Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NGHĨA HÀM ẨN TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.42 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT NGHĨA HÀM ẨN CỐ Ý (NGHĨA HÀM ẨN
KHÔNG TỰ NHIÊN)..........................................................................................
2
1.1.Nghĩa hàm ẩn không tự nhiên........................................................................
2
1.2.Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn không tự nhiên...................................................
2
1.2.1.Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất....................................................
2
1.2.2.Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp...................................................................
4
1.2.3.Sự vi phạm qui tắc lập luận.........................................................................
4
1.2.4.Sự vi phạm quy tắc hội thoại.......................................................................
5
1.2.5.Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và ý nghĩa hàm ẩn..................
6
1.2.5.1.Vi phạm nguyên tắc về chất.....................................................................
6
1.2.5.2.Vi phạm nguyên tắc về lượng...................................................................
6
1.2.5.3.Vi phạm nguyên tắc quan hệ (quan yếu)..................................................
7
1.2.5.4 Vi phạm nguyên tắc cách thức.................................................................
7
CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH................................................................................
8

1



CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT NGHĨA HÀM ẨN CỐ Ý (NGHĨA HÀM ẨN
KHÔNG TỰ NHIÊN)
1.1.Nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
Nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (nghĩa hàm ẩn cố ý) là nghĩa hàm ẩn
được người nói chủ ý tạo ra bằng cách vi phạm các quy tắc ngữ dụng học.
Ví dụ1 :
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Cách hỏi ấy như là hỏi bâng quơ thế nhưng lại mang một hàm ý sâu xa nhất
định đó là sự tỏ tình ,dặm hỏi sâu xa đầy tế nhị, nhẹ nhàng nhưng cũng không
kém phần hài hước.
Ví dụ 2:
Phát ngôn A: “trời tối rồi” ngoài ý nghĩa tường minh thông tin về thời gian
còn có những hàm ý khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Khi Sp1 và Sp2 làm việc đã quá giờ, trời đã tối thì Sp1 nói với Sp2 rằng
trời tối rồi với hàm ý nừng công việc lại và đi về thôi.
- Khi khách tới nhà chơi ,có vẻ muốn ngồi chơi lâu nhưng chủ nhà lại bận
việc nên nói rằng trời tối rồi , lúc này phát ngôn mang hàm ý là anh nên về đi
rồi hôm sau lại tới.

2


- Khi trời đã tối mà người vợ vẫn chưa nấu cơm xong , người chồng nói trời
tối rồi với hàm ý giờ này vẫn chưa có cơm.
- Khi Sp1 và Sp2 đang ở trong một căn phòng tối, Sp1 nói với Sp2 rằng trời
tối rồi với hàm ý là muốn Sp2 bật đèn lên.

1.2. Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
1.2.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
Trong hiện thực giao tiếp, người nói phải làm cho người nghe nhận biết
được cái gì đang ở trong đề tài diễn ngôn của mình và nhận biết diễn ngôn đó
đang “gửi” cho ai. Vì thế, người nói và người nghe phải sử dụng phương tiện
chiếu vật để xác định sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn
với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất
định.
Hình thức ngôn ngữ được dùng để chiếu vật là biểu thức chiếu vật. Cái
được biểu thức chiếu vật biểu thị là sự vật – gọi là nghĩa chiếu vật. Giữa biểu
thức chiếu vật và nghĩa chiếu vật có quan hệ chiếu vật.
*Thay đổi nghĩa chiếu vật của từ ngữ
Trong ngôn ngữ tự nhiên có rất nhiều câu cụ thể mà người ta không thể
kết luận nội dung của chúng là đúng hay sai nếu không xác định được chúng
qui chiếu với sự vật nào đang được nói tới trong hiện thực.
Ví dụ 1:
Em: - Có phải anh thích ăn phở lắm đúng không? (1)
Anh: - Sao em hỏi thế? Hôm nào đi ăn ngoài với em anh cũng kêu phở còn
gì. (2)
- Sao, em định nấu cho anh ăn hả?
Em: - Đâu có, tại tuần nay em thấy anh ăn cơm ở nhà rồi mà vẫn vào khách
sạn ăn phở đều đặn!(3)
Ở trong phát ngôn (1) và (2), biểu thức “ phở” chiếu vật vào tô phở thật, nên
khi nghe, Sp2 sẽ hiểu đó là tô phở - món ăn mà mình thích. Nhưng biểu thức
“phở” trong phát ngôn (3) là một phát ngôn hàm ẩn, nghĩa hàm ẩn của từ
“phở” trong phát ngôn này là chỉ một cô gái, Sp1 muốn thông báo cho Sp2
biết là : “tôi đã biết anh ngoại tình với cô gái kia trong khách sạn rồi, nên
đừng hòng qua mặt tôi nữa.”
Như vậy, Sp1 đã có sự thay đổi nghĩa chiếu vật của từ “phở” trong phát ngôn
của mình, giúp thông tin được truyền đạt mang tính cảnh cáo mạnh hơn.

*Lấy các biểu thức khác nhau chiếu vào một sự vật
3


Biểu thức chiếu vật là kết cấu ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để
chiếu vật. Cũng như các tín hiệu ngôn ngữ, biểu thức chiếu vật có cái biểu đạt
và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của biểu thức chiếu vật là các đơn vị ngôn
ngữ tạo nên nó. Cái được biểu đạt là sự vật được quy chiếu hay chiếu vật
tương ứng.
Vậy khi chúng ta lấy các biểu thức khác nhau chiếu vào một sự vật sẽ tạo ra
nghĩa hàm ẩn, sẽ vi phạm quy tắc chiếu vật.
Ví dụ 2:
Lan mời Hoa đến nhà chơi, khi vào nhà Hoa nhìn thấy ông của Lan đang
đứng đó, vội chạy lại chào : “Thưa nội, nội khỏe không ạ!”
Trong trường hợp này, Hoa không phải là cháu ruột của ông Lan, nhưng vẫn
xưng hô là ông nội, cách xưng này tạo nên nghĩa hàm ẩn là: “Cháu xem ông
như là ông nội của mình, nên cháu cũng rất kính trọng và yêu quý ông”. Như
vậy, cùng một đối tượng là người ông của Lan, Hoa có thể sử dụng biểu thức
xưng hô “ông nội – cháu” hoặc “ông – cháu” đều được, nhưng khi sử dụng
biểu thức “ông nội” thì tính biểu cảm của phát ngôn sẽ nhiều hơn so với xưng
“ông” thông thường, làm cho mối quan hệ giữa hai trở nên gần gũi và thân
thiết như người một nhà.
1.2.2. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp chính là nghĩa hàm ẩn không tự nhiên .
Nó là hành vi được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi tại lời khác.
Ví dụ :
Cũng ngay đêm ấy, về tới nhà, trước khi đi ngủ, chị Chiến từ trong buồng
nói ra với Việt:
Chú Năm nói mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì
ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.

( Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
Trong ví dụ trên hàm ý là khuyên hai chị em Chiến
1.2.3. Sự vi phạm qui tắc lập luận
Trong quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người
nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ.
Không hoàn tất các bước lập luận là cách thường đươc dùng để tạo ra các
nghĩa hàm ý.

4


Ví dụ:
Một bạn nam ngồi cùng bàn với một bạn nữ, hỏi:
Nam: - Cậu định nuôi tóc dài mãi như thế sao? (1)
Nữ:

- Tớ đợi đến lúc đỗ đại học tớ sẽ cắt! (2)

Nam: - Thế thì xin chúc mừng cậu nha! (3)
Nữ: - Có gì đâu mà chúc mừng chứ? (4)
Nam: - Vì cậu sẽ là người có mái tóc dài nhất thế giới đấy! (5)
Trong ví dụ này, phát ngôn thứ (5) cũng mang nghĩa hàm ẩn không tự nhiên,
lời thoại bạn nam vi phạm qui tắc lập luận khi chỉ đưa ra luận cứ “Vì cậu sẽ là
người có mái tóc dài nhất thế giới đấy!” để bạn nữ tự suy ra kết luận rằng:
“Cậu sẽ chẳng bao giờ đỗ đại học được đâu!”.
Tóm lại, sự vi phạm qui tắc lập luận trong giao tiếp là cách thường
được dùng để tạo ra các nghĩa hàm ẩn, góp phần tạo nên sự hài hước, thú vị
cho câu thoại của người nói trong giao tiếp.
1.2.4. Sự vi phạm quy tắc hội thoại
Hội thoại được diễn tiếp theo những quy tắc nhất định. C.K.Orecchioni

đã chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm:
Thứ nhất là sự vi phạm các quy tắc lượt lời.
Thứ hai, các quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.
Thứ ba, các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu, còn một quy tắc khác nữa: Quy tắc điều hành nội dung
hội thoại.
Sự vi phạm các quy tắc hội thoại nghĩa là sự vi phạm, không tuân thủ một
trong ba nhóm nguyên tắc trên.
Ví dụ :
Sp1 : - À, ông thanh tra đấy ạ! Tôi đang chờ ông gọi tôi đây. Tôi sốt ruột
muốn bố trí.
Sp2 : - Không biết bà có vui lòng dùng bữa tối với tôi hôm nay không?
Ở ví dụ 2, Sp2 đã vi phạm quy tắc hội thoại. Thứ nhất, anh ta đã vi phạm quy
tắc tôn trọng thể hiện ở chỗ đã vi phạm lãnh địa hội thoại của Sp1 bằng sự
“cướp lời”, ngắt lời Sp1 bằng một hành động không tương ứng: hành động
mời và nội dung không ăn khớp với nội dụng trong lượt lời Sp1. Vì Sp1 biết
rằng Sp2 là người lịch sự, biết các quy tắc hội thoại. Cho nên không kết luận
rằng Sp2 là người thô lỗ mà buộc phải tìm nghĩa hàm ẩn trong sự vi phạm đó
5


của Sp2 . Sp1: rút ra kết luận: “Sp2 muốn cảnh cáo mình phải cảnh giác. Có
thể có người nghe trộm điện thoại. Chỉ có thể thảo luận công việc trực tiếp với
nhau, tay đôi mà thôi…”
Qua hai ví dụ trên ta có thể thấy rằng, sự vi phạm quy tắc điều khiển chức
năng hôi thoại… cũng là biện pháp để truyền đạt các nghĩa hàm ẩn cố ý.
1.2.5. Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và ý nghĩa hàm ẩn
1.2.5.1. Vi phạm nguyên tắc về chất
Nguyên tắc về chất: Đừng nói gì mà anh tin rằng không đúng. Đừng
nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng.

Ví dụ:
Tí nói với Tèo:
- Tớ mới nuôi được con ong to bằng con chim anh ạ.
Tèo bảo: Thế à. Tôi cũng mới mua được cái tổ ong to bằng cái lồng.
Tí: Để làm gì ?
Tèo: Để làm chỗ ngủ cho con ong của anh đấy.
Tí biết bạn chế nhạo bèn nói lảng sang chuyện khác.
Câu trả lời của Tèo đã vi phạm phương châm về chất nói những điều mà mình
không tin là đúng nhằm tạo ra hàm ý tôi đã biết anh nói dối.
1.2.5.2. Vi phạm nguyên tắc về lượng
Nguyên tắc về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin
đúng như đòi hỏi của đích cuộc thoại. Đừng làm cho lượng tin của anh lớn
hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi. Sự vi phạm nguyên tắc này thể hiện ở chỗ
lượng tin nhiều hơn cần thiết hoặc lượng tin ít hơn cần thiết nhằm thể hiện
hàm ý.
Ví dụ:
Hùng hỏi Lan:
- Lan báo cho Kiên, Trung, Quang sáng mai các bạn ấy trực lớp chưa ?
- Tớ đã báo cho Quang rồi – Lan đáp.
Câu trả lời của Lan đã vi phạm phương châm về lượng nói ít hơn lượng tin
cần thiết nhằm tạo ra hàm ý tớ không báo cho Kiên và Trung.
1.2.5.3. Vi phạm nguyên tắc quan hệ (quan yếu)
Nguyên tắc quan yếu: Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu,
tức là có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.
Vi phạm nguyên tắc này để tạo ra hàm ý.

6


Ví dụ:

Lan hỏi Phương:
- Hôm qua khi diễn trên sân khấu cậu thấy tớ hát có hay không ?
Phương bảo:
- Tớ thấy cậu mặc rất đẹp.
Câu trả lời của Phương đã vi phạm phương châm quan hệ nhằm tạo ra hàm ý
tớ thấy cậu hát không hay.
1.2.5.4 Vi phạm nguyên tắc cách thức
Nguyên tắc cách thức: Hãy tránh lối nói tối nghĩa, mập mờ, mơ hồ. Hãy
nói ngắn gọn, có trật tự. Sự vi phạm nguyên tắc này thể hiện hàm ý.
Ví dụ:
Đình hỏi Hiếu: Mày dạo này làm ăn thế nào rồi ?
Hiếu: Kinh tế khó khăn, thời thế lên xuống, cái được cái mất.
Đình: Rồi có còn cái gì không ?
Hiếu: Mất hết mày ạ, không còn xu nào.
Câu trả lời của Hiếu đã vi phạm phương châm cách thức nói dài dòng nhằm
tạo ra hàm ý tao làm ăn thua lỗ.

7


CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH
2.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật hoặc chỉ xuất
2.1.1. Truyện cười vẽ con ngựa
Cô con gái đi học về liền khoe ngay bức tranh của mình.
Con gái: - Mẹ ơi thầy giáo của con chưa bao giờ thấy con ngựa.
Mẹ:

- Sao lại có thể như vậy được?

Con gái: - Con vẽ con ngựa, vậy mà thầy hỏi: “Sao con bò của em nhìn lạ

thế?”
Câu hỏi của người thầy “ Sao con bò của em nhìn lạ thế?” đã vi phạm
quy tắc chiếu vật. Cô con gái chiếu vật vào con ngựa nhưng người thầy chiếu
vật vào con bò. Sự vi phạm của người thầy nhằm tạo ra hàm ý con ngựa của
em vẽ xấu quá.
2.1.2. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Người tình nhân lúc ấy đã mặc được quần áo, khôn ngoan mà hỏi dịu:
- Kính chào ngài! Bẩm thế ra ngài là người chồng?
- Ông Phán phát bẳn mà rằng:
- Tôi không là người chồng thì tôi là con chó gì nữa.
Câu trả lời của ông Phán: “Tôi không là người chồng thì tôi là con chó gì
nữa” đã vi phạm quy tắc chiếu vật. Ông Phán là người nhưng lại nói mình là
con chó gì. Sự vi phạm này nhằm tạo ra hàm ý bộc lộ sự tức giận của mình
đối với người tình nhân.
2.2. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
8


2.2.1. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Nhưng cụ Tỳ thản nhiên ngồi xuống ghế, đủng đỉnh nói:
- Lang băm? Có lẽ!... Nhưng không làm đọa thai người nào thì thôi.
Cụ Phế ngẫu nhiên có hai mắt to như ốc nhồi:
- A! Anh to gan nhỉ? Nói nữa! Nói nữa đi xem nào?
- Chứ lại sợ à?Nói tại Sở Liêm phòng cho mà xem!
- Này không phải dọa! Chưa chắc đâu! Hỏi cái đứa nào đánh mộng mà đến
nỗi lòi con ngươi người ta ra, nó đây kia! Nó đây kia.
( Số đỏ, Vũ Trọng Phụng)
Câu “Hỏi cái đứa nào đánh mộng mà đến nỗi lòi con ngươi người ta ra, nó
đây kia! Nó đây kia.” là hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Cụ lang Phế khi nói đứa
nào chữa hư mắt cho người khác là nhằm tạo ra hàm ý chế nhạo cụ lang Tỳ

cũng không tài giỏi gì.
2.2.2. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy
hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ.
Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
Mày muốn đi chơi à ?
Câu hỏi của A Sử “Mày muốn đi chơi à ?” là hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
Câu hỏi của A Sử là câu hỏi để khẳng định nhằm tạo ra hàm ý mày không
được đi chơi.
2.3. Sự vi phạm các quy tắc lập luận
2.3.1. Truyện cười “Mơ ước có đôi”
Cô giáo hỏi một bạn học sinh nữ:
– Sau này em muốn trở thành người như thế nào?
– Em muốn trở thành người mẹ.
– Tốt, thế còn em?
Cô quay sang hỏi một học sinh nam.

9


– Dạ. Em sẽ giúp bạn ấy thành người mẹ.
– !!!
Câu trả lời của bạn học sinh nam “Dạ. Em giúp bạn ấy thành người mẹ” đã
vi phạm quy tắc lập luận. Bạn học sinh nam đã nêu ra luận cứ để cô giáo tự
suy ra kết luận rằng “Em sẽ là người chồng bạn ấy”. Sự vi phạm này nhằm tạo
ra hàm ý rằng bạn nam thích bạn nữ.
2.3.2. Truyện cười “Hợp tác”
Ông chồng trò chuyện với vợ:
- Này em, từ ngày chúng ta dùng tiền để thưởng, con trai mình học khá hẳn
lên, nhiều điểm 10 lắm, em thấy vui chứ?

- Theo em thì hẳn là nó đã đem tiền chia cho thày giáo một nửa thì có.
Câu trả lời của người vợ: “Theo em thì hẳn là nó đã đem tiền chia cho thầy
giáo một nửa thì có” đã vi phạm quy tắc lập luận. Người vợ đưa ra luận cứ
đem tiền chia cho thầy giáo để người chồng tự suy ra kết luận rằng “Con mình
dùng tiền để mua điểm. Sự vi phạm này nhằm tạo ra hàm ý con của anh
không học khá lên được.
2.4. Sự vi phạm các quy tắc hội thoại
2.4.1. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Pá Tra bước ra hỏi:
Mất mấy con bò ?
A Phủ trả lời tự nhiên:
Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắt được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
Quân ăn cướp, làm mất bò tao. A Sử ! Đem súng đi lấy con hổ về.
Câu trả lời của A Phủ “Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắt được con hổ này to
lắm” đã vi phạm quy tắc hội thoại. Theo đúng nguyên tắc hội thoại khi Pá
Tra hỏi như thế thì A Phủ phải trả lời mất bao nhiêu con bò nhưng A Phủ lại
không trả lời mất bao nhiêu con bò mà lại hứa hẹn sẽ về lấy súng để bắt hổ.
Câu trả lời của A Phủ vi phạm quy tắc hội thoại nhằm tạo ra hàm ý con bò
của ông đã bị mất do con hổ nên tôi sẽ đem con hổ về chuộc lỗi với ông.
2.4.2. Em bé thông minh

10


Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường
có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất.
Quan bèn dựng ngựa lại hỏi:
Này, lão kia ! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy,

tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được đúng ngựa của ông
đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một
ngày được mấy đường.
Câu hỏi của cậu bé đã vi phạm quy tắc hội thoại. Theo đúng quy tắc hội
thoại khi vị quan hỏi thì cậu bé phải trả lời nhưng cậu bé lại hỏi ngược lại vị
quan. Sự vi phạm của cậu bé nhằm tạo ra hàm ý là tôi không trả lời được câu
hỏi của ông.

2.5. Phương châm cộng tác hội thoại của Grice và ý nghĩa hàm ẩn
2.5.1. vi phạm nguyên tắc về chất
2.5.1.1. Truyện cười trứng và gà
Một anh nọ khoe rằng:
Nhà tớ có con gà trống to lắm, nó phải cao bằng cây đa cổ thụ trước
nhà tớ, cũng phải đến 20 mét ấy chứ. Mỗi lần nó gáy thì đến tận kinh thành
còn nghe thấy.
Có gì đâu, hôm trước con gà mái nhà tớ vừa đẻ được một quả trứng to
bằng cái làng…
Cậu nói phét làm gì có quả trứng nào to như thế.
Ơ, không có quả trứng đó thì làm gì có con gà to như cậu kể.
Câu trả lời của anh kia “Có gì đâu, hôm trước con gà mái nhà tớ vừa đẻ
được một quả trứng to bằng cái làng…” đã vi phạm nguyên tắc về chất. Anh
ta nói về việc nhà mình cũng có một quả trứng gà to như con gà mái anh đó.
Mục đích anh kia vi phạm nguyên tắc về chất nhằm tạo ra hàm ý anh kia đã
biết anh nọ nói dối mình.
2.5.1.2. Truyện cười con rắn vuông

11



Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to
đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn
bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:
- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài
như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.
Chồng làm như thật:
- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám
mươi thì nhất định.
Vợ bĩu môi:
- Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước,không kém một
phân.
Vợ bò lăn ra cười:
- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng
lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn
vuông à?
Câu hỏi cuối cùng của người vợ đã vi phạm nguyên tắc về chất. Người vợ nói
về việc con rắn bề ngang và bề dài bằng nhau đều bốn mươi thước chẳng khác
gì con rắn vuông. Mục đích người vợ vi phạm nguyên tắc về chất nhằm tạo ra
hàm ý người vợ đã biết anh chồng nói dối, khoác lác với mình rồi.
2.5.2. Vi phạm nguyên tắc về lượng
2.5.2.1. Số đỏ
12



2.5.2.1.1. Đoạn trích 1
Bà phó Đoan hỏi Xuân Tóc Đỏ:
- Bẩm thế thợ khâu... thợ may đâu cả ạ?
- Có mấy cô khâu thì phải vận cả mấy bộ y phục đại tang và tiểu cớ, do ông
Typn vừa chế tạo, mà người nhà này chưa ai mặc đến, vì cụ tổ đã được tôi
cứu cho khỏi chết...Mấy cô khâu mặc những quần áo ấy và ăn tiền công của
ma nơ canh, bà đã hiểu chưa? Quần áo trót may thì phải lăng xê để nổi tiếng
chứ? Mấy ông thợ cũng đi xem hội để phát giấy chiêu hàng.
Câu trả lời của Xuân Tóc Đỏ đã vi phạm nguyên tắc về lượng. Lượng thông
tin mà Xuân nói bị thừa so với câu hỏi của bà Phó Đoan, bà Phó Đoan chỉ hỏi
là thợ may, thợ khâu ở đâu, nhưng Xuân Tóc Đỏ lại không trả lời vào trọng
tâm câu hỏi mà lại trả lời về việc vì cụ tổ được mình cứu sống nên mấy bộ
tang phục do ông Typn chế tạo chưa được mặc, nên cần có người mặc để lăng
xê. Mục đích vi phạm của Xuân là nhằm tạo ra hàm ý khoe sự hiểu biết sâu
rộng việc của mình ở tiệm may.
2.5.2.1.2. Đoạn trích 2
Đến một chổ rẽ cả hai đều đâm sầm phải hai thầy cảnuh sát như xe ô tô
không trông thấy nhau nên húc phải nhau vậy. Xuân Tóc Đỏ mới thoáng nhìn
đã nhớ ngay ra đó là thầy Min Đơ và Min Toa, ở bóp hộ thứ 18. Một thầy giở
sổ và bút chì định biên phạt và nói:
- Chúng tôi vào bên phải, các ngài đi trái còn đây cho biết tên?
Xuân Tóc Đỏ ưởn ngực mà rằng:
- Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hy vọng của Bắc Kỳ!
Câu trả lời của Xuân: “ Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hy vọng của Bắc
Kỳ!” đã vi phạm nguyên tắc về lượng. Câu hỏi của ngài cảnh sát là chỉ hỏi tên
của Xuân, nhưng Xuân lại trả lời thừa thêm thông tin mình là giáo sư quần
vợt, hy vọng của Bắc Kỳ. Mục đích vi phạm của Xuân nhằm tạo ra hàm ý
khoe khoang mình là hy là người danh giá để cho hai thầy cảnh sát sợ mà

không phạt mình.
2.5.3. Vi phạm nguyên tắc quan hệ
2.5.3.1. Bến quê của Nguyễn Minh Châu

13


Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và
đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tản đất đổ òa vào
giấc ngủ.
Hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ ?
Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay
gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng
chăm lo cho anh được.
(Trích bến quê của Nguyễn Minh Châu)
Câu nói của Liên đã vi phạm phương châm quan hệ. Nhĩ đang hỏi Liên
ngày mấy rồi thì theo nguyên tắc hội thoại Liên phải trả lời câu hỏi của Nhĩ
nhưng Liên lại không trả lời câu hỏi đó của Nhĩ mà lại chuyển sang một đề tài
khác là khuyên bảo chồng. Mục đích Liên vi phạm nguyên tắc quan hệ nhằm
tạo ra hàm ý Liên muốn động viên tinh thần của Nhĩ, mong Nhĩ mau chóng
khỏi bệnh không nên suy nghĩ nhiều vì mọi việc trong nhà đã có Liên lo.
2.5.4. Vi phạm nguyên tắc cách thức
2.5.4.1. Truyện cười bức thư lạ
Có anh lính đi xa, nhân có bạn ghế thăm, nhờ bạn đem về cho vợ ở nhà trăm
quan tiền và một bức thư.
Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem, không thấy biên số tiền gửi
bao nhiêu cả, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một hình bát quái, hai con dê và một
cái chũm choẹ, nên nảy ra cái ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ
bạn bức thư và bốn chục quan thôi.

Người vợ xem thư biết thiếu tiền, lên quan nhờ phân xử. Quan hỏi :
- Chồng mày gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về đưa tận
tay cho, còn kiện nỗi gì?
Người vợ đáp :
- Bẩm quan lớn, anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho những một trăm quan
kia ạ!
- Sao mày biết?
- Bẩm quan lớn, thư chồng con viết rành rành ra đấy xin quan xem thư, sẽ
rõ!
Quan giở bức thư quái gở kia ra xem, không hiểu gì cả liền hỏi:
- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao mày lại biết chồng
mày gửi một trăm quan?

14


- Bẩm quan lớn, chồng con biến rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu
là cửu, tứ cửu tam thập lục, là ba mươi sáu. Bát quái có tám cạnh, bát bát vị
chi lục thập tứ, là sáu mươi tư. Sáu mươi tư với ba mươi sáu chả là một trăm
quan đó sao?
(Trích truyện cười bức thư lạ)
Người chồng trong truyện cười trên đã vi phạm phương châm cách
thức, nói một cách mơ hồ, không rõ nghĩa trong bức thư nhờ người bạn đưa
cho vợ “chỉ thấy vẽ bốn con chó, một hình bát quái, hai con dê và một cái
chũm choẹ” . Người chồng vi phạm phương châm cách thức nhằm tạo ra hàm
ý chỉ muốn người vợ mới hiểu được nội dung bức thư ứng với 100 trăm quan
tiền mà anh ta gửi. Anh ta đề phòng người bạn hoặc lỡ người khác có lừa vợ
mình thì vợ mình cũng nhận ra vì chỉ có hai vợ chồng mới hiểu được nội dung
bức thư nói gì còn người khác nhìn vào sẽ không hiểu.


15



×