Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

NGUYỄN NGỌC ðỨC

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ GIA NGHĨA
TỈNH ðẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ðà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

NGUYỄN NGỌC ðỨC

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ GIA NGHĨA
TỈNH ðẮK NÔNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Quang Bình

ðà Nẵng – Năm 2016



LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Ngọc ðức


MỤC LỤC
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài. .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 3
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 4
5. Bố cục ñề tài. ...................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 5
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH CẤP XÃ................................................................................................ 8
1.1. MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ .............. 8
1.1.1. Khái niệm, ñặc ñiểm chi ngân sách cấp xã................................... 8
1.1.2. Khái niệm, nguyên tắc quản lý chi ngân sách cấp xã................. 13
1.1.3. ðặc ñiểm chi ngân sách cấp xã ở thị xã Gia Nghĩa.................... 14
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ ........................... 15
1.2.1. Lập dự toán chi ngân sách cấp xã............................................... 16
1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã.................................... 17
1.2.3. Công tác quyết toán chi ngân sách cấp xã .................................. 24
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách cấp xã ............. 26

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
CẤP XÃ .......................................................................................................... 27
1.3.1. Nhân tố khách quan .................................................................... 27
1.3.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................ 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ GIA NGHĨA ..................................................... 31
2.1. ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ðẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ31


2.1.1. ðiều kiện tự nhiên....................................................................... 31
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................... 32
2.1.3. Bộ máy quản lý và ñội ngũ cán bộ công chức quản lý chi ngân
sách cấp xã ...................................................................................................... 35
2.2. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ Ở THỊ XÃ GIA NGHĨA 37
2.2.1. Tình hình chi so với dự toán....................................................... 37
2.2.2. Thực trạng chi ñầu tư phát triển.................................................. 40
2.2.3. Thực trạng chi thường xuyên...................................................... 41
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ðỊA
BÀN THỊ XÃ GIA NGHĨA TỈNH ðẮK NÔNG........................................... 43
2.3.1. Lập dự toán chi ngân sách cấp xã............................................... 44
2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã.................................... 46
2.3.3. Quyết toán chi ngân sách............................................................ 56
2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách .......... 57
2.4. ðÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP Xà THỊ
XÃ GIA NGHĨA ............................................................................................. 58
2.4.1. Những kết quả ñạt ñược.............................................................. 58
2.4.2. Những hạn chế ............................................................................ 59
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................... 60
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

CẤP XÃ TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ GIA NGHĨA TỈNH ðẮK NÔNG ... 62
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ðỊNH HƯỚNG
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ðỊA BÀN THỊ
XÃ GIA NGHĨA TỈNH ðẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI................ 62
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Gia Nghĩa trong
thời gian tới ..................................................................................................... 62


3.1.2. ðịnh hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã trên ñịa bàn thị
xã Gia Nghĩa tỉnh ðắk Nông........................................................................... 63
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ GIA NGHĨA TỈNH ðẮK NÔNG ....................... 64
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện lập dự toán................................................ 65
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chấp hành dự toán .................................... 66
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán chi NS cấp xã ........... 83
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra ....................... 84
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng ñội
ngũ CBCC quản lý chi NSNN ........................................................................ 85
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 89
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ............................................ 89
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính ........................................................ 89
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh........................................................... 91
3.3.4. Kiến nghị với UBND thị xã Gia Nghĩa ...................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

NSNN
NS
KBNN
GTSX
KT-XH
CBCC
XDCB
UBND
HðND
QLNN

Ý nghĩa
Ngân sách nhà nước
Ngân sách
Kho bạc Nhà nước
Giá trị sản xuất
Kinh tế - xã hội
Cán bộ công chức
Xây dựng cơ bản
Ủy ban nhân dân
Hội ñồng nhân dân
Quản lý Nhà nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng


Trang

Thông kê số lượng, chất lượng công chức cấp xã làm
2.1

công tác tài chính kế toán ở thị xã Gia Nghĩa (tính ñến

37

ngày 01/01/2016)
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10

Tình hình thực hiện dự toán ngân sách cấp xã ñịa bàn thị
xã Gia Nghĩa giai ñoạn 2011-2015
Cơ cấu chi ngân sách cấp xã ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa
giai ñoạn 2011-2015
Tình hình chi ðTXDCB từ nguồn ngân sách cấp xã ñịa
bàn thị xã Gia Nghĩa, giai ñoạn 2011 - 2015
Tỷ trọng vốn ðTXDCB trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa,
giai ñoạn 2011-2015
Tình hình chi thường xuyên từ nguồn NS cấp xã trên ñịa

bàn bàn thị xã Gia Nghĩa giai ñoạn 2011 - 2015
Tình hình thực hiện dự toán của các xã, phường ở thị xã
Gia Nghĩa năm 2015
Tình hình thực hiện thanh toán ðTXDCB nguồn vốn NS
cấp xã ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa giai ñoạn 2011-2015
Kết quả kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thị xã
Gia Nghĩa từ năm 2011 ñến 2015
Số ñợt thanh kiểm tra tài chính

38
39
40
41
42
45
51
54
57


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hiện ñại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) từ khâu lập
kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm,
nâng cao tính minh bạch trong trong quản lý ngân sách; hạn chế tiêu cực
trong việc sử dụng ngân sách; ñảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát
triển và hội nhập của quốc gia; tăng cường sự gắn kết giữa yêu cầu quản lý
ngân sách với các mục tiêu tài chính phát triển, với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ

thuật thông qua việc xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung
hạn là mục tiêu tổng quát trong “Báo cáo khả thi Dự án Cải cách tài chính
công” ñược Chính Phủ Phê duyệt tại Quyết ñịnh số 432/Qð-TTg ngày
21/4/2003 nhằm huy ñộng, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong
xã hội hiệu quả, công bằng và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường ñịnh
hướng XHCN; xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, ñảm bảo giữ vững
an ninh tài chính, ổn ñịnh tài chính - tiền tệ, tạo ñiều kiện thúc ñẩy tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững, hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
ðể ñạt ñược mục tiêu ñó, trong ñiều kiện của một nền kinh tế ñang phát
triển, nguồn thu cho NSNN còn gặp nhiều khó khăn, nước ta ñang phải tập
trung các nguồn lực tài chính ñể phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện ñại
hoá ñất nước thì việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản chi
của NSNN luôn là mối quan tâm hàng ñầu của ðảng, Nhà nước và các ngành,
các cấp.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chi NS liên tục ñược ñổi mới và
tăng cường theo hướng ñơn giản hoá quy trình, tăng hiệu quả, ñẩy mạnh tiết
kiệm, chống lãng phí. Các khoản chi NSNN ñã ñược cơ cấu lại theo hướng
giảm các khoản chi bao cấp, tăng dần tỷ lệ chi cho ñầu tư phát triển, tập trung


2
ưu tiên chi cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội quan trọng và giải
quyết những vấn ñề xã hội bức xúc. Công tác quản lý và phân cấp NS ñã có
những ñổi mới cơ bản, nâng cao quyền chủ ñộng và trách nhiệm cho các cấp
chính quyền ñịa phương và các ñơn vị sử dụng NS, từng bước xóa bỏ cơ chế
xin cho; thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý, kiểm soát chi NSNN ñã
ñược sửa ñổi bổ sung theo hướng ñơn giản, thuận lợi...
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, tính dàn trải trong chi NSNN chưa
ñược khắc phục, hiệu quả ñầu tư còn thấp; thất thoát, lãng phí trong quản lý

và sử dụng vốn ðTXDCB còn cao; chi tiêu hành chính còn nhiều bất hợp lý..
Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm của Tỉnh ðắk Nông ñược thành lập theo
Nghị ñịnh 82/2005/Nð-CP, ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ, trên cơ
sở ñiều chỉnh ñịa giới hành chính huyện ðắk Glong (cũ) là xã Quảng Thành,
xã ðắk Nia và thị trấn Gia Nghĩa ñể thành lập ñể thành lập 08 ñơn vị hành
chính mới thuộc thị xã Gia Nghĩa, bao gồm 05 phường, 03 xã. Với tổng diện
tích tự nhiên 284km2, dân số hiện nay trên 46 ngàn người; có 19 dân tộc anh
em sinh sống trên ñịa bàn. Thị xã Gia Nghĩa có vị trí quang trọng về phát triển
kinh kế - xã hội trong mối liên hệ liên vùng, có mối giao lưu thuận lợi theo
tuyến ñường Bắc- Nam (QL14); là ñầu mối nối vùng Tây nguyên với vùng
trung tâm kinh kế lớn như: Bình Dương, ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh, ñồng
thời là ñầu mối nối vùng Bắc Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Kom
Tum) với Nam Tây Nguyên (Lâm ðồng) và các tỉnh vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ như : Ninh Thuận, Bình Thuận,… thông qua quốc lộ 28; có nhiều
thác lớn ñệp như :Liêng Nung, Thác 3 tầng… thuận lợi cho việc phát triển
dịch vụ du lịch. Trong tương lai sẽ có ñường sắt ñi qua nối khu mỏ khai thác
bô xít với các khu công nghiệp của các tỉnh Bình Phước, Binh Dương và
Thành Phố Hồ Chí Minh. ðây chính là lợi thế trong quan hệ phát triển kinh
tế - xã hội trong tương lai của thị xã, sẽ có ñiều kiện tăng cường các quan hệ


3
hợp tác ñầu tư phát triển. Thực trạng hiện nay công tác thu, chi ngân sách của
thị xã Gia Nghĩa vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Thu ngân sách chưa
tập trung ñầy ñủ; số thu chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế trên ñịa bàn.
Chính sách cơ chế phân cấp nguồn thu chưa thật sự tạo ñược ñộng lực khai
thác tối ña nguồn thu, vẫn chưa bao quát các nguồn thu, vẫn còn tình trạng
thất thu, nợ ñọng thuế còn lớn, nguồn thu còn hạn chế … Hiệu quả chi ñầu tư
còn thiếu tập trung dẫn ñến hiệu quả thấp, gây lãng phí; chi thường xuyên còn
vượt dự toán. Do ñó, việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản

chi NSNN, ñảm bảo ñáp ứng kịp thời, ñầy ñủ nhu cầu chi tiêu của các cấp
chính quyền ñịa phương, tăng cường cho nhiệm vụ chi ñầu tư phát triển và
các khoản chi ñột xuất khác, khắc phục và giảm thiểu tối ña các hạn chế trong
quản lý chi NSNN như ñã nêu trên là yêu cầu và ñòi hỏi tất yếu ñối với các cơ
quan quản lý và sử dụng NSNN trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa.
Thực hiện tốt quản lý chi ngân sách cấp xã sẽ có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc quản lý ngân sách xã, ñồng thời góp phần thực hành tiết kiệm, ổn
ñịnh và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực,
lãng phí, góp phần ổn ñịnh tiền tệ và kiềm chế lạm phát.
Với những lý do ñó, tôi chọn ñề tài: “Hoàn thiện quản lý chi ngân
sách cấp xã trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa tỉnh ðắk Nông" làm ñề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn ñề lý luận cơ bản và thực tiễn về chi ngân
sách cấp xã và quản lý chi ngân sách cấp xã; Khảo sát, phân tích, ñánh giá
thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp xã trên ñịa bàn thị xã Gia
Nghĩa, tỉnh ðắk Nông. ðề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý
chi ngân sách cấp xã trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ðắk Nông trong thời
gian tới.


4
Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa lý luận về chi NSNN và quản lý chi
NS cấp xã, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi NS cấp
xã trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa, từ ñó rút ra những nguyên nhân và ñề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý chi
NS cấp xã trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa trong thời gian tới.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: quản lý chi NSNN trên ñịa bàn thị xã Gia
Nghĩa.

- Phạm vi nghiên cứu: ñối tượng nghiên cứu ñược khảo sát trên ñịa bàn
thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ðắk Nông. Trong ñó, luận văn tập trung nghiên cứu
hoạt ñộng quản lý chi của ngân sách cấp xã, không nghiên cứu quản lý chi ñối
với các khoản chi của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và ngân sách thị
xã phát sinh trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ðắk Nông.
- Thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu quản lý chi NSNN cấp xã
trên ñịa bàn Thị xã Gia Nghĩa trong khoảng thời gian từ 2011 ñến 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu ñề tài chủ yếu vận dụng dụng phương pháp cứu thông
dụng trong kinh tế như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp,
ñánh giá ñể hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ñề ra.
5. Bố cục ñề tài
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, như sau:
Chương 1: Những vấn ñề lý luận về quản lý chi ngân sách cấp xã
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách cấp xã trên ñịa bàn thị xã
Gia Nghĩa, tỉnh ðắk Nông
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên ñịa
bàn thị xã Gia Nghĩa trong thời gian tới


5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thời gian gần ñây, các vấn ñề liên quan ñến quản lý chi NSNN
ñã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh
tế và các bài viết ñăng trên các tờ báo, tạp chí của trung ương và ñịa phương.
Cụ thể:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Lấy ví dụ tại
Kho bạc Nhà nước thành phố Nam ðịnh)” của tác giả Vũ Văn Yên, Trường

ðại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008. Luận văn làm rõ thêm về cơ sở lý luận
và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN,
trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. ðánh giá sát thực trạng cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN tại Nam ðịnh giai ñoạn 2004-2007. Từ ñó ñề xuất quan ñiểm, giải
pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN ở Việt Nam và tỉnh Nam ðịnh, từ ñó sử dụng NSNN có hiệu quả hơn,
nâng cao trách nhiệm của ñơn vị sử dụng ngân sách góp phần thúc ñẩy sự
phát triển KT-XH và tăng cường hội nhập quốc tế.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế "Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua Kho
bạc nhà nước Gia Lai" của tác giả Nguyễn Thanh Quang, ðại học ðà Nẵng,
năm 2013. Luận văn ñã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát
chi NSNN qua KBNN trong ñiều kiện cải cách quản lý nền tài chính công và
cải cách thủ tục hành chính. ðánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN Gia Lai giai ñoạn 2008-2010, từ ñó ñề xuất kiến nghị và
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Gia Lai
trong thời gian tới.
- Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý "Hoàn thiện kiểm soát chi
NSNN qua Kho bạc nhà nước Thanh Hóa" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà,


6
Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008;
- Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý " Kiểm soát chi NSNN qua
Kho bạc nhà nước Hải Dương" của tác giả Vũ ðức Trọng, Học viện Chính
trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế "Về hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi
NSNN qua KBNN trong giai ñoạn hiện nay” của tác giả Vũ Hoàng Nam, Học
viện Tài chính, năm 2008;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế " Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân

sách ñịa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, ñơn vị sự nghiệp trên
ñịa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Vũ Hoài Nam, ðại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý ngân sách Nhà nước trên ñịa bàn
thành phố Hà Tĩnh" của tác giả Trịnh Văn Ngọc, Trường ðại học kinh tế- ðại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2008;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Về hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của
Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007. Luận văn vận dụng lý luận
về quản lý ngân sách nhà nước ñể phân tích, ñánh giá thực trạng công tác
quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa giai ñoạn 2001-2006. Từ ñó ñề ra quan ñiểm, giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý thu, chi NSNN của Thành phố Nha Trang trong thời gian tới.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN Tỉnh
Quảng Ngãi” của tác giả Lê Thị Thanh Tuyến, ðại học ðà Nẵng, năm 2012.
Luận văn ñã hệ thống hóa hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý chi ngân
sách, tập trung phân tích hình hình quản lý chi NSNN tại tỉnh Quảng Ngãi
trong giai ñoạn 2007-2011, rút ra ñược những ưu ñiểm, tồn tại và nguyên
nhân ñể từ ñó ñề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi


7
NSNN của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian ñến.
- Bài viết " Quản lý và sử dụng ngân sách trong tiến trình cải cách tài
chính công" của tác giả Nguyễn Sinh Hùng, Tạp chí Cộng sản, số 3 năm
2005;
- Bài viết “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán
NSNN" của tác giả Hoàng Hàm, Tạp chí Kế toán, số 11,12 năm 2008;
- Bài viết “Phân tích tính công bằng và hiệu quả của chi NSNN theo
thành phố” của tác giả Nguyễn Thị Minh và Nguyễn Quang Dong, tạp chí Tài

chính tháng 12/2009;
- Bài viết: “Chi NSNN qua KBNN hướng tới quy trình kiểm soát theo
kết quả ñầu ra” của tác giả Bùi Thị Thu Thảo, tạp chí Tài chính tháng 9/2009.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, các tác
giả ñã ñề cập ñến một số vấn ñề liên quan ñến quản lý chi NSNN và giải pháp
ñể nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN nhưng phần lớn mới tiếp cận từ góc ñộ
quản lý, kiểm soát chi của cơ quan KBNN hoặc cơ quan tài chính, rất ít công
trình, bài viết ñi sâu nghiên cứu về vấn ñề chi NS xã và quản lý chi ngân sách
xã từ góc ñộ tiếp cận của tất cả các cơ quan có liên quan ñến quá trình quản lý
các khoản chi NSNN. ðặc biệt là ở ðắk Nông nói chung và thị xã Gia Nghĩa
nói riêng chưa có các công trình khoa học nghiên cứu ñể ñưa ra các giải pháp
hoàn thiện quản lý chi ngân sách xã phường trên ñịa bàn.


8
CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH CẤP XÃ
1.1. MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
1.1.1. Khái niệm, ñặc ñiểm chi ngân sách cấp xã
a. Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN vào
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc
nhất ñịnh.
Chi NSNN bao gồm hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
Quá trình phân phối là quá trình phân bổ kinh phí từ quỹ NSNN theo
những tiêu chí, tỷ lệ nhất ñịnh ñể hình thành các quỹ tiền tệ nhỏ hơn trước khi
ñưa vào sử dụng. Nói cách khác, ñó là quá trình phân bổ quỹ NSNN thành
nhiều phần với những cơ cấu nhất ñịnh cho những nội dung, ñối tượng thụ

hưởng NSNN khác nhau ñảm bảo với một nguồn lực tài chính có hạn nhưng
lại phải ñáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong quá trình thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của Nhà nước.
Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng các khoản tiền ñược
cấp phát từ quỹ NSNN cho các công việc cụ thể theo các mục ñích ñã ñịnh.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo ñảm
quốc phòng, an ninh, bảo ñảm hoạt ñộng của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy ñịnh của pháp luật.
b. Chi ngân sách cấp xã
Chi ngân sách cấp xã là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách
xã nhằm ñảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên ñịa bàn
xã. ðó là toàn bộ các khoản chi của ngân sách cấp xã có trong dự toán, ñược
cơ quan có thẩm quyền quyết ñịnh và thực hiện trong một năm ñể ñảm bảo


9
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền ñịa phương cấp xã và các
mục tiêu phát triển KT-XH trên ñịa bàn xã.
c. ðặc ñiểm chi ngân sách nhà nước cấp xã
Một là, chi ngân sách cấp xã gắn với quyền lực nhà nước cấp xã.
Hai là, chi ngân sách cấp xã luôn gắn chặt chẽ với các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của xã, hoạt ñộng của bộ máy hành chính ở xã, hoạt
ñộng của ðảng, các tổ chức chính trị ở xã và các hoạt ñộng sự nghiệp trên ñịa
bàn xã. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải phù hợp với trình
ñộ, khả năng quản lý của chính quyền xã.
Ba là, chi ngân sách cấp xã là chi ngân sách ở cấp cơ sở. Xã vừa là cấp
ngân sách vừa là ñơn vị sử dụng ngân sách. Chi ngân sách xã do Uỷ ban nhân
dân xã xây dựng và quản lý, Hội ñồng nhân dân xã quyết ñịnh và giám sát.
Bốn là, hiệu quả chi NSNN là hiệu quả mang tính tổng hợp và toàn
diện trên nhiều mặt.

Năm là, cân ñối ngân sách xã phải ñảm bảo nguyên tắc chi không vượt
quá nguồn thu quy ñịnh, Nghiêm cấp ñi vay hoặc chiếm dụng dưới mọi hình
thức ñể cân ñối ngân sách xã.
d. Nội dung chi ngân sách cấp xã
Căn cứ vào yếu tố chi tiêu, phương thức quản lý và thời hạn tác ñộng,
chi NSNN cấp xã bao gồm các nội dung sau:
* Chi ñầu tư phát triển, bao gồm:
- ðầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
có khả năng thu hồi vốn do cấp xã quản lý theo phân cấp của tỉnh.
- Chi ñầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
của xã từ nguồn huy ñộng ñóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án
nhất ñịnh theo quy ñịnh của pháp luật, do Hội ñồng nhân dân xã quyết ñịnh
ñưa vào ngân sách xã quản lý.


10
- Các khoản chi ñầu tư phát triển khác theo quy ñịnh của pháp luật.
* Chi thường xuyên, bao gồm:
- Chi cho hoạt ñộng của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;
+ Sinh hoạt phí ñại biểu Hội ñồng nhân dân;
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy ñịnh của Nhà nước;
+ Công tác phí;
+ Chi về hoạt ñộng, văn phòng, như: chi phí ñiện, nước, văn phòng
phẩm, phí bưu ñiện, ñiện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
+ Chi khác theo chế ñộ quy ñịnh.
- Kinh phí hoạt ñộng của cơ quan ðảng cộng sản Việt Nam ở xã.
- Kinh phí hoạt ñộng của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến

binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam)
sau khi trừ các khoản thu theo ñiều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
- ðóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các ñối tượng
khác theo chế ñộ quy ñịnh.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy ñộng dân
quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách xã theo quy ñịnh của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
+ Chi thực hiện việc ñăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân
sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy ñịnh của pháp luật;
+ Chi tuyên truyền, vận ñộng và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật
tự an toàn xã hội trên ñịa bàn xã;
+ Các khoản chi khác theo chế ñộ quy ñịnh.


11
- Chi cho công tác xã hội và hoạt ñộng văn hoá, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý:
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế ñộ quy ñịnh
(không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1
lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo
hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi các gia ñình chính sách; cứu tế xã hội và công
tác xã hội khác;
+ Chi hoạt ñộng văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do
xã quản lý.
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ,
lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã,
thị trấn quản lý (ñối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.

- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu
hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà
văn hoá, thư viện, ñài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, ñường giao
thông, công trình cấp và thoát nước công cộng,...;
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế ñộ quy ñịnh.
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy ñịnh của pháp luật
* Chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau, bao gồm:
- Số dư dự toán ñược phép chuyển sang ngân sách năm sau;
- Số dư tạm ứng ñược phép chuyển sang ngân sách năm sau;
- Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách ñược phép chuyển sang
ngân sách năm sau;
- Số dư dự toán ñược cấp có thẩm quyền cho phép hoặc theo chế ñộ


12
quy ñịnh ñược chuyển sang ngân sách năm sau như: Dự phòng, dự toán chưa
phân bổ (nếu có), số tăng thu so dự toán, nguồn cải cách tiền lương, khoán
chi...
e. Vai trò của chi ngân sách cấp xã
Vai trò của chi ngân sách xã ñược thể hiện trên các nội dung chủ yếu
sau:
Một là, cung cấp nguồn lực tài chính nhằm ñảm bảo duy trì hoạt ñộng
của hệ thống chính quyền cấp xã.
Hai là, là ñiều kiện quan trọng thúc ñẩy phát triển kinh tế - xã hội trên
ñịa bàn xã.
Ba là, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công ñảm bảo
công bằng xã hội.
Bốn là, Chi ngân sách có tác ñộng nhất ñịnh ñến việc thực hiện mục
tiêu ổn ñịnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

f. ðiều kiện chi ngân sách cấp xã
Chi ngân sách cấp xã chỉ ñược thực hiện khi có ñầy ñủ các ñiều kiện
sau ñây:
Thứ nhất, phải có trong dự toán ngân sách nhà nước, ñược cơ quan có
thẩm quyền cấp xã là HðND xã giao;
Thứ hai, ñúng chế ñộ, tiêu chuẩn, ñịnh mức do cấp có thẩm quyền quy
ñịnh;
Thứ ba, ñã ñược Chủ tịch UBND xã hoặc người ñược ủy quyền quyết
ñịnh chi;
Thứ tư, thực hiện ñấu thầu, thẩm ñịnh giá ñối với trường hợp chi ñầu tư
xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công
việc khác theo quy ñịnh phải qua ñấu thầu hoặc thẩm ñịnh giá.
Thứ năm, các khoản chi có tính chất thường xuyên ñược chia ñều trong


13
năm ñể chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số
thời ñiểm như ñầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản
chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện cùng với giao dự
toán năm.
1.1.2. Khái niệm, nguyên tắc quản lý chi ngân sách cấp xã
a. Khái niệm quản lý chi ngân sách cấp xã
Quản lý chi NSNN là sự tác tác ñộng của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền ñến các hoạt ñộng chi NSNN, làm cho quỹ NSNN ñược phân bổ,
sử dụng ñúng mục ñích, tiết kiệm, hiệu quả, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do cơ quan quản lý nhà nước ñảm nhận.
Quản lý chi ngân sách cấp xã là quá trình các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác ñộng vào hoạt ñộng
chi ngân sách cấp xã, ñảm bảo cho các khoản chi ngân sách xã ñược sử dụng
ñúng mục ñích, tiết kiệm và hiệu quả.

Ở ñây, chủ thể quản lý chi ngân sách cấp xã là các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ñối với lĩnh vực chi NSNN trên ñịa bàn các xã phường
(Hội ñồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Tài chính các xã phường, KBNN
thị xã, Phòng Tài chính thị xã)
ðối tượng quản lý là hoạt ñộng chi ngân sách cấp xã. Hoạt ñộng ñó bao
gồm việc lập dự toán; phân bổ dự toán; chấp hành dự toán; kiểm tra, kiểm
soát, thanh toán các khoản chi NS cấp xã; quyết toán các khoản chi ngân sách
cấp xã.
Sự tác ñộng của chủ thể quản lý tới ñối tượng quản lý thông qua việc
thực hiện các chức năng quản lý nhằm ñạt ñược các mục tiêu cơ bản của quản
lý chi ngân sách cấp xã. ðó là mục tiêu sử dụng ngân sách cấp xã một cách
hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển KT-XH và ổn ñịnh kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội... trên ñịa bàn các xã, phường.


14
b. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi ngân sách cấp xã
Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã phải tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản trong quản lý và một số nguyên tắc riêng của quản lý chi ngân sách nhà
nước cấp xã.
Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hai là, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích.
Ba là, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Bốn là, nguyên tắc hợp pháp, công khai, minh bạch.
Năm là, nguyên tắc bảo ñảm cân ñối ngân sách.
1.1.3. ðặc ñiểm chi ngân sách cấp xã ở thị xã Gia Nghĩa
Thứ nhất, thị xã Gia Nghĩa là ñô thị loại IV trực thuộc tỉnh, là một cấp
hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay với
những chức năng nhiệm vụ ñược quy ñịnh trong luật tổ chức HðND và
UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính ñộc lập tương ñối, chịu sự

lãnh ñạo toàn diện của tỉnh. Do ñó cấp xã cũng mang tính ñộc lập tương ñối.
Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp thị xã thuộc tỉnh là
một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi ñược quy ñịnh
cụ thể ñể ñảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp thị xã thuộc tỉnh.
Tuy nhiên do luật ngân sách cũng ñã quy ñịnh ñối với các khoản thu phân
chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết ñịnh tỷ lệ ñiều tiết ngân sách
giữa Trung ương và ñịa phương, còn HðND tỉnh thì quyết ñịnh tỷ lệ ñiều tiết
giữa ngân sách tỉnh, ngân sách thị xã (và quận, huyện, thành phố) và ngân
sách xã. Do ñó có thể thấy rằng quy mô ngân sách, khả năng tự cân ñối của
ngân sách cấp xã ở thị xã Gia Nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân cấp
nguồn thu và nhiệm vụ chi của tỉnh cũng như tỷ lệ ñiều tiết ngân sách giữa
ngân sách tỉnh, ngân sách thị xã và ngân sách cấp xã. Thực tế các xã, phường
trên ñịa bàn hưởng số thu từ tỉ lệ ñiều tiết rất thấp, không có xã, phường nào
tự cân ñối ñược thu chi.


15
Thứ ba, phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã là do
tỉnh giao cho nên trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm
vụ phát triển KT-XH ở ñịa phương cũng như những nhiệm vụ chi ñược giao
thêm với cân ñối ngân sách ñã ñược ổn ñịnh (với thời gian từ 3-5 năm theo
luật ngân sách quy ñịnh). ðiều này ñặt ra yêu cầu là các cơ quan hoạch ñịnh
chính sách, xây dựng chính sách chế ñộ thu, chi ngân sách, tham mưu việc
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ ñiều tiết cho ngân sách cấp xã phải
xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ñầy ñủ ñể tham mưu cơ quan có
thẩm quyền của tỉnh quyết ñịnh, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học.
ðồng thời phân cấp phải trên quan ñiểm tăng quyền chủ ñộng của ngân sách
cấp xã ñể tạo ñiều kiện cho xã, phường hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm
vụ phát triển KT-XH ở ñịa phương.
Thứ tư, tổng số ñơn vị hành chính cấp xã ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa là 8

với 5 phường và 3 xã, như vậy ngân sách cấp xã ở thị xã Gia Nghĩa có hai loại
là ngân sách xã và ngân sách phường. Theo phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ
chi của tỉnh ðắk Nông thì không phân cấp chi ñầu tư phát triển ñối với ngân
sách phường, chỉ phân cấp chi ñầu tư phát triển ñối với ngân sách xã.
Thứ năm, ngân sách cấp xã ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa chưa thực hiện
thực hiện chế ñộ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh
phí quản lý hành chính theo Nghị ñịnh số 130/2005/Nð-CP ngày 17 tháng 10
năm 2005 của Chính phủ quy ñịnh chế ñộ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ñối với các cơ quan nhà nước.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP XÃ
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã do HðND tỉnh quyết ñịnh phù hợp
với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên ñịa bàn, phù
hợp với trình ñộ quản lý của ñội ngũ cán bộ cấp xã trong từng thời kỳ ổn ñịnh
ngân sách.


16
Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp xã do ngân sách cấp xã bảo ñảm; NS
thị xã trợ cấp cân ñối cho cấp xã trong trường hợp ngân sách cấp xã không tự
cân ñối ñược thu chi ngân sách.
Khi cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thị xã uỷ
quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp xã thực hiện nhiệm vụ chi của mình,
thì kinh phí ñược chuyển từ ngân sách cấp trên cho cấp xã ñể thực hiện nhiệm
vụ ñó thông qua chi chuyển giao ngân sách các cấp.
Ngoài việc ñược cấp trên uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, ngân sách
cấp xã không ñược dùng ngân sách cấp mình chi cho nhiệm vụ của ngân sách
cấp khác, trừ trường hợp ñặc biệt phải ñược cơ quan có thẩm quyền quyết
ñịnh.
1.2.1. Lập dự toán chi ngân sách cấp xã
Việc quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách cấp xã do UBND xã

và Ban Tài chính xã thực hiện. Trong ñó, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ
quan ñược quy ñịnh cụ thể như sau:
i) UBND xã có nhiệm vụ:
Một là, hướng dẫn, tổ chức và chỉ ñạo các ñơn vị trực thuộc và chính
quyền cấp xã lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý;
Hai là, tổng hợp và lập dự toán chi ngân sách cấp xã; báo cáo Thường
trực HðND xã phường xem xét trước khi báo cáo UBND thị xã;
Ba là, căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách ñược UBND thị xã giao,
UBND xã phường trình HðND xã phường quyết ñịnh dự toán ngân sách ñịa
phương và phương án phân bổ ngân sách cấp xã, ñồng thời báo cáo UBND
thành phố, Phòng Tài chính dự toán ngân sách cấp xã và kết quả phân bổ dự
toán NS cấp xã ñã ñược HðND xã, phường quyết ñịnh;
Bốn là, tổ chức giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng ban, tổ chức
trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi trên cơ sở phương án phân bổ ngân sách cấp xã


17
ñược Nghị quyết của Hội ñồng nhân dân xã, phường thông qua;
Năm là, lập phương án ñiều chỉnh dự toán ngân sách cấp xã và phương
án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Hội ñồng nhân dân xã,
phường quyết ñịnh theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
trong trường hợp nghị quyết của HðND xã, phường không phù hợp với
nhiệm vụ thu, chi ngân sách ñược cấp trên giao;
ii) Ban Tài chính xã phường có nhiệm vụ:
Một là, tổ chức làm việc với các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân
xã, phường về dự toán chi ngân sách hàng năm.
Hai là, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ñơn vị có liên quan trong việc
tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp
xã theo lĩnh vực, nhiệm vụ chi ñược phân cấp.
Ba là, lập dự toán chi ñầu tư phát triển của NS cấp xã; tổng hợp dự toán

và phương án phân bổ dự toán chi ñầu tư phát triển, chi Chương trình mục
tiêu quốc gia do cấp xã quản lý.
Bốn là, ñề xuất các phương án cân ñối ngân sách và các biện pháp
nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách cấp xã.
1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã
a. Phân bổ và giao dự toán
UBND xã, phường căn cứ quyết ñịnh của UBND thị xã về giao nhiệm
vụ thu, chi ngân sách, trình Hội ñồng nhân dân cùng cấp quyết ñịnh dự toán
chi ngân sách cấp xã và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã trước
ngày 31/12 hàng năm.
Trên cơ sở Nghị quyết của HðND xã phường, UBND xã phường giao
nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng ñơn vị trực thuộc cấp xã.
i) ðối với chi ñầu tư XDCB
Dự toán và kế hoạch vốn ñược phân khai, giao cho các chủ ñầu tư chi


×