Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.49 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG QUANG NHÃ

TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TỪ
THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG QUANG NHÃ

TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TỪ
THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐẶNG MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2017




LỜI CẢM ƠN
Tôi tên: Đặng Quang Nhã, là học viên Cao học Luật Khóa 6, đợt 2,
năm học 2015-2017 chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của
Học Viện Khoa học Xã hội.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối quý Thầy Cô,
các nhà Khoa học của Học viện Khoa học Xã hội, để Tôi có thể hoàn thành
Luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân cũng như quá trình phấn đấu nỗ lực suốt thời gian học tập nghiên cứu và
thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS.
Đặng Minh Đức, người hướng dẫn khoa học đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho Tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình nghiên cứu khoa
học, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình
độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên Luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy,
Cô các nhà khoa học để Tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ cố gắng
trao dồi kiến thức thực tiễn.
Một lần nữa xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy
cô, các nhà khoa học của Học Viên Khoa học Xã hội đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cũng như đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
Tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi hoàn thành luận
văn.
Học viên

Đặng Quang Nhã


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên: Đặng Quang Nhã, là học viên Cao học Luật Khóa 6, đợt 2,
năm học 2015-2017. Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
Tôi, cam đoan Luận văn “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu
khoa học của Tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học từ Thầy TS. Đặng Minh Đức.
Tôi, thực hiện Luận văn trong suốt quá trình nghiên cứu, bằng thực tiễn
và cơ sở pháp lý hiện hành. Trong đó các số liệu mà tác giả đưa ra phục vụ
cho quá trình nghiên cứu được thu thập từ các nguồn khác nhau có cơ sở thực
tiễn và ghi rõ nguồn dẫn chứng.
Tác giả

Đặng Quang Nhã


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG ................................................................ 5
1.1. Khái niệm về trách nhiệm hành chính .................................................... 5
1.2. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ................................ 11
Chương 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH39
2.1. Khái quát sơ lược về Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ........................ 39
2.2. Thực trạng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại Quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 39
2.3. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế bất cập trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh .............................. 54
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................... 60
3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng ................................................................................................ 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học công nghệ của cả nước có quy mô phát triển và tốc độ xây
dựng rất nhanh, thu hút một lực lượng lớn người lao động từ các tỉnh, thành
trong cả nước về làm việc, sinh sống và các nguồn đầu tư của các tổ chức
trong và ngoài nước. Từ tình hình đó, dẫn đến nhu cầu về nhà ở, văn phòng
rất cao; hàng loạt các dự án nhà ở, dự án phát triển cơ sở hạ tầng, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm
thương mại được triển khai xây dựng rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội
thành thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 cũng không nằm ngoài sự phát triển
đó, với tốc độ và quy mô tập trung các công trình cao ốc cho thuê, tòa nhà văn
phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, chung cư cao cấp, nhà ở cho thuê
cũng kéo theo những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng. Tình
hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng
không chỉ riêng Quận 1 mà trong các đô thị lớn ở nước ta hiện nay. Hiện
tượng xây dựng không phép, sai phép xảy ra ngày càng nhiều. Mức độ vi
phạm không chỉ dừng lại ở những căn hộ tập thể cơi nới không phép, nhà ở
đua ban công lấn chiếm không gian mà các vi phạm về đất tập thể, sử dụng
đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do vậy,

yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ
hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi được các cơ
quan chức năng Quận 1 xác định là một nhiệm vụ quan trọng.
Qua nghiên cứu thực tiễn quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 1
cho thấy, một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị có hiệu
quả là công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các công trình xây
1


dựng trên địa bàn. Thực tế đã chứng minh nếu việc thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm được thực hiện đúng, thường xuyên, nghiêm túc sẽ góp phần quản
lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn, việc
thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ
nhanh chóng vào nề nếp.
Xuất phát từ những thực tiễn trên nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu
“Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu liên
quan đến vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính hay trách nhiệm
hành chính như: “Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩ Vũ
Thư, Nxb Chính trị quốc gia, 2000; Luận văn cao học “Hoàn thiện qui định
pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, của Nguyễn Trọng
Bình, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; Luận văn cao học “Vi phạm hành
chính và tội phạm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của Trần Thu Hạnh,
Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1998, Luận văn thạc sĩ “Hoàn
thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ
qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội” của tác giả Quân Ngọc Anh, Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội bảo vệ năm 2009.
Ở góc độ nào đó, các bài viết, công trình nghiên cứu này đã đánh giá,

phân tích về hoạt động xử phạt hành chính nói chung hoặc đánh giá, phân tích
về vi phạm hành chính tại một địa phương cụ thể, tuy nhiên, chưa có bài viết
hay công trình nghiên cứu nào viết về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, tác giả chọn đề
tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh”
2


3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá tổng quan cơ sở lý luận và thực trạng, chỉ ra những ưu khuyết
điểm, những hạn chế cũng như phân tích nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan trách nhiệm hành chính về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Quận 1 từ
năm 2013 đến nay.
Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng
cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 1.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính và trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn quản lý về trật tự xây
dựng trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi lý luận về vi phạm hành chính,
trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng – nghiên cứu chủ thể Thanh
tra Xây dựng dưới góc độ Luật hành chính và Luật tố tụng hành chính gắn với
thực tiễn quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 1 thành phố Hồ Chí
Minh.
3


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên phương pháp chung là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác –Lê Nin. Trên cơ
sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, luật học, logic…. để làm cơ sở
cho việc nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đưa ra những thực trạng các quy định của pháp luật xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn áp dụng để từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng như những giải pháp khác
nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tổ chức thực hiện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được cấu trúc gồm 3 Chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
Xây dựng

- Chương 2: Thực trạng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về trách nhiệm hành chính
1.1.1. Định nghĩa
Khi tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, về
nguyên tắc, Nhà nước với tư cách là chủ thể duy trì trật tự xã hội nói chung,
sẽ buộc họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi nhất định. Hành vi vi
phạm pháp luật nói chung, ở mức độ nhất định, tùy thuộc tính chất của hành
vi vi phạm sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ. Do đó, việc đặt ra các hậu quả pháp lý bất lợi hướng
đến mục đích khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm cũng như giáo
dục toàn thể cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật. Những hậu quả pháp lý bất
lợi này gọi là trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý, cùng với
trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính giúp cho các
cơ quan nhà nước bảo vệ trật tự xã hội, trật tự pháp luật trong từng lĩnh vực
cụ thể. Hiện nay, có nhiều quan niệm về trách nhiệm hành chính, cụ thể:
Theo nghĩa rộng, trách nhiệm hành chính là hậu quả của hành vi vi
phạm pháp luật hành chính và được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật
hành chính bằng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do pháp

luật hành chính quy định. [10, tr. 553].
Theo nghĩa hẹp: Trách nhiệm hành chính là một loại quan hệ pháp luật
đặc thù, xuất hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, trong đó thể
hiện sự đánh giá phủ nhận về mặt pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm
và người vi phạm là cá nhân hay tổ chức phải chịu những hậu quả bất lợi,
5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×