Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân Trường hợp 3 xã vùng ven thành phố Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.36 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẦU VÀO TỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA
HỘ NÔNG DÂN: TRƯỜNG HỢP 3 XÃ VÙNG VEN
THÀNH PHỐ KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
ĐẦU VÀO TỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA
HỘ NÔNG DÂN: TRƯỜNG HỢP 3 XÃ VÙNG VEN
THÀNH PHỐ KON TUM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH



Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2
3. Câu hỏi hay giả thiết nghiên cứu .........................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................4
7. Bố cục của đề tài..................................................................................4
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ..8
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................8
1.1.1. Lý thuyết về kết quả sản xuất ........................................................8
1.1.2. Lý thuyết về các yếu tố đầu vào ..................................................11
1.1.3. Các lý thuyết có liên quan ...........................................................17
1.1.4. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và kết quả sản xuất.................19

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA .................................................................23
1.2.1. Khái quát về cây lúa....................................................................23
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới............................................24
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam..............................................25
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................29
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN..............................................................................29
2.1.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ......................................29
2.1.2. Xã Hòa Bình ................................................................................30


2.1.3. Xã Đoàn Kết ................................................................................32
2.1.4. Xã Kroong....................................................................................33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................35
2.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu ....................................................37
2.2.3. Mẫu và thông tin mẫu ..................................................................37
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin...................................................38
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin.................................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................41
3.1. KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ.............................41
3.1.1. Thực trạng sản xuất lúa của địa bàn nghiên cứu .........................41
3.1.2. Quá trình sản xuất lúa ..................................................................43
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa của các nông hộ.........47
3.1.4. Tình hình tiêu thụ.........................................................................49
3.1.5. Kết quả sản xuất lúa.....................................................................50
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN KẾT QUẢ SẢN
XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ THUỘC 3 XÃ: HÒA BÌNH, ĐOÀN
KẾT, KROONG ...............................................................................................52
3.2.1. Kết quả mô hình...........................................................................52

3.2.2. Phân tích kết quả..........................................................................57
3.2.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng........................................................63
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................66
4.1. BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................66
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................69
4.2.1. Cơ sở khoa học của hàm ý chính sách.........................................69
4.2.2. Hàm ý chính sách nhằm nâng cao kết quả sản xuất lúa của các
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu ......................................................................71


KẾT LUẬN .....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPSX

Chi phí sản xuất

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

KHKT

Khoa hoc kỹ thuật



Lao động

NPK

Đạm, lân, kali

P

Giá bán


Q

Sản lượng

TN

Thu nhập

TSTN

Tỷ suất thu nhập

VA

Giá trị tăng thêm

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

1.1.

Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất lúa

21

1.2.

Đồ thị thể hiện sản lượng và diện tích lúa thế giới giai đoạn

25

hiệu

2006 - 2015
1.3.

Bảng phân bổ sản lượng và diện tích lúa cả nước giai đoạn

26

2000 - 2013
2.1.


Tình hình sản xuất lúa của xã Hòa Bình

31

2.2.

Tình hình sản xuất lúa của xã Đoàn Kết

33

2.3.

Tình hình sản xuất lúa của xã Kroong

35

2.4.

Bảng phân bổ số mẫu điều tra tại 3 xã

38

3.1.

Kết quả sản xuất và dự kiến chỉ tiêu phát triển năm 2020

42

của một số cây trồng chủ yếu

3.2.

Tình hình gieo trồng lúa năm 2015 của tỉnh Kon Tum

43

3.3.

Diện tích đất sản xuất của các nông hộ

45

3.4.

Chi phí đầu tư cho 1 sào lúa của các hộ

46

3.5.

Chi phí trung gian (IC) cho 1 sào lúa của các hộ

51

3.6.

Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lúa của các nông hộ năm

52


2015 (Bình quân cho 1 sào)
3.7.

Mô tả các biến

53

3.8.

Thống kê mô tả các biến chưa lấy logarit

54

3.9.

Thống kê mô tả biến giả mùa vụ chưa lấy logarit

54

3.10. Thống kê mô tả các biến đã lấy logarit

54

3.11. Thống kê mô tả biến giả mùa vụ đã lấy logarit

55

3.12. Kết quả phân tích hồi quy

56



3.13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

58

3.14. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập

59

3.15. Kết quả kiểm định Phương sai sai số thay đổi

59

3.16. Phân tích kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

60

3.17. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc 1

60

3.18. Phân tích kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan (bậc

60

1)
3.19. Kết quả mô hình hồi quy

61


3.20. Kết quả ước lượng các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết

63

quả sản xuất lúa của nông hộ 03 xã vùng ven thành phố Kon
Tum
4.1.

Tiêu chuẩn bón phân và tình hình bón phân tại khu vực điều
tra

67


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

2.1.

Trình tự nghiên cứu

36


3.1.

Tình hình tiêu thụ

49


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng trong nền
kinh tế. Nó cung cấp lương thực và là nguồn thu nhập chính cho một bộ phận
lớn dân số, đồng thời là nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công
nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta đã có những
tiến bộ vượt bậc, đời sống của người nông dân không ngừng được nâng cao
Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân nhìn chung vẫn ở mức rất thấp so
với mức thu nhập của các ngành khác, người nông dân phải chịu rất nhiều rủi
ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp bởi lẽ sản xuất nông nghiệp của họ
chưa thực sự đạt năng suất cao mang lại kết quả sản xuất như mong muốn.
Chính vì vậy, hiện nay có một thực trạng là nhiều hộ nông dân có xu hướng
đa dạng hóa nguồn thu nhập để giảm rủi ro, tăng thu nhập và đảm bảo đời
sống bằng cách trồng xen vụ hay trồng nhiều loại cây trồng hơn làm cho cây
lúa không còn là cây trồng chủ yếu như trước đây của các hộ nông dân. Đặc
biệt ở các tỉnh Tây Nguyên gần đây khi mà năng suất và giá cả các loại cây
trồng mang lại giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cao su, cà phê…. Đã chiếm
phần lớn đất đai làm cho các hộ nông dân dần chuyển sang trồng các loại cây
này dẫn đến đất canh tác lúa bị thu hẹp lại. Kon Tum cũng là một trong số các
tỉnh mà người dân chịu ảnh hưởng nặng nề của giá cả và biến động của thị
trường làm cho những năm gần đây diện tích trồng lúa bị thu hẹp lại thay vào

đó là các loại cây trồng như trên đặc biệt là nông dân các vùng ven thành phố
Kon Tum.
Đứng trước tình hình đó đòi hỏi phải có sự ổn định về mặt tâm lý cho
các hộ nông dân vùng ven thành phố Kon Tum để sản xuất lúa là ngành luôn
được coi trọng hàng đầu của họ, muốn vậy phải có sự chuẩn bị tốt về mọi thứ,


2
từ khâu đầu vào cho đến đầu ra mà đầu vào là vấn đề được quan tâm không
kém. Trước khi vào mùa sản xuất họ phải tính toán xem chi phí của các yếu tố
đầu vào có cao không, có mang lại thu nhập ổn định cho họ trong mùa tới hay
không, từ đó mà họ sẽ cân nhắc để mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng lúa
trong mùa vụ. Nên các yếu tố đầu vào luôn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản
xuất của các hộ nông dân, bởi dĩ nhiên một giống lúa tốt đạt chất lượng cao
thêm vào đó được bón phân và chăm sóc đều đặn thì sẽ mang lại năng suất
cao như mong đợi hơn là các giống lúa năng suất thấp hay không được bón
phân kĩ và chu đáo.
Chính vì lẽ đó mà những năm gần đây nông dân vùng ven thành phố
Kon Tum đã không ngừng thay đổi giống lúa và chọn loại phân bón tốt phục
vụ cho sản xuất của mình nhưng thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao hay
không thì vẫn còn là một câu hỏi khó trả lời khi mà thị trường chịu sự biến
động mạnh về giá cả và các yếu tố khác. Xuất phát từ những thực tại ở trên là
người dân sống trong thành phố Kon Tum tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ nông
dân: trường hợp 3 xã vùng ven thành phố Kon Tum” làm đề tài luận văn
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đầu vào đến kết quả sản xuất
lúa của các nông hộ thuộc 3 xã vùng ven thành phố Kon Tum.

Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá thực trạng việc trồng lúa của các hộ nông dân Tỉnh Kon Tum.
2. Xác định các yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến kết quả sản
xuất lúa.
3. Gợi ý một số giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân có hướng sản


3
xuất tốt hơn trong mùa vụ tới.
3. Câu hỏi hay giả thiết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết quả sản xuất lúa
của các nông hộ như thế nào?
2. Nên sử dụng yếu tố đầu vào để sản xuất lúa ở đây như thế nào trong
những năm tới?
Giả thuyết nghiên cứu:
GT1: Tất cả các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản
xuất cao cho các nông hộ?
GT2: Phân bón hữu cơ là yếu tố đầu vào quan trọng nhất, ảnh hưởng tốt
đến kết quả sản xuất?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nông dân trồng lúa thuộc 3 xã vùng ven
thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các hộ nông dân của 3
xã vùng ven thành phố Kon Tum với 150 mẫu điều tra.
- Về thời gian: Được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015
đến tháng 06/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện thông qua phương pháp định tính.

- Nghiên cứu chính thức: Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định lượng, điều tra lấy số liệu thực tế, thu thập thông tin trực tiếp bằng cách
phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu.
Các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh cũng được sử dụng trong đề tài.
Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày kỹ hơn ở chương 2.


4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho
những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm khuyến
nông, các hộ gia đình trồng lúa. Đề tài sẽ cho kết quả mới, bổ sung cho các
công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời đề tài có thể làm cơ sở để tỉnh Kon
Tum quy hoạch phát triển, đề ra chiến lược sử dụng yếu tố đầu vào trong việc
trồng lúa nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu còn là nguồn tham khảo tốt cho Trung tâm khuyến
nông, các nhà hoạch định chiến lược ngành lúa thuộc vùng Tây nguyên, Đông
Nam Bộ.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận về các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết
quả trong sản xuất nông nghiệp
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận và hàm ý chính sách
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Năm 2013 Micah B. Masuku có bài nghiên cứu “Factors Affecting the
Productivity and Profitability of Vegetables Production in Swaziland” (Các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các loại rau sản xuất ở
Swaziland) đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của rau là vốn,

giá bán, số lượng phân bón, khoảng cách đến nơi tiêu thụ và giới tính của
người dân. Trong bài nghiên cứu này ngoài vấn đề về giá của các loại rau sẽ
sản xuất của những người dân còn đề cập đến vấn đề giá cả của các mặt hàng
nông sản có liên quan, ví dụ như giá bán cà rốt làm ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất trồng rau của các hộ nông dân. Tương tự như vậy các yếu tố quyết


5
định lợi nhuận của sản xuất rau là trình độ học vấn, đất đai và các loại hình
tiếp thị, tác giả cũng đưa ra giả thiết là nếu người dân có thêm một năm giáo
dục thì lợi nhuận cũng sẽ được tăng lên. Từ đó tác giả sẽ đưa ra các giải pháp
hoạch định chính sách để cải thiện năng suất của người trồng rau như thông
qua việc tham gia các cuộc hội thảo và khuyến khích người dân tham gia
nhằm được đào tạo các kỹ năng về trồng trọt các loại rau quả, từ đó giúp họ
tăng năng suất bình quân trên mỗi ha của các loại rau được sản xuất, do đó lợi
nhuận cũng sẽ được nâng cao.
Năm 2007, Adebayo trong bài của mình về “Nghiên cứu các yếu tố
quyết định đến việc sản xuất lúa nước ở bang Adamawa” đã cho kết quả là
quy mô diện tích (đất đai) và hạt giống là hai yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất của lúa. Tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tác giả cũng
không phủ nhận tầm quan trọng của các loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng với
mức độ nhỏ hơn. Trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra rằng người dân đã sử
dụng hạt giống quá mức so với quy mô diện tích đất đai mà họ có trong khi
đất đai và thuốc diệt cỏ đang được sử dụng hợp lý. Từ đó tác giả cũng kiến
nghị người dân nên giảm thiểu số lượng hạt giống khi gieo sạ nhằm tối đa hóa
diện tích đất sẵn có và đồng thời cũng sử dụng số lượng thuốc diệt cỏ tương
ứng nhằm nâng cao hiệu quả của các yếu tố đầu vào này.
Năm 2008, Rios et al trong nghiên cứu về các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng đến năng suất của các hộ gia đình sản xuất nông sản cũng tiến hành
một phân tích theo hướng của quan hệ nhân quả giữa sự tham gia vào thị

trường hàng nông sản và năng suất , kết quả cho thấy các hộ gia đình có năng
suất cao có xu hướng tham gia vào thị trường hàng nông sản nhiều hơn và
mang lại kết quả sản xuất cao hơn nữa bởi qua đó họ được trao đổi kinh
nghiệm và tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn.
Năm 2009, trong đề tài của Nguyễn Thị Thúy Hằng về “ Phân tích các


6
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà
Vinh” có sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố diện
tích, sản lượng, tổng chi phí, ngày công lao động, áp dụng kỹ thuật mới, kinh
nhiệm ảnh hưởng như thế nào đến năng suất. và các nhân tố chi phí giống, chi
phí phân, chi phí thuốc, ngày công lao động, năng suât, chi phí cày xới, giá
lúa ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Kết quả đối với năng suất lúa thì
chỉ có biến sản lượng, tổng chi phí là có ảnh hưởng cùng chiều, còn biến diện
tích thì ảnh hưởng ngược chiều. Còn đối với lợi nhuận thì chỉ có biến phân,
thuốc là ảnh hưởng ngược chiều, còn giá, năng suất thì ảnh hưởng cùng chiều
trong đó biến ăng suất là ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận.
Năm 2010 trong đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất lúa hai vụ ở huyện Thạnh Trị” của Võ Thị Phụng, tác giả đã nêu lên
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa là tuổi hay số năm kinh
nghiệm của người dân, số lao động của hộ gia đình trồng lúa, diện tích đất,
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay kiến thức nông nghiệp của người
dân trồng lúa….
Trong tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tập 2 số 1/2004 có bài
viết về nghiên cứu của tác giả Lê Thị Minh Châu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất và hiệu quả kỹ thuật của sản xuất lúa tại tỉnh Hà Tây” đã sử dụng
hàm sản xuất để xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
lúa, việc sử dụng hàm sản xuất biểu thị tiềm năng mà người sản xuất có thể
đạt được khi họ sử dụng một công nghệ nhất định, và các yếu tố ảnh hưởng

trực tiếp đến năng suất lúa là phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, giống, mùa
vụ. Còn khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật tác giả có
đưa ra định nghĩa “Với một công nghệ nhất định, hiệu quả kỹ thuật là khả
năng để sản xuất ra cùng một khối lượng sản phẩm với số lượng đầu vào ít
nhất”. Tùy thuộc vào việc sử dụng phần mềm máy tính, các yếu tố ảnh hưởng


7
đến hiệu quả kỹ thuật có thể được xác định bằng mô hình hiệu quả kỹ thuật
hoặc mô hình kỹ thuật không hiệu quả bởi vì một yếu tố làm tăng hiệu quả kỹ
thuật có nghĩa là nó làm giảm sự không hiệu quả và ngược lại. Qua đó tác giả
cũng đưa ra những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật là giới tính,
số năm trồng lúa, tuổi, trình độ học vấn, cơ hội tiếp cận với thông tin khuyến
nông và diện đất trồng lúa của hộ dân.
Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông
hộ có một số tác giả đưa ra như sau. Với tác giả Nguyễn Việt Anh và các
cộng sự trong đề tài về “Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của các
nông hộ” năm 2010 cho rằng đó là các yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ,
tuổi của chủ hộ và số lao động trong hộ. Còn đối với hai tác giả Mai Văn Nam
và Định Công Thành trong đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ” năm 2011 thì yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ chỉ
là số lao động mà thôi. Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và các
cộng sự trong nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông
hộ tại Vĩnh Long” năm 2011 lại cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của các nông hộ ở đây là số nhân khẩu, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của
lao động và kinh nghiệm sản xuất.


8
CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Lý thuyết về kết quả sản xuất
a. Khái niệm kết quả sản xuất
Kết quả sản xuất là những gì mà hộ gia đình (doanh nghiệp) đạt được
sau một quá trình sản xuất nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của hộ gia
đình. Kết quả sản xuất có thể là những đại lượng cụ thể có thể định lượng cân
đo đong đếm được, cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất
lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín, sự tín nhiệm về những kết
quả mà các nông hộ đạt được sau một quá trình sản xuất được đánh giá dựa
vào chất lượng sản phẩm, thường được bao gồm bởi 3 tiêu chí định tính là
năng suất, sản lượng và thu nhập của họ.
Kết quả là chỉ tiêu nói lên giá trị được tạo ra của quá trình hoạt động
sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Để đánh giá lợi ích mang lại
cho quá trình hoạt động sản xuất đó là bao nhiêu thì căn cứ vào chỉ tiêu hiệu
quả. Chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Nó
phản ánh được lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật
chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Các tiêu chí thể hiện của kết quả sản xuất
Kết quả sản xuất thường được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu cụ thể như
năng suất, sản lượng, thu nhập, lợi nhuận, giá trị sản xuất tạo ra… Tuy nhiên
trong quá trình và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ lấy sản lượng làm tiêu
chí thể hiện của kết quả sản xuất để từ đó phân tích mức độ ảnh hưởng của


9
các yếu tố đầu vào đến sản lượng như thế nào.

- Sản lượng: Là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một không
gian và thời gian nhất định.
- Năng suất: Theo Từ điển Oxford “năng suất là tính hiệu quả của hoạt
động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong
những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ) “Năng suất là đầu ra
trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính
hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu
ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và
lao động”
Năm 1950 Tổ chức hiệp tác kinh tế Châu Âu đưa ra định nghĩa chính
thức như sau: Năng suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một
trong những nhân tố sản xuất. Trong trường hợp này có thể nói về năng suất
của vốn, năng suất đầu tư hoặc năng suất của nguyên vật liệu., tuỳ theo cách
xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tư hay nguyên liệu.
Năng suất: Là lượng sản phẩm chính của một loại cây trồng thu hoạch được
trên một đơn vị diện tích trồng trong một năm. Năng suất lúa là toàn bộ sản lượng
lúa được sản xuất ra trong một không gian và thời gian nhất định.
- Thu nhập: Michael P. Todaro (1998) cho rằng: “Thu nhập của hộ gia
đình nông dân là số lượng hàng hóa và dịch vụ vật chất mà hộ gia đình nông
dân có thể dùng thu nhập bằng tiền của họ mua được, với thu nhập bằng tiền
chỉ đơn giản là tổng số tiền mà hộ gia đình kiếm được hàng tháng, năm”. Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: “Thu
nhập của hộ gia đình nông dân trong sản xuất nông nghiệp chính là phần tiền
thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, nguồn
vốn và nguồn lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất


10
để tạo ra sản phẩm”. Do đó trong xác định thu nhập của hộ gia đình nông dân,

FAO coi hộ gia đình nông dân như là một doanh nghiệp tự làm chủ, theo đó:
Thu nhập hộ gia đình = Tổng giá trị nông sản - chi phí các yếu tố sản xuất
trung gian đầu vào - chi trả nguồn vốn đã tiêu dùng - chi thuê lao động - chi
trả lãi suất và chi trả tiền thuê đất. Thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp là
giá trị bằng tiền biểu hiện cho kết quả của quá trình sản xuất và được xác định
thông qua các thước đo sau:
Thu nhập gộp - giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu là tích của giá
bán sản phẩm và tổng sản lượng đầu ra.
Thu nhập ròng - lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí, thu nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất.
Thu nhập lao động gia đình là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội của
lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất.
Cụ thể được phản ánh bằng các chỉ tiêu sau:
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định,
thường là một vụ hoặc một năm.
GO = Q x P
Trong đó:

Q là sản lượng/khối lượng
P là giá bán

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị sản xuất sau một chu kỳ sản xuất kinh
doanh, là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác.
- Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí trung gian và chi phí về lao động
gia đình
+ Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm
những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao), như phân



11
bón, thuốc các loại, thuê thu hoạch, các khâu dịch vụ như thuỷ lợi, làm đất,
vận chuyển, tuốt lúa.
Chi phí vật chất trong sản xuất lúa là các yếu tố đầu vào: giống, phân
bón, thuốc các loại…
Chi phí dịch vụ trong sản xuất lúa: Gồm có công lao động thuê ngoài
và các chi phí dịch vụ khác.
- Giá trị tăng thêm (VA): là phần giá tri tăng thêm của người lao động
sản xuất được tính trên đơn vị diện tích.
VA = GO – IC
- Thu nhập: phản ánh thu nhập từ sản xuất lúa của các nông hộ.
Thu nhập = Giá trị sản xuất - Chi phí sản xuất
Trong đó chi phí sản xuất bao gồm chi phí trung gian và khấu hao tài
sản cố định.
- Năng suất lúa (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trên một
đơn vị diện tích, được xác định bằng công thức sau:
N=

Q
S

Trong đó: Q: sản lượng lúa
S: diện tích gieo lúa
1.1.2. Lý thuyết về các yếu tố đầu vào
Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay
dịch vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào
bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng
lượng, v.v. Hàng hóa và dịch vụ là những đầu ra của sản xuất.
Ví dụ, Công ty Coca Cola sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động, máy
móc thiết bị, nước, gaz, đường, v.v. để sản xuất ra nước giải khát. Để sản xuất

ra lúa gạo, chúng ta cần có nước, phân, lao động, giống, v.v.


12
Vì vậy có thể khái quát một số yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa như sau:
a. Nguồn lao động nông nghiệp
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia
vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc
biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà
còn cả chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động
như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động được xem như yếu tố ảnh hưởng
quan trọng đến gia tăng sản lượng. Do đó, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao
động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này.
Nhìn chung, nguồn lao động nông nghiệp Việt Nam chất lượng không
cao do kỹ năng, kiến thức, tay nghề còn hạn chế, vì vậy thời gian tới cần đầu
tư nâng cao chất lượng nguồn lao động mới tạo sự gia tăng mạnh về năng suất
lao động. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động hay nói cách khác nâng cao
vốn con người thì lao động đó phải được giáo dục và đào tạo, đó là kiến thức
để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.
b. Đất nông nghiệp
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và chưa thể thay thế được đối
với sản xuất trên quy mô lớn của ngành nông nghiệp và đặc biệt đối với trồng
trọt, đặc điểm khác biệt của đất so với những tư liệu sản xuất khác là chất
lượng của đất sẽ tăng lên nếu sử dụng đất một cách hợp lý. Tính chất đặc biệt
này là do độ phì nhiêu của đất tạo nên, độ phì nhiêu của đất được hình thành
và bồi đắp bởi ba nguồn: thứ nhất từ nguồn tự nhiên do các tác động lý, hoá,
sinh trong tự nhiên tạo thành; thứ hai là từ nguồn nhân tạo do áp dụng hệ
thống canh tác hợp lý; và thứ ba là nguồn tiềm năng do sự kết hợp của hai
nguồn tự nhiên và nhân tạo đến một lúc nào đó sẽ làm tăng độ phì nhiêu của
đất. Bị giới hạn về mặt diện tích và lãnh thổ nên quỹ đất là có hạn cả về số

lượng và không gian, và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng làm


13
cho quỹ đất sử dụng sản xuất nông nghiệp bị giảm tương đối bởi đất được
dùng cho nhiều mục đích phi nông nghiệp điển hình như phát triển hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị hóa, xây dựng cơ sở du lịch và dịch vụ. Bên
cạnh xu hướng giảm về quỹ đất nông nghiệp, đặc tính không thể di chuyển
toàn bộ đất từ nơi này đến nơi khác, đã khẳng định một trong những cách tốt
nhất để tăng sản lượng bền vững là phải duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất
để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
c. Nước tưới
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nước tưới được xem là yếu tố quan trọng,
việc tưới nước đúng phương pháp, kỹ thuật có tác dụng nâng cao năng suất và
sản lượng lúa. Để xây dựng một chế độ tưới hợp lý cần tính toán đến yêu cầu
sinh lý của cây, điều kiện thời tiết khí hậu, lượng mưa từng vùng, đặc điểm
của đất. Trong điều kiện khí hậu của Tây Nguyên, có mùa khô hạn kéo dài và
khốc liệt, nếu cay lúa không được kiểm tra nước thường xuyên và bổ sung
nước trong mùa khô thì ruộng dễ bị khô hạn, dẫn đến sản lượng lúa thấp từ đó
kết quả sản xuất kém. Ngược lại, nếu được kiểm tra nước thường xuyên và
đầy đủ, hợp lý thì cây lúa sẽ cho sản lượng cao.
Nước còn hòa tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng trong đất
để cung cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết là chất
khoáng nếu không được hòa tan trong nước thì rễ cây không hút được. Nước
trong đất góp phần vào việc cải tạo đất, nó tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt
động phân giải các chât hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Trong quá trình
sinh trưởng cây trồng cần nhiều nước cho bộ rễ phát triển mạnh hấp thụ dinh
dưỡng tốt hơn.
d. Giống
Giống lúa: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả

kinh tế của cây lúa. Mỗi giống có năng suất nhất định và cho năng suất cao


14
khi đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của chúng. Tuy nhiên mỗi giống chỉ phù hợp với
từng loại đất cụ thể, từng miền khí hậu nhất định cho nên việc lựa chọn giống
phù hợp và cho năng xuất cao đối với từng địa phương là hết sức quan trọng
và cần thiết.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học, các loại giống
mới được tạo ra ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên mỗi loại giống có những đặc điểm riêng, có giống chịu hạn tốt,
có giống kháng bệnh tốt và kháng sâu tốt,... Những đặc tính này nếu được khai
thác phù hợp với từng loại đất và khí hậu thì nó sẽ mang lại năng suất cao và
phẩm chất tốt hơn cho cây trồng giúp người nông dân bán được giá cao hơn.
e. Phân bón
Theo Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999), lượng phân
bón và kỹ thuật bón phân đã trở thành một biện pháp quyết định đến năng
suất cây nông nghiệp. Đối với cây lúa, có thể sử dụng những loại phân bón
sau: phân hóa học hay phân NPK, phân hữu cơ. Tuy nhiên, sử dụng phân
NPK, phân hữu cơ hợp lý, đặc biệt là phân NPK sẽ đạt năng suất cao (Lê
Ngọc Báu, 1999).
Trong phân bón có 16 dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó có
3 nguyên tố do nước và không khí cung cấp ( C, H, O). Mười ba nguyên tố
khác do đất đai và phân bón do con người cung cấp. Phân bón được chia
thành các lọa phân sau đây gắn liền và với tác dụng của chúng lên cây trồng.
+ Phân đạm (URE): là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu
của Protein.
+ Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân
có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ
phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham

gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ


15
cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện
cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh,
nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính
chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn,
chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v…
+ Phân Kali: Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng
trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây Kali làm tăng khả năng
chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu
đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng
chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần
làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm
cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng
bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng
đường trong mía.
f. Công nghệ
Công nghệ là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc,
nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người.
Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo
ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn (Wikipedia,
2007). Ngày nay công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần
mềm. Trong đó, phần cứng được xem là máy móc, nhà xưởng, thiết bị; phần
mềm bao gồm ba thành phần: (1) con người: kiến thức, kỹ năng, tay nghề,
kinh nghiệm của người lao động, (2) thông tin: bí quyết, qui trình, phương
pháp, (3) tổ chức: bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý.
Như đã nêu phần trên, công nghệ được xem là đầu vào quan trọng làm
thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động. Ứng dụng công nghệ

mới vào sản xuất sẽ nâng cao qui mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm


×