
tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ. Sự phát triển của triết học Ấn Độ là sự
đấu tranh giữa các trƣờng phái và suy cho cùng nó phản ánh nhu cầu của đời
sống xã hội trong đó tôn giáo là trung tâm.
Có thể nói rằng tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính
thống là một đặc điểm nổi trội và có giá trị trong xã hội lúc bấy giờ. Con
ngƣời sinh ra ai cũng muốn có một cuộc sống hạnh phúc, no đủ về vật chất,
thoải mái về tinh thần. Tuy nhiên, trong thực tế con ngƣời lại gặp không ít
khó khăn, đau khổ về thể xác hoặc tinh thần. Và để thoát kh i khổ đau, nhiều
ngƣời đã tìm đến sự giải thoát. Triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại đã
hƣớng con ngƣời vào sự giải thoát n i khổ bằng con đƣờng thực nghiệm tâm
linh, tức là v n mở chính thế giới nội tâm của con ngƣời. Ở Ấn Độ, ngƣời ta
vẫn tin rằng con ngƣời có thể nhận biết đƣợc tâm lý siêu hình bằng thực
nghiệm trực tiếp, thực nghiệm bản thân. Có lẽ vậy mà tƣ tƣởng giải thoát đã
chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội bấy giờ.
Trong điều kiện hiện nay việc tìm hiểu những giá trị trong quá khứ sẽ
là cần thiết nhằm phát huy giá trị tích cực, tạo nền tảng để xây dựng cuộc


2
sống hiện tại. Những giá trị tích cực đó sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn
đề bất cập, thoát ly đƣợc khổ đau, xóa vô minh và nhìn nhận lại bản ngã của
chính mình để xây dựng cuộc sống hiện tại hạnh phúc và tốt đẹp.

Vì vậy, việc nghiên cứu tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học phi
chính thống của Ấn Độ cổ đại là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó chúng ta
hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về tƣ tƣởng giải thoát, từ đó có cách nhìn, cách đánh
giá đúng đắn khách quan nhằm tìm kiếm các giải pháp thích hợp, hạn chế giá
trị tiêu cực, phát huy các giá trị tích cực của nó.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn nội dung “Tư tưởng
giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại” làm đề
tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích và khẳng định tƣ tƣởng giải thoát trong các trƣờng
phái triết học phi chính thống, luận văn xây dựng các giải pháp nhằm phát
huy những giá trị tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của các trƣờng phái phi
chính thống trong triết học Ấn Độ cổ đại để xây dựng đời sống tinh thần lành
mạnh của con ngƣời Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ đại
- Phân tích, làm rõ những tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học
phi chính thống của Ấn Độ cổ đại
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của các tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học
phi chính thống của Ấn Độ cổ đại đối với đời sống tinh thần của ngƣời Việt
Nam


3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Những nội dung cơ bản về tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học
phi chính thống của Ấn Độ cổ đại

- Đối

tƣợng khảo sát: các trƣờng phái Lokayata, Jaina, Phật giáo

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số
nội dung chủ về tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống
của Ấn Độ cổ đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Các nguyên tắc đƣợc vận dụng trong luận văn:
nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, nguyên tắc về sự
thống nhất giữa cái trừu tƣợng và cái cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lôgic
và lịch sử, sự kết hợp giữa cái phổ biến và cái đặc thù…
- Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng trong luận văn là: phân tích, so
sánh, tổng hợp ... để trình bày nội dung.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn có 3 chƣơng (6 tiết).
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tƣ tƣởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại là một đề tài đƣợc
nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khảo sát. Đến nay, có một số công
trình nghiên cứu, ở nhiều góc độ khác nhau đề cập đến đề tài này
Bài viết “Vấn đề giải thoát trong triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại” trên
tạp chí Triết học, số 1 năm 1997 của Doãn Chính đã khẳng định: trong triết lý
đạo đức nhân sinh mang tính nhân bản sâu sắc của triết học tôn giáo Ấn Độ


4
cổ đại, tƣ tƣởng giải thoát đƣợc coi là một trong những vấn đề nổi bật của triết

lý nhân sinh. Giải thoát luôn là mục đích, là nhiệm vụ tối cao của các trƣờng
phái triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Trong bài viết, tác giả đã lý giải “giải
thoát” ở nhiều trƣờng phái khác nhau của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Đồng thời, tác giả cũng nêu nên nguyên nhân của giải thoát là bắt nguồn từ
n i khổ của con ngƣời. Bài viết có nhiều ý nghĩa trong việc hiểu đƣợc tƣ
tƣởng giải thoát nhƣng lại chƣa đi sâu vào tƣ tƣởng giải thoát của một trƣờng
phái tiêu biểu của triết học Ấn Độ cổ đại.
Trong cuốn “Chân lý thuyết minh: Giải thoát kiếp làm người đau khổ để
trở thành đấng siêu nhân (Phật – Thánh – Tiên)” của Nguyễn Văn Lƣơng
(1966), Nhà xuất bản Sài Gòn. Trong tác phẩm tác giả đề cập đến việc làm thế
nào để trở thành Phật – Thánh – Tiên thông qua giải thoát. Tác giả chủ yếu bàn
về giải thoát trên khía cạnh tôn giáo trong Phật giáo cũng nhƣ Thiên Chúa giáo.
Tác phẩm mới đƣợc xuất bản năm 2010 mang tên “Giải thoát luận
Phật giáo” của tác giả Nguyễn Thị Toan đã đi sâu luận giải tƣ tƣởng xuyên
suốt triết học Phật giáo: giải thoát. Từ việc nghiên cứu quan niệm giải thoát
trong Phật giáo làm tiền đề để tác giả nghiên cứu quan niệm về giải thoát
trong Phật giáo Việt Nam và ảnh hƣởng của nó đối với đời sống ngƣời Việt
Nam trong lịch sử. Và sau đó ứng dụng vào Việt Nam đƣơng đại là ảnh
hƣởng của quan niệm về giải thoát trong Phật giáo đối với đời sống ngƣời
Việt Nam hiện nay.
Thông qua những nghiên cứu, bài viết trên có thể thấy sự phong phú
trong việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của tƣ tƣởng giải thoát của
các trƣờng phái thuộc hệ thống triết học phi chính thống. Vấn đề giải thoát
không phải là vấn đề mới, cũng đã đƣợc nghiên cứu nhiều tuy nhiên chƣa có
đề tài nào nghiên cứu về tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính
thống của Ấn Độ cổ đại


5
Trong cuốn “Phật giáo triết học” của tác giả Phan Văn Hùm, viết năm

1953. Tác phẩm nghiên cứu Phật giáo dƣới góc độ triết học. Tác phẩm bao
gồm những nội dung sau: Một là, lịch sử phát triển của Phật giáo (quá trình ra
đời, ngƣời sáng lập ra Phật giáo…). hai là, về triết học nguyên thủy Phật giáo,
ba là, triết học của Phật giáo khi Phật nhập diệt, bốn là, triết học Phật giáo
khi Phật qua đời.
Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày cơ bản về những vấn đề trong
triết học. Khi đề cập vấn đề này tác giả đã có nhiều nghiên cứu đặc sắc về
Phật giáo . Tuy nhiên, tác phẩm vẫn chƣa đề cập một cách khái quát, đầy đủ
về tƣ tƣởng giải thoát trong Phật giáo. Các luận điểm đƣợc đề cập trong tác
phẩm chƣa phân tích một cách kĩ lƣỡng.
Tác giả Nguyễn Tài Thƣ viết bài “Phật giáo và thế giới quan người
Việt trong lịch sử” trên tạp chí Triết học, số 2 năm 1986. Ở đây, tác giả đã
quan tâm đến các vấn đề nhƣ: Phật giáo là một tôn giáo và tƣ tƣởng của Phật
giáo gắn chặt với lịch sử tƣ tƣởng dân tộc đƣợc xem nhƣ là một nhu cầu tinh
thần của ngƣời Việt. Ngoài ra, còn khẳng định giá trị và hạn chế của Phật
giáo trong phƣơng pháp tƣ duy của ngƣời Việt.
Trên tạp chí Triết học số 4 năm 1992, Nguyễn Tài Thƣ với bài viết
“Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay”. Trong
bài viết này, Nguyễn Tài Thƣ đã làm rõ hai vấn đề chính: Thứ nhất, tác giả
nêu bật những n t nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay mang dấu ấn Phật
giáo. Thứ hai, tác giả cho ngƣời đọc thấy đƣợc những giá trị của Phật giáo
trƣớc nhu cầu phát triển của đời sống tinh thần.
Nhƣ vậy, hai bài viết khác nhau Nguyễn Tài Thƣ đã nghiên cứu ảnh
hƣởng của Phật giáo với hai khía cạnh khác nhau. Bài viết “Phật giáo và sự
hình thành nhân cách con người” là sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với nhân
cách và sự hình thành nhân cách con ngƣời. Bài viết thứ hai ông lại tìm hiểu


6
về thế giới quan ngƣời Việt trong lịch sử bị ảnh hƣởng của Phật giáo nhƣ thế

nào.
Tiếp theo, đến năm 1998 bài viết “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư
duy của người Việt trong lịch sử” của tác giả Lê Hữu Tuấn trên tạp chí Triết
học. Bài viết phân tích những ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tƣ duy của
ngƣời Việt. Trong bài viết này tác giả đã phân tích phƣơng pháp tƣ duy của
ngƣời Việt, từ đó rút ra đặc điểm tƣ duy ngƣời Việt trong lịch sử.
Cũng trên tạp chí Triết học, tác giả Nguyễn Thị Toan có bài viết “Về
khái niệm niết bàn trong Phật giáo”, số 3, năm 2006. Trong bài viết này , tác
giả phân tích khái niệm niết bàn trong Phật giáo và so sánh, phân biệt khái
niệm niết bàn trong Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã tập hợp đƣợc nhiều tƣ
liệu và trình bày một cách tƣơng đối có hệ thống các nội dung cơ bản về tƣ
tƣởng giải thoát của Ấn Độ cổ đại ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho
đến nay chƣa có công trình nào xuất bản và công bố trùng với hƣớng tiếp cận
và nội dung đề tài “Tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính
thống của Ấn Độ cổ đại ”. Điểm mới của đề tài ở ch , tìm hiểu nội dung tƣ
tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống và nêu ra các giải
pháp phát huy giá trị tích cực của tƣ tƣởng giải thoát trong hệ thống triết học
phi chính thống Ấn Độ cổ đại.


7
CHƢƠNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG
CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
1.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên
Là một quốc gia thuộc Nam Á, Ấn Độ là một đất nƣớc vô cùng phong

phú đa dạng, hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Đó là một bán đảo
hình tam giác tƣởng chừng nhƣ một khối thống nhất đơn giản về địa hình, khí
hậu nhƣng đi sâu vào tìm hiểu mới thấy đƣợc sự đa dạng và phức tạp của
điều kiện tự nhiên. Ấn Độ là một tiểu lục địa vừa cách biệt với bên ngoài vừa
chia cắt ở bên trong. Bán đảo hình tam giác này mặc dù nằm ở châu Á nhƣng
lại bị ngăn cách với châu lục này bởi dãy núi cao nhất thế giới – Himalaya.
Dãy núi ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thoại linh thiêng. Những chƣớng
ngại do tự nhiên mang lại đã khiến cho Ấn Độ trở thành một khu vực tƣơng
đối riêng biệt, ít quan tâm đến thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, đây lại là một
yếu tố giúp cho đất nƣớc này bảo tồn đƣợc bản sắc văn hóa của mình – những
yếu tố văn hóa truyền thống cổ xƣa nhất thế giới.
Bên cạnh những sự tích, những bí ẩn về dãy núi Hymalaya, Ấn Độ còn
có những cánh rừng bạt ngàn, bí ẩn không k m. Ẩn dƣới những bóng rợp của
cây rừng là những vị tu sĩ khổ hạnh. Họ rời b cuộc sống gia đình trần tục để
ngồi dƣới gốc cây thiền định suy tƣ về vũ trụ bao la này. So với sự rộng lớn
của cây rừng, với sự bao la của vũ trụ, họ cảm thấy con ngƣời chỉ là những
sinh vật nh b , phù du; họ cảm thấy thế giới thì vô hạn, mà vì sao con ngƣời
lại hữu hạn, đối mặt với n i đau khổ trầm luân, họ muốn tìm kiếm sự giải
thoát kh i cuộc sống này, muốn tách cái Atman hòa nhập vào Brahman đạt
đến niềm vui bất diệt giải thoát kh i sự luân hồi. Chính sự nƣơng tựa vào


8
nhau của thiên nhiên nhƣ vậy đã dạy cho ngƣời Ấn có một cách sống hòa hợp
với thiên nhiên, con ngƣời và thiên nhiên là một, chứ không phải con ngƣời là
trung tâm của vũ trụ, chinh phục thiên nhiên.
Từ dãy núi Hymalaya, hai dòng sông Ấn và sông Hằng tuôn chảy
xuống đồng bằng nhƣ dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn ngƣời dân Ấn Độ bằng
nguồn phù sa dồi dào. Đất nƣớc có tên Ấn Độ cũng bắt nguồn từ dòng sông
Ấn, nó chảy về phía Tây, đổ ra vịnh Bengal chia làm 5 nhánh. Đi xuống phía

Nam là cao nguyên Dekkan rộng lớn với ngọn núi đông Gat và tây Gat chạy
dọc hai bờ đông và tây của bán đảo Ấn Độ. Nhƣng thiên nhiên nơi đây khô
cằn nên không thuận tiện cho việc sinh sống. Chính vì thế mà miền Nam Ấn
k m phát triển hơn miền Bắc Ấn. Núi cao, biển rộng, sông dài đã tạo thành
tính đa dạng, phức tạp của văn hóa Ấn đồng thời in dấu khá đậm n t trong
nền văn hóa, đặc biệt là tôn giáo.
Vị trí địa lý là một yếu tố tạo nên tính chất vô cùng đa dạng của khí hậu
Ấn Độ. Nơi đây hội đủ tất cả những yếu tố thời tiết khắc nghiệt nhất. Từ cực
nam Ấn Độ đến vùng hạ lƣu sống Ấn, sông Hằng khí hậu rất nóng. Ngƣợc lại,
cực bắc Ấn Độ giáp chân núi Hymalaya lại rất lạnh, vào mùa đông có tuyết
rơi. Ở vùng Tây Bắc có sa mạc Thar rộng lớn quanh năm hầu nhƣ không mƣa.
Vì thế, vào mùa hè Ấn Độ có nhiệt độ rất cao, thời tiết rất nóng. Nhƣng đến
tháng 6 những trận mƣa to k o dài khiến mặt đất nhƣ một đầm lầy rộng lớn,
nƣớc mƣa có thể làm ngập tràn bờ các dòng sông gây nên những cơn lũ kinh
hoàng nhất. Sự mạnh mẽ, sức mạnh vĩ đại của tự nhiên đã gây nên tâm lý tự
ti, thấy mình nh b trƣớc thiên nhiên, bất lực trƣớc những hiện tƣợng thiên
nhiên nên chỉ còn cách ngồi suy tƣ về n i khổ cuộc đời.
Chính hoàn cảnh tự nhiên đó làm cho Ấn Độ đa dạng và phức tạp với
rừng rậm hoang sơ, có nguồn động vật phong phú, quý hiếm, đồi núi bao phủ
và hoang mạc khô cằn. Với vị trí địa lý tƣơng đối biệt lập so với thế giới xung


9
quanh do bị ngăn cách bởi đồi núi hiểm trở, đại dƣơng mênh mông, văn minh
Ấn Độ có những bƣớc thăng trầm của nó. Điều kiện này bảo đảm cho việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhƣng cũng đồng thời làm cho xã hội Ấn trì trệ
không phát triển, vì thế mà tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo phát triển.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Có thể nói rằng chính trị, kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ
tƣởng giải thoát của hệ thống triết học phi chính thống Ấn Độ cổ đại. Xã hội

Ấn Độ không có quan hệ phong kiến giống nhƣ kiểu ở Hy – La, cũng không
có quan hệ phong kiến giống nhƣ ở các nƣớc Tây Âu. Ở Ấn Độ, nô lệ chƣa
bao giờ là lực lƣợng sản xuất chủ yếu, họ chƣa bao giờ trở thành nông nô nhƣ
ở Tây Âu phong kiến. Ấn Độ cổ đại thuộc loại hình chế độ nô lệ gia trƣởng
điển hình kiểu phƣơng Đông.
Đặc điểm rõ n t nhất của Ấn Độ thời kỳ này là xã hội phân biệt đẳng
cấp vô cùng sâu sắc. Sở dĩ chế độ phân biệt đẳng cấp đƣợc hình thành là do sự
di cƣ của ngƣời Arya khoảng 1500 đến 1000 năm trƣớc công nguyên vào Ấn
Độ, khi đến đây họ đã chiếm đoạt đất đai và đặt sự thống trị ngƣời bản địa
Đravidian. Đồng thời ngƣời Aryan cũng đƣa ra các luật lệ, các quy tắc để
phân biệt vai trò, địa vị của con ngƣời trong xã hội và từ đó chế độ phân biệt
đẳng cấp xuất hiện.
Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ đã làm cho kết cấu xã hội ở
đây khá phức tạp. Xã hội Ấn Độ đƣợc phân chia thành bốn đẳng cấp:
Bràhman. Đó là đẳng cấp tăng lữ, lễ sƣ Bàlamôn chuyên lo việc tôn
giáo, truyền bá kinh Veda. Họ là những ngƣời thâu tóm quyền lực trong lĩnh
vực văn hóa và tôn giáo.
Ksatriya. Là đẳng cấp vƣơng công, quý tộc, vua chúa, tƣớng lĩnh, võ sĩ
chuyên sử dụng vũ khí để bảo vệ chính quyền.
Vai‟sya. Đẳng cấp thƣơng nhân, điền chủ và thƣờng dân Arya hay


10
những ngƣời bình dân tự do. Tuy họ không có đặc quyền đặc lợi trong xã hội,
phải nộp sƣu thuế phục vụ lớp ngƣời bóc lột thuộc hai tầng lớp trên nhƣng họ
vẫn có thân phận tự do.
K‟sudra. Là những cùng dân và nô lệ. Họ làm những công việc nhƣ
đánh cá, săn bắn và những việc nặng nhọc khác nhƣng ở vào địa vị thấp k m
nhất, không đƣợc pháp luật bảo hộ, không đƣợc tham gia vào các hoạt động
tôn giáo.

Chế độ phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ đƣợc coi là bất biến với những luật
lệ hà khắc và vô cùng khắt khe. Giữa các đẳng cấp trên và nhất là giữa ba
đẳng cấp trên với đẳng cấp K‟sudra có sự cách biệt rất nghiêm ngặt. Ngƣời ở
đẳng cấp dƣới có nghĩa vụ buộc phải tôn kính những ngƣời ở đẳng cấp trên
một cách tuyệt đối. Trong xã hội, ngƣời thuộc đẳng cấp dƣới không đƣợc
quyền kết hôn với những ngƣời thuộc những đẳng cấp trên. Tuy nhiên, ngƣời
đàn ông thuộc đẳng cấp trên có quyền lấy ngƣời ở đẳng cấp dƣới làm vợ,
ngƣợc lại nếu ngƣời đàn ông đẳng cấp dƣới dám lấy một phụ nữ thuộc đẳng
cấp trên thì con cái của họ sẽ bị xếp vào những ngƣời “ngoài đẳng cấp” là
Paria và Chanđala. Những ngƣời “ngoài đẳng cấp” còn bao gồm những
ngƣời vi phạm tín ngƣỡng bị khai trừ kh i đẳng cấp của mình, những ngƣời
làm đồ tể, thợ thuộc da, nhân công mai táng. Những ngƣời đó sẽ có số phận
rất thê thảm, không đƣợc tiếp xúc với con ngƣời, bị xã hội khinh bỉ, xa lánh.
Nhƣ vậy, xuất phát từ chính xã hội phân biệt đẳng cấp ấy, từ sự thống
trị khắc nghiệt của những tầng lớp trên và sự cùng cực của các tầng lớp dƣới
trong xã hội Ấn Độ, tất yếu sẽ dẫn đến những mâu thuẫn sâu sắc giữa một bên
là sự kìm cặp của xã hội và khát khao bình đẳng, công bằng và tự do của
ngƣời dân Ấn. Các trƣờng phái triết học phi chính thống xuất hiện đã đáp
ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, nó phản ánh n i đau khổ của con ngƣời,
chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp và sự áp bức, bất công chống lại giáo lý


11
truyền thống của kinh Veda và đạo Bàlamôn. Đặc biệt các trƣờng phái triết
học phi chính thống đã đƣa đến cho con ngƣời sự “giải thoát” trong lúc đang
bế tắc với cuộc đời
Về mặt kinh tế, trong bất cứ một xã hội nào, kinh tế là yếu tố vô cùng
quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội cũng nhƣ tƣ tƣởng của xã
hội đó. Tƣ tƣởng giải thoát của các trƣờng phái triết học phi chính thống cũng
bắt nguồn từ tồn tại xã hội, từ đặc điểm kinh tế Ấn Độ đƣơng thời. Nhƣ đã nói

ở trên, với môi trƣờng tự nhiên đó quy định nền sản xuất của Ấn Độ cổ đại là
nền sản xuất nông nghiệp. Giống nhiều quốc gia châu Á khác, Ấn Độ với hai
đồng bằng lớn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng thuận lợi cho nông nghiệp
phát triển. Bên cạnh đó gắn liền với nông nghiệp là kinh tế thủ công, tiểu thủ
công nghiệp gia đình, tự cấp tự túc nên quy mô nh lẻ, công cụ lao động thô sơ.
Thời kỳ này việc sử dụng đồ sắt làm công cụ lao động đã trở thành phổ
biến. Nông nghiệp đã phát triển cao. Ngƣời Ấn Độ cổ đã biết mở mang công
trình thuỷ lợi, trên cơ sở đó tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích
canh tác, trồng các loại ngũ cốc mới. Nghề thủ công cũng đã đạt đƣợc những
thành tựu đáng kể, nó tách ra kh i nông nghiệp ở một số vùng kinh tế phát
triển. Những ngƣời thợ thủ công đã tụ tập thành những tổ chức đặc biệt kiểu
nhƣ phƣờng hội.
Đặc trƣng nổi bật của nền kinh tế Ấn Độ thời kỳ này đó là sự xuất
hiện sớm và tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn. Đó là một hình thức
sản xuất vật chất mang tính cộng đồng kiểu công xã nguyên thủy và chế
độ quốc hữu về ruộng đất đƣợc thiết lập trên cơ sở của nền sản xuất công xã.
Với đặc điểm trên cho thấy nền kinh tế Ấn Độ cổ đại phát triển rất trì
trệ chủ yếu là nông nghiệp và bị chi phối nhiều bởi công xã nông thôn. Công
xã nông thôn là một hình thức công xã ở giai đoạn quá độ từ xã hội nguyên
thủy chuyển sang xã hội có giai cấp. Khi nghiên cứu về nền kinh tế Ấn Độ


12
thời kỳ này Mác gọi đó là “phương thức sản xuất châu Á”, do biểu hiện các
yếu tố của kinh tế Ấn Độ không rõ ràng, không cụ thể nên vấn đề này vẫn con
nhiều tranh luận.
Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp đã
đạt tới một trình độ nhất định. Thành phố đƣợc xây dựng bằng gạch nung,
theo một quy hoạch thống nhất, có đƣờng phố rộng rãi, thẳng tắp, có chợ búa,
cửa hiệu, có giếng nƣớc và hệ thống thoát nƣớc, có những bể tắm lớn...Thành

phố đƣợc chia thành hai khu, khu "dƣới thấp" và "khu trên cao", cách biệt
nhau về quy mô nhà cửa và số lƣợng của cải, chứng t xã hội thời kỳ này đã
xuất hiện sự phân chia kẻ giàu và ngƣời nghèo rõ rệt.
Về công nghệ, có nghề dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nghề
làm nữ trang, nghề làm gốm sứ tráng men đạt tới trình độ tinh xảo.
Thời kỳ này cũng đã có chữ viết, đƣợc thấy trên các quả ấn bằng đồng
hay đất nung. Tôn giáo cũng đã xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu
khắc trên các quả ấn.
Thời kỳ Veda (khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII tr.CN). Vào khoảng
thế kỷ XV, các bộ lạc du mục của ngƣời Arya từ Trung Á xâm nhập vào Ấn
Độ, đem theo những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng...và bắt ngƣời bản xứ
làm nô lệ. Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên
của ngƣời Arya trên lƣu vực sông Hằng và sông Ấn.
Đặc trƣng của nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ này là kinh tế tiểu nông
kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên tính chất tự cấp tự túc là
nổi bật và quan hệ trao đổi giữa các công xã rất yếu ớt. Đó cũng là nguyên
nhân làm xã hội Ấn Độ phát triển rất chậm chạp và trì trệ.
Về mặt xã hội, thời kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp góp phần quy
định cơ cấu xã hội và ảnh hƣởng đến hình thái tƣ tƣởng Ấn Độ cổ đại. Đó là
chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề


13
nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân...đƣợc hình thành
trong thời kỳ ngƣời Arya chinh phục, thống trị ngƣời Dravida, cũng nhƣ trong
cả quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thƣờng dân
Arya.
Xã hội Ấn Độ cổ không chỉ bị đè nặng bởi n i khổ do quan hệ bất công
và sự bóc lột hà khắc của giai cấp quí tộc chủ nô đối với giai cấp nô lệ và
những kẻ tôi tớ, mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da,

sắc tộc, còn gọi là chế độ đẳng cấp hết sức nghiệt ngã gây nên. Chế độ đẳng
cấp không chỉ góp phần qui định cơ cấu, trật tự xã hội Ấn Độ mà còn ảnh
hƣởng sâu sắc đến nội dung và tính chất của các quan điểm triết lý tôn giáo
Ấn Độ cổ đại.
Theo thánh điển của Bà La Môn và theo bộ luật Manu, ngƣời ta đã
phân chia xã hội Ấn Độ ra thành rất nhiều chủng tính. Nhƣng có thể qui thành
bốn chủng tính lớn và đó cũng là 4 đẳng cấp chính của xã hội Ấn Độ:
Bàlamôn (Brahmana) gồm những giáo sĩ, những ngƣời giữ quyền
thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng
cao thƣợng, sinh từ l miệng phạm thiên (Brahmana) hay phạm thiên cầm
vƣơng lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ƣu tiên đƣợc tôn kính, và an
hƣởng cuộc đời sung sƣớng nhất.
Sát đế lợi (Kshatriya) là hàng vua chúa quí phái, tự cho mình sinh ra từ
cánh tay phạm thiên, thay mặt phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân
chúng.
Vệ xá (Vaishya) là những hàng thƣơng gia chủ điền và dân tự do tin
mình sinh ra từ bắp chân phạm thiên và phạm thiên có nhiệm vụ đảm đƣơng
về kinh tế trong nƣớc (mua bán, trồng trọt, thu huệ lợi cho quốc gia).
Thu đà la (Shudra) là những ngƣời lao động bao gồm đa số tiện dân và
nô lệ tin mình sinh ra từ gót chân phạm thiên nên thủ phận làm khổ sai suốt


14
đời cho giai cấp trên.
Ngoài bốn đẳng cấp trong xã hội còn có một hạng ngƣời nữa là hạng hà
tiện nhất là giống Ba-tia-a (Pariahs) giống dân tộc mọi rợ, bị coi nhƣ sống loài
lề xã hội loài ngƣời, bị các giai cấp trên đối xử nhƣ thú vật, vô cùng khổ nhục
tăm tối.
Thời kỳ Veda cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tƣ tƣởng
và tín ngƣỡng của nó ảnh hƣởng đậm n t tới đời sống tinh thần xã hội Ấn Độ

cổ đại, nhƣ kinh Rig - Veda, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, Đạo Jaina...
Thời kỳ từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr. CN là thời kỳ mà các quốc gia
chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thƣờng xuyên thôn tính lẫn nhau dẫn
đến sự hình thành các quốc gia lớn, các vƣơng triều thống nhất ở Ấn Độ nhƣ
Magadha , Maurya. Trong thời kỳ này nền kinh tế, xã hội và văn hóa Ấn Độ
có những bƣớc phát triển tiến bộ vƣợt bậc. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn
chiếm ƣu thế, nhƣng thƣơng nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thành một
tầng lớp mới trong cơ cấu giai cấp xã hội Ấn Độ - tầng lớp thƣơng nhân và
thợ thủ công. Tiền kim loại xuất hiện, nhiều thành phố trở thành trung tâm
công thƣơng nghiệp quan trọng. Nhiều con đƣờng thƣơng mại thủy bộ nối
liền các thành thị với nhau và thông từ Ấn Độ qua Trung Hoa, Ai Cập và
miền Trung Á... dần dần xuất hiện.
1.1.3. Tiền đề khoa học và văn hóa
Ngay từ thời Veda, thiên văn học Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện. Ngƣời
Ấn Độ cổ đã biết sáng tạo ra lịch pháp, ph ng đoán trái đất hình cầu và tự
quay quanh trục của nó. Cuối thế kỷ V tr.CN, ngƣời Ấn Độ đã giải thích đƣợc
hiện tƣợng nhật thực và nguyệt thực.
Về toán học, Ngƣời Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống
chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt
ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn


15
lên (Ngƣời Tây Âu đã từ b số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.)
Họ đã tính đƣợc căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về
quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác, họ đã phát minh ra chữ số thập phân,
tính đƣợc trị số pi, biết đƣợc những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và
đƣờng huyền của một tam giác vuông ...
Nền y học Ấn Độ có từ rất sớm. Ngay trong kinh Veda, ngƣời ta đã tìm
thấy nhiều tên cây làm thuốc và nhiều phƣơng pháp trị bệnh đơn giản. Vào

thế kỷ V tr.CN, Shursada đã viết sách trình bày thuật chữa bệnh ngoại khoa,
phƣơng pháp dƣỡng sinh, tiêu độc...
Về Vật lí, ngƣời Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ
5 tr.CN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết: "trái đất, do trọng lực của bản
thân đã hút tất cả các vật về phía nó"
Trong nghệ thuật Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực
rỡ, ảnh hƣởng tới nhiều nƣớc Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết
đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện.
Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất
nhiều chùa tháp Phật giáo, nhƣng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang
Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa đƣợc đục vào vách núi, có tới 29
gian chùa, các gian chùa thƣờng hình vuông và nhiều gian m i cạnh tới 20m.
Trên vách hang có những bức tƣợng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo đƣợc xây dựng nhiều nơi trên đất
Ấn Độ và đƣợc xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ 7 - 11. Tiêu biểu cho các
công trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85
đền xen giữa những hồ nƣớc và những cánh đồng.
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina,
đƣợc xây dựng vào khoảng thế kỉ 13 và lăng Taj Mahan đƣợc xây dựng vào
khoảng thế kỉ 17. Ấn Độ là nơi có phong cách kiến trúc độc đáo, tinh tế, đặc


16
biệt là lối xây dựng chùa chiền, tháp Phật theo kiểu hình tháp vừa có ý nghĩa
triết học, tôn giáo, vừa biểu hiện ý chí, vƣơng quyền.
Về chữ viết và văn học, thời đại Harappa - Môhenjô Đarô, ở miền Bắc
Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay ngƣời ta còn lƣu giữ đƣợc
khoảng 3.000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa.
Thế kỉ VII tr. CN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng
30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V tr. CN ở Ấn

Độ lại xuất hiện chữ Sanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn
Độ và Đông Nam Á sau này.
Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana.
Mahabharata là bản trƣờng ca gồm 220.000 câu thơ. Bản trƣờng ca này nói về
một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trƣờng Mahabharata có
thể coi là một bộ "bách khoa toàn thƣ" phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội
Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, mô tả một cuộc
tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita (con của nữ thần mẹ đất).
Thiên tình sử này ảnh hƣởng tới văn học dân gian một số nƣớc Đông Nam Á.
Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hƣởng từ
Ramayana.
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn chứa đựng rất nhiều tƣ tƣởng
đƣợc gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu.
Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sự
phát triển rực rỡ của văn hóa, khoa học Ấn Độ cổ đại là những tiền đề lý luận
và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triển những tƣ tƣởng triết học
của Ấn Độ cổ đại.


17
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Triết
học Ấn Độ suy cho cùng là sự phản ánh xã hội Ấn Độ cổ đại – xã hội rất coi
trọng và đề cao tôn giáo. Triết học Ấn Độ ra đời và phát triển cũng nhƣ các
nền triết học khác đều dựa trên những cơ sở nhất định. Trong đó đặc điểm
chung của các trƣờng phái triết học Ấn Độ cổ đại là vấn đề tìm ra biện pháp
để giải thoát ra kh i cuộc sống hạn chế và đau khổ. Có thể khai thác những
đặc điểm cơ bản của các trƣờng phái triết học phi chính thống đó là:
Thứ nhất, các trƣờng phái triết học phi chính thống, tuy cùng có những

điểm chung nhƣ không tin có thƣợng đế, nghi ngờ và phủ nhận quyền uy của
kinh Veda, phê phán giáo lý Bàlamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấp
trong xã hội, nhƣng giữa họ lại có sự khác biệt nhau trong cả quan điểm về
thế giới cũng nhƣ quan điểm về nhân sinh. Nếu nhƣ trƣờng phái Lokayata
luôn thể hiện một cách nhất quán rõ ràng và triệt để thế giới quan duy vật, vô
thần trong lập trƣờng tƣ tƣởng và tính chất triết học của mình, chỉ thừa nhận
bốn yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành nên vạn vật gồm: đất, nƣớc, lửa, không
khí, gọi là "từ đại", phủ nhận thƣợng đế, đả phá quan niệm về "sự bất tử của
linh hồn" đề cao chủ nghĩa hiện thực, thì trƣờng phái triết học Jaina lại là một
hệ thống triết học mang tính chất nhị nguyên, có nhiều hƣớng ngã về chủ
nghĩa duy tâm. Nó chỉ thừa nhận hai bản nguyên cấu tạo nên thế giới vạn vật,
đó là Jva (linh hồn, tinh thần) và adjiva (gồm tất cả những gì không phải là
tinh thần hay linh hồn). Đặc biệt họ cho nguyên tử của các yếu tố: đất, nƣớc,
lửa, khí là giống nhau, chúng kết hợp với nhau tạo ra các sự vật phong phú đa
dạng khác nhau.
Thứ hai, khác với các trƣờng phái triết học chính thống, bởi vì triết học
chính thống họ chỉ cần thừa nhận những nguyên lý căn bản của xã hội Ấn Độ


18
chính thống, chấp nhận quyền uy của kinh Veda, Upanishad, biện hộ cho giáo
lý đạo Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp, rồi họ có thể tự do
phát triển tƣ tƣởng của họ theo các hình thức và khuynh hƣớng khác nhau tuỳ
ý thích. Cả sáu phái đó khác nhau nhƣng đều đồng nhất về một số nguyên tắc
cơ bản của tƣ tƣởng Ấn Độ nhƣ: 1. Các kinh Veda là do mặc khải; 2. Để tìm
sự thật và đặt chân lý thì ph p lý luận không chắc chắn bằng ph p trực giác;
3. Mục đích của trí thức và triết học không phải để thống trị thế giới mà là để
thoát ly kh i thế giới; 4. Suy tƣ là để tự giải thoát kh i khổ não, dục vọng và
chính dục vọng không đƣợc thoả mãn là nguyên nhân của đau khổ. Điều đó
nói lên tính phức tạp trong quá trình phát triển của tƣ tƣởng triết học tôn giáo

Ấn Độ cổ đại.
Phản ánh hiện thực xã hội, triết học tôn giáo Ấn Độ thời kỳ này còn
diễn ra quá trình đấu tranh gay gắt giữa các trƣờng phái triết học duy vật vô
thần, hay "những ngƣời theo thuyết hƣ vô", "bọn hoài nghi" với môn phái triết
học duy tâm tôn giáo, đặc biệt là triết lý Veda, Upanishad, và giáo lý đạo
Bàlamôn, nhằm phủ nhận quan điểm suy tôn thƣợng đế, phạm thiên hay "tinh
thần sáng tạo ƣu trụ tối cao" Brahman, chống lại những quan điểm về sự bất
tử linh hồn và sự siêu thoát của linh hồn con ngƣời, sang thế giới bên kia" nào
đó.
Tiêu biểu cho phong trào chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo thời đó là
các giáo phái nổi tiếng "lục sƣ ngoại đạo", mà trƣờng phái duy vật vô thần
triệt để Lokayata là tiêu biểu nhất.
Có thể nói triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại phát triển rất
phong phú nhƣng không mang tính cách mạng; các nhà triết học thƣờng kế
tục mà không gạt b hệ thống triết học có trƣớc, không đặt cho mình nhiệm
vụ phải sáng tạo ra một hệ thống triết học mới. Điều đó phản ánh sự trì trệ của
xã hội Ấn Độ cổ đại.


19
Thứ ba, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với
tôn giáo, trên cơ sở tín ngƣỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học
- tôn giáo. Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu hóa
ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, chi phối và ảnh hƣởng tới toàn bộ các mặt
lịch sử của Ấn Độ, nhất là ảnh hƣởng đến sự phát của văn hóa và triết học.
Trên cơ sở “phƣơng thức sản xuất châu Á”, xã hội Ấn Độ đƣợc kết cấu với ba
nhóm cơ bản: nhóm (thực chất là quan hệ gia đình, dòng họ), cộng đồng tự trị
làng – xã và bang (tiểu quốc) với chế độ đẳng cấp ngặt nghèo. X t trong điều
kiện tồn tại xã hội nhƣ vậy thì triết học của Ấn Độ gắn chặt với vấn đề tôn
giáo và tâm linh cũng là yếu tố khách quan.

Triết học phi chính thống của Ấn Độ không chỉ nảy sinh từ những cơ
sở nêu trên mà còn gắn với các thành tựu của khoa học, kỹ thuật và văn hóa
của Ấn Độ. Tuy nhiên, do các điều kiện về tự nhiên, về con ngƣời, về xã hội,
về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo, tâm linh nên triết học phi chính
thống Ấn Độ đã có những đặc điểm đặc trƣng riêng.
Triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại có nguồn gốc từ rất xa xƣa
và đến thế kỷ thứ VIII – thế kỷ VI tr.CN, nó đƣợc tập trung trong Upanishad,
sau đó nó phát triển rất mạnh mẽ và đƣợc phân ra làm nhiều trƣờng phái,
khuynh hƣớng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh nhiều
màu sắc rực rỡ.
Thứ tư, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại quan tâm đến nhiều
vấn đề, nhƣng vấn đề chủ yếu là vấn đề con ngƣời, đặc biệt là vấn đề giải
thoát. Đặc điểm đặc biệt trong triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại nó
phân con ngƣời thành những yếu tố cấu thành, trong đó cái tâm có ý nghĩa
quyết định, từ đó hƣớng chủ yếu của nó là đi sâu nghiên cứu, phân tích cái
tâm của con ngƣời. Triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại cho rằng
muốn hiểu đƣợc thế giới thế giới trƣớc hết phải hiểu mình đã và khi đã hiểu


20
mình thì hiểu tất cả vì bản thể vũ trụ có trong m i con ngƣời.
Mục đích của triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại là để đạt đến
sự giải thoát. Với mục đích giải thoát nên m i trƣờng phái triết học phi chính
thống Ấn Độ cổ đại là những con đƣờng khác nhau để đi đến giải thoát. Nhƣ
vậy, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại giống nhƣ ngón tay chỉ mặt
trăng, nhƣ con đò để đƣa lữ khách qua sông. Do đó, triết học phi chính thống
của Ấn Độ cổ đại là triết lý sống, nó gắn liền với tôn giáo, tâm linh, là triết
học của tôn giáo.
Nếu nhƣ nhận thức trong triết học phƣơng Tây nhìn chung bắt đầu từ
học h i, tích lũy kiến thức và đi theo con đƣờng từ đơn giản đến phức tạp, từ

hiện tƣợng đến bản chất, từ cảm tính đến lý tính... thì nhận thức trong triết học
Ấn Độ lại bắt đầu từ luân lý đạo đức (thanh lọc thân tâm), sau đó để tập trung
tƣ tƣởng (định), rồi mới đến tuệ.
Nhƣ vậy, trong triết học Ấn Độ, nhận thức gắn liền với đạo đức. Trong
nhận thức, triết học Ấn Độ lại đề cao việc tự nhận thức, tự hiểu. Điều này quy
định tính chất trực nhận, trực giác trong triết học Ấn Độ. Từ đó, một lôgic k o
theo là công cụ, phƣơng tiện nhận thức trong triết học Ấn Độ lại nghiêng về
ẩn dụ hình ảnh; trong khi đó, công cụ nhận thức của triết học phƣơng Tây lại
chủ yếu là khái niệm.
Thứ năm, triết học Ấn Độ vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa
dạng. Thống nhất ở ch dù trực tiếp hay gián tiếp nó đều bị chi phối bởi quan
niệm đồng nhất thể của Upanishad; hầu hết các trƣờng phái đều hƣớng đến
giải thoát; một số nguyên lý chung có ở nhiều trƣờng phái. Đa dạng ở ch
triết học Ấn Độ chia thành nhiều khuynh hƣớng, nhiều nhánh nh ; trừ chủ
nghĩa duy vật, m i trƣờng phái là những con đƣờng khác nhau để đi đến giải
thoát; nhiều vấn đề khác nhau đƣợc đặt ra ở những trƣờng phái khác nhau.
Trong thời kỳ này toàn bộ hệ thống triết học Ấn Độ đƣợc chia thành 9


×