Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích luận điểm trong câu nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.7 KB, 17 trang )

Lời nói đầu
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, hết lòng vì dân
tộc vì đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc,
cao cả, có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài sự nghiệp cách mạng nước ta. Tổng hợp những
giá trị tinh thần đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Ix của Đảng đã khẳng
định:
“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo Chủ nghĩa Mac-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại.
Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hôi, kết hợp sớc mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kêt dân tộc; về quyền
làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; về quốc
phòng toàn dân, xây dựng lực lương vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn
hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức
cách mạng, cần, kiệm, niêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viênvừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…”. Tư tưởng
Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranhcủa nhân dân ta giành thắng lợi, là tài
sản tinh thầnto lớn của Đảng và dân tộc ta.
Như vậy, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm nguồn gốc, những nội dung
chủ yếu và thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta.
Sau quá trình học tập và tìm hiểu về bộ môn: Tư Tưởng Hồ Chí Minh ,tôi đã
được biết thêm rất nhiều về hệ tư tưởng,cũng như con đường mà Người đã chọn.Vận
dụng những hiểu biết của mình về tư tưởng đó,hôm nay tôi xin đưa ra phân tích của
mình về luận điểm của Hồ Chí Minh trong câu nói “ Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
1


I,Phân tích luận điểm trong câu nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”:
-Hồ Chí Minh rất am hiểu về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc. Người đã cho rằng tất cả sinh lực của
chủ nghĩa đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa, từ đóNgười xác định tính tất yếu lịch
sử của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, vai trò của thuộc địa với cách
mạng vô sản và vận mệnh của chủ nghĩa đế quốc. Người xem cách mạng giải phóng
dân tộc là một bộ phận khăng khít củacm vô sản trong phạm vi thế giới, là một trong
những “cái cánh” của cách mạng vô sản. Người còn đặt cách mạng giải phóng dân
tộc ngang hàng với cách mạng vô sản ở chính quốc; đồng thời còn cho rằng, cách
mạng giải phóng dân tộc có khả năng, điều kiện nổ ra và thành công sớm hơn cách
mạng vô sản ở chính quốc và qiúp cho cách mạng vô sản ở chính quốc giành thắng
lợi.
-Hồ Chí Minh luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới, của cách mạng vô sản, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng thế
giới nhưng không phải ngồi chờ mà phải chủ động đứng lên, đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta, muốn người ta giúp mình, thì trước hết phải tự giúp lấy mình đã.
-Tư tưởng cách mạng không ngừng của Hồ Chí Minh, gắn độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội phản ánh mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp chính là giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội no
đủ, hạnh phúc, tự do và thinh vượng.
Từ quan điểm về con người đến quan điểm về chiến lược “trồng người” là một
bước phát triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Để thực hiện chiến
lược kinh tế – xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước. Từ rất sớm,
Người đã nêu ra một luận điểm nổi tiếng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước
hết cần có những con người XHCN”. Do đó, “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Di chúc).
2
Quan điểm “trồng người” của Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú, ở mỗi

thời kỳ cách mạng, Người nêu ra những yêu cầu khác nhau. Bước vào thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh đến các yêu cầu sau đây:
Có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham ô,
lãng phí, quan liêu, có ý thức làm chủ và tinh thần tập thể.
Có ý chí học hỏi, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hoá,
khoa học – kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại.
Có tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, biết vận dụng
nó vào thực tế công tác để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người là một hệ thống
chặt chẽ, phong phú, vừa khoa học, vừa cách mạng, là một bộ phận hợp thành của tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh, một đóng góp quan trọng vào việc làm phong phú triết
học về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng cứu dân, cứu nước, tìm một con đường phát
triển mới để canh tân đất nước, Hồ Chí Minh đã tìm đến nhiều học thuyết Đông –
Tây, trên hết là chủ nghĩa Mác – Lênin, đã học hỏi, tiếp thu, dung hợp, tích hợp, hình
thành cho mình một thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng macxít, tạo
nền tảng triết học để xây đựng lý luận, đường lối và phương pháp cho cách mạng
Việt Nam.
Câu nói trên cũng bao gồm hàm ý của triết lý của Khổng tử từ thời xưa đó là:
"Nhất niên chi kế. mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung
thân chi kế, mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã; nhứt thu thập hoạch
giả, mộc dã; nhất thu bách hoạch giả, nhân dã"
(Chú thích: "thụ" ở đây có nghĩa là trồng, trồng trọt, bồi dưỡng; "mộc": cây cối;
"nhân": nhân tài)
Dịch nghĩa:
"Kế một năm, chi bằng trồng lúa; kế mười năm, chi bằng trồng cây; kế trọn đời,
chi bằng bồi dưỡng nhân tài. Trồng một, gặt một, ấy là lúa; trồng một, gặt mười, ấy là
cây; trồng một, gặt trăm, ấy là nhân tài".
3
Ở đây,người chỉ ra rằng,sự nghiệp của nước nhà muốn có thể đi trên con

đường thành công thì cần phải bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau chính là sự
nghiệp trồng người của toàn Đảng, toàn dân ta: ""Vì lợi ích trăm năm"", trong đó sự
nghiệp giáo đục giữ vai trò trọng yếu. Bác đã coi giáo dục là khâu cơ bản để hình
thành nhân cách con người, phần nhiều do giáo dục mà nên"". Theo Người: xây
dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được, không có giáo dục, không có cán bộ
thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa.
Bởi vậy Bác luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Sự quan tâm đó
thể hiện ngay từ khi Người về sáng lập tổ chức ""Việt Nam thanh niên cách mạng
Đồng chí Hội"" (1925). Lúc đó Bác đã lựa chọn bảy thiếu niên, trong đó có Lý Tự
Trọng, đưa đi đào tạo cùng với việc giáo dục tổ chức thanh niên truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin, giác ngộ thành viên của tổ chức này trở thành tổ chức tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam... Ngày 3/9/1945, một ngày .sau khi đọc : “Tuyên ngôn
độc lập"", Người đã chủ trì phiên họp của Chính phủ và đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp
bách cần giải quyết, trong đó có nhiệm vụ:. Mở chiến dịch chống nạn mù chữ, chống
giặc dốt. Sau này, trên cương vị lãnh đạo của Đảng, của cách mạng, Bác luôn dành
cho sự nghiệp giáo dục sự quan tâm đặc biệt và sâu sắc.
Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ vô cùng trọng đại, đó là trực tiếp bồi dưỡng
thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Theo Bác, giáo dục phải chú trọng cả “đức” và
""tài”. Người đặt chữ ""đức"" lên trước, coi đó là cái gốc của con người, của cách
mạng, của công việc. Chữ ""đức” gắn liền với chữ “tài"". Người dạy: “Có tài phải
có đức. Có tài mà không có đức, tham ô, hủ hóa, có hại cho nước. Có đức không có
tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Chữ ""đức” mà Bác dạy
ở đây chính là đạo đức cách mạng, trung với nước, hiếu với dân; là cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư, là biết yêu và biết ghét. Yêu là yêu thương đồng chí, đồng
bào, yêu lao động, là lòng trung thực, sự dũng cảm. Ghét là ghét thói lừa lọc, gian
trá, nịnh bợ, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Cái đức giúp cho thế hệ trẻ hình thành
nhân sinh quan cách mạng, đồng thời là cơ sở cho việc củng cố thế giới quan khoa
học. Chữ ""tài"" có lúc Bác coi là ""chuyên"" trong cụm thuật ngữ hồng và chuyển.
Tài và đức thống nhất biện chứng trong con người và được hình thành trong quá
4

trình thực hiện nội dung giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ. Để học sinh có đủ đức,
tài thì trước tiên thầy, cô giáo phải có đức, có tài, có tâm, có lòng thương yêu học
sinh và nghề nghiệp. Bác rất chú ý đến giáo dục bằng hành vi nêu gương. Thầy, cô
giáo như những tấm gương trong sáng, mẫu mực để học sinh noi theo. Thầy giáo
cũng phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao tri thức và phẩm chất. Chỉ có
vậy, thầy giáo mới không bị lạc hậu. . .
Bác còn chỉ cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và xã
hội trong việc giáo dục chăm lo,bồi thế hệ trẻ. Bởi vì, sự nghiệp giáo dục là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, của các lực lượng xã hội. Chỉ có
sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp cho sự
nghiệp trồng người thắng lợi.
Bác đã chỉ ra phương châm giáo dục hết sức khoa hoc: ""Giáo dục phải phục
vụ đường lối của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân đân.
Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Trong việc giáo dục và
học tập phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa,
văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất.
Phương châm đúng đắn này chi phối đến các phương pháp dạy và học mang
tính chủ động, sáng tạo, loại bỏ dần phương pháp truyền thụ một chiều và học theo
kiểu học tủ, học vẹt, lý luận suông.
Những lời dạy của Bác tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp trồng người của Đảng
và nhân dân ta hôm nay. Những năm qua, thành quả của sự nghiệp giáo dục trong
công cuộc đổi mới là không thể phủ nhận. Nhà trường, gia đình và xã hội đã có sự
gắn bó hơn, thế hệ trẻ thồng minh hơn, năng động hơn, tài trí hơn. Sự nghiệp giáo
dục và khoa học được Đảng ta thật sự coi là quốc sách hàng đầu để đáp ứng với đòi
hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng, sự nghiệp trồng người đang đặt ra cho
Đảng và cho nhân dân ta những thách thức, những nguy cơ hoàn toàn không thể xem
thường. Đó là những biểu hiện của sự xuống cấp về chất lượng, về đạo đức, về quản
lý do tác động của những mặt trái của nền kinh tế thị trường... tạo nên. Vấn đề đặt ra

5
cho sự nghiệp trồng người hiện nay là phải thấm sâu, vận dụng sáng tạo tư tường
của Bác, xây dựng đội ngũ người thầy ngang tầm, cơ sở vật chất để đào tạo ngang
tầm, quản lý và phương pháp giáo dục luôn đổi mới. Và điều quan trọng hơn cả là
phải thấy sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ
thống chính trị, của gia đình và các bậc phụ huynh hướng tới đào tạo được các thế
hệ kế tục sự nghiệp cách mạng vừa ""hồng"", vừa ""chuyên"", đưa đất nước phát
triển và sánh vai với các cường quốc năm châu.
Dân tộc Việt nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Dân ta vì trọng
đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục. Mục tiêu học là để làm người, để
thành tài với phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên học lễ, Hậu học văn”. Hồ
Chí Minh đã tiếp thu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ngay từ cái
nôi gia đình và quê hương. Xứ Nghệ tuy đời sống vất vả nhưng rất hiếu học. Hiếu
học đã ăn sâu vào tận xương tủy của người dân xứ Nghệ, thời nào cũng sản sinh ra
người hiền tài; đồng thời Bác cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm gương kiên trì học
tập của người cha, tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại.
Năm 1935, trong bài gửi Thanh niên An Nam, Bác Hồ đã nhắc nhở: ”Hỡi Đông
Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người
không sớm hồi sinh”. Cũng trong năm này, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho
dân tộc, Bác đã chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên và Người đã tập hợp họ trong
tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Bởi vì theo Người: Thanh niên là chủ
tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng
tám, Bác đã căn dặn thế hệ trẻ: ”Nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều.
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em”.
Quan điểm của Bác Hồ về sự nghiệp giáo dục hết sức rõ ràng, cụ thể: “Không
học thì không trở thành người cộng sản được”. Bác nói: “Dốt nát cũng là kẻ địch”.
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và người cán bộ cách mạng phải nhớ “Cán bộ

phải có văn hóa làm gốc”, vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải có học thức và
6

×