Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIÁO án bài 20 LỊCH sử lớp 11 TIẾT 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.95 KB, 8 trang )

Bài 20
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN
DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.
(Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được.
1. Kiến thức
- Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ
năm 1873 đến năm 1884
- Cuộc kháng chiến chống Pháp anh dũng của nhân dân Bắc Kì và Trung Kì trong
những năm 1873 – 1874.
- Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào
tay Pháp.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó có những đánh giá, nhận xét, rút ra bài học
kinh nghiệm và liên hệ với hiện tại.
- Sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện.
3. Thái độ
- Lên án mạnh mẽ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và bọn tay sai bán nước.
- Hiểu được ý nghĩa về sự đoàn kết của nhân dân, muốn thắng được kẻ thù quân dân
phải có cùng ý chí quyết tâm, trên dưới một lòng và phải có một giai cấp lãnh đạo tiên
tiến.
- Phải kính trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
B. CHUẨN BỊ

1
2
-

Giáo viên


Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1.
Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì.
Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học.
Học sinh
Đọc trước sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi, sưu tầm tài liệu có liên quan.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1 Kiểm tra kiến thức cũ
- Trong quá trình học sẽ kiểm tra lại kiến thức cũ
2 Giảng kiến thức mới
Thực dân Pháp với chủ trương ban đầu thôn tính toàn bộ Việt Nam. Vì vậy, sau
khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (năm 1867), thực dân Pháp không dừng lại ở đó mà


ngược lại chúng ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược Bắc Kì, từng bước thực
hiện chủ trương biến Việt Nam thành thuộc địa của mình. Âm mưu và quá trình Pháp
tấn công Bắc Kì ra sao. Và nhân dân Bắc Kì chống Pháp như thế nào. Chúng ta cùng
tìm hiểu trong bài 20.

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cơ bản HS cần
nắm

- GV: Trước khi Pháp tiến hành đánh Bắc Kì lần thứ Thực dân Pháp tiến đánh

-

-


-

nhất, nước ta đang nằm trong tình trạng khủng hoảng Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
trầm trọng về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội… Kháng chiến lan rộng ra Bắc
thêm vào đó là sự nhu nhược của triều đình nhà Kì.
Nguyễn khi khước từ các đề nghị cải cách duy tân 1 Tình hình Việt Nam
đất nước, dẫn đến nguy cơ mất nước ngày càng cao.
trước khi Pháp đánh Bắc
Lợi dụng tình hình đó Pháp sẽ thực hiện âm mưu
Kì lần thứ nhất (giảm tải)
xâm lược nước ta như thế nào. Và nhân dân ta chống
Pháp ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu mục 2.
2 Thực dân Pháp đánh
Hoạt động 1: Cả lớp hoặc cá nhân
chiếm Bắc Kì lần thứ
Câu hỏi: Đến năm 1867 Pháp đã đánh chiếm được
nhất (1873)
những vùng nào? Và theo em Pháp có ý định dừng- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị
chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam không?
ở Nam Kì, Pháp âm mưu mở
+ Đến năm 1867, Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam rộng xâm lược ra Bắc Kì.
Kì. Và Pháp không dừng việc xâm lược của mình vì
mục tiêu ban đầu của Pháp là đánh chiếm toàn bộ
Việt Nam.
Câu hỏi: Như vậy, sau khi chiếm được các tỉnh Nam
Kì, thực dân Pháp đã làm gì?
+ Từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi này
thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra
cả nước.

Câu hỏi: Vậy theo em, nơi tiếp theo chúng đánh
chiếm là ở đâu? Bắc Kì hay Trung Kì?
+ Và nơi tiếp theo chúng đánh chiếm không phải là
Huế mà là Bắc Kì.
+ Thay vì phải chọn Huế là điểm tấn công tiếp theo
thì thực dân Pháp đã chọn tiến ra Bắc Kì. Bởi vì:
+ Mục đích cuối cùng của thực dân Pháp là thị
trường, nguồn tài nguyên và nhân công.
+ Bước ra từ cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870),
Pháp là một nước đại bại phải để lại vùng Andat
(Alsace) và Loren (Lorraine) nơi có nguồn tài
nguyên lớn cho Đức. Trong khi đó, Bắc Kì lại là nơi
giàu tài nguyên, đông dân, có sông Hồng nối liền với
vùng Hoa Nam (Trung Quốc) chiếm được Bắc Kì
Pháp sẽ giải quyết được những khó khăn hiện tại.
 Đứng trước những khó khăn đó thì việc chiếm
được Bắc Kì chính là vấn đề sống còn khi giải quyết


-

-

-

được những vấn đề hiện tại và tương lai thiết lập
quyền thống trị của Pháp ở Viễn Đông. Hơn nữa,
thực dân Pháp ở Nam Kì biết rõ tình hình triều đình
Huế lúc này đang suy yếu, sẽ không có phản ứng
đáng kể nếu như chúng đánh Bắc Kì.

Câu hỏi: Để thực hiện tham vọng đánh chiếm Bắc
Kì thực dân Pháp đã có những âm mưu, thủ đoạn
gì?
+ Trước khi chiếm đánh Bắc Kì, chúng phái gián
điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt
liên lạc với Giăng Đuy – puy (Jean Dupuis), một lái
buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc – Việt
Nam.
+ Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công
giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình,
hình thành đạo quân nội ứng.
GV: Giăng Đuy – puy (tên lái buôn hiếu chiến,
muốn dùng đường sông Hồng chở hàng hóa vũ khí
qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc) để tạo cớ xâm
lược Bắc Kì. Trong khi tư bản Pháp còn dè dặt với
Bắc Kì thì Đuy – puy đã tự mình hành động. Ông tự
đi đến Hương Cảng và Thượng Hải (Trung Quốc) để
sắm pháo, thuyền và mua vũ khí đạn dược, mộ quân
lính kéo tới Bắc Kì.
+ Tháng 11/1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy – puy tự
tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán,
dù chưa được triều đình Huế cho phép. Hắn còn
ngang ngược đòi đóng quân bên bờ sông Hồng, có
nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang
Vân Nam. Lính Pháp cùng thổ phỉ dưới trướng Đuy
– puy còn cướp gạo của triều đình, bắt quan lính và
dân ta đem xuống tàu, khước từ lời mời tới thương
thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương.
Quan hệ giữa triều đình và thực dân Pháp trở nên
căng thẳng.

+ Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ
Đuy – puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở
Sài Gòn phái Đại úy Gacnie đưa quân ra Bắc. Đội
quân do Gacnie đứng đầu, bề ngoài với danh nghĩa
giải quyết vụ Đuy – puy, nhưng ý đồ chính là để
kiếm cớ can thiệp sâu vào Bắc Kì.
Câu hỏi: Sau khi Ganie đem quân ra Bắc lấy cớ giải
quyết vụ Đuy – puy, thực dân Pháp đã có những
hành động gì tiếp theo?
+ Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gacnie ra đến
Hà Nội. Ở Sài Gòn bọn thực dân hiếu chiến ở Nam
Kì đã giao cho Gacnie toàn quyền hành động, nên

- Âm mưu, thủ đoạn:
+ Phái gián điệp ra Bắc
điều tra tình hình và tổ chức
đạo quân nội ứng.
+ Lấy cớ giải quyết “vụ
Đuy – puy” gây rối ở Hà Nội,
Pháp đem quân ra Bắc.

- Diễn biến:
+ 5/11/1873, đội tàu
chiến của Gacnie đến Hà Nội
và giở trò khiêu khích.
+19/11/1873, Gacnie gửi


sau khi hội quân với Đuy – puy, quân Pháp liền giở
trò khiêu khích.

+ Ngày 16/11/1873, sau khi có thêm viện binh (từ
Sài Gòn và Hương Cảng đến) Gacnie cho mở cửa
sông Hồng, áp dụng thuế quan mới.
+ Đến sáng ngày 19/11/1873, gửi tối hậu thư cho
Nguyễn Tri Phương (Tổng đốc thành Hà Nội) yêu
cầu giải tán quân đội và giao nộp khí giới… không
đợi trả lời sáng ngày 20/11/1873, quân Pháp nổ súng
đánh thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra xâm lược ra
vùng đồng bằng sông Hồng: Hưng Yên (23/11), Phủ
Lý (26/11), Hải Dương (3/12), Ninh Bình (5/12),
Nam Định (12/12/1873)
 Như vậy, chỉ trong buổi sáng 20/11/1873 Pháp đã
chiếm được thành Hà Nội, trước sự chống cự vô
vọng của triều đình, đến đầu tháng 12/1873 chúng đãchiếm hầu hết các tỉnh thành ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Trước những hành động tấn công của Pháp quân
dân ta đã chống trả như thế nào? Chúng ta vào mục3.
Hoạt động 2: Cả lớp hoặc cá nhân
- Câu hỏi: Khi Pháp đánh ra Bắc Kì, triều đình nhà
Nguyễn đối phó ra sao?
+ Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, có khoảng
100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên
Chưởng cơ đã chiến đấu và hy sinh đến người cuối
cùng tại cửa Ô Thanh Hà (sau được đổi thành Ô
Quan Chưởng).
+ Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã
đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.
- GV cho HS xem hình ảnh và cung cấp tư liệu về
Ô Quan Chưởng: đây là một trong những cửa Ô
còn sót lại của tòa thành Thăng Long cũ, được xây
dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm

Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên
kiểu cách cho đến ngày nay. Hiện ở cửa Ô còn
nguyên cửa chính và hai cửa phụ 2 bên. Bên trên cửa
lớn có ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô
Đông Hà. Sở dĩ có tên là Ô Quan Chưởng là vì ngày
20/11/1873 khi Pháp đánh vào thành Hà Nội.
- GV cho HS xem hình ảnh và cung cấp tư liệu
Nguyễn Tri Phương (1800 – 1873): ông là một đại
danh thần dưới triều Nguyễn. Tên thật là Nguyễn
Văn Chương, sinh ra trong một gia đình làm nông và
thợ mộc ở Thừa Thiên Huế. Ông là vị Tổng chỉ huy
quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân xâm lược
Pháp lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia

tối hậu thư cho Nguyễn Tri
Phương.
+ 20/11/1873, quân Pháp
nổ súng đánh chiếm thành Hà
Nội.
+ Sau đó, chúng mở rộng
đánh chiếm các tỉnh đồng
bằng: Hưng Yên, Phủ Lí…

3 Phong trào kháng chiến ở
Bắc Kì trong những năm
1873 -1874
Khi Pháp đánh thành Hà Nội,
100 binh sĩ đã chiến đấu và hy
sinh tại Ô Quan Chưởng.
Trong thành, Tổng đốc Nguyễn

Tri Phương chỉ huy quân sĩ
chiến đấu dũng cảm.
 Nguyễn Tri Phương hi
sinh, thành Hà Nội thất thủ,
quân triều đình nhanh chóng
tan rã.


-

-

-

-

Định (1861), Hà Nội (1873). Trong trận tại thành Hà
Nội 1873 mặc dù chiến đấu anh dũng, song thành Hà
Nội vẫn bị thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn
ở bụng, khi bị trọng thương, bị giặc bắt nhưng ông
đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến
chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hy sinh trong
chiến đấu.
Câu hỏi: Quân triều đình có lòng dũng cảm, vậy thì
tại sao quân triều đình ở Hà Nội lại nhanh chóng
thất thủ?
+ Do vũ khí thô sơ.
+ Lực lượng chênh lệch.
+ Bố phòng sơ hở còn mang nặng tính phòng thủ,
kém linh hoạt.

+ Thái độ hòa hoãn của triều đình.
Câu hỏi: Như vậy, trong khi triều đình thất thủ
trước sự tấn công của Pháp thì nhân dân Bắc Kì đã
có thái độ và hành động ra sao?
+ Nhân dân ta vô cùng căm phẫn, quân dân ta bất
hợp tác với Pháp.
+ Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độc.
+ Kho thuốc súng của chúng cũng nhiều lần bị đốt
cháy.
GV: Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, tuy
nhà Nguyễn không một lời hiệu triệu nhân dân đứng
lên chống giặc ngoại xâm mà chỉ kháng cự một cách
yếu ớt. Nhưng nhân dân ta lại tự động đứng lên
kháng chiến. Ngay khi, thành Hà Nội thất thủ, quân
triều đình tan rã thì nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục
kháng chiến.
+ Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa
hội, bí mật tổ chức chống lại Pháp. Khi Pháp mở
rộng đánh chiếm các tỉnh như Hưng Yên, Phủ Lý,
Hải Dương, Nam Định…quân Pháp đã vấp phải sự
kháng cự quyết liệt của quân dân ta. Buộc Pháp phải
rút về các tỉnh lỵ.
GV sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến Chiến
thắng Cầu Giấy lần thứ nhất: Thừa lúc Gacnie
đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng
Hà Nội trở nên sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ
huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu
Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành
trận tuyến bao vây quân địch. Nghe được tin đó,
Gacnie tức tốc đưa quân từ Nam Định trở về. Ngày

21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành
Hà Nội khiêu chiến. Gacnie đem quân đuổi theo và
rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu

Phong trào kháng chiến của
nhân dân:
+ Nhân dân ta chủ động
kháng chiến.
+ Khi thành Hà Nội thất
thủ nhân dân Hà Nội và các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn
tiếp tục chiến  gây cho Pháp
nhiều khó khăn.

+ Ngày 21/12/1873, quân ta
phục kích địch ở Cầu Giấy,
Gacnie tử trận  thực dân Pháp
hoang mang chủ động thương
lượng với triều đình.


-

-

-

-

Giấy, toán quân của Pháp trong đó có cả Gacnie

cũng bị tiêu diệt.
GV giải thích quân Cờ đen: là một nhóm đảng
cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người
Tráng, di chuyển từ vùng Quảng Tây của Trung
Quốc băng qua biên giới vào hoạt động ở miền núi
phía Bắc Kỳ thuộc triều đình Huế vào năm 1865,
được biết đến nhiều chủ yếu do những trận đánh với
lực lượng Pháp theo như thỏa hiệp với cả triều đình
Việt Nam và Trung Quốc. Đội quân này mang tên
Cờ Đen là do thủ lĩnh của họ, Lưu Vĩnh Phúc, ra
lệnh dùng cờ hiệu màu đen.
Câu hỏi: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý
nghĩa gì?
 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa to
lớn, nhân dân ta vô cùng phấn khởi. thực dân Pháptrở nên hoang mang lo sợ, chúng tìm cách thương
lượng với triều đình Huế.
Câu hỏi: Nếu triều đình hợp tác với nhân dân sẽ có
kết quả ra sao? Và triều đình đã có thái độ như thế
nào?
+ Trước tình hình này, thay vì cùng nhân dân
chống giặc mở ra cơ hội cho quân ta tấn công tiêu
diệt địch buộc chúng rút khỏi Bắc Kì bằng tấn công
quân sự. Song triều đình lại một lần nữa ký Hiệp ước
năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất) với Pháp.
Hiệp ước 1874 gồm 22 điều khoản, theo đó quân
Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc
Kì. Với Hiệp ước này phong kiến triều Nguyễn chính
thức dâng toàn bộ đất đai 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp,
công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều
tra tình hình ở Việt Nam của chúng.

Ngoài ra lợi dụng thái độ đầu hàng của giai cấp
phong kiến, thực dân Pháp còn ép triều đình kí thêm
bản hương ước 29 khoản vào ngày 31/8/1874, xác
lập đặc quyền kinh tế của chúng trên khắp lãnh thổ
Việt Nam, việc thuế quan ở các cảng từ nay sẽ do
Pháp kiểm soát và có toàn quyền quyết định.
Câu hỏi thảo luận: Em có nhận xét, đánh giá gì về
việc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước 1874 với
Pháp?
+ Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thứ 2 mà triều
Nguyễn phải kí với thực dân Pháp.
+ Nhà Nguyễn đã đánh mất một phần quan trọng chủ
quyền độc lập của Việt Nam. Nam Kì trở thành thuộc
địa của Pháp.
+ Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược

Năm 1874, triều đình kí với
Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng
toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì cho
Pháp.
Nội dung Hiệp ước 1874 (SGK
trang 119).
 Hiệp ước gây nên làn sóng
bất bình trong nhân dân, phong
trào kháng chiến kết hợp giữa
chống thực dân và chống
phong kiến.


của triều Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân

Pháp.
+ Đi ngược lại với quyền lợi và ý chí của nhân dân,
vậy nên nhân dân và các sĩ phu đương thời chống đối
quyết liệt.
Từ đây, phong trào đấu tranh của nhân dân ta ngày
càng dâng cao nhằm phản đối Hiệp ước, tiêu biểu là
các cuộc nổi dậy ở Nghệ - Tĩnh do Trần Tấn, Đặng
Như Mai, Nguyễn Huy Hiển lãnh đạo.
GV liên hệ: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.
Bản Hiệp ước 1874 đánh dấu quá trình đi từ thế
“thủ để hòa” sang chủ hòa vô điều kiện của triều
Nguyễn.
3. Củng cố bài giảng
- Thực hiện củng cố bằng các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Thực dân Pháp nổ súng đánh Bắc Kì lần thứ nhất vào thời gian nào?

A.
B.
C.
D.

20/11/1972
20/11/1973 (ĐÚNG)
20/10/1973
21/12/1973

Câu 2: Nguyên nhân thất bại của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
A. Do chính sách bảo thủ lạc hậu của của triều đình làm cho chế độ phong kiến ngày
càng suy yếu.

B. Do tương quan lực lượng giữa ta với Pháp chênh lệch.
C. Do tư tưởng chủ hòa và thái độ hèn nhát của triều đình.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng (ĐÚNG)
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học bài cũ.
- Và chuẩn bị cho tiết 2 của bài 20.
D. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................


........................................................................................................................
........................................................................................................................
KÝ DUYỆT CỦA GVHD

Ngày….tháng….năm 2016
SINH VIÊN THỰC TẬP



×