Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.68 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN HIỂN

GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
TỪ THỰC TIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 60 38 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Ngƣời hƣớng dẫn khao học: PGS. TS. Đinh Ngọc Vƣợng

Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƢƠNG

Phản biện 2: TS. THÁI THỊ TUYẾT DUNG

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội …… giờ …… ngày 10 tháng 10
năm 2017

Có thế tìm luận văn tại: Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền giám sát, phản biện của ngƣời dân đƣợc thể hiện ở
Hiến pháp năm 2013: ngƣời dân có quyền giám sát các cơ quan công
quyền, giám sát cán bộ, công chức, viên chức, các đại biểu dân cử;
giám sát việc giải quyết đơn thƣ tố cáo, khiếu nại thuộc thẩm quyền
giải quyết của Chủ tịch UBND xã, phƣờng, thị trấn; giám sát thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở...thông qua Mặt trận tổ quốc và các tổ
chức chính trị-xã hội. Trong đó MTTQ đƣợc xem nhƣ là cầu nối giữa
Đảng, chính quyền với nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp chính đáng của nhân dân, đồng thời cũng là nơi tuyên
truyền vận động nhân dân thực hiện các quyền cơ bản của công dân,
đƣợc Hiến pháp quy định, nhất là quyền giám sát, phản biện.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Giám sát
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà
nước từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ của mình với hy vọng sẽ góp một phần công sức
nhằm hoàn thiện VBQPPL điều chỉnh về vai trò của MTTQVN trong
việc thực hiện chức năng giám sát xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu về MTTQVN bắt đầu đƣợc chú
trọng kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991).
Nhìn chung các công trình, đề tài, bài viết đề cập đến vấn đề
giám sát xã hội, giám sát của nhân dân, hoạt động giám sát của
MTTQVN, các đoàn thể nhân dân đối với Đảng và Bộ máy Nhà
nƣớc. Nhƣng chƣa có công trình nào đề cập chuyên sâu, có hệ thống
về giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ nâng
cao hiệu quả hoạt động giám sát đó. Tiếp thu những kết quả nghiên
1



cứu trên, luận văn này cũng phát triển trên cơ sở kế thừa các công
trình đi trƣớc ở một số vấn đề, chẳng hạn phát triển trên cơ sở kế
thừa những công trình trƣớc tập trung nghiên cứu giám sát của
MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 . Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn giám sát của MTTQVN TP Hồ Chí Minh đối với các cơ quan
hành chính Nhà nƣớc; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả giám sát của MTTQVN TP Hồ Chí Minh đối với các cơ
quan hành chính Nhà nƣớc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu : Để thực hiện mục tiêu trên, luận
văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu làm rõ
khái niệm, nội dung, vai trò giám sát của MTTQ đối với các cơ quan
hành chính Nhà nƣớc.. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh đối với các cơ
quan hành chính Nhà nƣớc; làm rõ những hạn chế, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Ba là, đề xuất quan điểm và
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của MTTQ đối với
các cơ quan hành chính Nhà nƣớc..
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu : Đối tƣợng nghiên cứu của luận
văn là các cơ quan hành chính nhà nƣớc, là một phận cấu thành bộ
máy nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc,
thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực đời
sống xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc giám sát của
MTTQVN đối với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc nhằm vào các
cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc,
2



thực hiện việc chấp hành và điều hành trên các lĩnh vực đời sống xã
hội đối với phạm vi toàn địa bàn cấp tỉnh là Thành phố Hồ Chí Minh
đƣợc nghiên cứu qua việc giám sát của Ban TTND và Ban Giám sát
đầu tƣ của cộng đồng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giám
sát của MTTQVN Thành phố Hồ Chí Minh tác giả luận chứng quan
điểm, giải pháp để phát huy việc giám sát của MTTQVN Thành phố
Hồ Chí Minh trong những năm tới.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 . Cơ sở lý luận: Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng nhà nƣớc thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân cũng nhƣ tƣ tƣởng của Ngƣời về sức mạnh của nhân dân
trong khối đại đoàn kết dân tộc; bên cạnh đó tác giả cũng bám sát
vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc nhằm
bảo đảm tính khoa học của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài luận văn
tác giả đã dùng các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, xã hội hội cụ
thể và phƣơng pháp luật học so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần xây dựng cơ sở
khoa học cho việc đổi mới nhận thức về vai trò và phƣơng thức hoạt
động của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là hoạt động
giám sát đối với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, giám sát cộng
đồng dân cƣ và giám sát đầu tƣ công của cộng đồng.
Đồng thời luận văn có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo
phục vụ nghiên cứu, công tác giảng dạy, làm tài liệu cho cán bộ dân
vận, cán bộ Mặt trận và các đoàn thể trong việc thực hiện hoạt động

3


giám sát xã hội; tổng kết thực tiễn liên quan đến giám sát của nhân
dân các mặt của đời sống xã hội và Nhà nƣớc
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chƣơng, 8 tiết.
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về giám sát của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đối với cơ quan hành chính Nhà nước.
Chƣơng 2. Thực trạng về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nước từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3. Một số giải pháp để phát huy vai trò giám sát của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà
nước.

4


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1.1. Khái niệm, tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mục đích giám sát của MTTQVN Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội và nhân dân nhằm góp phần thực hiện nghiêm túc và có
hiệu quả các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nƣớc.

Hoạt động giám sát đƣợc thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm
phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân, thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân;
thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản
trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc giám sát. Từ sự
phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm về giám sát của MTTQVN
nhƣ sau: “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ
chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo dõi, xem xét,
đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu
dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật”.
1.2. Đối tƣợng, nội dung, phạm vi và hình thức giám sát
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1.2.1. Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đối tƣợng giám sát của MTTQVN đƣợc nghiên cứu trong
đề tài này là Cơ quan hành chính nhà nƣớc. Cơ quan hành chính nhà
nƣớc là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nƣớc, đƣợc thành lập để
5


thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc. Nghiên cứu
địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm
xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nƣớc với tƣ cách là chủ
thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hệ pháp luật
hành chính. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng
trƣờng hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc xác định là
chủ thể mang quyền lực nhà nƣớc hay không mang quyền lực nhà
nƣớc.
1.2.2. Về nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đối với nội dung và phạm vi giám sát các cơ quan hành chính
nhà nƣớc là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân đối
với các hoạt động chấp hành - điều hành (đó là những hoạt động
đƣợc tiến hành trên cơ sở luật để thi hành luật) nhằm thực hiện các
chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc.
1.2.3. Phạm vi giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc (trừ những vấn đề thuộc
bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2.4. Hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát với bốn hình
thức: nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tổ
chức đoàn giám sát; thông qua hoạt động của Ban TTND đƣợc thành
lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ; tham gia giám sát với cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền.

6


1.2.4.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát bằng hình thức
nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân
Các loại văn bản đƣợc giám sát gồm: VBQPPL; Quyết định
hành chính; Bản án, quyết định, kết luận, cáo trạng trong hoạt động
tố tụng; Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình kinh tế xã hội, dự án, đề án của cơ quan nhà nƣớc… liên quan đến quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
1.2.4.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát bằng hình thức tổ
chức đoàn giám sát

Việc tổ chức giám sát bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát
đƣợc thực hiện theo quy trình sau: Bƣớc 1: Thu thập thông tin, tài
liệu, xây dựng kế hoạch giám sát; Bƣớc 2: Ban hành và thông báo
quyết định thành lập đoàn giám sát; Bƣớc 3: Đoàn giám sát làm việc
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc giám sát; Bƣớc 4: Báo cáo
kết quả giám sát và kiến nghị sau giám sát; Bƣớc 5: Theo dõi, đôn
đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát.
1.2.4.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát thông qua hoạt
động của Ban TTND được thành lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ
Trình tự, thủ tục giám sát thông qua hoạt động của Ban TTND
đƣợc thành lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ đƣợc thực hiện Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hƣớng dẫn tổ chức, trực tiếp chỉ
đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp xã lập kế hoạch giám sát đầu tƣ của cộng đồng đối với
chƣơng trình, dự án hàng năm trên địa bàn và thành lập Ban Giám
sát đầu tƣ của cộng đồng cho từng chƣơng trình, dự án.
1.2.4.4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát với cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền
7


Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội đƣợc cử tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền, có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13
của Nghị quyết liên tịch số 403.
1.3. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong hoạt động giám sát.
Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chƣơng
trình, nội dung, kế hoạch giám sát; quyết định thành lập đoàn giám
sát và tổ chức hoạt động giám sát theo kế hoạch hoặc khi cần thiết.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc giám sát báo cáo bằng văn
bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
Xem xét khách quan, khoa học những vấn đề liên quan đến nội dung
giám sát. Tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị sau giám
sát khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
đƣợc giám sát. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc,
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân; đề nghị
xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật. Ban hành hoặc phối hợp với cơ
quan, tổ chức liên quan ban hành văn bản về kết quả giám sát; chịu
trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát. Theo dõi, đôn
đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; đề nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định của
pháp luật.Khen thƣởng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
biểu dƣơng, khen thƣởng ngƣời có thành tích trong hoạt động giám
sát”

8


Tiểu kết chƣơng 1
Trong hoạt động giám sát của MTTQVN phải bảo đảm dân
chủ, công khai, khách quan đúng các quy định của pháp luật, Điều lệ
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, không làm ảnh hƣởng tới hoạt động
bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân đƣợc giám sát.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp và thống nhất hành
động của các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nƣớc

có liên quan. Việc tổ chức thực hiện cần đƣợc triển khai đồng bộ,
thống nhất phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành
viên khác của Mặt trận và điều kiện thực tế ở địa phƣơng; tăng
cƣờng công tác tập huấn, tuyên truyền; định kỳ có sơ kết, tổng kết.
Nhƣ vậy, hoạt động giám sát của MTTQVN đối với hoạt động
quản lý nhà nƣớc của cơ quan hành chính nhà nƣớc thông qua bốn
hình thức: nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền
liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân;
tổ chức đoàn giám sát; thông qua hoạt động của Ban TTND đƣợc
thành lập ở cấp xã, Ban GSĐTCCĐ; tham gia giám sát với cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền. Pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức là phải tạo điều kiện để MTTQVN thực hiện nhiệm vụ
giám sát và phải xem xét trả lời những kiến nghị của Mặt trận.

9


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thực trạng về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát cơ quan hành chính
Nhà nƣớc
2.1.1. MTTQVN TP Hồ Chí Minh trong hoạt động giám sát
cơ quan hành chính Nhà nước
Giám sát hoạt động cơ quan nhà nƣớc về giám sát công tác
tiếp dân và giải quyết đơn thƣ khiếu nại – tố cáo: tham gia phối hợp

hòa giải 1.325 vụ, hòa giải thành 625 vụ (chiếm tỷ lệ 47,1%), thông
qua hòa giải các bên đã hoàn trả cho nhau: 712.230.000 đồng và 925
m2 đất.
Giám sát hoạt động cơ quan nhà nƣớc về thí điểm không tổ
chức HĐND quận – huyện, phƣờng: trong thời gian qua đã phối hợp
tiếp 704 lƣợt công dân thƣờng xuyên, lãnh đạo tiếp 20 lƣợt có 92
công dân. Hàng quý Chủ tịch UBND – Chủ tịch UB.MTTQ quận –
huyện họp định kỳ để thực hiện quy chế phối hợp nghe MTTQ trình
bày những búc xúc kiến nghị của nhân dân để kịp thời giải quyết.
Giám sát hoạt động cơ quan nhà nƣớc về giám sát hoạt động
tƣ pháp: Ban thƣờng trực Ủy ban MTTQ các quận 6, 12, Phú Nhuận,
Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Cần Giờ…đã phối hợp với Viện Kiểm
sát nhân dân cùng cấp giám sát và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp để
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giới thiệu đại
diện tham gia Hội thẩm Tòa án nhân dân và thực hiện lấy ý kiến
nhân dân đối với Thẩm phán và Kiểm sát viên… đây là điều kiện rất
10


thuận lợi trong việc giám sát thực hiện hoạt động tƣ pháp.
2.1.2. MTTQVN TP Hồ Chí Minh thực hiện giám sát cơ
quan hành chính Nhà nước thông qua hoạt động của Ban TTND
Tình hình chung tổng số Ban TTND: 322 Ban; tổng số thành
viên có 2.375 vị, trong đó hoạt động khá: có 265 Ban TTND; hoạt
động trung bình: có 45 Ban TTND; hoạt động yếu: có 12 Ban TTND.
Kinh phí hoạt động đƣợc cấp 500.000 đ/tháng/Ban TTND (áp dụng
đến hết ngày 31/12/2013 theo văn bản số 2422/UBND-TM ngày
24/5/2012 của UBND Thành phố); từ ngày 01/01/2014 đƣợc cấp
800.000 đ/tháng/Ban TTND (áp dụng theo văn bản số 6707/UBNDTM ngày 13/12/2013 của UBND thành phố).
Về giám sát đối với lĩnh vực trật tự xây dựng; Về giám sát tổ

chức xác minh vụ việc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân; Về giám
sát thực hiện Quy chế “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ,
công chức, đảng viên ở khu dân cƣ; Về giám sát công tác tham gia
phối hợp hòa giải 1.325 vụ, hòa giải thành 625 vụ (chiếm tỷ lệ
47,1%), thông qua hòa giải các bên đã hoàn trả cho nhau:
712.230.000 và 925 m2 đất.
2.1.3. MTTQVN TP Hồ Chí Minh thực hiện giám sát cơ
quan hành chính Nhà nước qua Ban Giám sát đầu tư của cộng
đồng
Kết quả thực hiện giám sát đầu tƣ cộng đồng đã tổ chức giám
sát: 872/1.464 các công trình trên toàn địa bàn thành phố, trong đó
bao gồm các dự án mở rộng và nâng cấp hẻm; các công trình do nhà
nƣớc và nhân dân cùng làm; các công trình phúc lợi, công trình công
cộng, xây dựng trụ sở chính quyền, trƣờng học…do cấp thành phố,
quận – huyện, xã – phƣờng – thị trấn làm chủ đầu tƣ. Qua giám sát
đã kịp thời phản ánh, kiến nghị 122 ý kiến bằng văn bản đến các đơn
11


vị chức năng, Ủy ban nhân dân quận – huyện, xã – phƣờng – thị trấn,
chỉ huy trƣởng công trình…khắc phục tồn đọng nhƣ bụi, ngập nƣớc,
ô nhiễm môi trƣờng, hố ga lún sụp, sự cố rò rỉ nƣớc, xử lý hạn chế
bụi khi ngƣời dân tham gia lƣu thông…
2.2.

Thực trạng về quyền và trách nhiệm của cơ quan

hành chính Nhà nƣớc trong việc phối hợp giám sát
Quyền và trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nƣớc trong
việc phối hợp giám sát đƣợc thông báo trƣớc về nội dung, kế hoạch

giám sát. Báo cáo bằng văn bản theo nội dung giám sát; cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; báo cáo bổ sung,
làm rõ những vấn đề liên quan. Trình bày ý kiến về các nội dung liên
quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đề nghị xem xét lại kiến
nghị sau giám sát, đối thoại để làm rõ nội dung các kiến nghị đó khi
cần thiết. Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện
giám sát. Xem xét, giải quyết và trả lời những nội dung kiến nghị sau
giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thực hiện kết luận, quyết
định giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành liên
quan đến những nội dung kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
2.3. Nguyên nhân của kết quả đạt đƣợc và những tồn tại
hạn chế
2.3.1. Nguyên nhân kết quả đạt được
Trong hoạt động giám sát, đã quan tâm giám sát ở những lĩnh
vực mới, nhƣ lĩnh vực tƣ pháp đã có địa phƣơng quan tâm thực hiện.
Đối tƣợng giám sát đã đƣợc xác định cụ thể hơn để từ đó xây dựng
nội dung giám sát phù hợp. Đối với hoạt động Ban Giám GSDTCCD
giám sát đầu tƣ của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt
hơn. Qua đó đã kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng những
12


vụ việc cần phải chấn chỉnh, xử lý, đã kịp thời phát hiện, kiến nghị
những vụ việc làm ảnh hƣởng chất lƣợng công trình, an toàn, vệ sinh
môi trƣờng không ảnh hƣởng đến hoạt động, đời sống của nhân dân,
góp phần hạn chế việc tiêu cực lãng phí ngân sách, tiền của nhân
dân.
2.3.2. Nguyên nhân tồn tại hạn chế
Về hoạt động giám sát, có nơi còn lúng túng, kết quả còn

khiêm tốn, hoạt động giám sát ở lĩnh vực tƣ pháp còn hạn chế. Công
tác phòng, chống tham nhũng và giám sát đại biểu dân cử một số nơi
còn bỏ ngõ, thiếu quan tâm. Một số nơi Ban TTND hoạt động còn rất
mờ nhạt, cầm chừng do Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQVN quận –
huyện thiếu quan tâm giúp đỡ, định hƣớng cho Ban thƣờng trực Ủy
ban MTTQVN xã – phƣờng – thị trấn hƣớng dẫn, chỉ đạo, tổ chức
cho Ban TTND hoạt động, một số nơi còn thiếu quan tâm đến việc
giải quyết những vƣớng mắc trong hoạt động giám sát. Một số thành
viên Ban GSĐTCCĐ còn e dè, ngại đụng chạm, chƣa phản ánh kịp
thời những bất cập trong quá trình giám sát.
2.4.

Một số vấn đề đặt ra liên quan đến vai trò của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện giám sát các cơ quan
hành chính Nhà nƣớc
Hoạt động giám sát của MTTQ trong những năm qua đã có
một số kết quả thiết thực. Nhiều phát hiện, kiến nghị của MTTQ
đƣợc chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở tiếp thu, đƣợc
nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Kết luận chƣơng 2
Giám sát của nhân dân, qua MTTQVN thành phố Hồ Chí
Minh và các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên của Mặt trận cũng
có tính chính trị pháp lý nhƣ giám sát mang tính nhà nƣớc nhƣng
13


khác ở các mặt: chủ thể, đối tƣợng, nội dung, hình thức và hậu quả
pháp lý của giám sát. Hoạt động của Ban TTND và Ban giám sát đẩu
tƣ của cộng đồng tại cơ sở cũng có những chuyển biến tích cực hơn,

có nơi làm rất hiệu quả.
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở có nơi còn
khoán trắng cho Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ

14


Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁM SÁT
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
3.1. Sự cần thiết phải phát huy vai trò giám sát của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà
nƣớc
3.1.1. Giám sát của MTTQVN TP Hồ Chí Minh để góp
phần xây dựng chính quyền vững mạnh
Do vậy, phải từng bƣớc “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm
tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết
định của các cơ quan công quyền” [24, tr.126] nhằm “bảo đảm quyền
kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ
chức, của cá nhân đối với lãnh đạo chủ chốt và tổ chức, kể cả đối với
ngƣời lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát của
Đảng với giám sát của Nhà nƣớc và giám sát của nhân dân” [25,
tr.134].
3.1.2. Giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh đảm
bảo nâng cao vai trò của MTTQVN và các tổ chức thành viên
trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân
Hiệu quả hoạt động hành chính phụ thuộc vào chất lƣợng đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc. Do đó, bên cạnh việc tăng cƣờng

hiệu quả hoạt động giám sát của nhân dân thông qua MTTQVN đối
với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc thì cần thiết phải: “Xây
dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà
nƣớc và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trƣớc khi quyết định các chủ
15


trƣơng, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc” [19, tr.3].
Giám sát của MTTQVN ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng
đối với quyền lực nhà nƣớc nói chung, cơ quan hành chính nhà nƣớc
nói riêng trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân. Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa và thể chế hóa
quyền giám sát của MTTQVN đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao,
đầy đủ và cụ thể.
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đối với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về giám sát
của MTTQVN Việt Nam
Hiện nay hệ thống VBQPPL về giám sát của MTTQVN đã
khá nhiều và đa dạng nhƣng các quy định đó phần lớn mới chỉ dừng
lại ở mức độ định hình chung, chƣa thực sự tạo ra đƣợc một khung
pháp lý hữu hiệu cho Mặt trận thực hiện quyền giám sát đối với cơ
quan nhà nƣớc nói chung và cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng.
3.2.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam
Muốn hoạt động giám sát có hiệu quả, trƣớc hết chủ thể giám
sát phải đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, chất lƣợng hoạt động.
Nhận thức giám sát xã hội cùng với phản biện xã hội là chức năng cơ

bản của MTTQVN trong thời đại hiện nay, đòi hỏi Mặt trận phải
không ngừng đổi mới chính mình, đặc biệt là về tổ chức và hoạt
động.

16


3.2.2.1. Tăng cường mối quan hệ giữa MTTQVN với các tổ
chức thành viên
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất liên mình chính trị,
liên hiệp tự nguyên của các tổ chức chính trị và các đoàn thể nhân
dân, các cá nhân tiêu biểu nên Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc
hiệp thƣơng dân chủ và phối hợp thống nhất hành động,
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ MTTQVN các
cấp
Chất lƣợng hoạt động của một tổ chức tốt hay không tốt phụ
thuộc rất nhiều vào chất lƣợng chính đội ngũ cán bộ của tổ chức đó.
Đặc biệt trong hoạt động giám sát với yêu cầu phải đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên, liên tục thì công tác tổ chức và cán bộ càng cần phải
đƣợc đề cao và đổi mới.
3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động
giám sát của MTTQVN TP Hồ Chí Minh trong những năm tới
Mặt trận Tổ quốc cần nâng cao chức năng giám sát và phản
biện xã hội để hoạt động của Mặt trận gắn bó với nhân dân, vì lợi ích
của nhân dân. Mặt trận cần tập trung vào 3 nhiệm vụ cơ bản là chống
tham nhũng tiêu cực, nhóm lợi ích, cán bộ xa dân mất niềm tin do
Mặt trận có thành viên rộng rãi; giáo dục động viên tinh thần độc lập
tự cƣờng của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, không lệ thuộc nƣớc ngoài.
Giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

đoàn thể chính trị - xã hội là sự phản hồi của xã hội đối với các hoạt
động lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc. Để nâng
cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
thành phố cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Xây dựng cơ chế về hoạt động giám sát và phản biện xã hội
17


của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
tỉnh;
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh với các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát
và phản biện xã hội;
- Phối hợp giữa hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan
Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Xây dựng cơ chế tự chủ về tổ chức và tài chính để tăng
cƣờng tính độc lập của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động
giám sát và phản biện xã hội.
Phát huy vai trò nhân dân làm chủ, từng bƣớc nâng cao văn
hóa dân chủ cho nhân dân. Đây là nội dung cốt lõi thể hiện bản chất
của chế độ XHCN. Ngƣời dân làm chủ toàn diện: chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Năng lực làm chủ là điều quan trọng nhất, Mặt trận
và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động mọi ngƣời
không ngừng nâng cao năng lực làm chủ, xây dựng bản lĩnh làm chủ.
Dân chủ gắn liền với trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cƣơng
xã hội. Nhân dân làm chủ - phải biết mình làm chủ điều gì, điều đó
đƣợc thể hiện ở văn bản pháp luật nào, theo cơ chế nào. Hiện nay,
Nhà nƣớc ban hành nhiều cơ chế nhân dân làm chủ, nhƣng khâu
tuyên truyền pháp luật còn rất yếu. Mặt trận và các đoàn thể chính trị

- xã hội tỉnh phải có trách nhiệm cao hơn nữa trong việc đƣa đƣờng
lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến
với từng ngƣời dân. Từng bƣớc nâng cao văn hóa dân chủ cho nhân
dân.
Muốn nâng cao văn hóa dân chủ cho nhân dân, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh, trên cơ sở tập hợp ý kiến, kiến nghị, tâm tƣ,
18


nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, thể hiện vai trò đại diện cho
quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân cần phải thực
hiện một số nhiệm vụ sau: Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức pháp luật để phổ cập pháp luật cơ bản cho công dân, bắt đầu từ
bậc học phổ thông, giúp nhân dân nắm vững đƣợc quyền và nghĩa vụ
cơ bản của mình, biết đƣợc nguyên tắc pháp quyền nhƣ Nhà nƣớc,
công chức chỉ đƣợc làm những gì pháp luật cho phép; công dân đƣợc
làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh nên thành lập ban tƣ vấn hoặc tổ tƣ vấn pháp luật đặc biệt
quan tâm đến việc hỗ trợ pháp lý cho ngƣời dân, đặc biệt là những
ngƣời nghèo để giúp ngƣời dân xóa bỏ mặc cảm thiếu tin tƣởng vào
pháp luật hoặc vƣợt qua mặc cảm ngại “đụng chạm” đến cơ quan
công quyền.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong điều kiện đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế và xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nƣớc ta
hiện nay, Đảng đã xác định: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó
cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân
dân, chịu sự giám sát của nhân dân”. Vì vậy, càng đòi hỏi hoạt động
giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo tính
thiết thực, hiệu quả và đúng pháp luật, góp phần tham gia quá trình

xây dựng Đảng và chính quyền, làm cho Đảng và chính quyền thực
sự là của dân, do dân, vì dân.
- Tăng cƣờng mối quan hệ giữa MTTQVN thành phố Hồ Chí
Minh với các tổ chức thành viên trên địa bàn thành phố;
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ MTTQVN các cấp ở
thành phố Hồ Chí Minh;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt
19


động của cơ quan hành chính nhà nƣớc của thành phố và các cấp
quận, huyện, phƣờng xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh;
- Bảo đảm và tăng cƣờng tính độc lập về tổ chức và tài chính
của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh trong giám sát và phản biện.
Để đảm bảo cho hoạt động giám sát của MTTQVN thành phố
Hồ Chí Minh đƣợc khách quan, có hiệu quả, yêu cầu phải thay đổi cơ
chế tài chính này. Ngân sách hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể
nên chuyển sang để Quốc hội xem xét và quyết định thay cho việc
Chính phủ phân bổ nhƣ hiện nay.

20


KẾT LUẬN
Ở nƣớc ta hiện nay nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, hoạt động giám sát đối với quản lý hành chính nhà nƣớc chủ
yếu đƣợc thực hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà nƣớc mà cụ thể là
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hoạt động này cùng với
hoạt động kiểm tra của Đảng, hoạt động thanh tra của chính quyền

tạo thành hệ thống kiểm soát quyền lực từ “bên trong” hệ thống
chính trị. Giám sát của nhân dân mà chủ yếu thông qua MTTQVN là
một loại giám sát có tính đặc thù “bên ngoài nhà nƣớc”, không mang
tính cƣỡng chế, bắt buộc nhƣ giám sát mang tính quyền lực nhà
nƣớc.
Hoạt động giám sát của MTTQVN đã đƣợc ghi nhận từ Hiến
pháp 1992 và Hiến pháp sửa đổi năm 2013, sau đó là Luật MTTQVN
và trong nhiều văn kiện của Đảng cũng nhƣ các văn bản pháp luật
khác. Nhƣng nhìn chung đến nay hoạt động này vẫn còn nhiều hạn
chế, chƣa phát huy tác dụng góp phần kiểm soát quyền lực. Chính vì
vậy, nền hành chính ở nƣớc ta nói chung và công tác hành chính của
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhiều năm tồn tại nhiều vấn đề
bức xức nhƣ nạn tham nhũng, nạn quan liêu cửa quyền của các cơ
quan và công chức hành chính, cơ quan hành chính hoạt động kém
hiệu quả gây lãng phí ngân sách và tài nguyên quốc gia, vi phạm dân
chủ…
Trong tiến trình dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã hội và
hoạt động của nhà nƣớc, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân cùng với
yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế, giám sát của MTTQVN thành phố
Hồ Chí Minh là một trong những yêu cầu cấp bách mang tính lý luận
và thực tiễn sâu sắc. Có thể khẳng định rằng giám sát của MTTQVN
21


chính là một trong những biện pháp có tính pháp lý hữu hiệu để kiểm
soát quyền lực nhà nƣớc nói chung hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nƣớc thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thực hiện tốt hoạt
động giám sát, MTTQVN sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề về vi
phạm quyền lực của nhân dân hiện nay, đảm bảo cho hoạt động nhà

nƣớc đƣợc đúng hƣớng với nền hành chính thành phố trong sạch,
thông suốt, hiện đại, hiệu lƣc, hiệu quả; qua đó xây dựng đƣợc đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc có chất lƣợng, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.
Là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị đồng thời là tổ
chức đại diện cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân, MTTQVN
thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và củng cố
chế độ dân chủ ở nƣớc ta. Một trong những nhiệm vụ của Mặt trận là
thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội. Muốn làm
đƣợc điều đó, MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh không những phải
có các biện pháp nhằm lôi cuốn sự tham gia tích cực của toàn thể
nhân dân vào hoạt động giám sát mà còn phải luôn giữ đƣợc bản lĩnh
chính trị và lập trƣờng kiên định nhằm mục đích xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền. Giám sát của MTTQVN thành phố Hồ Chí Minh
ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với quyền lực nhà nƣớc
nói chung, cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng trong tiến trình
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Vì
vậy, việc nâng cao hơn nữa và thể chế hóa quyền giám sát của
MTTQVN đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đầy đủ và cụ thể.
Muốn hoạt động giám sát có hiệu quả, trƣớc hết chủ thể giám
sát phải đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, chất lƣợng hoạt động.
Nhận thức giám sát xã hội cùng với phản biện xã hội là chức năng cơ
22


bản của MTTQVN trong thời đại hiện nay, đòi hỏi Mặt trận phải
không ngừng đổi mới chính mình, đặc biệt là về tổ chức và hoạt
động.
Do vậy, phải từng bƣớc “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm

tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết
định của các cơ quan công quyền” nhằm “bảo đảm quyền kiểm tra,
giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của
cá nhân đối với lãnh đạo chủ chốt và tổ chức, kể cả đối với ngƣời
lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát của Đảng
với giám sát của Nhà nƣớc và giám sát của nhân dân”.Hoạt động
giám sát của MTTQVN đã đƣợc ghi nhận từ Hiến pháp 1992 và Hiến
pháp sửa đổi năm 2013, sau đó là Luật MTTQVN và trong nhiều văn
kiện của Đảng cũng nhƣ các văn bản pháp luật khác. Nhƣng nhìn
chung đến nay hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy
tác dụng góp phần kiểm soát quyền lực. Chính vì vậy, nền hành
chính ở nƣớc ta nói chung và công tác hành chính của Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng nhiều năm tồn tại nhiều vấn đề bức xúc nhƣ nạn
tham nhũng, nạn quan liêu cửa quyền của các cơ quan và công chức
hành chính, cơ quan hành chính hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí
ngân sách và tài nguyên quốc gia, vi phạm dân chủ…
Là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị đồng thời là tổ
chức đại diện cho lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân, MTTQVN
thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và củng cố
chế độ dân chủ ở nƣớc ta. Một trong những nhiệm vụ của Mặt trận là
thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội.
Do vậy, phải từng bƣớc “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm
tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết
định của các cơ quan công quyền” nhằm “bảo đảm quyền kiểm tra,
23


×