Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

TÌM HIỂU HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN XÃ MÃ ĐÀ, HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.34 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


NGUYỄN ĐỨC ANH

TÌM HIỂU HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT CÓ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ MÃ ĐÀ, HUYỆN VĨNH CỬU,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


TÌM HIỂU HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT CÓ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ MÃ ĐÀ, HUYỆN VĨNH CỬU,
TỈNH ĐỒNG NAI

GVHD: Th.S Nguyễn Quốc Bình
SVTH: Nguyễn Đức Anh

TP. Hồ Chí Minh


Tháng 8/2007


LờI CảM ƠN!
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Quý thầy cô trong khoa Lâm nghiệp và quý thầy cô trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho em những
kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm khoa đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài
Các anh chị trong ban quản lí khu bảo tồn & cảnh quan Vĩnh Cửu
cùng bà con trong xã Mã Đà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Những người bạn đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài và trong suốt quá trình học tập.
Nguyễn Đức Anh


TÓM TẮT
Tên đề tài: Tìm hiểu hệ thống sử dụng đất có sự tham gia của người dân ở xã
Mã Đà huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng sử dụng đất cũng như
nhu cầu sử dụng đất của người dân ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Để đạt được mục đích nêu trên phải tiến hành 4 mục tiêu nghiên cứu chủ yếu
sau:
+


Mô tả sinh kế của người dân theo hệ thống sử dụng đất hiện nay.

+

Phân tích những thuận lợi, khó khăn của người dân trong việc sử dụng đất hiện
nay.

+

Xác định nhu cầu sử dụng đất của người dân trước và sau khi thành lập khu dự
trữ

+

Đề xuất một số giải pháp về việc quy hoạch sử dụng đất của người dân
Phương pháp được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin là phỏng vấn n. từ hai

nguồn: Hộ gia đình và nguồn thông tin chủ chốt thu thập từ nhóm các cơ quan quản
lý rừng. Ngoài ra, việc thu thập thông tin từ các nguồn thứ cấp gồm bản đồ và tài
liệu liên quan phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
bằng máy tính tay
Từ những thông tin nhận được qua tính toán và phân tích đã xác định được:
ƒ

Sinh kế của người dân và sự ảnh hưởng cùa các sinh kế lên tài nguyên KBT.

Với sinh kế SXNN chiếm 79,34%, nghề rừng 10%, làm thuê 7,33%, các sinh kế
còn lại là 3,33%. Số liệu này cho thấy người ở đây sống chủ yếu dựa vào SXNN.
Đây là nguyên nhân chính dẩn đến TNKBT sụt giảm
ƒ


Thực trạng sử dụng đất của người dân.

Trung bình mỗi hộ dân có 1,16 ha,mỗi khẩu 0,24 ha. 93% hộ dân sử dung vào việc
canh tác nông nghiệp Sản xuất mang tính dộc canh. Dẫn đến, thu nhập của các hộ
thấpvà làm đất thoái hóa, bạc màu.
ƒ

Khó khăn và thuận lợi trong quá trình sử dụng đất




Khó khăn : Đất canh tác bạc màu, nghèo dinh dưỡng; Hệ thống thủy lợi chưa
hoàn chỉnh; Thiếu vốn đầu tư sản xuất.



Thuận lợi: Đất nông nghiệp gắn với đất thổ cư; Nguồn lao động dồi dào; Sản
phẩm dễ tiêu thụ

ƒ

Nhu cầu sử dụng đất của người dân trước và sau khi thành lập KBT
Với tỉ lệ 98,76% số hộ dân cần có thêm đất để sản xuất. Trung bình mỗi hộ
có nhu cầu từ 1,5 ha trở lên.
Nhu cầu sử dụng đất sau khi thành lập KBTTN&CQ lớn hơn khi chưa thành
lập. do nguồn thu từ rừng của người dân bị mất

ƒ


Các giải pháp mang lại hiệu quả cho việc sử dụng đất của người dân



Quy hoạch tập trung dân cư, đất sản xuất.



BQLKBT&CQ giao cho chính quyền xã quản lý đất sản xuất nông nghiệp.



Nhà nước có những chính sách đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
canh tác…


MỤC LỤC
Nội dung

trang

Danh sách các bảng ................................................................................................. i
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... ii
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
Chương 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ GIỚI THIỆU
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan....................................................................................................... 3
2.1.1. Một số chính sách có liên quan đến quản lý bảo vệ, phát triển rừng,
giao đất giao rừng và LNXH ................................................................................. 3

2.1.2. Lịch sử hình thành khu Bảo Tồn thiên nhiên &cảnh quan Vĩnh Cửu ........ 6
2.2. Điều kiện vùng nghiên cứu ............................................................................ 9
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 9
2.2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 9
2.2.1.2. Địa hình, đất ........................................................................................... 11
2.2.1.3. Khí hậu- thủy văn ................................................................................... 11
2.2.2. Tình hình giao thông vận tải ..................................................................... 12
2.2.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội ........................................................................... 13
2.2.4. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ............................................................... 14
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu ....................................................................................................... 18
3.2. Nội dung ....................................................................................................... 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
3.3.1. Công tác chuẩn bị ...................................................................................... 18
3.3.2. Ngoại nghiệp ............................................................................................. 19
3.3.3. Nội nghiệp ................................................................................................. 19


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những sinh kế của người dân ảnh hưởng tới tài nguyên khu bảo tồn ......... 21
4.1.1. Sản xuất nông nghiệp ................................................................................ 21
4.1.1.1. Người dân canh tác trên diện tích đất chỉ sử dụng sản xuất
nông nghiệp ........................................................................................................ 22
4.1.1.2. Người dân canh tác trên diện tích đất hợp đồng ngắn hạn với
lâm trường theo mô hình nông lâm kết hợp ........................................................ 24
4.1.2. Nghề rừng .................................................................................................. 24
4.1.3 Làm thuê..................................................................................................... 25
4.1.4. Dịch vụ buôn bán, cán bộ công nhân viên, nghề đánh cá ......................... 25
4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của người dân .................................... 26
4.2.1. Nguồn gốc đất sản xuất nông nghiệp ....................................................... 26

4.2.2. Quy mô và phạm vi đất sản xuất nông nghiệp .......................................... 28
4.2.3. Hiện trạng canh tác.................................................................................... 33
4.2.3.1. Các loại cây trồng chính ......................................................................... 33
4.2.3.2. Các mô hình canh tác chính ................................................................... 33
4.2.4. Quyền sử dụng đất của người dân ............................................................. 38
4.3. Nhu cầu sử dụng đất của người dân ............................................................. 38
4.3.1. Nhu cầu sử dụng chung ............................................................................ 38
4.3.2. Nhu cầu sử dụng đất của người dân trước khi thành lập KBT ................ 39
4.3.3 Nhu cầu sử dụng đất của người dân sau khi thành lập khu bảo tồn ........... 40
4.4 Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong quá trình
sử dụng đất .......................................................................................................... 41
4.4.1 Thuận lợi .................................................................................................... 42
4.4.1.1. Đất nông nghiệp gắn liền với đất thổ cư ................................................ 42
4.4.1.2. Nguồn lực lao động khá dồi dào ............................................................ 42
4.4.1.3. Sản phẩm của người dân làm ra dễ tiêu thụ ........................................... 42
4.4.2. Khó khăn ................................................................................................... 43
4.4.2.1. Đất sản xuất bạc màu, nghèo dinh dưỡng .............................................. 43

ii


4.4.2.2. Thiếu vốn đầu tư sản xuất ...................................................................... 43
4.4.2.3. Cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa hoàn chỉnh ............................................. 44
4.4.2.4 Sự đầu tư của nhà nước còn hạn chế ....................................................... 44
4.4.2.5. Sơ đồ SWOT về sử dụng đất của người dân .......................................... 45
4.5. Nguyên nhân dẫn đến sử dụng đất chưa có hiệu quả ................................... 45
4.5.1. Đất đai chưa được quy hoạch hợp lý ........................................................ 46
4.5.1.1. Quy hoạch chưa tập trung ...................................................................... 46
4.5.1.2. Quy hoạch đất đai sử dụng chưa đúng mục đích ................................... 46
4.5.1.3. Ranh giới giữa đất Lâm nghiệp và nông nghiệp chưa được

quy hoạch rõ ........................................................................................................ 47
4.5.2. Cơ chế quản lý chưa phù hợp .................................................................... 47
4.5.2.1. Người dân chịu sự quản lý chồng chéo .................................................. 47
4.5.2.2. Đất sản xuất của người dân đang được sở hữu tạm thời ........................ 48
4.5.2.3. Cơ cấu quản lý chưa đa dạng ................................................................. 48
4.5.3 Sự đầu tư cho sản xuất chưa đúng mức ..................................................... 48
4.5.4 Đất sản xuất canh tác bạc màu, nghèo dinh dưỡng .................................... 49
4.6. Các giải pháp mang lại hiệu quả cho việc sử dụng đất của người dân ........ 49
4.6.1. Giải pháp quy hoạch .................................................................................. 49
4.6.2. Giải pháp quản lý ...................................................................................... 50
4.6.3 Giải pháp đầu tư ....................................................................................... 50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 51
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54

iii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

trang

Bảng 4.1. Tỉ lệ % của nhóm sinh kế .................................................................. 21
Bảng 4.2. Tỉ lệ (%) diện tích đất có nguồn gốc khác nhau theo từng giai đoạn . 28
Bảng 4.3. Tỉ lệ (%) diện tích đất của các nhóm hộ ............................................. 30
Bảng 4.4. Tỉ lệ (%) hộ dân có diện tích đất phân bố theo số mảnh ..................... 31
Bảng 4.5. Diện tích đất sản xuất phân bố theo từng cụm ................................... 32
Bảng 4.6. Tỉ lệ (%) diện tích đất trung bình của từng nhóm hộ .......................... 33

Bảng 4.7. Tỉ lệ (%) diện tích đất theo các loại cây trồng .................................... 34
Bảng 4.8. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong sử dụng đất của
người dân.............................................................................................................. 46

i


DANG SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KBT: Khu bảo tồn
TNR: Tài nguyên rừng
KBTTN & CQVC: Khu bảo tồn thiên nhiên và cảnh quan Vĩnh Cửu
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
QLBV: Quản lí bảo vệ
UB: Ủy ban

ii


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
MỞ ĐẦU
Nước ta là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cấu trúc hệ
sinh thái phức tạp, các loài động thực vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tài
nguyên rừng Việt Nam cũng như nhiều nước nhiệt đới khác trên thế giới đang bị
suy giảm nhanh chóng. Theo thống kê của viện điều tra quy hoạch rừng, trong thập
niên 80-90, trung bình nước ta mất khoảng 200.000 ha rừng. Diện tích rừng bị thu
hẹp, các hệ sinh thái bị xuống cấp, làm ảnh hưởng tới đồi sống của các loài động
thực vật, nhiều loài sinh vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trước tính

cấp bách đó, nhà nước ta đã có những quyết định thành lập nên các loại rừng đặc
dụng nhằm bảo vệ các hệ sinh thaí tiêu biểu, đa dạng sinh học đang có chiều hướng
suy giảm và biến mất.
Trên cơ sở đó, khu bảo tồn thiên nhiên & cảnh quan Vĩnh Cửu
(KBTTN&CQVC) được thành lập, dựa vào sự xác nhập của các lâm trường Mã Đà,
Hiếu Liêm và một phần của lâm trường Vĩnh An với ý nghĩa bảo tồn thiên nhiên
nhằm bảo vệ phục hồi tài nguyên còn lại cũng như nâng cao chức năng phòng hộ
của nó. Trong khu vực dự trữ hiện nay có sự đan xen giữa diện tích hiện còn và cụm
dân cư đang sinh sống. Sinh kế của người dân chủ yếu là sống phụ thuộc vào rừng
và sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay có 11 cụm với 27 điểm dân cư sinh sống rải rác
trong khu dự trữ. Sự phân bố dân cư đó đã gây ra không ít khó khăn cho
BQLBTTN&CQ trong công tác quản lý bảo vệ (QLBV) tài nguyên rừng (TNR).
Thực tế cho thấy, trong những năm qua chính những cụm dân cư này có những tác
động vào tài nguyên rừng (TNR) khu vực dẫn đến TNR giảm sút rất lớn. Còn một
vấn đề quan trọng khác đó là với sự phân bố dân cư như vậy dẫn đến đất canh tác

1


Luận văn tốt nghiệp

nông nghiệp và đất lâm nghiệp không có ranh giới rõ ràng, tạo nên sự chồng chéo
gây ra khó khăn cho việc quy hoạch sử dụng đất của BQL và chính quyền.
Kể từ khi thành lập khu DTTN thì công tác QLBV trở nên nghiêm ngặt, chặt
chẽ hơn. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đất của người dân sống
trong khu vực với công tác QLBV rừng của khu DTTN. Cuộc sống của cộng đồng
người dân vốn dĩ phụ thuộc vào TNR vì đã cung cấp họ cái ăn, cái mặc bằng cách
lấy các sản phẩm của rừng. Một khi cửa rừng bị đóng hẹp, họ không còn đủ lương
thực, thực phẩm... đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày. Mặt khác, đất nông nghiệp bị
thu hẹp nên không có đất để sản xuất. Từ những vấn đề trên làm cho cuộc sống của

người dân rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu thốn, đói nghèo. Trong hoàn cảnh đó,
để tiếp tục cuộc sống mưu sinh, cộng đồng người dân không còn cách nào khác
ngoài việc tiếp tục tác động vào rừng, phá rừng lấy đất làm nông nghiệp. Điều này
gây khó khăn, áp lực cho ban quản lý khu bảo tồn (BQLKBT) cũng như tài nguyên
rừng (TNR).
Xã Mã Đà nằm trong lâm trường Mã Đà, khi lâm trường trở thành phân khu
KBTTN&CQVC thì cuộc sống của người dân ở đây cũng có sự thay đổi lớn như
phân tích ở trên. Mặt khác, tình hình sử dụng đất còn nhiều bất cập. Việc sử dụng
đất của người dân ở đây nói chung chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất của các
loại cây trồng còn thấp do kỹ thuật canh tác cũng như đầu tư còn thấp. Vậy nên,
thực tế đặt ra cho BQLKBT , chính quyền phải có những giải pháp, quy hoạch sử
dụng đất cụ thể và hợp lý.
Trước những thực trạng nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu hệ thống sử dụng đất có sự tham gia của người dân ở xã Mã Đà,
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”. Qua đó, có một vài ý kiến đề xuất, góp phần
nhỏ vào việc sử dụng của người dân ngày càng mang lại kết quả cao.

2


Luận văn tốt nghiệp

Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ
GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan
2.1.1. Một số chính sách có liên quan đến quản lý bảo vệ, phát triển rừng, giao
đất giao rừng và LNXH
Trong hơn hai thập kỷ qua, chính phủ Việt Nam đã ưu tiên phát triển chính sách
lâm nghiệp quốc gia nhằm mục đích gìn giữ và phát triển tài nguyên rừng gắn với

phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, đã có khá nhiều nghiên cứu đề xuất chính sách và
các mục tiêu của ngành lâm nghiệp:
Sử dụng hợp lý các loại rừng phòng hộ, đặc dụng- bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường và sản xuất để đáp ứng nhu cầu thông qua chương trình sử
dụng và phát triển rừng.
+

Phối hợp giữa lâm nghiệp và nông nghiệp để cung cấp gỗ cho ngành công
nghiệp, năng lượng và sử dụng gia đình, đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa sinh
thái và kinh tế.

+

Nâng cao và phát triển kinh tế vùng núi và tái định cư các dân tộc thiểu số trên
cơ sở giao đất cũng như phân bố lại dân số lao động trong các vùng khác nhau.

+

Tối ưu hóa việc đóng góp của sản phẩm rừng cho nền kinh tế thông qua phát
triển một cách thích hợp các chương trình công nghiệp và trồng lại rừng.

+

Ổn định môi trường rừng để bảo vệ đất, nước phục vụ cho các loại hoạt động
nông thôn.
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 đến nay, nhà nước ta chủ

trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển hàng hóa gắn liền với cơ chế
thị trường với sự quản lí của nhà nước, chú trọng đến sự phát triển kinh tế hộ gia


3


Luận văn tốt nghiệp

đình, coi cơ chế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản, tự chủ... Trong giai đoạn này,
nhiều chủ trương đã mở cửa cho LNXH phát triển. Quy đinh 171- quy định về quy
chế quản lý các loại rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng; Trong quy định này ghi rõ
cơ chế quản lý, quy hoạch 3 loại rừng, chức năng, nhiệm vụ của từng loại rừng
trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trong cả nước.
Ngày 15.09.1992, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ra QĐ 327/CT về chủ trương
chính sách sử dụng đất trống đồi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước, ban hành chính
sách đầu tư hỗ trợ vốn vay không lãi 40%.
Đặc biệt là sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 năm 1992 đã khẳng định vai trò
kinh tế hộ gia đình và kinh tế xã hội miền núi. Từ đó hàng loạt chính sách nghiên
cứu tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội, phát triển các hệ thống canh tác... đã
được thực thi như sau:
Nghị định số 64/CP, ngày 27.09.1993 của chính phủ về giao đất nông nghiệp.
Nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, các nhân, hộ gia đình sử dụng
vào mục đích lâm nghiệp, ban hành ngày 15.01.1994.
+

Nghị định 01/CP về giao khoán đất sử dụng mục đích sản xuất lâm nghiệp,
nông nghiệp và thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày
4/1/1995. Gần đây là việc thực hiện nghị định 163, đất lâm nghiệp thuộc đối
tượng sản xuất sẽ dần được giao cho hộ gia đình, và như vậy còn lại đa số diện
tích rừng phòng hộ và đặc dụng được thực hiện theo nghị định 01 là giao khoán.

+


Quyết định số 245/1998/QQĐ-TTg ngày 16/1/1999 của thủ tướng chính phủ về
thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

+

Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày16/11/1999 của chính phủ về giao đất, cho
thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

+

Nghị quyết 22/NQ-TW của Bộ Chính Trị, QĐ 72/HĐBT, chỉ thị 525 TTg về
phát triển kinh tế xã hội miền núi đã làm thay đổi bước đầu về cơ sở hạ tầng tạo
môi trường kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển NLXH.

4


Luận văn tốt nghiệp

Với mục tiêu quản lý bảo bảo vệ và sử dụng ngày càng tốt hơn tài nguyên thiên
nhiên để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên thiên. Trong những năm gần đây, đã có chính sách được ban hành
có liên quan đến đầu tư và tín dụng trong các hoạt động LNXH, bao gồm:


Chỉ thị số 202-CT về việc cho vay vốn sản xuất nông lâm ngư nghiệp đến hộ
gia đình ngày 28/06/1991.




Quyết định 264/HĐBT ngày 22/07/1992 về chính sách đầu tư và phát triển
rừng.



Nghị định số 14/CP về chính sách cho vay vốn để sản xuất nông lâm ngư
nghiệp ngày 2/2/1993



Quyết định 202/TTg ngày 2/5/1994 về quy định khoán bảo vệ rừng, khoanh
nuôi tái sinh rừng và trồng rừng.



Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ Tướng chính phủ về mục
tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện dự án về trồng mới 5 triệu ha rừng.



Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ Tướng chính phủ về
quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán
rừng và đất lâm nghiệp.



Quyết định 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về một
số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn.




Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TD\CĐT-BTC ngày 12/9/1999 của
Tổng cục địa chính và bộ tài chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, theo chỉ thị số 18/1999/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.
Việc phát triển kinh tế xã hội cũng là một trong những mục tiêu chung của

LNXH. Chính vì vậy, một số chính sách của Đảng và Nhà nước từ trước tới nay đã
ban hành và thực thi về lâm nghiệp đều có liên quan ít nhiều đến phát triển kinh tế
xã hội vùng nông thôn cũng không nằm ngoài mục tiêu chung trên. Đó là việc giải
quyết các vấn đề của cộng đồng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Những chính sách đó có thể được đề cập đến những nội dung sau:

5


Luận văn tốt nghiệp

+

Ngày 6/3/1968 Hội đòng Chính phủ ra nghị quyết số 38 về định canh định cư
kết hợp với công tác nông nghiệp ở miền núi.

+

Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị 29/CT-TW ngày 12/11/1983 về việc
đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo hướng
nông lâm kết hợp (NLKH)


+

Chỉ thị 100, nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) về đổi mới tổ chức lâm
nghiệp đã thúc đẩy các lâm trường quốc doanh áp dụng chế độ khoán sản phẩm
đến hộ gia đình công nhân viên.

+

Quyết định số 72-HBĐT về chủ trương chính sách cụ thể phát ttriểnkinh tế xã
hội miền núi ngày 13/3/1990.

+

Thông tư liên bộ số 01/TT/LB của Bộ Lâm Nghiệp và Tổng cục quản lý ruộng
đất ngày 06/12/1991 đã hướng dẫn việc giao rừng vàđất rừng để trồng rừng cho
các tổ chức cá nhân để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

+

Quyết định số 184 ngày 6/11/1992 của Hội đòng bộ trưởng về việc đẩy mạnh
giao rừng rừng cho tập thể và cá nhân trồng cây gây rừng.

+

Nghị định 178 năm 2002 của Chính phủ về phân chí lợi ích cho người nhận đất,
nhận rừng.

2.1.2. Lịch sử hình thành khu Bảo Tồn thiên nhiên &cảnh quan Vĩnh Cửu
Khu Dự Trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu được thành lập theo quyết định của
UBND tỉnh Đồng Nai số: 4679/2003/QĐ.UBT, ngày 03 tháng 12 năm 2003 trên cơ

sở hợp nhất lâm phần của các lâm trường trên là ba lâm trường lớn nhất của tỉnh
Đồng Nai, phân bố liền kế nhau ở phía Bắc sông Đồng Nai thuộc huyện Vĩnh Cửu.
Lịch sử hình thành và phát triển của các lâm trường đã trải qua thời gian dài gần 30
năm từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay. Và theo sự vận động phát triển chung
của xã hội, của ngành lâm nghiệp, trong từng giai đoạn nhất định, các lâm trường
cũng trải qua nhiều loại hình hoạt động với những mục tiê, nhiệm vụ và biện pháp
thực hiện khác nhau. Có thể điểm lại những nét chính lâm trường đến nay đã trải
qua 4 giai đoạn như sau:

6


Luận văn tốt nghiệp

™

Giai đoạn 1 (từ 1977 đến 1992): Lâm trường Mã Đà được thành lập sớm

nhất theo quyết định số: 515/QĐ.UTB ngày 10/6/1997 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc: Thành lập lâm trường quốc doanh Mã Đà thuộc Ty Lâm nghiệp tỉnh Đồng
Nai. Sau đó đến năm 1981, lâm trường Hiếu Liêm được thành lập trên cơ sở tách ra
từ lâm phận của lâm trường Mã Đà theo quyết định số 768/ QĐ.UTB ngày
22/12/1981 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc: Thành lập lâm trường Hiếu Liêm
trực thuộc Ty Lâm nghiệp tỉnh Đồng Nai. Lâm trường Vĩnh An được thành lập năm
1978, nằm trên địa giới hành chính huyện Tân Phú, và thuộc sự quản lý của ty lâm
nghiệp tỉnh Đồng Nai.
Sau khi thành lập, các lâm trường đã đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu:
quản lý bảo vệ rừng, khai thác kinh doanh rừng tự nhên, trồng rừng phủ xanh những
diện tích đất trống ven các trục đường chính. Do lâm trường mơ3í thành lập còn
non trẻ, chưa có nhiều những nghiên cứu để xây dựng được kế hoạch, phương án

sản xuất hiệu quả, thiếu định hướng và chịu ảnh hưởng bởi hạn chế của cơ chế bao
cấp. Nên nhìn chhung tất cả các hoạt động của cac lâm trường lúc bấy giờ đều chưa
thực sự có hiệu quả. Cụ thể như sau:
Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được tổ chức chặt chẽ, công tác trồng
rừng chủ yếu để phủ xanh đất trống, chưa chú trọng nhiều đến khâu chọn giống và
cac biện pháp thâm canh...; khai thác và kinh doanh rừng manh mún, chắp vá chưa
có quy hoạch tổng thể, lâu dài.
Giai đoạn này là thời kỳ đầu và chủ yếu trong việc hình thành dân cư trên địa
bàn. Chính hoạt động khai thác kinh doanh rừng và đặc biệt việc thi công khai thác
trắng, dọn lòng hồ Trị An đã thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi đổ về và sau đó
lại định cư trên địa bàn ở khu vực (trừ 11 hộ đồng bào dân tộc thiểu số cụm dân cư
Bàu Điền). Ngoài ra đây là giai đoạn nhà nước chủ trương đưa dân đi các vùng kinh
tế mới để mở rộng vùng sản xuất. Các lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An
cũng đã trở thành nơi lập nghiệp cho nhiều đoàn di dân của các tỉnh phía Bắc kết
nghĩa với tỉnh Đồng Nai. Thời gian này dân cư trong vùng sống bằng nghề rừng:
làm thuê cho các đơn vị kinh doanh khai thác và dọn lòng hồ Trị An và một phần

7


Luận văn tốt nghiệp

sống dựa vào rừng: hái lượm, săn bắt động vật hoang dã và khai thác trái phép lâm
sản. Sản xuất nông nghiệp là phụ và chỉ là canh tác cây ngắn ngày ((báp, đậu, mì...)
trên những diện tích đất trống gần nơi dân cư.
™

Giai đoạn 2 (từ 1992 đến 1997): Năm 1992, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết

định số 1233/QĐ.UTB về việc: Thành lập các doanh nghiệp nhà nước là các lâm

trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An.
Việc trở thành các doanh nghiệp nhà nước đánh dấu giai đoạn mới của các
lâm trường chuyển từ cơ chế bao cấp sang doanh nghiệp hạch toán độc lập. Từ đó
những hoạt động chuyên môn và sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo. Trong giai
đoạn này các lâm trường đẩy mạnh sản xuất thông qua các hoạt động khai thác và
chế biến lâm sản xuất khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có kế hoạch chặt chẽ
hơn, khoa học hơn thông qua các phương án điều chế rừng được bộ lâm nghiệp phê
duyệt (năm 1994)
Bên cạnh đó, năm 1993 khi nhà nước chủ trương công tác trồng rừng phủ
xanh đất trống đồi trọc thông qua triển khai dự án 327, có rất nhiều dự án lâm, nông
nghiệp trên địa bàn các lâm trường được nhà nước phê duyệt và đầu tư như:
ƒ

Dự án nông lâm nghiệp Bà Hào- Suối Boon

ƒ

Dự án nông lâm nghiệp Rang Rang – Suối Sai

ƒ

Luận chứng kinh tế kỹ thuật nông công nghiệp khu phòng hộ xã (phường) Cây
Gáo – thị xã Vĩnh An- tỉnh Đồng Nai
Các dự án được triển khai là đọng lực thúc đẩy nhanhtốc độ phủ xanh đất trống

đồi trọc, góp phần đáng kể cải tạo những diện tích đất thoái hóa, bạc màu do chất
độc hóa học gây ra. Việc giao khoán trồng rừng bằng nguồn vốn hỗ trợcủa chương
trình 327 với mô hình nông lâm kết hợp đã gớp phần nào cải thiện cuộc sống cho
nhân dân trong vùng cũng như huy động từ người dân cho công tác trồng rừng...
Song, do vốn hỗ trợ của nhà nước cho công tác trồng rừng vẫn còn thấp trong điều

kiện dân cư đa phần là nghèo và tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất cũng mang tính
quản canh, trình độ lâm nghiệp thấp, sản phẩm thu được còn phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên. Do vậy đời sống kinh tế còn bấp bênh, nghèo khó. Từ đó có rất nhiều

8


Luận văn tốt nghiệp

ngườiu thường lén lút vào rừng săn bắt trái phép và lấy cắp lâm sản để cải thiện
cuộc sống. Ngoài ra do các khu dân cư nằm sâu và xen kẽ giữa rừng, nên tình trạng
lấn rừng để mở rộng nương rẫy diễn ra rất phức tạp, gây áp lực lớn cho công tac
quản lý bảo vệ rừng của đơn vị sở tại.
™

Giai đoạn 3 (từ 1997đến 2003): năm 1997, trước tình hình diện tích rừng tự

nhiên trên toàn tỉnh suy giảm mạnh cả về diện tích lẫn chất lượng. Nguyên nhân là
do việc khai thác kinh doanh của các đơn vị với cường độ cao để chạy theo sản
lượng kế hoạch xuất khẩu. Bộ máy quản lý bảo vệ rừng chưa được tổ chức chặt chẽ,
công tác bảo vệ chưa được chú trọng. Nên UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định
số: 631QĐ.UBT ngày 24/12/1997 về việc: “Đóng tất cả các laọi rừng tự nhiên
trong tỉnh” và các quyết định số: 4931/1997/QĐ.UBT, 4919/1997/QĐ.UBT,
4922/QĐ.UBT về việc: chuyển các lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An thành
loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Nhiệm vụ của nó là quản lý
bảo vệ rừng và phát triển xây dựng vốn rừng.
™

Giai đoạn 4 (từ 2004 đến nay): Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp & Phát


triển nông thôn, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định số: 4679/2003/QĐ.UBT
ngày 3/12/2003 về việc: thành lập khu dự trữ thiên nhiên trên cơ sở hợp nhất 3 lâm
trường Mã Đà, Hiếu Liêm và một phần lâm trường Vĩnh An thành khu dự trữ thiên
nhiên Vĩnh Cửu với những mục tiêu, nhiệm vụ như sau:
Bảo tồn các sinh cảnh rừng và cảnh quan tự nhiên để tạo ra khu bảo tồn thiên
nhiên như là nơi cư trú và di trú của các động vật hoang dã.
Khôi phục hệ sinh thái rừng, bảo tồn di tích llịch sử vănhóa, phục vụ
nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển rừng
sinh thái.
2.2. Điều kiện vùng nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
¾ Lâm trường Mã Đà có vị trí địa lý như sau:
+ Từ 107058’ đến 107058’ kinh độ Đông

9


Luận văn tốt nghiệp

+ Từ 11028’ đến 11058’ vĩ độ Bắc
¾ Phạm vi ranh giới
Tổng diện tích tự nhiên LT Mã Đà là 27.497 ha (Theo số liệu kiểm kê năm
2000) thuộc phạm vi quản lý hành chính các xã, thị trấn như sau:
Thị trấn Vĩnh An: 27.277 ha
Xã Phú Lý: 220 ha
Về phạm vi ranh giới, LT năm phía Bắc sông Đồng Nai và giáp các khu vực
như sau:
+ Phía Bắc giáp: tỉnh Bình Phước (chiều dài 35 km)
+ Phía Nam giáp: Hồ Trị An ( chính và phụ)

+ Phía Đông giáp: Hồ Trị An (chiều dài 50 km), xã Phú Lý (chiều dài
20 km)
+ Phía Tây giáp: Lâm trường Hiếu Liêm thuộc xã Trị An
¾ Diện tích các loại rừng cá loại đất đai
Theo số liệu thống kê rừng và đất rừng năm 2002, LT Mã Đà có tổng diện
tích tự nhiên và hiện trạng sử dụng đất đai như sau:
Tổng diện tích tự nhiên: 27.497 ha
+ Rừng tự nhiên: 21.643 ha
+ Rừng trồng: 1.535 ha
+ Đất không có rừng: 710 ha
+ Đất khác: 3.609 ha
+ Ao hồ, mặt nước: 506 ha
+ Đất SX nông nghiệp: 1.730 ha
+ Đất chuyên dùng, suối, đường…: 1.873 ha
Với tổng diện tích rừng tự nhiên 21.643 ha, LT Mã Đà có hệ thực vật khá
phong phú (trên 120 loài). Trong đó có nhiều loài thực vật gỗ lớn như Dầu, Vên
vên, Chò chai, Sao đen. Nhiều loài cây quý hiếm như: Gõ Đõ, Cẩm lai…
Hệ động vật khá cũng phong phú, là nơi cư ngụ của nhiều laòi động vật lớn như
Nai, Bò, Voi, Hồ… và nhiều loài động vật khác.

10


Luận văn tốt nghiệp

Tổng trữ lượng gỗ cây đứng, theo kết quả kiểm kê năm 1999 là 1.522.302
m3 gỗ các loại. Bên cạnh ưu thế về độ che phủ của rừng tự nhiên (78,7% diện tích tự
nhiên), hệ thực vật, hệ động vật khá phong phú, rừng của LT Mã Đà còn là lá phổi
xanh cho khu công nghiệp Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh và là nơi có di tích lịch sử
chiến khu D cần được tôn tạo bảo vệ.

2.2.1.2. Địa hình, đất
ƒ

Địa hình:

ƒ

Lâm trường nằm trong vùng có các dạng địa hình đồi thấp, bán bình nguyên, và
tương đối bằng phẳng hoặc có dạng gợn sóng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Tây sang Đông. Độ dốc nhỏ, không quá 150, phổ biến là từ 8-10 0.

ƒ

Độ cao lớn nhất 125 m, trung bình từ 70-80 m. địa hình nhìn chung rất thuận lợi
cho sản xuất lâm nghiệp (đưa cơ giới vào sản xuất) song lại là điều bất lợi trong
công tác bảo vệ rừng vì rất thuận lợi cho các phương tiện cơ giới tiếp cận và đi
lại.

ƒ

Đất :
Theo kết quả điều tra đất năm 2002, do phân viện Khoa học lâm nghiệp Nam

Bộ thực hiện trên địa bàn LT và tham khảo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Trường
Đại học Nông Lâm TP. HCM (1998), thì đất trong LT chủ yếu là Feralit đỏ vàng
phát triển trên đá mẹ sa phiến thạch, tầng đất canh tác mỏng, kết von nhiều, nghèo
chất dinh dưỡng, đặc biệt là rất nghèo các nguyên tố vi lượng.
Ngoài ra một số đất khác như nhóm Feralit hình thành trên đá badan, nhóm
đất phù sa ven suối chiếm diện tích nhỏ.
2.2.1.3. Khí hậu- thủy văn

™

Khí hậu:



Lâm trường Mã Đà nằm trong vùng khí hậu Đông Nam Bộ có hai mùa rõ rệt:



Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.



Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12



Lượng mưa bình quân trong năm lớn trên 2000 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9
(60%)

11


Luận văn tốt nghiệp



Nhiệt độ trung bình 26,40C đến 26,50C




Cao nhất 380C vào tháng 4



Thấp nhất 16.50C vào tháng1



Ẩm độ tương đối: 80-82%



Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc- Đông Nam



Ít bị ảnh hưởng gió bão và sương muối.

™

Thủy văn
Nguồn nước mặt: Lâm trường nằm trong tiếp giáp với mép nước của lòng hồ

Trị An về hướng Nam và tiếp giáp suối Mã Đà về phía Bắc, nguồn nước tương đối
dồi dào cần được tận dụng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trong phạm vi Lâm
trường có suối cây Sung, suối Rộp, suối Trau, suối Bà Hào, suối Sai,…nhưng lưu
lượngkhông đáng kể, mùa khô thường cạn nước.
Nguồn nước ngầm: Theo bản đồ địa chất ngầm tỉnh Đồng Nai của Liên Đoàn

địa chất Thủy văn cho thấy phức hệ chứa nước trong các đá trầm tích có tuổi Jura
nước có ngầm thuộc loại kép phong phú nước trong phạm vi Lâm trường, với lưu
lượng nguồn lộ Q: 0,01- 2,54 lít/s, độ khoáng hóa M: 0.06- 1,7 m 0/. Nhìn chung
nguồn nước mặt và nước ngầm là yếu tố hạn chế đến sản xuất nông nghiệp tại Lâm
Trường, cần xây dụng hồ chứa nước nhỏ trong các khu vực sản xuất nông nghiệp để
tưới bổ sung.
2.2.2. Tình hình giao thông vận tải
Lâm trường Mã Đà nằm trên trục lộ 322, nối trung tâm huyện Vĩnh Cửu với
xã Phú Lý. Đoạn đường 322 đi qua lâm phầm của Lâm trường dài 40 km và trên
150 km đường trục nối từ đường 322 vào các phần trường, cụm dân cư và tỉnh Bình
Phước. Mật độ đường sá trong phạm vi lâm trường tương đối cao (6,9 km/km2). Về
chất lượng đường, ngoài đoạn đường T767 nối từ cầu Chiến khu D đến trạm của LT
là bê tông nhựa, phần còn lại là đường cấp phối, sỏi đỏ.
Hiện nay giao thông đáp ứng cơ bản cho việc đi lại và vận chuyển nông sản,
hoa quả, lương thực, thực phẩm đến các cụm dân cư. Chất lượng đường nhìn chung

12


Luận văn tốt nghiệp

là còn tốt, chỉ một số nơi nhất là trong các cụm dân cư cần được nâng cấp để thuận
tiện đi lại trong mùa mưa. Ngoài ra còn phải nhắc đến là LT Mã Đà chỉ cách Biên
Hòa 45 km và TP. HCM 80 km, do vậy rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế lâu
dài, khi các cụm dân cư được sắp xếp ổn định theo quy hoạch của dự án, chỉ cần cải
tạo nâng cấp các đường trục là đáp ứng được nhu cầu đi lại trong và ngoài phạm vi
LT.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế (năm 2002) phục vụ cho việc xây dụng
phương án, CBCNV Lâm trường đã kết hợp với các tổ dân cư tiến hành điều tra

phân loại dân cư cho thấy trên địa bàn lâm trường có: 1.568 hộ với 7.532 khẩu sinh
sống ( không kể các hộ vãng lai, ngoài LT).
Tỷ lệ tăng dân số tựï nhiên: 1,14% và tăng cơ học là 9,5% (trước năm 2002).
Phân theo dân tộc: Đa phần lao động có trình độ văn hóa cấp 1 hoặc cấp 2,
không có lao động trình độ văn hóa cấp 3. trình độ chuyên môn với 100% lao động
không có tay nghề chuyên môn kỹ thuật, lao động tay chân là chính.
ƒ

Hiện trạng phân bố các cụm dân cư
Qua biểu thống kê dân cư cho thấy có 11 cụm lớn với 27 điểm dân cư, có

điểm dân cư chỉ có 11 hộ (khu Đồi Ba, khu người dân tộc tại Bàu Điền). Đa phần
các cụm dân cư sinh sống giáp rừng tự nhiên hoặc rừng trồng của lâm trường.
Nhiều cụm dân cư đang gặp khó khăn về các điều kiện an sinh và sản xuất (Rang
Rang, Suối Sai).
Dân cư gồm nhiều thành phần, từ nhiều địa phương trong cả nước đến, chưa
có tổ chức bộ máy quản lí lãnh đạo dân tham gia bảo vệ rừng. Lâm trường lo sản
xuất lâm nghiệp có kết hợp với giao rừng tự nhiên cho hộ dân bảo vệ, song không
có kết quả. Chính quyền địa phương (thị xã Vĩnh An) mới chỉ quản lí về mặt hành
chính, chưa có đủ điều kiện lãnh đạo dân nơi nay phát triển sản xuất, phát triển kinh
tế.

13


Luận văn tốt nghiệp

2.2.4. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Hiện trên toàn địa bàn có 1.730 ha đất nông nghiệp được Lâm trường hợp
đồng với các hộ để sản xuất nông nghiệp và vườn rừng, chiếm 6,3% quỹ đất đai

toàn lâm trường, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 1,05 ha/hộ (thấp nhất là 0,7
ha/hộ, cao nhất là 2,2 ha/hộ) và 0,22 ha/người. Các loại cây trồng lâu năm chủ yếu
là điều, các loại xoài ( xoài Hòa Lộc, xoài ba mùa, xoài cát), một số cây ăn quả khác
có diện tích nhỏ như nhãn, chôm chôm, sầu riêng, cà phê, tiêu, cam, quýt… cây
màu chủ yếu là khoai mì; cây công nghiệp ngắn ngày có mía vớii diện tích không
nhiều. Đất nông nghiệp sản xuất theo hợp đồng giao khoán của lâm trường.
Số hộ dân có đất sản xuất nông nghiệp là 1.232 hộ (chiếm 65,9% tổng dố hộ
dân thường trú và vãng lai tại LT (1.870 hộ), trong đó số hộ thường trú là 992 hộ và
số hộ vãng lai + CBCNV LT là 240 hộ. Số hộ dân không có đất sản xuất nông
nghiệp là 638 hộ (chiếm 34,1%), trong đó hộ thường trú là 566 hộ và hộ vãng lai +
CBCNV là 69 hộ.
Năng suất và hiệu quả kinh tế một số cây trồng nông nghiệp phổ biến.
Kết quả điều tra cây trồng nông nghiệp theo phương pháp PRA các hộ dân thuộc 4
khu vực Suối Rộp, Cây Sung, Cai Nha và Suối Boon, Bàu Điền như sau:
Các loài cây trồng lâu năm phổ biến là điều, xoài ( xoài thường, xoài 3 mùa,
xoài cát Hòa Lộc). Một số laòi cây trồng lâu năm khác có diện tích nhỏ không phổ
biến là nhãn, mãng cầu, cam, chanh, quýt… Cây ngắn ngày có khoai mì, mía, các
loại đậu màu, trong đó mì là cây trồng ngán ngày phổ biến nhất. Phương thức trồng
phổ biến là trồng xen điều + xoài, điều+ xoài + mì, điều + mì, điều + cây rừng (
Sao, Dầu, Keo lá tràm).
ƒ

Năng suất cây trồng bình quân:
+

Điều: 0,9- 1,1 tấn/ha

+

Xoài thường: 2,1- 5,1 tấn/ha


+

Xoài 3 mùa: 6,7- 9,5 tấn/ha

+

Mì: 4,8- 7 tấn/ha

+

Mẵng cầu: 2,5- 4 tấn/ha.

14


Luận văn tốt nghiệp

Năng suất của điều tương đối cao so với bình quân của Đông Nam Bộ (0,7
tấn /ha). Các loài cây khác có năng suất tương đối thấp do trồng xen và mật độ
trồng thưa.
ƒ

Mức sống và thu nhập các hộ dân trên địa bàn lâm trường:
Kết quả điều tra mức sống và thu nhập của LT năm 1999 và bổ sung năm

2002 như sau:
Hộ có thu nhập bình quân loại trung bình ( theo tiêu chuẩn xếp loại của Bộ
Lao Động và Thương Binh Xã Hội name 2000) có 1.223 hộ (chiếm 78% tổng số
hộ) tập trung ở khu vực lâm trường bộ, Suối Rộp, Bà Cai, Suối Trau (nơi dân cư có

lao động tham gia ở các khu công nghiệp hoặc CBCNV Lâm trường có phương
pháp kinh doanh khá tổng hợp, đặc biệt khâu chăn nuôi gà thả vườn và nuôi heo kết
hợp với ao cá). Các khu vực còn lại bình quân thu nhập nằm trong diện nghèo
(chiếm 21% tổng số hộ), cá biệt có nơi đói như Suối Tượng, khu 11 hộ dân tộc (khu
Bàu Điền), chiếm 1% tổng số hộ.
Khối lượng công việc lâm nghiệp ngày càng hạn chế chỉ còn lại chống cháy
rừng, chăm sóc rừng hàng năm. Do đó phần nào đã làm giảm công việc dẫn đến
giảm thu nhập đối với các hộ dan trong tổngthu nhập. Bên cạnh việc không có vốn
đầu tư sản xuất, trình độ kỹ thuật hạn chế, giá nông sản bấp bênh đã ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Để giải quyết bữa ăn hàng ngày, họ đã vào
rừng để lấy cắp lâm sản, săn bắt động vất rừng và chấp nhận các hình phạt nếu bị cơ
quan nhà nước bắt gặp.
ƒ

Đặc điểm về văn hóa, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng dân sinh khác:
+ Văn hóa:
Là khu vực xa trung tâm thành phố, dân cư lại phân bố rải rác, lãnh đạo của

bộ máy chính quyền địa phương (TT Vĩnh An) chưa bao quát hết (mới hình thành
ban dân cư và chi bộ địa phương được trên ba năm). Khoảng 40% dân số có phương
tiện nghe nhìn (TV), trình độ dân trí thấp (đa số trình độ văn hóa cấp I, II). Điều
kiện đi lại, tiếp cận với các trung tâm, điểm văn hóa khó khăn do nơi ở xa và thiếu
phương tiện… Do vậy tăng dân số tự nhiên khá cao ( bình quân 1 hộ 5 nhân khẩu).

15


×