Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.74 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN LÝ THÀNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TẬP HỢP THANH NIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN
THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN LÝ THÀNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TẬP HỢP THANH NIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN
THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh những nỗ lực của tác giả, còn là sự
truyền đạt kiến thức, hỗ trợ thực hiện luận văn nhiệt tình từ quý thầy, cô tham
gia giảng dạy tại Học viện Khoa học Xã hội và sự động viên, khuyến khích, tạo
điều kiện của lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và quý thầy, cô tại Học viện Khoa
học Xã hội đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi đã được tiếp cận nhiều kiến thức thiết thực về khoa học chính sách công
trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến GS.TS. Lê Ngọc Hùng đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất
cả sự nhiệt tình và quan tâm sâu sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của
mình đến lãnh đạo, đồng nghiệp tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài đã cung cấp thông tin, tài liệu để tôi có thể
hoàn thành luận văn.
Cảm ơn lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè luôn quan tâm, tạo điều kiện,
chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Đó cũng
là động lực để tôi dành nhiều thời gian, tâm sức hoàn thành luận văn.
Bản thân rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ thêm từ quý thầy, cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Trần Lý Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẬP
HỢP THANH NIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH ....................................................................................8
1.1. Khái quát về chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh........................................................................................8
1.2. Khái niệm, vị trí, vai trò của việc thực hiện chính sách tập hợp thanh niên
tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh .................................23
1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động
Đoàn ..........................................................................................................................24
1.4. Quy trình thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn
...................................................................................................................................26
1.5. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia
hoạt động Đoàn .........................................................................................................31
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẬP HỢP THANH
NIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ
MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..........................................................35
2.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia
hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ................................................35
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt
động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh........................................................41
2.3. Kết quả thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ..........................................................................52
2.4. Đánh giá khái quát kết quả thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia
hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại thành phố Hồ Chí Minh ...66
Chương 3 TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẬP HỢP THANH
NIÊN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ
MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..........................................................70
3.1. Quan điểm, mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách ..................................70
3.2. Các giải pháp tăng cường ................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...81


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
- Bảng 2.1: Bảng thể hiện một số nội dung về kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí
Minh tính đến năm 2015.
- Bảng 2.2: Bảng thể hiện một số kết quả đạt được của Đoàn Thanh niên Thành phố
trong công tác tập hợp thanh niên.
- Bảng 2.3: Số liệu phát triển đoàn viên qua triển khai thực hiện chính sách tập hợp
thanh niên nửa giai đoạn đầu thực hiện Nghị quyết 06/NQ-ĐTN ngày 11/7/2013 về
đẩy mạnh công tác đoàn kết tập hợp thanh niên.
- Bảng 2.4: Bảng thể hiện số lớp tập huấn và số cán bộ Đoàn được tập huấn từ năm
2013 đến 2016.
- Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số câu lạc bộ, đội nhóm kỹ năng và số thành viên
tham gia trong năm 2015 và 2016.
- Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện số công trình thanh niên và số thanh niên tham gia
hoạt động tình nguyện trong Đoàn trong hai năm 2015 và 2016.
- Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện số liệu tập hợp thanh niên chậm tiến qua các năm
2014, 2015 và 2016.
- Mô hình 2.1: Mô hình thể hiện quan hệ của Đoàn Thanh niên và các cơ quan nhà
nước trong thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ dẫn đầu cả nước,
thành phố Hồ Chí Minh là một môi trường thuận lợi để người dân tham gia học tập,
lao động, cống hiến cho xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Trong bối cảnh đó, thanh niên thành phố Hồ Chí Minh là một lực lượng tiên phong,
xung kích trong nhiều lĩnh vực, có sự đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của

Thành phố. Dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2017-2022 nhận định, trong giai đoạn 2012-2017,
tình hình thanh niên thành phố tăng nhanh về số lượng, từ 2,4 triệu người lên gần
2,8 triệu người; nhìn chung, đa số thanh niên Thành phố có tinh thần yêu nước, yêu
lao động, tích cực trong học tập, rèn luyện, yêu thích tham gia các hoạt động tình
nguyện và mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng xã hội.
Nhiều năm qua, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
đơn vị dẫn đầu cả nước về các chương trình dành cho thanh niên, giữ vai trò thực
hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia các hoạt động Đoàn nhằm giáo dục lý
tưởng, lối sống đẹp, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, khích lệ thanh
niên tiếp tục tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cống hiến trí tuệ, năng lực góp
phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh cũng
là nơi xây dựng, thí điểm và đề xuất với Trung ương Đoàn nhiều chính sách tình
nguyện, chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn, trong đó có những
mô hình tập hợp thanh niên hiệu quả đã được nhân rộng ra cả nước như: Mùa hè
xanh, Tiếp sức mùa thi…
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, với sự tác động nhiều chiều của
cuộc sống tại thành phố phát triển năng động nhất cả nước, việc thực hiện chính
sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn đang là một thử thách lớn cho tổ
chức Đoàn của Thành phố. Thanh niên ngày nay quan tâm đến vấn đề mưu sinh,
học tập ngoại khóa và những nhu cầu giải trí khác nhiều hơn các hoạt động Đoàn.
Nhiều yêu cầu bức thiết của thanh niên, tổ chức Đoàn của Thành phố vẫn còn chưa
1


đáp ứng được. Mặt khác, nhiều tổ chức lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn
giáo đang ra sức lôi cuốn thanh niên tham gia vào tổ chức với mưu đồ lật đổ chính
quyền, làm xói mòn lòng tin của thanh niên vào Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện các giải pháp chính sách tập hợp thanh niên tham
gia hoạt động Đoàn, các cơ sở Đoàn của Thành phố cũng nhận thức là bên cạnh

những mặt tích cực của nhiều giải pháp chính sách thì với sự phát triển của xã hội,
một số giải pháp tập hợp thanh niên hiện nay vẫn chưa toàn diện, chưa tác động cụ
thể đến từng đối tượng thanh niên, mới chỉ hướng đến chăm lo cho người đã là đoàn
viên. Song song đó, những mặt tiêu cực trong đời sống xã hội đang gây ảnh hưởng
đến thanh niên không chỉ trên đời sống thực tế mà còn cả trên mạng xã hội.
Với những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn, yêu cầu đặt ra là cần phải rút ra
những bài học kinh nghiệm trên cơ sở thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham
gia hoạt động Đoàn; đồng thời bổ sung giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực
hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn nhằm giáo dục lý
tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đồng thời với vai trò là cán bộ Đoàn tại
thành phố Hồ Chí Minh, tôi quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách tập hợp
thanh niên tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại thành
phố Hồ Chí Minh” với hy vọng đóng góp một phần tài liệu nghiên cứu vào chính
sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn trong giai đoạn hiện nay, giúp cho
việc thực hiện chính sách này hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn đã được nhiều tác giả
quan tâm và có nghiên cứu ở mức độ và khía cạnh tiếp cận khác nhau. Có thể nêu ra
một số công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến nội dung tập hợp thanh niên
tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như: Thành Đoàn Đà
Nẵng (2002), đề tài nghiên cứu khoa học “Đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn
dân cư thành phố Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp”; Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), đề tài nghiên cứu khoa học “Thanh niên các
2


dân tộc Tây Nguyên đoàn kết và phát triển”; La Thị Ơn (2010), đề tài nghiên cứu
khoa học “Các phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên và tổ chức Đoàn trên địa
bàn huyện Bắc Giang – tỉnh Hà Giang”; Đoàn Thanh niên Học viện Tài chính

(2012), đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng các mô hình hoạt động Đoàn thanh
niên ở Học viện Tài chính phù hợp theo học chế tín chỉ”; Phạm Văn Uýnh (2010),
đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng thanh niên tỉnh Cà Mau, những giải pháp và
chính sách cần thiết đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội”;
Nguyễn Đắc Vinh (2014), tham luận “Không ngừng củng cố, mở rộng mặt trận
đoàn kết tập hợp thanh niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Các nghiên cứu này đều khẳng định
tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động
Đoàn. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng phát hiện thấy giải pháp tập hợp thanh
niên tham gia hoạt động Đoàn rất phong phú, đa dạng, mỗi địa phương, đơn vị vận
dụng chính sách sẽ có những giải pháp tập hợp thanh niên phù hợp. Chẳng hạn, giải
pháp tập hợp thanh niên qua mô hình về thanh niên tình nguyện, văn hóa văn nghệ thể dục thể thao và các cuộc vận động của tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên địa
phương (La Thị Ơn, 2010); giải pháp tập hợp thanh niên qua mô hình câu lạc bộ
học thuật, đội nhóm kỹ năng (Đoàn Thanh niên Học viện Tài chính, 2012); giải
pháp tập hợp thanh niên qua các chi hội ngành nghề, sở thích, tổ công tác xã hội
(Phạm Văn Uýnh, 2010); giải pháp nâng cao kỹ năng cán bộ Đoàn thực hiện chính
sách tập hợp thanh niên, nâng cao tính hấp dẫn của hoạt động Đoàn (Thành Đoàn
Đà Nẵng, 2002); giải pháp tập hợp thanh niên qua các mô hình giao lưu văn hóa,
học tập, tạo việc làm cho thanh niên các dân tộc Tây Nguyên (Trung ương Đoàn,
2007); giải pháp tập hợp thanh niên qua phong trào thanh niên tình nguyện, giới
thiệu việc làm, đào tạo nghề (Nguyễn Đắc Vinh, 2014).
Tuy vậy, các nghiên cứu vẫn chưa nhấn mạnh đến các giải pháp tập hợp
thanh niên tham gia hoạt động Đoàn qua mạng internet, mạng xã hội, đồng thời các
giải pháp chủ yếu hướng đến đối tượng đã là đoàn viên hoặc những đối tượng thanh
niên dễ tập hợp tham gia hoạt động Đoàn như thanh niên ở khu vực trường học,
3


thanh niên tích cực tại địa phương, chưa có giải pháp cụ thể cho đối tượng thanh
niên đặc thù, tổ chức Đoàn khó tiếp cận. Nhiều giải pháp vẫn mang tính chất lý luận

chung, mang tính đặc thù địa phương, chưa đi sâu phản ánh, chỉ rõ những điểm cần
làm để các cơ sở Đoàn khác có thể học tập, triển khai cụ thể.
Chính sách tập hợp thanh niên thuộc các nhóm xã hội đặc thù như thanh niên
tôn giáo, dân tộc chưa được quan tâm nghiên cứu. Qua thực tế tìm hiểu, mới có hai
công trình nghiên cứu về chủ đề này là: Thành Đoàn Đà Nẵng (2006), đề tài nghiên
cứu khoa học “Giải pháp nhằm tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh thiếu
niên Phật giáo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam ở thành phố Đà Nẵng hiện nay”, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh (2003), đề tài nghiên cứu khoa học “Công tác đoàn kết tập hợp
thanh niên vùng tôn giáo, dân tộc”. Cả hai đề tài nhận định việc tập hợp thanh niên
dân tộc, tôn giáo vẫn còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ như thời gian tổ chức
hoạt động Đoàn vào cuối tuần thường trùng lắp với thời gian thanh niên có đạo đi
sinh hoạt tại các nhà thờ hoặc tham gia công tác từ thiện của cơ sở tôn giáo; thanh
niên đồng bào dân tộc có những nét văn hóa riêng, thường sinh hoạt chung trong
cộng đồng dân tộc, việc vận động tham gia hoạt động Đoàn lâu dài là rất khó khăn.
Cả hai đề tài có điểm chung là đề xuất giải pháp tập hợp thanh niên bằng cách xây
dựng lực lượng cán bộ Đoàn xuất thân từ các tôn giáo, đồng bào dân tộc. Tuy vậy
giới hạn của đề tài chủ yếu là một nhánh nhỏ trong chính sách tập hợp thanh niên
tham gia hoạt động Đoàn: tập hợp thanh thiếu niên tôn giáo, dân tộc. Các giải pháp
vẫn chưa mang tính toàn diện, chưa thể phổ biến rộng rãi.
Tóm lại, những tài liệu, công trình nghiên cứu trên, chủ yếu nêu lên các bài
học, giải pháp mang tính lý luận chung, chưa có giải pháp hiệu quả để tập hợp đối
tượng thanh niên đặc thù, khó tiếp cận. Khách thể nghiên cứu ở các đề tài cũng chỉ
trong phạm vi hẹp như thanh niên địa bàn dân cư, thanh thiếu niên tôn giáo, sinh
viên học theo học chế tín chỉ, chưa nêu ra được các giải pháp tập hợp thanh niên nói
chung, mang tính chất thuần túy của Đoàn. Vì vậy, đề tài thực hiện chính sách tập
hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn tại thành phố Hồ Chí Minh mang tính mới,
4



tập trung vào các giải pháp tập hợp thanh niên nói chung trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, kế thừa những giải pháp chính sách tập hợp thanh niên hiệu quả, có giá
trị tham khảo cho nhiều cơ sở Đoàn, các tỉnh, thành bạn, góp phần hoàn thiện thêm
các giải pháp thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là qua nghiên cứu việc thực hiện chính sách tập hợp
thanh niên tham gia hoạt động Đoàn tại thành phố Hồ Chí Minh phát hiện những
thuận lợi, khó khăn cần tháo gỡ, đồng thời đề xuất những mô hình, giải pháp phù
hợp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách tập hợp
thanh niên tham gia hoạt động Đoàn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt
động Đoàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Phát hiện những điểm tích cực, những điểm
hạn chế trong chính sách tập hợp thanh niên, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế
trong việc tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn.
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng chính sách tập hợp thanh niên
tham gia hoạt động Đoàn tại thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp để các
cơ sở Đoàn thực hiện tốt chính sách tập hợp thanh niên tham gia hoạt động Đoàn tại
thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Là những cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách tập hợp thanh
niên tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại thành phố Hồ
Chí Minh.
5



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×