Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh sinh sản của lợn nái ngoại nuôi tại trại chăn nuôi Phương Hà, xã Hương Lung huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.74 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN THỊ BÍCH VIỆT
Tên đề tài:

NGUYỄN VĂN HƢNG
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN CỦA LỢN NÁI NGOẠI
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG, PHÒNG, TRỊ BỆNH
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI PHƢƠNG HÀ, XÃ HƢƠNG LUNG,
SINH SẢN CHO ĐÀN LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI BÙI HUY HẠNH, HUYỆN
HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ
TỨ KỲ TỈNH HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN ĐỀ
TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
CƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
ngành:
Chăn nuôi Thú y
Hệ đào Chuyên
tạo: chính


quy
Chăn
ChuyênKhoa:
ngành/Ngành: chăn nuôi thú
y nuôi Thú y
Khóa học:
2013 - 2017
Lớp: CNTY45n01
Khoa: chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013-2017
Giảng viên hƣớng dẫn: Ths Phạm Thị Trang
Thái Nguyên, ngày tháng năm

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH VIỆT
Tên đề tài:

ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN CỦA LỢN NÁI NGOẠI
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI PHƢƠNG HÀ, XÃ HƢƠNG LUNG,
HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn :

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
45 – CNTY – N01
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
TS. Nguyễn Thu Quyên

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y, đã trang bị cho
em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học. Đến nay em đã hoàn
thành chương trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này, em xin bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thu Quyên, bộ
môn cơ sở, Khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người

trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập và báo cáo tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình cô chú
Hùng Hiền chủ trang trại cùng tập thể công nhân trong trại Phương Hà,
Hương Lung – Cẩm Khê – Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành khóa luận của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè,
những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ em vượt qua mọi khó
khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Bích Việt


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại lợn công ty TNHH Phương Hà qua 3 năm
2014 - 2016 ..............................................................................................33
Bảng 4.2. Khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi tại trại ......................................................35
Bảng 4.3. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ ................................................................36
Bảng 4.4: Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại
công ty TNHH Phương Hà, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. ........................37
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện đỡ đẻ, phẫu thuật trên đàn lợn con ..............................38
Bảng 4.6. Kết quả đỡ đẻ và can thiệp khi lợn nái đẻ khó .........................................40
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại ..............................................42
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái sinh
sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại công ty TNHH Phương Hà, huyên
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ .............................................................................44

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo
mẹ trong thời gian thực tập ......................................................................46


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs:

cộng sự

G:

gam

Kg:

kilogam

Ml:

mililit

Nxb:

nhà xuất bản

STT:


số thứ tự

TNHH:

trách nhiệm hữu hạn

TT:

thể trọng

TS:

tiến sĩ

MMA:

Hội chứng viêm tử cung (Metritis), viêm
vú (Mastitis), mất sữa (Agalactia)

E.coli:

Escherichia coli


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv

Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................1
1.2.1. Mục đích ............................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..............................................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sơ nơi thực tập ................................................................................3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................4
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập ....................................................................4
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................7
2.2.1. Hoạt động sinh dục ở lợn nái ............................................................................7
2.2.2. Biểu hiện động dục của lợn nái .........................................................................7
2.2.3. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái
nuôi con ..............................................................................................................9
2.2.4. Biện pháp phòng trị bệnh sinh sản ở lợn nái ...................................................12
2.2.5. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản trong quá trình thực tập .............16
2.2.6. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ.............................................23
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................25
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................25
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................26
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .........31
3.1. Đối tượng ...........................................................................................................31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................31
3.3. Nội dung thực hiện .............................................................................................31


v

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..............................................................31

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................31
3.4.2. Phương pháp thực hiện....................................................................................31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................32
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................33
4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại lợn công ty TNHH Phương Hà trong 3 năm gần
đây (2014 – 2016) .............................................................................................33
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn ...............................34
4.2.1. Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản ...........................................34
4.2.2. Kết quả thực hiện biện pháp phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn
con theo mẹ.......................................................................................................42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50
PHỤ LỤC .................................................................................................................53


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với mục đích hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường nội địa, đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thịt lợn, mô hình
chăn nuôi lợn theo hướng tập trung quy mô trang trại đang được áp dụng trên cả nước.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật
như: Giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng... Đặc biệt chú trọng đến công tác
giống, giống tốt thì vật nuôi mới tăng trọng nhanh, khả năng tận dụng thức ăn tốt, thích
nghi và chống chịu bệnh cao.
Để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại thì việc phát triển
đàn lợn nái sinh sản cần đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, một trong những
nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái hiện nay đang nuôi ở các

trang trại là bệnh còn xảy ra rất nhiều, do khả năng thích nghi của những giống lợn
nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc biệt là bệnh ở cơ quan sinh dục như: đẻ
khó, viêm tử cung, viêm vú, ít sữa và mất sữa, sảy thai truyền nhiễm... Các bệnh
này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn, nước
uống không đảm bảo vệ sinh, do vi khuẩn, virus gây nên... Chính vì vậy mà việc
chăm sóc và tìm hiểu về bệnh ở cơ quan sinh sản của đàn lợn nái là việc cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh sinh sản của lợn
nái ngoại nuôi tại trại chăn nuôi Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con theo mẹ.
- Có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn
lợn nái và lợn con theo mẹ.


2

- Xác định được quy trình phòng, trị bệnh và nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn
nái nuôi con tại trại
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Phương Hà, huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
- Nắm vững quy trình phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái mang thai
- Nắm vững quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai
- Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở
- Chăm chỉ, học hỏi để năng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân



3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
-Trại chăn nuôi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phương Hà đóng trên
địa bàn xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Vị trí địa lý của huyện
được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Ba với ranh giới là dòng sông Thao quanh năm
nước đỏ phù sa.
- Phía Tây giáp huyện Yên Lập với ranh giới là dãy núi vòng cung thuộc dãy
Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông, ranh giới là dòng sông Bứa chảy từ Tây
sang Đông đổ ra sông Thao.
- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa, ranh giới là ngòi Giành - một chi lưu nhỏ của
dòng sông Thao
- Huyện có 31 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Sông Thao và 30 xã: Cấp Dẫn,
Cát Trù, Chương Xá, Điêu Lương, Đồng Cam, Đồng Lương, Hiền Đa, Hương
Lung, Ngô Xá, Phú Khê, Phú Lạc, Phùng Xá, Phượng Vĩ, Phương Xá, Sai Nga, Sơn
Nga, Sơn Tình, Tạ Xá, Tam Sơn, Thanh Nga, Thụy Liễu, Tiên Lương, Tình Cương,
Tùng Khê, Tuy Lộc, Văn Bán, Văn Khúc, Xương Thịnh, Yên Dưỡng, Yên Lập.
- Dân số huyện Cẩm Khê gần 13 vạn người; tổng diện tích tự nhiên là 234.55 km².
2.1.1.2 Giao thông
-Với tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai và Quốc lộ 32C bên hữu ngạn
sông Hồng cùng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai bên tả ngạn sông Hồng kết nối
Cẩm Khê với Hà Nội và các tỉnh thành khác một cách thuận lợi. Ngoài ra các tuyến
đường tỉnh, huyện lộ trong huyện đã được thảm nhựa kết nối dễ dàng với các địa

phương trong vùng, đường liên thôn, liên xã đang ngày càng được bê tông hóa.


4

2.1.1.3. Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông khô và
lạnh. Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm khoảng 23ºC, lượng mưa trung bình
trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối
lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát
triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sản xuất nông nghiệp là ngành chủ đạo trong đời sống kinh tế xã hội của
người dân Cẩm Khê. Trong quá trình sản xuất, trước những tác động của khó lường
của thiên nhiên người dân luôn giữ vững truyền thống, những phẩm chất tốt đẹp, đó
là: cần cù , chịu thương, chịu khó, tiết kiệm, vượt qua khó khăn.
- Cẩm Khê có lợi thế nhiều hồ, đầm lớn và đồng chiêm trũng với diện tích mặt
nước là 3370 ha và diện tích trồng lúa một vụ là 1900 ha. Rất thuận lợi cho nuôi
trồng thủy sản, bởi vậy mà có rất nhiều tôm cá và thủy sản.Nghề cá nuôi ở Cẩm
Khê xuất hiện từ rất sớm với sản lượng 2200 tấn cá hàng năm, không chỉ đáp ứng
nhu cầu trong tỉnh mà còn có mặt ở các tỉnh, thành khác.
- Là địa phương dẫn đầu tỉnh về phát triển làng nghề tiểu thủ công.Năm 2004,
Phú Thọ được công nhận 5 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 2 làng nghề
thuộc huyện Cẩm Khê góp phần làm tăng thu nhập và thu hút lực lượng lao động
nhàn rỗi trong huyện.
- Tỉ lệ làm nông lâm nghiệp tại huyện Cẩm Khê chiếm 43,8%, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp:20%, dịch vụ, thương mại: 36,2 %
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Trại chăn nuôi được xây dựng từ năm 2009, trạỉ đi vào sản xuất được 7 năm,

song hàng năm sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên
được cải thiện, bởi trại chăn nuôi có ban lãnh đạo là những người đam mê, giàu
nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn nuôi đã tuyển dụng


5

và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm, thực tiễn
và yêu nghề.
Cơ cấu tô chức của trại gồm 32 cán bộ và nhân viên
Trong đó:
- Lao động gián tiếp 6 người
+ Giám đốc công ty: 1 người
+ Một kế toán: 1 người
+ Bảo vệ: 2 người
+ Làm vườn, nấu ăn: 2 người
- Lao động trực tiếp 26 người
+ 2 kỹ sư chăn nuôi
+ 24 công nhân (8 người làm chuồng bầu, 3 người trực đêm, 11 người chuồng
đẻ và 2 người luân phiên nghỉ)
2.1.3.2. Cơ sở vật chất của trang trại
- Hệ thống chuồng trại:
+ Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ thoát
nước và được tách biệt với khu điều hành, khu dân cư xung quanh. Xung quanh
trung tâm có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất có hố sát trùng để ngăn ngừa
dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông
Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và xây dựng theo kiểu mái
chuồng xuôi tránh hiện tượng ứ đọng nước, có 3 chuồng đẻ chứa được 120 ô chuồng, 1
chuồng bầu có 1056 ô chuồng, 4 chuồng cách li với 40 con/ chuồng và 1 chuồng đực
với 20 ô chuồng.

+ Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng bê tông. Các chuồng
nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự động, mùa hè có hệ
thống làm mát bằng quạt điện và vòi phun nước trên mái. Mùa đông có hệ thống
bóng đèn hồng ngoại.


6

+ Tổng diện tích của trang trại là 5 ha, trong đó 2,5 ha dùng để chăn nuôi, 1 ha
là ao cá, còn lại là diện tích xây dựng công trình xung quanh trại.
+ Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý
bằng chlorine với nồng độ khoảng 3-5ppm. Sau đó nước được đưa tới các ô chuồng
đảm bảo cho việc cung cấp nước uống tự động cho lợn. Nước tắm cho lợn và rửa
chuồng hàng ngày được bơm trực tiếp từ bể chứa.
+ Hệ thống điện được dẫn từ trạm biến áp 110KV của trại đầu tư, phục vụ cho
chăn nuôi và cho bà con thôn lân cận có nhu cầu sử dụng điện. Ngoài ra trại còn
chuẩn bị máy phát điện dự phòng.
- Các cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ khác:
+ Nằm trong khu vực sản xuất của trại là phòng làm việc của cán bộ kỹ thuật,
một kho cám và 1 kho thuốc. Trong kho thuốc được trang bị tương đối đầy đủ dụng
cụ chăn nuôi thú y thông dụng như: xi lanh, panh, dao mổ, kim tiêm, kìm bấm số
tai, kìm cắt đuôi, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng và tủ thuốc thú y và tủ
lạnh đựng vắc xin.
+ Kho cám là nơi chứa thức ăn hàng ngày cho lợn được khóa cửa
cẩn thận.
+ Hai nhà ăn ca để phục vụ cho cán bộ kĩ sư và công nhân viên ăn và
nghỉ trưa.
+ Năm nhà tắm sát trùng, trong đó có 1 nhà tắm sát trùng cho cán bộ kĩ sư, 4
nhà tắm sát trùng cho công nhân,
+ Hai bể chứa nước cùng 4 máy bơm nước phục vụ cho cấp nước sạch cho sản

xuất và sinh hoạt.
+ Trong khu vực sản xuất, có một phòng làm nơi khai thác, pha chế và bảo
quản tinh dịch lợn đực giống.
+ Ngoài cơ sở vật chất trên, trại còn chú trọng củng cố bếp ăn, nhà vệ sinh để
phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên trong trại.
- Nhiệm vụ chính của trại chăn nuôi:


7

+ Là cơ sở sản xuất lợn giống cho các trại gia công của công ty chăn nuôi
CP, trại được giao nhiệm vụ nuôi giữ, nhân giống đàn lợn ông bà, để tạo ra đàn bố
mẹ có chất lượng tốt cung cấp cho người chăn nuôi, nhằm tăng dần số lợn trong khu
vực, với mục đích tăng tỷ lệ nạc, phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong địa
bàn cũng như các tỉnh lân cận.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Hoạt động sinh dục ở lợn nái
Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [27]: Lợn nái sau khi thành thục về tính thì
bắt đầu biểu hiện động dục, lần thứ nhất biểu hiện không rõ ràng, cách sau đó 15-16
ngày động dục trở lại, lần này biểu hiện rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang
tính chu kỳ.
Chu kỳ động dục lợn nái trung bình là 21 ngày (18-24 ngày). Một chu kỳ tính
của lợn nái thường chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn trước động dục: Thường kéo dài 1-2 ngày và được tính từ khi thể
vàng của động dục trước khi tiêu biến đến lần động dục tiếp theo. Đây là giai đoạn
chuẩn bị cho đường sinh dục cái tiếp nhận tinh trùng, đón nhận trứng rụng và thụ tinh.
Giai đoạn động dục: kéo dài từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3, gồm có 3 thời kì
nhỏ là hưng phấn chịu đực và hết chịu đực. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy theo
từng giống lợn, lợn nội thường kéo dài 3-4 ngày, lợn ngoại và lợn lai thường kéo
dài 4-5 ngày.

Giai đoạn sau động dục (giai đoạn yên tĩnh): là giai đoạn kéo dài từ ngày thứ
3-4 tiếp theo của giai đoạn động dục, lúc này đấu hiệu hoạt động sinh dục bên ngoài
giảm dần, âm hộ teo lại, lợn cái không muốn gần lợn đực, ăn uống tốt hơn. Giai
đoạn yên tĩnh thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không được thụ
tinh đến khi thể vàng tiêu biến (khoảng 14-15 ngày kể từ lúc trứng rụng). Đây là
giai đoạn dài nhất của cả chu kỳ sinh dục, con vật không có biểu hiện về tính dục, là
giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo.
2.2.2. Biểu hiện động dục của lợn nái
Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [27]: Phát hiện lợn cái động dục là yếu
tố quan trọng nhất trong công tác phối giống, nhất là khi sử dụng phương pháp


8

thụ tinh nhân tạo. Để phát hiện lợn cái động dục cần kiểm tra ít nhất một ngày 2
lần vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều – là những thời điểm con cái có biểu hiện
động dục rõ nhất.
Khi kiểm tra cần kết hợp giữa việc xem xét trạng thái con cái khi dẫn con đực
đi ngang qua với việc quan sát âm hộ con cái (độ sưng, màu, dịch tiết…). Để xác
định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn cái, có nhiều phương pháp nhưng tốt
nhất vẫn là cưỡi lên lưng con vật để xem thử phản xạ mê ì.
Thời gian động dục của lợn cái nội từ 3 - 4 ngày, của lợn cái loại từ 4 -5 ngày,
của lợn cái hậu bị ngoại có thể dài hơn từ 5 - 7 ngày.
Biểu hiện động dục của lợn cái tùy thuộc vào giống, tuổi và cá thể. Toàn bộ
thời gian động dục của lợn cái có thể chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn trước chịu đực (bắt đầu): Đặc điểm chung của lợn cái khi bắt đầu
động dục là thay đổi tính nết, kêu rít, bỏ ăn hoặc kém ăn, phá chuồng, dũi đất, cơ
thể bồn chồn, tai đuôi ve vẩy, thích gần lợn đực, nếu nhốt nhiều con thì thích nhảy
lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi sưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng chưa
chịu cho con đực nhảy.

Giai đoạn chịu đực (phối giống): Còn gọi là thời kì mê đực, khi sờ tay lên
mông lợn cái thì lợn đứng yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng
xuống, có hiện tượng đái són, âm hộ chuyển mầu sẫm hoặc mầu mận chín, chảy
dịch nhờn. Khi lợn đực lại gần thì đứng im cho phối. Thời gian này kéo dài khoảng
2 ngày (lợn nội thường ngắn hơn 28 - 30 giờ). Nếu được phối giống ở giai đoạn này
thì tỷ lệ thụ thai cao.
Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc): Lợn cái trở lại trạng thái bình thường, ăn
uống như cũ, âm hộ giảm độ nở, se nhỏ, thâm, đuôi cụp không cho con đực phối.
* Quá trình mang thai và đẻ: Sau thời gian lưu lại ống dẫn trứng khoảng 3
ngày để tự dưỡng (noãn hoàng và dịch thể do ống dẫn trứng tiết) hợp tử bắt đầu di
chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình thành bào thai. Sự biến
đổi nội tiết trong cơ thể mẹ thời gian chửa như sau: progesterol trong 10 ngày đầu
có chửa tăng rất nhanh, cao nhất là vào ngày chửa thứ 20, sau đó nó hơi giảm xuống


9

một chút ở 3 tuần đầu, sau đó duy trì ổn định trong thời gian có chửa để an thai, ức
chế động dục 1-2 ngày trước khi đẻ progesterol giảm đột ngột. Estrogen trong suốt
thời kỳ có chửa duy trì ở mức độ thấp, cuối thời kỳ có chửa khoảng hai tuần thì bắt
đầu tăng dần, đến khi đẻ thì tăng cao nhất (Trần Thanh Vân và cs, 2017) [27]
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] cho biết: Thời gian có chửa của lợn
nái bình quân là 114 ngày (113-116 ngày), chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ chửa kỳ 1: Là thời gian lợn có chửa 84 ngày đầu tiên.
- Thời kỳ chửa kỳ 2: Là thời gian lợn chửa từ ngày thứ 85 đến khi đẻ.
* Sự tiết sữa của lợn nái:
Sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích lũy trong các xoang
tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần kinh, thể dịch
(Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn, 2005) [22].
Quá trình tiết sữa của lợn nái là một quá trình phản xạ, do những kích thích

vào đầu vú gây nên. Phản xạ tiết sữa của lợn nái tương đối ngắn và chuyển dần từ
trước ra sau. Trong đó yếu tố thần kinh đóng vai trò chủ đạo, khi lợn con thúc vú
mẹ những kích thích này truyền lên vỏ não, vào vùng hypothalamus, từ đó tuyến
yên sản sinh ra kích tố oxytocin tiết vào máu, kích tố này kích thích lợn nái tiết sữa.
Do tác động của oxytocin trong máu khác nhau cho nên các tuyến vú khác nhau có
sản lượng sữa khác nhau. Những vú ở phần ngực tiết nhiều sữa hơn những vú ở
phần sau. Lượng sữa của lợn nái tiết sữa tăng cao dần từ khi đẻ, cao nhất lúc 21
ngày sau khi đẻ, sau đó giảm dần (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [16].
2.2.3. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái
nuôi con
2.2.3.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có
tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con Chính vì vậy
quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe lợn mẹ và lợn con.


10

- Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là
những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn
có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt.
Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để
có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một
tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 – 3 ngày giảm 1/2 lượng thức
ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm
dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa.
Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú
mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn

ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày
lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc
ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 -3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột
mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 -5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt,
dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.
- Quy trình chăm sóc
Việc chăm sóc lợn mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16]
cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ
liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có
biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 -15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng
đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho
lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh
sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 -5 ngày trước khi lợn nái
vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ snh lợn nái sạch sẽ, lợn nái đượclau rửa sạch sẽ
đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú
và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do
tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sach sẽ cho lợn
nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn quen dần với
chuồng mới.


11

Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó
là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [16] ô
úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn
con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong
sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích
hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm

tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con ( để máng ăn vào ô úm cho
lợn con lúc 7 -10 ngày tuổi ) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con.
Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bịn xong ô úm cho lợn con. Kích thước
ô úm : 1,2m x 1,5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 – 5
ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
2.2.3.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con
- Quá trình nuôi dưỡng
Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn ảnh hưởng tốt đến
sản lượng và chất lượng sữa, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho
lợn nái ăn thức ăn đã thối, mốc, thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai
sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt.
Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp
phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng
tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein 15%, Ca từ 0,91,0%, P từ 0,7%. Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [27].
- Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con:
Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau:
- Ngày cắn ổ đẻ: Cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5kg) hoặc
không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
- Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1-2-3
kg tương ứng.
- Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.
- Từ ngày thứ 8 đến ngày cai sữa cho heo ăn theo công thức tính:
Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/ con)


12

Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng, chiều)
- Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì bớt đi 0,5 kg thức
ăn/ngày.

- Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20-30%.
- Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
- Đối với những lợn nái có số con lớn hơn 10, đàn con mập, lợn mẹ gầy thì
cho lợn mẹ ăn theo khả năng (không hạn chế) bằng cách tăng số bữa ăn/ngày cho
lợn mẹ.
- Quy trình chăm sóc
Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [27], lợn nái nuôi con trong thời gian mới
đẻ, mỗi bữa cho ăn một ít một, nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho
ăn 3-4 bữa. Khoảng cách các bữa ăn nên chia đều nhau.
Cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định.
Cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con.
Khi chuyển sang dùng thức ăn cho giai đoạn nuôi con, để tránh gây ảnh
hưởng tới quá trình tiêu hóa do thay đổi thức ăn, ta phải thay dần dần.
Chú ý những biểu hiện sắp đẻ của lợn nái để có biện pháp tác động hợp lý.
Lợn nái có hiện tượng bầu vú căng to, vú căng ra hai bên, có hiện tượng giãn khớp
xương chậu như cảm nhận lợn nái sụt mông, âm hộ tiết dịch nhờn và mở to, đi lại,
đứng lên nằm xuống bồn chồn, vú có sữa chảy ra, ỉa cục phân không dính vào chỗ
nhất định. Khi lợn mẹ tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước nhờn, có phân lợn con kèm
theo là lợn bắt đầu đẻ, từ đó chúng ta có kế hoạch đỡ đẻ kịp thời.
2.2.4. Biện pháp phòng trị bệnh sinh sản ở lợn nái
2.2.4.1. Phòng bệnh
„„Phòng bệnh hơn chữa bệnh‟‟‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầ u ,
nế u phòng b ệnh tố t thì có thể han ̣ chế ho ặc ngăn chặn được bệnh xảy ra . Các biện
pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yế u tố môi
trường, mầ m b ệnh, vât ch
̣ ủ. Do vây ,̣ việc phòng b ệnh cũng như tr ị, bệnh phải kế t
hơp ̣ nhiề u biên ̣ pháp khác nhau.


13


- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tố t :
Chăn nuôi đảm bả o đúng quy trin
̀ h kỹ thu ật là điề u rấ t cầ n thiế t , chăm sóc
nuôi dưỡng tố t sẽ t ạo ra những gia súc khoẻ m ạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật
tố t và ngư ợc lại. Ô chuồ ng l ợn nái phải đư ợc vê ̣s inh tiêu độc trước khi vào đẻ .
Nhiêt đô
̣ ̣trong chuồ ng phải đảm bảo 27 – 300C đối với lợn sơ sinh và 28 – 300C với
lợn cai sữa. Chuồ ng phải luôn khô ráo, không ẩm ướt. Việc giữ gìn chuồ ng trại sạch
sẽ kín, ấm áp vào mùa đông và đầ u xuân.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] từ 3 – 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô
chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như Crezin 5%
hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, đảm bảo cách
ly với môi trường xung quanh.Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương
pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và để
trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi
sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh
truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi
chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát
trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các
dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn
nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu
gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần
trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn
nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát
trùng xung quanh chuồng nuôi.
- Phòng bệnh bằng vắc xin : Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng
bệnh chủ động có hiệu quả nhất.

Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [5] vắc xin là một chế
phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền
nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền


14

như ARN, AND… ) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý,
hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử ( vắc xin thế hệ mới – vắc xin
công nghệ gen ). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử
dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễm dịch làm cho
động vật có miễm dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương
ướng.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà
phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch
2.2.4.2. Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [5] nguyên tắc để điều trị
bệnh là
- Điều trị toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng,
dùng thuốc.
- Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế
lây lan.
- Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm
cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến
chứng, miễn dịch mới lâu bền.
- Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa
lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá
trị gia súc thì không nên chữa.
- Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không

nên chữa.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [5] các biện pháp chữa
bệnh truyền nhiễm là :
+ Hộ lý : cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh
tốt ( thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân ,


15

nước tiểu. phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó.Cho gia
súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh : chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy
thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng
kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng
trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng ( huyết thanh kháng độc tố).
+ Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số
hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng
hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích
ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được
truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng
hiệu quả điều trị,vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại
thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn
cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn.Tuy nhiên sử dụng kháng sinh
có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu
diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn
dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc,
làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh.Vì vậy, khi dung thuốc cần theo
những nguyên tắc sau đây :
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa

không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định.
Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
- Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát
huy tác dụng của kháng sinh.
- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc
tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị
và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.


16

- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dung
thêm vitamin, tiêm nước sinh lý…
Tác dụng: Thuốc sát trùng có tác dụng diệt khuẩn Gram (-), Gram (+), diệt các
chất hữu cơ bề mặt, kể cả các tế bào chết bề mặt.
2.2.5. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản trong quá trình thực tập
* Bệnh đẻ khó
Theo Đỗ Quốc Tuấn (2005) [26] khi gia súc sinh đẻ thì thời gian sổ thai kéo
dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân,
điều kiện dẫn đến, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đẻ khó gây
ra nhiều tổn thất kinh tế trong chăn nuôi. Nó không những gây bệnh cho cơ quan
sinh dục dẫn đến hiện tượng vô sinh mà có thể làm cho cả mẹ lẫn con chết. Vì vậy,
việc can thiệp các trường hợp đẻ khó là điều vô cùng cần thiết. Để quyết định
phương pháp can thiệp thích hợp, trước hết cần phải tiến hành chẩn đoán kịp thời và
chính xác.
- Nguyên nhân: Lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình từ hậu
bị đến chửa, đẻ như: Ít vận động, cơ bụng và cơ hoành, cơ liên sườn yếu, xương
chậu hẹp. Những trường hợp xương chậu hẹp do bẩm sinh, thai quá to, thời tiết
nóng bức, cơ thể mẹ yếu do ăn uống, chăm sóc nuôi dưỡng kém, lợn chửa hay sốt

cao, mắc một số bệnh truyền nhiễm và đã được điều trị, lợn nái quá già, nội tiết tố
mất cân bằng hay nồng độ hormone kích đẻ (oxytocin và prostagladin F2α) quá thấp
trong thời gian đẻ, lợn nái bị liệt 1/3 thân sau, nơi đẻ không phù hợp, cách đỡ đẻ
không đúng kỹ thuật (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [11].
Hẹp khe âm môn và tiền đình âm đạo, âm đạo và hẹp cổ tử cung: Xảy ra do bẩm
sinh hoặc ở gia súc co thắt sẹo hình thành từ chấn thương hoặc viêm, do phát triển
màng sẹo liên kết của vết loét, ung bướu. Đôi khi gặp trường hợp đẻ khó ở gia súc đẻ
lần đầu do phì đại màng trinh bẩm sinh hoặc mắc phải (tăng sinh van niệu đạo nằm ở
thành dưới âm đạo sát mép tiền đình âm đạo). Các cơn rặn đẻ mạnh trong khi đã có các
cơn tiền triệu chứng đẻ nhưng gia súc không đẻ được, chứng tỏ hẹp đường sinh dục
hoặc thai to quá (Debois C. H. W. 1989) [29].


17

- Triệu chứng: Lợn nái dặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co
bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu
(màu hồng nhạt), có những trường hợp lợn nái đẻ một con rồi nhưng vẫn khó đẻ con
tiếp sau. Khi kiểm tra thấy thai vướng ngay ở khung xương chậu không qua được
(Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [11].
- Chẩn đoán: Theo dõi chặt chẽ ngày phối giống, ngày đẻ, cơn co thắt, rặn đẻ,
nếu 1-2 giờ lợn nái rặn liên tục mà không đẻ được, cơn rặn thưa dần, lợn nái mệt,
uống nước nhiều, nhịp thở, nhịp tim tăng hơn bình thường (Nguyễn Đức Lưu và
Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [11].
- Biện pháp can thiệp:
Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [27] Trong trường hợp lợn đẻ lâu, tức là
thời gian đẻ kéo dài, nên cho lợn mẹ uống nước ấm có pha muối, đồng thời dùng
tay hỗ trợ động tác đẻ cho lợn. Hoặc có thể dùng lợn con đẻ trước cho vào bú mẹ để
kích thích lợn mẹ đẻ.
Trong trường hợp can thiệp bằng biện pháp trên không có kết quả thì ta có thể

tiêm oxytoxin cho lợn nái, với liều 4ml/lần. Một điều hết sức lưu ý không tiêm
oxytoxin khi tử cung chưa mở và trường hợp quan sát thấy lợn nái rặn nhiều lần và
kèm theo co chân không đẻ được, nhiều khả năng lợn con nằm ngang bịt kín đường
đẩy ra. Trong trường hợp như vậy phải can thiệp bằng cách cho tay vào trong để
xoay lợn con lại tư thế “thuận ngôi” và cẩn thận, nhẹ nhàng lôi ra ngoài, có như vậy
quá trình đẻ mới tiếp tục được. Trước khi tiến hành phải dùng khăn và xà phòng để
rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài và phải dùng găng tay đã được bôi trơn.
Có thể tiêm một trong các kháng sinh sau để chống viêm nhiễm:
Ampicillin: 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 2 lần
Ampi-Kaan: 15 mg/kg TT/ngày
Gentamicin 4%: 1 ml/6-8 kg TT
Lincomycin 10%: 1 ml/10 kg TT
Tiêm các thuốc bổ, thuốc trợ sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:
Vitamin Bcomplex, Multivit-forte, Vitamin B1...


18

* Bệnh viêm tử cung (Metritis)
Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống nội ngoại khác nhau. Lợn nái đẻ ít
lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh, song tỷ lệ mắc bệnh phụ
thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, các khu động thực vật ở mỗi vùng
khác nhau. Khi gia súc sinh, đẻ nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng
tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây xát, bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập
và phát triển gây viêm. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền
nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra viêm tử cung (Đỗ Quốc Tuấn,
2005) [26].
- Nguyên nhân
Bệnh viêm tử cung ở lợn thường xảy ra sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn nái sau
khi phối giống, rất ít khi xảy ra ở những lợn nái hậu bị. Bệnh do những nguyên

nhân chính sau:
Trong quá trình chửa, lợn nái chửa ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc
nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Leptospirosis (lợn nghệ), Brucellosis (sảy
thai truyền nhiễm), Pavrovirus và một số bệnh nhiễm khuẩn khác... Làm cho cơ thể
lợn nái yếu dẫn đến việc khó đẻ, hay sảy thai, thai chết lưu gây viêm tử cung. Trong
quá trình đẻ, điều kiện vệ sinh kém, sự can thiệp của người đỡ đẻ không đúng kỹ
thuật thú y, nhau thai bi sót là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ con (Nguyễn Đức Lưu
và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [11].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2007) [20], có thể khẳng định rằng
việc dùng tay móc thai khi lợn đang đẻ có thể rút ngắn thời gian xổ thai của lợn mẹ
là nguyên nhân chính gây ra viêm tử cung ở đàn nái nuôi theo mô hình trang trại
hiện nay.
- Triệu chứng
Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4-5 ngày cá biệt tới 67 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay
trắng và trong, không có màu đen và mùi hôi thối. Trong trường hợp có viêm thì
sản sinh dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu (Nguyễn Thanh
Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2006) [18].


×