Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ RECLINER TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ CAO SU ĐÔNG HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.61 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

---------  ---------

TRẦN NHƯ DUNG

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ
RECLINER TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
CAO SU ĐÔNG HOÀ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 8-2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

---------  ---------

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GHẾ
RECLINER TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
CAO SU ĐÔNG HOÀ

Giáo viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
SVTH: TRẦN NHƯ DUNG
MSSV: 02115061



TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 8-2007


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Tất cả quý thầy cô trường đại học Nông Lâm TP.HCM và các thầy cô
trong khoa Lâm Nghiệp, trong bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã giảng dạy cho tôi
trong suốt khoá học vừa qua.
Th.S. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, giảng viên bộ môn Chế Biến Lâm Sản.
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM, người trực tiếp hướnh dẫn tôi trong thời
gian thực tập để hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên, anh chi em công nhân xí
nghiệp chế biến gỗ Cao Su Đông Hòa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Và tất cả những người thân trong gia đình cùng bạn bè, các anh chi đã
nhiệt tình giúp đỡ và động viên cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

ii


TÓM TẮT
Đề Tài: Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất RECLINER xuất khẩu tại xí nghiệp chế
biến gỗ Đông Hòa.
Địa điểm thực tập: Xí Nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An,
tỉnh Bình Dương;
Thời gian thực tập: 15 / 02 / 2007 – 15 / 07 / 2007.
1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất. Từ

đó, tìm ra những ưu khuyết điểm cũng như những bất hợp lý đang còn tồn đọng. Nhằm
giúp công ty đánh giá toàn diện về dây chuyền công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao
năng lực sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và có một cách điều chỉnh hợp lý với nhu
cầu sản xuất ngày càng đa dạng.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
- Khảo sát được quy trình sản xuất hiện có.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của quy trình và đề xuất hướng khắc phục.
2. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát tìm hiểu các thông số kỹ thuật, đánh giá và phân tích qua từng khâu gia
công để tạo ra một sản phẩm RECLINER.
Thu thập số liệu thực tế bằng cách đo đếm, quan sát, chọn mẫu theo phương pháp
thống kê toán học.
3. Nội dung thực hiện
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất.
- Khảo sát đặc điểm nguyên liệu làm sản phẩm RECLINER
- Theo dõi, quan sát quy trình sản xuất sản phẩm RECLINER

iii


- Tính toán chi phí nguyên liệu, xác định giá thành sản phẩm RECLINER tại cơ
sở.
- Đánh giá về quy trình sản xuất sản phẩm RECLINER.
4. Kết quả thu được
- Tỷ lệ lợi dụng gỗ:.
K = K1 x K2 = 68,04%
- Tỷ lệ phế phẩm trung bình qua công đoạn pha phôi.
P1= 9,58%.
- Tỷ lệ phế phẩm qua trung bình công đoạn gia công sơ chế.
P2 = 5,83%.

- Tỷ lệ phế phẩm qua trung bình công đoạn gia công tinh chế.
P3 = 3,33%.
- Tỷ lệ phế phẩm qua trung bình công đoạn trang sức lắp ráp.
P4 = 2,48%.
- Tỷ lệ phế phẩm trung bình qua các công đoạn gia công.
P = P1 + P2 + P3 + P4 = (9,58% + 5,83% + 3,33% + 2,48%)/4 = 5,31%

iv


SUMMARY
Theme: The surveying processing to produced RECLINER for export at the Dong Hoa
factory.
At place: Dong Hoa factory, Dong Hoa Ward – Di An District – Binh Duong
Province.
Duration of time: From February 15th to July 15th 2007.
1. Purpose anh task of study
1.1. Purpose of study: In order to undertanding the production process and where
by discovering what is advantages anh disadvantages anh some irrationals which exists
and help the company to have a general assessment in technological process which
respect to increase productivity capacity, cut costs in using materials and have a
sufficient adjustment to meet variation of production nowadays.
1.2. Task of theme
- To do a survey of existing production.
- To evaluate what is advantages and disadvantages and some irrationals then have
some suggestions for improvement in production.
2. Methods of study
To acknowledge the technical specifications, get a general assessment and to
analyze all operations of production till final product.
To collect all accurate data by measuring, observing, choosing patters by

method of statistical mathematics.
3. Contents
- Have general knowledge of the production at the company.
- To understand the kinds of materials which made RECLINER.
- To supervise and manage the production process.
- To calculate the costs of materials, and final cost of RECLINER.

v


- To have assessment of the production process.
4. Results
The rate of making full use of wood:
K = K1 x K2 = 68,04%
The percentage of wasted components at the stage of selecting planks for components:
P1= 9,58%.
The percentage of wasted material at the stage of pre-processing:
P2 = 5,83%.
The percentage of wasted material at fine (final)- processing:
P3 = 3,33%.
The percentage of wasted material at assembling processing:
P4 = 2,48%.
The medium percentage of wasted material at all processes:
P = P1 + P2 + P3 + P4 = (9,58% + 5,83% + 3,33% + 2,48%)/4 = 5,31%

MỤC LỤC

vi



Trang tựa ............................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................ ii
Tóm tắt ................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................ vii
Danh sách các hình ............................................................................. ix
Danh sách các bảng .............................................................................. x
Lời nói đầu ............................................................................................ 1
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................... 2
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................... 2
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ................................................ 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 3
1.3. Giới hạn đề tài ................................................................................ 3
Chương 2: TỔNG QUAN .................................................................................. 4
2.1. Tình hình sản xuất tại xí nghiệp................................................... 4
2.1.1. Giới thiệu nhà máy ..................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................... 4
2.1.3. Công tác tổ chức của nhà máy................................................... 4
2.1.4. Cán bộ nhân viên khối văn phòng ............................................ 5
2.1.5. Cán bộ công nhân viên ở phân xưởng A .................................. 5
2.1.6. Tình hình máy móc thiết bị tại phân xưởng A ......................... 7
2.2. Nguyên liệu – sản phẩm ............................................................. 10
2.2.1. Nguyên liệu ................................................................................ 10
2.2.2. Sản phẩm của xí nghiệp ........................................................... 11
Chương 3: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................12
3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................. 12
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 12
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ..................................................... 12
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp.......................................................... 14
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................15

4.1. Phân tích kết cấu sản phẩm ....................................................... 15
4.1.1. Đặc điểm, hình dáng, kết cấu .................................................. 15
4.1.2. Các dạng liên kết của sản phẩm ............................................. 15
4.2. Quy trình công nghệ sản xuất .................................................... 18
4.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ tại xí nghiệp ............................. 18
4.2.2. Biểu đồ gia công sản phẩm ...................................................... 20
4.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất ................................................. 20
4.3.1. Công đoạn pha phôi ................................................................. 20
4.3.2. Công đoạn gia công sơ chế ...................................................... 21
4.3.3. Công đoạn gia công tinh chế ................................................... 22

vii


4.3.4. Công đoạn lắp ráp và trang sức bề mặt ................................ 24
4.3.5. Tên vật tư lắp ráp..................................................................... 26
4.3.6. Công đoạn trên công đoạn kiểm tra, đóng gói ...................... 26
4.4. Các dạng thường thấy trong quá trình sản xuất ...................... 27
4.4.1. Khuyết tật qua công đoạn tạo phôi ........................................ 27
4.4.2. Khuyết tật ở công đoạn lắp ráp .............................................. 27
4.5. Cách xác định tỷ lệ phế phẩm và tỷ lệ lợi dụng gỗ .................. 27
4.5.1. Xác định tỷ lệ phế phẩm .......................................................... 27
4.5.2. Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ ........................................................ 28
4.6. Tỷ lệ phế phẩm ............................................................................ 28
4.6.1. Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn pha phôi ................................... 28
4.6.2. Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn gia công sơ chế......................... 29
4.6.3. Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế..................................... 31
4.6.4. Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức lắp ráp ..................... 32
4.7. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ......................................................................... 35
4.7.1. Kích thước nguyên liệu qua công đoạn pha phôi .................. 35

4.7.2. Kích thước nguyên liệu qua công đoạn gia công sơ chế ....... 37
4.7.3. Kích thước nguyên liệu qua công đoạn gia công tinh chế .... 39
4.8. Nhận xét trong quá trình khảo sát ............................................ 42
4.8.1. Qui trình sản xuất hiện tại của xí nghiệp............................... 42
4.8.2. Công tác tổ chức sản xuất........................................................ 42
4.8.3. Hiệu quả kinh tế ....................................................................... 43
Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................44
5.1. Kết luận ........................................................................................ 44
5.1.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ...................................................................... 44
5.1.2.Tỷ lệ phế phẩm .......................................................................... 44
5.2. Kiến nghị ...................................................................................... 45

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ khối văn phòng .................................................................... 7
Hình 4.1 Liên kết mộng .............................................................................. 16
Hình 4.3 Liên kết bulông ............................................................................ 16
Hình 4.2 Liên kế vít .................................................................................... 16
Hình 4.4 Ghế Recliner ................................................................................ 17
Hình 4.5 Sơ đồ dây chuyền công nghệ ....................................................... 19
Hình 4.6 Sơ đồ lắp ráp sản phẩm ............................................................... 25
Hình 4.7 Biểu đồ so sánh tỷ lệ phế phẩm ................................................... 34
Hình 4.8 Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợi dụng gỗ ................................................ 41

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng nhân viên trong khối văn phòng ....................................... 5
Bảng 2.2 Số lượng công nhân viên ở xưởng A ............................................... 6
Bảng 2.3 Thống kê máy, thiết bị xưởng A ...................................................... 9
Bảng 2.4 Kích thước bao của sản phẩm ........................................................ 11
Bảng 4.1 Kích thước các chi tiết của ghế Recliner ....................................... 18
Bảng 4.2 Tên vật tư lắp ráp ........................................................................... 26
Bảng 4.3 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn pha phôi ........................................... 29
Bảng 4.4 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn gia công sơ chế ................................ 30
Bảng 4.5 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế ........................................... 31
Bảng 4.6 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức lắp ráp .............................. 33
Bảng 4.7 Tỷ lệ phế phẩm trung bình qua các công đoạn .............................. 34
Bảng 4.8 Chiều dày của chân trước qua công đoạn pha phôi ....................... 35
Bảng 4.9 Chiều rộng của chân trước qua công đoạn pha phôi ..................... 36
Bảng 4.11 Chiều dày của chân trước qua công đoạn gia công sơ chế .......... 37
Bảng 4.12 Chiều dày của chân trước qua công đoạn gia công sơ chế .......... 38
Bảng 4.13 Chiều rộng của chân trước qua công đoạn gia công sơ chế......... 38
Bảng 4.14 Chiều rộng của chân trước qua công đoạn gia công tinh chế ...... 39
Bảng 4.15 Chiều dày của chân trước qua công đoạn gia công tinh chế........ 40
Bảng 4.16 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn............................................ 41

x


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

Từ ngàn xưa, con người đã nhận ra sản phẩm cơ bản của rừng là gỗ. Trải qua

nhiều thế kỷ, bên cạnh các vật liệu như kim loại, chất dẻo, chất tổng hợp… gỗ vẫn luôn
là loại vật liệu tự nhiên không có gì thay thế được. Gỗ thoả mãn các nhu cầu khác nhau
của con người, việc sử dụng gỗ trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc ngày
càng gia tăng.
Sản phẩm được làm từ gỗ đa dạng về loại hình, phong phú về chức năng. Gỗ là
một trong những vật liệu bền và nhẹ, chúng có thể cánh nhiệt, cách điện tốt, dể dàng
chế biến bằng thiết bị máy móc. Gỗ có màu sắc tự nhiên và vân thớ đẹp.
Khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu sử gỗ và sản phẩm gỗ ngày càng gia
tăng về chất lượng và số lượng. Sản phẩm gỗ đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu
đứng thứ mười lăm trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Trong khi đó,
diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp, chuyển hướng sử dụng gỗ rừng trồng và gỗ
nhập khẩu (80%) là chính. Một trong những mặt hàng sản phẩm mộc được các xí
nghiệp sản xuất nhiều nhất và để đáp ứng yêu cầu khách hàng trong và ngoài nước khá
dể dàng là hàng mộc ngoài trời. Chính vì vậy tìm hiểu kỷ, nắm bắt cụ thể tình hình sản
xuất hàng mộc ngoài trời của xí nghiệp chế biến gỗ là rất cần thiết.

SVTH: Trần Như Dung

1


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã tăng gần 10 lần.
Từ 219 triệu USD lên 1,57 tỷ USD trong năm 2005 và dự kiến đạt 2 tỷ USD trong năm

nay. Đáng lưu ý là nguyên liệu gỗ chiếm tới 60% giá thành sản phẩm. Do vậy, sử dụng
gỗ sao cho có hiệu quả cao và tiết kiệm đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các
doanh nghiệp chế biến gỗ ở nước ta. Nhìn chung tình hình sản xuất của các công ty chế
biến gỗ còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển, mặc dù các công ty đã dần cải
tiến dây chuyền sản xuất, thực hiện cơ giới hóa tự động hóa, trang thiết bị máy móc
hiện tại, bên cạnh đó vẫn còn nhiều xí nghiệp dây chuyền sản xuất chủ yếu là sử dụng
lao động thủ công nên tỷ lệ lợi dụng gỗ thấp.
Nhằm làm rõ tình hình sản xuất của các xí nghiệp chế biến gỗ về dây chuyền
công nghệ cũng như loại hình sản phẩm sản xuất.
Được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp và sự chấp thuận của xí nghiệp Cao
Su Đông Hoà chúng tôi tiến hành đề tài: khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế
Recliner tại xí nghiệp, nhằm tìm hiểu ưu, nhược điểm trong quy trình công nghệ gia
công sản phẩm.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “ khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm ghế RECLINER tại
xí nghiệp Cao Su Đông Hoà”, nhằm tìm hiểu qui trình công nghệ sản xuất ở nhà máy
thông qua đó đánh giá quá trình sản xuất dựa trên sự phân tích tình hình sản xuất thực
tế, các biến động trong dây chuyền công nghệ từ đó tìm ra các ưu, khuyết điểm cũng

SVTH: Trần Như Dung

2


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

như sự sắp xếp bất hợp lý trong quá trình sản xuất, thông qua đó để đề xuất các biện

pháp khắc phục những khuyết điểm đồng thời phát huy hơn nữa những ưu điểm giúp
cho doanh nghiệp. Đồng thời đánh giá toàn diện hơn về qui trình công nghệ sản xuất 1
sản phẩm nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và điều
chỉnh được dây chuyền công nghệ phù hợp với nhu cầu sản xuất ngày càng đa dạng
của sản phẩm.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Ghi nhận các bước công nghệ trong quy trình sản xuất.
Phân tích tính đồng bộ và những bất hợp lý ở các công đoạn sản xuất.
Phân tích đệ xuất các biện pháp cải thiện các công đoạn sản xuất để hoàn thiện
quy trình.
1.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Hiện nay tại xí nghiệp có khoảng 80 loại sản phẩm khác nhau, trong giới hạn đề
tài cho phép, đồng thời dựa vào đặc điểm kết cấu của các sản phẩm và yêu cầu từ phía
xí nghiệp tôi xin khảo sát quy trình sản xuất ghế Recliner tại xí nghiệp với nguyên liệu
là gỗ Tràm Bông Vàng. Nguyên liệu xí nghiệp nhập về dưới hình thức gỗ tròn nên các
bước công việc xẻ, sấy do xí nghiệp đảm trách.Ghế Recliner có kết cấu và kiểu dáng
tương đồng với nhiều sản phẩm hiện có tại xí nghiệp nên việc khảo sát quy trình sản
xuất ghế Recliner sẽ giúp cho xí nghiệp đánh giá đúng hơn về quy trình sản xuất hiện
tại của xí nghiệp.

SVTH: Trần Như Dung

3


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

Chương 2

TỔNG QUAN
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP
2.1.1. Giới thiệu nhà máy
Xí nghiệp chế biến lâm sản Cao Su Đông Hòa là một doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc tổng công ty Cao Su Việt Nam. Nay đã được cổ phần hóa, xí nghiệp này được
thành lập năm 1984 và có vốn đu tư tính đến năm 2006 khoảng 12 triều USD. Xí
nghiệp bao gồm một khối văn phòng đại diện và ba xưởng nằm rất gần kề với nhau
thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, phôi cho sản xuất.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Nằm trên địa bàn Đông Hòa - Dĩ An tỉnh Bình Dương, xí nghiệp có một vị trí
hết sức thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, tập trung nguồn nhân lực, quan hệ hợp
tác và tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật mới. Một thuận lợi khác là dân cư khu vực
này khá đông nên có thể cung cấp nguồn nhân lực khá dồi dào cho xí nghiệp. Tuy
nhiên do nằm trong khu vực dân cư nên xí nghiệp phải thường xuyên chú ý đến vấn đề
vệ sinh môi trường xung quanh nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các khu dân cư
xung quanh xí nghiệp.
- Tổng số vốn đầu tư xây dựng khoảng 14 USD.
- Diện tích phân xưởng sản xuất: 8500m2.
- Số người lao động: 830 người.
2.1.3. Công tác tổ chức của nhà máy
- Ban giám đốc:
Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
- Khối văn phòng:

SVTH: Trần Như Dung

4


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Lâm Nghiệp

Khối văn phòng gồm: phòng kế toán tài vụ – kinh doanh – xuất nhập khẩu, phòng tổ
chức hành chánh.
- Khối sản xuất:
Xí nghiệp hiện có ba xưởng sản xuất: xưởng A, xưởng B và xưởng C nhưng thời gian
thực tập có hạn tôi chỉ khảo sát ở phân xưởng A.
- Công tác tổ chức phân xưởng A:
Ban quản đốc chịu trách nhiệm điều hành phân xưởng, các kỹ thuật viên chịu các khâu:
Thống kê, quá trình sản xuất, các thiết bị sản xuất, hệ thống điện và quyết định mức
lương cho nhân viên, công nhân. Các công nhân thực hiện nghiêm túc nội qui của phân
xưởng do cấp quản lý đề ra.
2.1.4. Cán bộ nhân viên khối văn phòng
Bảng 2.1: Số lượng nhân viên trong khối văn phòng
Stt

Chức vụ

Nam

1

Giám đốc

1

1

2


Phó giám đốc sản xuất

1

1

3

Phó giám đốc kế hoạch

1

1

4

Phòng kế toán tài vụ

18

4

22

5

Phòng kinh doanh

20


9

29

6

Phòng tổ chức hành chính

1

5

6

7

Phòng xuất nhập khẩu

8

2

10

Tổng cộng

SVTH: Trần Như Dung

5


Nữ

Số lượng

70


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

2.1.5. Cán bộ công nhân viên ở phân xưởng A
Bảng 2.2: Số lượng công nhân viên ở xưởng A
STT

Chức vụ

Nam

1

Quản đốc

1

1

2


Phó quản đốc

2

2

3

Nhân viên

3

2

5

4

Tổ rong cắt

32

12

44

5

Tổ chà nhám


8

17

25

6

Tổ bào ghép

6

2

8

7

Tổ lắp ráp

15

14

29

8

Tổ bao bì


11

10

21

9

Tổ khoan, Tề đầu

28

10

Tổ giao nhận

7

Tổng cộng

SVTH: Trần Như Dung

6

Nữ

Số lượng

28
3


10
173


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp


PGĐ

PKT - KV

PX A

PKD

PXNK

PX B

PHC

PX C

Hình 2.1: Sơ đồ khối văn phòng
 nhận xét:

Số lượng công nhân ở xí nghiệp tương đối ổn định, tuy lao động phổ thông là
chủ yếu nhưng các công nhân đứng máy có tay nghề ổn định đã qua lớp đào tạo có tay
nghề nghiệp vụ.
2.1.6. Tình hình máy móc thiết bị tại phân xưởng A
Máy móc là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến năng lực sản xuất, năng
lực lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị của công ty có xuất xứ
từ nhiều nước: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật, Việt Nam… máy móc thiết bị phần lớn là

SVTH: Trần Như Dung

7


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

củ và lạc hậu. Số lượng máy móc quá nhiều so với mặt bằng phân xưởng nên việc di
chuyển phôi nguyên liệu và sản phẩm rất khó khăn, vì vậy đòi hỏi công nhân sắp xếp
thành phẩm và bán thành phẩm một cánh gọn gàng.
Thống kê máy móc thiết bị của phân xưởng:

SVTH: Trần Như Dung

8


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp


Bảng 2.3: Thống kê máy, thiết bị xưởng A:
Stt

Tên máy

SL

Model

Hiện trạng
(%)

1

Máy bào bốn mặt

1

23 - EL

70

2

Máy bào bốn mặt

1

SYC - 620


80

3

Máy bào hai mặt

1

Hinoki

60

4

Máy rong thẳng

1

Vun Farn

50

5

Máy lọng lưỡi dưới

1

R - 12


55

6

Tuopi một trục

1

SM

60

7

Máy Ruoter

2

ShoDa R 0116

60

8

Máy Finger

2

65


9

Máy ghép dọc

1

55

10

Máy rong

1

Formach SG

60

11

Máy mộng âm

1

Oval MMO -10

65

12


Máy mộng dương

1

Oval PRO - 15

70

13

Máy mộng dương

1

YRT- 100

75

14

Máy cắt phay hai đầu

3

PC - B42

55

15


Máy nhám thùng hai trục

1

Starmaster

75

16

Máy cắt chuẩn

2

PC – P901

60

17

Máy tuopi

1

(YL – 65) 3HP

70

18


Máy khoang cần

6

19

Máy nhám thùng hai trục

1

PR – 900DH

65

20

Máy nhám thùng hai trục

1

BKM – 37DH

70

21

Máy khoang nằm sáu đầu

8


SVTH: Trần Như Dung

9

65

55


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

 nhận xét:
Các máy móc thiết bị ở phân xưởng được sử dụng đúng chức năng của mỗi máy,
máy móc ở đây đều là những máy củ nhưng làm việc thì độ chính xác khá cao.
2.2. NGUYÊN LIỆU - SẢN PHẨM
2.2.1. Nguyên liệu
- Xí nghiệp hiện nay đang sử dụng rất nhiều chuẩn loại nguyên liệu, nhưng nguồn
nguyên liệu chủ yếu của xí nghiệp là Keo các loại, Cao Su, Tràm Bông Vàng…
Trong nước:
- Nguồn nguyên liệu được thu mua từ các tỉnh lân cận như: Vũng Tàu, Đắc Lắc, Giai
Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Ninh…
Ngoài nước:
Malaysia, Campuchia
- Nguyên liệu mua dưới dạng hình thức khoáng từ các rừng trồng.
- Do ghế Recliner sản xuất bởi gỗ Tràm Bông Vàng nên tôi chỉ tập trung tìm hiểu về
nguồn nguyên liệu gỗ Tràm Bông Vàng.
- Tràm Bông Vàng hay còn gọi là Keo Lá Tràm có tên khoa học là Acacia

Auriculiformis, lõi có màu vàng nâu, giác vàng nhạc, mặt gỗ khá mịn khối lượng riêng
0,62g/cm3 là loại được dùng làm hàng mộc. Tràm Bông Vàng là loại cây dể trồng,
thích nghi với nhiều loại đất kể cả đất phèn và đất ferlit mạnh. Cây có tốc độ tăng
trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn. Nếu dùng làm nguyên liệu sản xuất dăm thì chỉ
sau năm đến bảy năm có thể khai thác được, nếu sử dụng làm đồ mộc thì thời gian khai
thác từ mười năm đến mười lăm năm hoặc lâu hơn. Tràm Bông Vàng có khả năng tái
sinh lớn, chúng ta có thể trồng một lần mà khai thác được nhiều lần – trữ lượng gỗ tăng
trưởng hằng năm là 7m3/ha.
- Đặc điểm sinh học: Tràm Bông vàng là cây gỗ lớn cao từ 20 – 30m, đường kính từ 40
– 60cm. Cây thường phân cành sớm nên đoạn thân dưới cành ngắn, nó là loài cây mọc
riêng lẻ nhưng nếu trồng thành rừng thì cây có thể vương nhanh hơn về chiều cao và

SVTH: Trần Như Dung

10


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

thân thẳng hơn nhưng đường kính sẽ nhỏ hơn, vỏ thân màu xám đen nức dọc, khi già
tróc thành từng mảnh. Tràm Bông Vàng có ở Việt Nam từ năm 1960 và hiện nay được
trồng hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam.
- Tràm Bông Vàng có nhiều ưu điểm như thớ gỗ mịn tính chất cơ lý tốt, ít bị mối mọt
vì vậy được sử dụng làm bàn ghế ngoài trời, sản phẩm mộc cao cấp để xuất khẩu…
2.2.2. Sản phẩm của xí nghiệp
Sản phẩm mộc ngày nay đa dạng về hình dáng và chủng loại nguyên liệu.
Thông thường, các sản phẩm mộc có hình dáng rất đơn giản, gọn nhẹ, dể tháo lắp đang
được thị hiếu khách hàng nước ngoài ưa chuộng.

Hiện nay xí nghiệp Cao Su Đông Hòa sản xuất các sản phẩm đồ mộc ngoài trời
như Ghế Ti Đo, bàn ghế trẻ em Picnic và ghế Recliner. Do thời gian có hạn nên không
thể khảo sát tất cả các sản phẩm hiện đang sản xuất tại xí nghiệp. Do vậy chúng tôi
chọn sản phẩm chủ đạo nhất của công ty để tiến hành khảo sát là ghế Recliner, ghế
Recliner được sử dụng ngoài trời lẫn trong nhà. Thích hợp để phòng ăn trong vườn.
Kiểu dáng sản phẩm tương đối đơn giản, kết cấu sản phẩm chủ yếu là chi tiết thẳng,
sản phẩm dể tháo lắp và vận chuyển, có thể gia công trên các máy thông dụng. Đây là
sản phẩm mộc ngoài trời, cấu tạo sản phẩm đơn giản nhưng dể dàng mang đến cảm
giác thoãi mái, dể chịu, thư giãn và tiện dụng cho người sử dụng.
Bảng 2.4: Kích thước bao của sản phẩm
Kích thước

Dài – l

Rộng – b

Cao – a

(mm)

(mm)

(mm)

Ghế Recliner

800

625


1010

SVTH: Trần Như Dung

11

Tên sản phẩm


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

Chương 3
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-Lập biểu đồ gia công sản phẩm theo lý thuyết.
-Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ trong quá trình sản xuất.
-Xác định tỷ lệ phế phẩm của từng công đoạn gia công.
-Khảo sát qui trình sản xuất hiện tại của nhà máy.
-Nhận xét đề xuất một số giải pháp phát huy hiệu quả của dây chuyền.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp nghiên cứu sản xuất sản phẩm
mộc, nhưng để đảm bảo được tính chính xác, khách quan và thông dụng chúng ta tiến
hành khảo sát hai phương pháp chính: Phương pháp ngoại nghiệp và phương pháp nội
nghiệp.
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Chúng tôi theo dõi trực tiếp tình hình sản xuất tại xí nghiệp và thu thập số liệu
cần thiết cho quá trình tính toán. Việc chọn mẫu được tiến hành một cách ngẫu nhiên
không hoàn lại một số lượng mẫu nhất định.

* Cách thức Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ
Thể tích nguyên liệu trước công đoạn gia công, sau công đoạn gia công của các chi tiết
mà ta đo được qua quá trình khảo sát, công thức tính như sau:
V = l a b

(1.1)

Trong đó : V: thể tích của mỗi chi tiết (m3).
l: Chiều dài của chi tiết (mm).
a: Chiều dày của mỗi chi tiết (mm).

SVTH: Trần Như Dung

12


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

b: Chiều rộng của mỗi chi tiết (mm).
- Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua qua các công đoạn gia công:
K = K1 x K2 x … x Ki

(1.2)

- Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
K = Vs/Vt x 100%
Trong đó :


(1.3)

K : Tỷ lệ lợi dụng gỗ.
Vs : Thể tích gỗ sau khi gia công (m3)
Vt : Thể tích gỗ trước khi gia công (m3)

* Cách thức xác định tỷ lệ phế phẩm
- Định tỷ lệ phế phẩm các chi tiết áp dụng công thức tính tỷ lệ phế phần trăm phế phẩm
(P) như sau:
P = Số chi tiết hỏng/Tổng số chi tiết theo dõi x 100% (1.4)
- Xác định tỷ lệ phế phẩm trung bình ở từng khâu được tính theo công thức:
P cñ = P1 + P2 + …+ Pn

(1.5)

- Xác định tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công sản phẩm:
P = Pcđ1 x Pcđ2 x … x Pcđn (1.6)
- Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết, tôi tiến hành kiểm tra lại kết quả tính toán bằng cách
áp dụng bài toán xác định cỡ mẫu.
Số chi tiết cần theo dõi : nCT = t a2 x s2/e2 (1.7)
Trong đó nCT : số chi tiết cần theo dõi
ta: hệ số tin cậy, giá trị được tra ở bảng
Với độ tin cậy  = 95%, ta = 1,96
S : phương sai mẫu, S được tính theo công thức
S = pxq / n với q = 1 –p
e : sai số tương đối với độ chính xác 97%, e = 0.03.
Số liệu tính toán ở công thức (1.7) nếu:

SVTH: Trần Như Dung


13


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Lâm Nghiệp

+ n  nct : việc chọn mẫu đảm bảo chính xác khách quan.
+n  nct : việc chọn mẫu chưa đảm bảo, phải chọn mẫu bổ sung.
Số mẫu bổ sung là: nct – n
3.2.2. phương pháp nội nghiệp
Những số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành sử lý trên máy vi tính bằng
phần mềm Excel.

SVTH: Trần Như Dung

14


×