Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

HÌNH TƯỢNG NHÂN DÂN TRONG VỞ BI KỊCH LỊCH SỬ BORIX GODUNOV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.5 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM..............................5
1.1.

Bối cảnh lịch sử - xã hội và tình hình văn học Nga..............................................5

1.1.1.

Bối cảnh lịch sử - xã hội Nga cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII.................5

1.1.2.

Bối cảnh lịch sử - xã hội và tình hình văn học Nga thế kỷ XIX....................7

1.1.2.1.

Bối cảnh lịch sử - xã hội Nga thế kỷ XIX................................................7

1.1.2.2.

Tình hình văn học Nga thế kỷ XIX..........................................................9

1.2.

Tác giả Puskin – người dựng những cột mốc cho đại lộ văn học Nga................10

1.3.

Tác phẩm............................................................................................................13


1.3.1.

Hoàn cảnh ra đời..........................................................................................13

1.3.2.

Tóm tắt tác phẩm..........................................................................................14

1.4.

Một số lý luận liên quan đến đề tài.....................................................................15

1.4.1.

Khái niệm kịch và kịch văn học...................................................................15

1.4.2.

Bi kịch..........................................................................................................16

1.4.3.

Các đặc trưng của kịch.................................................................................16

1.4.4.

Hình tượng nhân dân....................................................................................18

1.4.4.1.


Hình tượng nghệ thuật...........................................................................18

1.4.4.2.

Hình tượng nhân dân.............................................................................18

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN DÂN TRONG VỞ BI KỊCH LỊCH SỬ BORIX
GODUNOV..................................................................................................................... 19
2.1.

Số phận của nhân dân trong vở bi kịch lịch sử – những cuộc đời thật trong xã hội
19

2.1.1. Nhân dân là nạn nhân đáng thương của sự bóc lột, đàn áp..............................19
2.1.2. Nhân dân là phương tiện, công cụ của cuộc chiến tranh giành quyền lực........21
2.2.

Thái độ chính trị của hình tượng nhân dân trong vở bi kịch Borix Godunov....24

2.3.

Vai trò của hình tượng nhân dân trong vở bi kịch Borix Godunov......................29

2.3.1

Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng...............................29

2.3.2.

Nhân dân là chủ thể sáng tạo nên lịch sử......................................................32

1


CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN DÂN TRONG BI
KỊCH LỊCH SỬ BORIX GODUNOV.............................................................................34
3.2.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo...............................................................34

3.2.

Ngôn ngữ nhân vật giàu tính cảm xúc và luôn thay đổi......................................35

3.2.1. Ngôn ngữ kịch giàu tính cảm xúc....................................................................35
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật chứa đựng cảm xúc luôn thay đổi.....................................36
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật mở rộng – phá vỡ quy tắc thời gian của kịch
cổ điển.......................................................................................................................... 37
3.3.1.

Không gian nghệ thuật.................................................................................37

3.3.2.

Thời gian nghệ thuật....................................................................................38

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................40

2



MỞ ĐẦU
Puskin là cây đại thụ của nền văn học Nga, là “Mặt trời của thi ca Nga”, là
“Khởi đầu của mọi sự khởi đầu”. Rất nhiều những danh xưng hoa mĩ được những
nhà thiên tài văn học Nga gắn cho ông, không phải là để ước lệ mà đó chính là một
sự thật. Puskin mà chúng ta đang được đọc và đang được học là như thế đó, ông
thật sự rất vĩ đại! Đến với sân khấu Nga thế kỉ XIX, Puskin cũng thực hiện một
cuộc cách mạng, góp phần đưa kịch Nga vươn lên đỉnh cao của văn học nhân loại.
Trong hàng ngàn những tác phẩm lớn nhỏ được viết theo những khuynh hướng
khác nhau, hiện thực có, lãng mạn có, chúng ta cảm thấy thật may khi ông đã để lại
vở kịch Borix Godunov, một tác phẩm kịch chứa đựng rất nhiều tư tưởng tiến bộ
của người “gieo giống tự do trên đồng vắng”. Sáng tác vở bi kịch lịch sử Borix
Godunov bất hủ, Puskin cũng tự nhận thức rằng mình đã đem đến thành công trong
cuộc cách tân kịch Nga và Châu Âu.
Có thể gọi, Puskin là người cắm những cột mốc quan trọng cho đại lộ văn học
Nga. Ông phát hiện và lí giải mối liên hệ giữa kịch tính trong tâm hồn con người
với kịch tính của thời đại và số phận nhân dân. Nhà phê bình Nga, V.G. Belinxki,
cũng dứt khoát khẳng định mối liên hệ giữa văn chương và thực tại, kiên quyết bác
bỏ thứ “nghệ thuật vị nghệ thuật”: “Phương diện tốt đẹp của văn học hiện nay là
việc hướng về đời sống, về thực tại”. Trong lịch sử nước nhà, Puskin đặc biệt chú ý
đến số phận thăng trầm của nhân dân qua bao triều đại thịnh suy, bao lần phế lập
và những cuộc loạn ly. Puskin suy nghĩ về tác động của những biến cố lịch sử, mà
trong mỗi cuộc “bể dâu” đó nhân dân luôn có vai trò quyết định. Soi chiếu từ quá
khứ, viết một vở kịch từ biến cố xã hội, Puskin đã tự trang bị những quan điểm và
tri thức lịch sử rõ ràng cùng với cách nhìn đúng đắn, để phản ánh chân thực mang
lại thành công cho tác phẩm.
Hôm nay đi tìm hiểu đề tài “Hình tượng nhân dân trong vở bi kịch lịch sử
Borix Godunov của A.X Puskin”, là một cơ hội để tiếp cận với tư tưởng tiến bộ mà
đại thi hào Puskin đã để lại nhằm khẳng định vai trò của nhân dân, những con
người không bao giờ ngơi nghỉ trong tiến trình lịch sử. Và đặc biệt, giúp chúng ta

hiểu sâu sắc hơn về hình ảnh của tập thể vô danh nhưng tiết nghĩa anh hùng.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và tình hình văn học Nga
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Nga cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII
Nước Nga từ giữa thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII nằm dưới sự trị vị của Sa
hoàng Ivan mà lịch sử nước Nga gọi là “Triều đại của Ivan bạo chúa” để nói về sự
trị vì mang đầy sự độc tài của ông.
Ivan IV là người đầu tiên của vương triều Nga chính thức xưng tước hiệu Sa
Hoàng vào năm 1547. Trong thời gian dài cai trị của mình, ông đã chinh phục các
nước Tacta và Siberi, ông đưa nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa
tôn giáo. Ông được truyền ngôi từ rất nhỏ vì cha mẹ mất sớm nhưng trước khi thực
sự nắm quyền điều hành đất nước vào năm 16 tuổi, vai trò nhiếp chính thì bị các
boyar thuộc gia đình Shuixki nắm giữ. Theo như những bức thư của chính ông
viết, Ivan thường cảm thấy bị cô độc và bị các boyar của các dòng họ Shuixki và
Belsky xúc phạm. Có thể những tổn thương về tâm lý này đã khiến ông căm ghét
các boyar và khiến ông bất an về tâm lý. Có thể đây chính là lý do cho cách hành
xử bạo tàn của ông.
Giai đoạn cuối trị vì của Ivan không thành công nhiều như trước. Sa lầy trong
cuộc chiến tranh với Livonia trong 24 năm không giúp nước Nga mở rộng thêm
một mét đất nào mà còn gây thiệt hại rất lớn cả về kinh tế và quân sự. Trong thập
niên 1560, hạn hán và nạn đói, cộng với việc tấn công từ các nước bên ngoài cũng
như sự cấm vận kinh tế làm lương thực khan hiếm, dịch bệnh hoành hành giết chết
hơn 10 000 người. Trong cuộc khủng hoảng đó, vị cố vấn cận thần nhất của Ivan,
công tước Andrei Kurbsky, đã bỏ trốn sang Litva, chống lại nước Nga. Sự phản bội
này đã làm Ivan rất đau đớn, khiến ông dần trở nên bất ổn định về tinh thần và ốm
yếu về thể chất.

Vì ông dần mất ổn định và trở nên bạo lực, những Oprichnik (thành viên của
một tổ chức do chính Ivan thành lập) tại Malyuta Skuratov nhanh chóng vượt ra
ngoài vòng kiểm soát và trở thành những kẻ sát nhân. Vào năm 1570, có khoảng
60.000 người đã bị giết hại trong vụ thảm sát Novgorod nổi tiếng. Vào năm 1581,
4


Ivan đã đánh cô con dâu đang mang khiến cô bị sảy thai. Con trai ông, cũng tên là
Ivan, khi biết tin này đã lao vào một cuộc tranh cãi nảy lửa với cha, cuộc tranh cãi
kết thúc khi Ivan dùng cây gậy nhọn đánh vào đầu con mình, gây ra cái chết của
người con trai.
Khi Ivan Bạo Chúa băng hà vào năm 1584, người kế vị của ông là Thái tử
Fyodor, nhưng vị Sa hoàng này đã trao hầu hết các công việc trông nom vương
quốc cho người anh vợ là Borix Godunov. Và chẳng bao lâu sau, Godunov đã có ý
định đoạt toàn bộ ngai vàng nước Nga. Vào năm 1591, Godunov đã giết chết người
em út của Fyodor là Thái tử Dmitri ở thị trấn cổ Uglich, một địa điểm mà ngày nay
được xây dựng để ghi dấu bởi một nhà thờ tráng lệ mang tên St. Demetrius trên
Vũng Máu.
Khi Fyodor chết vào năm 1598, Godunov liền lên cai trị nước Nga và lấy tước
hiệu Sa Hoàng, khi lên nắm quyền ông quan tâm đến việc khôi phục kinh tế và
củng cố khả năng quốc phòng của đất nước. Ông là một vị hoàng đế thông minh,
biết nhìn xa trông rộng và muốn khôi phục một nước Nga vững mạnh và rộng lớn.
Nhưng sự cai trị của ông không bao giờ được công nhận là hoàn toàn hợp pháp vì
Godunov trị vì đất nước dựa vào tầng lớp quý tộc khiến các lãnh chúa không hài
lòng. Họ cho rằng Godunov chỉ là một kẻ chơi trội, một sa hoàng trái pháp luật và
họ toan lật đổ ông ta. Từ 1601 – 1603, nước Nga rơi vào một nạn đói khủng khiếp,
người dân Nga phải ăn rơm cỏ, người chết vì đói ở khắp nơi và nhiều không đếm
kể. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân cùng những người hầu và thị dân bị đói diễn
ra lẻ tẻ ở một số nơi để chống lại phong kiến, Sa hoàng cũng như giới quý tộc để
tìm cái ăn.

Trong vài năm liền, có một người mạo danh xuất hiện ở Balan, người này tự
xưng là Thái tử Dimitri, và đến năm 1604 ông ta tiến hành xâm chiếm nước Nga.
Những người nông dân, những người Kozak và thị dân thành phố ủng hộ ông ta
chống lại các lãnh chúa và địa chủ. Một số tướng lĩnh bất mãn với Sa Hoàng
Godunov đã liên minh với Dimitri. Một năm sau, Godunov đột nhiên từ trần và
“Thời kỳ rối loạn” (1606 – 1613) của nước Nga bắt đầu. Sau khi Godunov qua đời
người kế vị ông là con trai Phedor lúc đó mới 16 tuổi. Kẻ mạo danh Đimitri đưa
quân đến gần Moxcva và bắt đầu tuyên truyền kích động nhân dân khiến đám đông
điên cuồng kéo vào cung điện Kremlin. Dòng họ Godunov bị đuổi ra khỏi cung
điện và Dimitri giả mạo lên nắm quyền. Với sự hỗ trợ hậu thuẫn của quân đội xâm
5


lược Ba Lan bọn chiếm quyền đã trở nên lộng hành và đối xử với nhân dân một
cách ác độc như cưỡng ép phụ nữ hay coi thường người dân. Năm 1606, người dân
Moxcva dưới sự dẫn đầu của lãnh chúa Vasili Suixki đã đánh đổ ngai vàng của kẻ
giả mạo và đuổi quân Ba Lan về nước. Sau đó Vasili Ivanovich Suixki được nhân
dân tôn lên làm hoàng đế - để kẻ chủ mưu cho kế hoạch giả danh Dimitri thành
công trong mưu kế của mình.
Thời đại lịch sử được trình bày trong vở Borix Godunov là thế kỉ XVI và
XVII “đầy biến động”, chính thời đại ấy đã cung cấp những mâu thuẫn và xung đột
đặc sắc cho vở bi kịch, thúc đẩy các biến cố phát triển liên tục đến đỉnh điểm, để
tạo ra những đối thoại sống động. Puskin lựa chọn giai đoạn này làm nội dung cho
vở bi kịch lịch sử này.
1.1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội và tình hình văn học Nga thế kỷ XIX
1.1.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Nga thế kỷ XIX
Bước vào thế kỉ XIX, nước Nga phần nào vẫn là một nước phong kiến dựa
trên nền tảng của chế độ nông nô chuyên chế. Mối quan hệ nông nô chuyên chế đã
kìm hãm sức phát triển đất nước, giam hãm nhân dân trong cảnh cơ cực và bị cướp
mất những quyền cơ bản của con người. Chính điều này dẫn đến nhứng mâu thuẫn

xuất hiện trong xã hội mà cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa quần chúng nông nô và
giai cấp quý tộc địa chủ. Để xoa dịu tình hình đó, vua Alêchxan I đã ban bố những
đạo luật nhằm cải cách chế độ song thực chất lại không đụng chạm gì đến chế độ
nông nô.
Năm 1812, cuộc chiến tranh ái quốc của Nga chống lại sự xâm lược của Pháp
nổ ra. Quân đội và nhân dân Nga dưới sự chỉ huy của danh tước tài ba Kutuzov đã
đánh bại Napoléon giải phóng hoàn toàn nước Nga, đồng thời góp phần giải phóng
Châu Âu. Trong và sau cuộc chiến tranh ái quốc 1812, tinh thần dân tộc, tinh thần
cách mạng của nhân dân Nga được khơi dậy và dâng cao tạo ra sự ảnh hưởng
mạnh mẽ đến một số người quý tộc tiến bộ. Những phần tử ưu tú của giai cấp quý
tộc bắt đầu thành lập tổ chức cách mạng bí mật. Đáng chú ý là tổ chức “Nam xã”
ra đời năm 1821 và “Bắc Xã” ra đời 1822.
Năm 1825, thừa dịp lễ đăng quang của Nicôlai I lên ngôi thay Alêchxan I vừa
chết, giai cấp quý tộc tiến bộ đã dựa vào một số lực lượng bộ đội tiến vộ để tiến
hành khởi nghĩa ngày 14 tháng Chạp ở Petecbua nhằm lật đổ chế độ nông nô
6


chuyên chế. Cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu sự ủng hộ của nhân dân và sự xa rời
nhân dân của các nhà lãnh đạo khởi nghĩa. Dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã
có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử nước Nga nói chung và đối với nền văn học Nga
nói riêng. Đánh dấu sự mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XIX ở
ngước Nga.
Trước ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa, vua Nicôlai I đã đẩy mạnh những hành
động khủng bố tàn nhẫn những người tham gia khởi nghĩa tháng Chạp. Nga hoàng
mà đại diện là Bộ trưởng Bộ giáo giục Uvarôp đã ra sức tuyên truyền khẩu hiệu
phản động chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân. Khẩu hiệu này thực
chất là muốn che giấu bộ mặt thối nát của chế độ chuyên chế, bảo vệ ngôi vị của
Nga hoàng, đánh lừa dư luận. Tuy nhiên nó đã bị dư luận đương thời, nhất là
những người cách mạng công kích quyết liệt. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân

bị đàn áp khốc liệt; chế độ cảnh sát hà khắc, bóp chết dư luận được thiết lập khắp
mọi nơi. Tuy vậy trong thời kì này, những cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn diễn
ra thường xuyên, liên tục trên khắp nước Nga.
Năm 1855, Nicôlai I chết, cuộc chiến tranh Crimee (1854 – 1856) nổ ra đã
chấm dứt một giai đoạn đen tối trong lịch sử nước Nga. Lê – nin viết “Cuộc chiến
tranh Crum đã chứng tỏ cảnh thối nát và bất lực của nước Nga phong kiến”.
Năm 1860, làn sóng đấu tranh vì tự do dân chủ Nga dâng cao trong cả nước.
Nga hoàng vì thế đã tiến hành cải cách nông nô năm 1861, xóa bỏ chế độ nông nô
chuyên chế nhưng chỉ ở mặt hình thức, đời sống nhân dân vẫn không được cải
thiện.
Giai cấp vô sản ra đời giữa thế kỉ XIX có cơ hội để phát triển mạnh mẽ và trở
thành một lực lượng chính trị lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nga.
Như vậy, nước Nga giai đoạn thế kỉ XIX phải chịu nhiều biến động lớn ảnh
hưởng đến mọi mặt xã hội, chính trị cũng như nền văn học Nga. Giai đoạn này nổi
bật với hai cuộc khởi nghĩa lớn là cuộc khởi nghĩa Ái quốc (1812) giành được
thắng lợi và cuộc khởi nghĩa tháng Chạp (1825) bị thất bại. Thông qua hai sự kiện
này có thể nhận thấy rõ được vai trò của nhân dân trong các cuộc chiến tranh cũng
như những ảnh hưởng của họ đối với tình hình đất nước. Nhân dân là một lực
lượng quan trọng của cách mạng, thiếu sự ủng hộ của nhân dân cuộc khỏi nghĩa ắt
thất bại. Với cái nhìn tinh tế và khách quan với thời đại mình đang sống, Puskin
7


nhận thấy rõ được vai trò của những người dân lao động nghèo khổ ấy. Chính tác
phẩm kịch Borix Godunov của Puskin đã lấy bối cảnh lịch sử có thật thế kỉ XVI –
XVII như một sự soi chiếu của quá khứ vào thực tại. Cũng qua tác phẩm ông cho
người đọc thấy được sức ảnh hưởng, vai trò to lớn của nhân dân. Họ tuy là những
người bị bóc lột, chịu nhiều khổ cực nhưng cũng chính họ mang trong mình sức
mạnh tiềm ẩn quyết định vận mệnh đất nước.


1.1.2.2.

Tình hình văn học Nga thế kỷ XIX

Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa cổ điển vẫn còn tồn tại song song với sự phát triển
của chủ nghĩa tình cảm. Một số thể loại tiểu biểu của chủ nghĩa tình cảm giai đoạn
này có thể kể đến là: thư tín, nhật kí hành trình, bi ca, tiểu thuyết,...
Đặc điểm nổi bật của văn học Nga trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX là sự
chuyển dần từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực. Sau cách mạng tháng
Chạp năm 1825, bắt đầu có sự xuất hiện của khuynh hướng văn học lãng mạn Nga
với sự phát hiện của nhà thơ Zhukovski. Chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi trong gần 30
năm đầu của thế kỉ và để lại những dấu ấn không nhỏ trong những sáng tác của các
nhà văn vĩ đại trong giai đoạn này. Hầu hết những nhà văn hiện thực Nga trong giai
đoạn 40 năm đầu của thế kỉ XIX đều trải qua giai đoạn sáng tác lãng mạn.
Chủ nghĩa hiện thực ra đời vào khoảng những năm 30 với tác phẩm tiêu biểu
là tiểu thuyết bằng thơ Evgheni Oneghin (18323-1821). Đây là một thành tựu quan
trọng trong sự phát triển của văn học Nga. Tác phẩm này được xem như là “cuốn
bách khoa toàn thư về đời sống Nga”. Ngoài ra còn kể đến một số tác phẩm như:
tiểu thuyết Người anh hùng của thời đại ta của Lermontov, N. Gogol với tập
Truyện Peterburg, vở hài kịch Quan thanh tra (1835) và Những linh hồn chết
(1842); M. Lermontov,...
Nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực bắt đầu phát triển manh và đóng vai
trò chủ đạo trong nền văn học Nga. Văn học phản ánh một cách chân thực về cuộc
sống, những tiêu chuẩn thẩm mĩ của văn học Nga giai đoạn này. Nổi bật lên là sự
phát triển của các thể loại văn xuôi, kịch cùng với tiểu thuyết trường thiên, tiểu
thuyết anh hùng ca, truyện ngắn,... với các tác gia vĩ đại là Turgener, Dostoevsky,
Levtolstoy, Puskin,... Văn học thời kì này có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng
8



cùng với sức sống mãnh liệt, được xem là một nên văn học giàu tính chiến đấu có
lý tưởng tự do cho hạnh phúc của nhân dân. Cùng với đó là đội gũ nhà văn với
những nét riêng biệt về xuất thân cũng như cuộc sống, trải nghiệm để mang lại cho
văn học giai đoạn này những tác phẩm chân thực và có giá trị.
Văn học Nga không tồn tại một cách riêng biệt mà vận động và phát triển
cùng những biến động và lịch sử xã hội. Những biến động lịch sử đó là nguồn tư
liệu chân thực giúp cho nền văn học Nga phát triển và phát huy vai trò phản ánh
hiện thực của mình. Bám sát với lịch sử xã hội Nga, nền văn học Nga đã luôn thay
đổi phù hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ phản ánh các mâu thuẫn trong xã hội, thể
hiện những khát vọng đổi thay và trăn trở trong mối quan hệ giữa tầng lớp quý tộc
và nhân dân nghèo. Có thể nói, đây là giai đoạn mà nền văn học Nga có những
bước tiến mạnh mẽ về nội dung và những giá trị lịch sử.
1.2. Tác giả Puskin – người dựng những cột mốc cho đại lộ văn học Nga
Alexandr Xecgâyvich Puskin (1799 – 1837) là một hiện tượng kỳ diệu vô
song của văn học Nga và văn học thế giới. Ông được coi là “khởi đầu của mọi khởi
đầu (Gorki), là “nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga” (Bielinxki), là “con người
của tinh thần Nga” (Gogol), là người đã đưa văn học Nga đến một tầm cao mới
trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại.
Cuộc đời của Puskin chỉ dài 38 năm được chia thành những chặng đường, và
trên mỗi chặng đường ấy lại hằn những “di sản” mà bất cứ ai cũng ngưỡng mộ.
Mỗi thời kì phản ánh những sự kiện quan trọng trong cuộc đời thi sĩ, đồng thời thể
hiện những bước trưởng thành trên con đường sáng tác của ông.
Thời thơ ấu (1799 - 1811):
Puskin sinh ngày 6.6.1799 tại Moskva trong một gia đình dòng dõi quý tộc
lâu đời và có truyền thống văn chương. Song thân của nhà thơ được hội một nền
văn hóa hoàn hảo, kỷ cương theo lối giáo dục quý tộc thế kỉ XIX. Thư viện của gia
đình rất lớn có nhiều sách về các nhà văn, triết gia Khai Sáng Pháp thế kỉ XVIII, và
phòng khách của họ là nơi đàm đạo văn chương của các văn nghệ sĩ nổi tiếng
đương thời: Karazim, Zhukovski, Bachiuscov,...Tài năng của Puskin được hình
thành rất sớm, nhà thơ hấp thụ sâu sắc truyền thống văn chương của dòng họ, gia

đình ngay từ những ngày thơ bé. Đặc biệt, văn chương bác học sớm ngấm trong
tâm hồn nhà thơ.
9


Song mảnh đất thật sự vun trồng tài năng và nhân cách của nhà thơ tương lai
lại là nền văn học dân gian Nga. Thuở nhỏ, Puskin ít nhận được tình thương từ cha
mẹ, mà chủ yếu là sống với bà ngoại Maria Alecxayepna, nhũ mẫu Arina
Rodionopna, lão bộc Nikita Cozlop, nên cơ hội được tiếp xúc với những câu
chuyện cổ tích, thế giới ngôn ngữ dân gian là rất đậm nét. Vì thế, văn chương của
Puskin có sự kết hợp giữa văn chương bác học và văn chương bình dân giản dị.
Trường Litxe và vị thần đồng trẻ tuổi (1811 – 1817):
Puskin nhập học khóa đầu (1811 – 1817) trường Litxe – trường học dành
riêng cho con em quý tộc nhằm đào tạo nhân tài phụng sự cho Nga hoàng, lúc vừa
12 tuổi. Tại nơi này tài năng của ông thực sự được trưởng thành, có những bước
tiến xa hơn các bậc tiền bối. Vì thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa thi ca cổ điển
với cuộc sống hiện thực sôi nổi. Puskin hình thành thế giới quan tư tưởng tự do của
thời đại, với tinh thần yêu nước và niềm tự hào chiến thắng của nhan dân Nga
trong chiến thắng Napoleong. Ngay từ năm 1815, nhà thơ lỗi lạc Zhukovski đã tiên
đoán về Puskin: “Người khổng lồ tương lai này sẽ vượt tất cả chúng ta”.
Ông viết “Hồi ức ở Hoàng thôn” như lời tổng kết một chặng đường sáng tác
đầu đời của mình. Bài thơ này được đọc trong buổi lễ ra trường, đó là bài thơ dạt
dào cảm xúc về lòng ái quốc.
Thời kì Petetrburg (1817-1820):
Puskin tốt nghiệp trường Litxe và được bổ nhiệm vào cơ quan ngoại giao.
Bước vào đời với tuổi trẻ đầy sung sức, lúc con thuyền cách mạng đang lộng gió,
nhà thơ trải rộng lòng mình với thơ ca và dần xao lãng công việc hành chính của
mình, cho ra đời những tác phẩm liên tiếp: Tự do (1817), Gửi các đồng chí (1818),
Noel (1818),... Thời kì các tác phẩm của ông đề cập những vấn đề xã hội lớn lao,
thức tỉnh tinh thần chống chế độ nông nô chuyên chế, ông là người bạn của nhân

quần.
Puskin hoàn thành bản trường ca đầu tiên của mình – trường ca Ruxlan và
Luitmila (1820). Cũng chính là giai đoạn chấm dứt thời kì lạc quan yêu đời nhất
của Puskin. Nga hoàng Alexandr I đã ra lệnh đày nhà thơ đi Sibir, vì quá hoảng sợ
trước những vần thơ nổi loạn của Puskin tác động mạnh mẽ đến tầng lớp thanh

10


niên quý tộc tiến bộ. Nhưng nhờ có sự can thiệp của bạn bè và những người thầy
có thế lực nên bản án được giảm nhẹ hơn là đày về phương Nam.
Thời kỳ đi đày ở phương Nam (1820-1824):
Rời Petetrburg, Puskin đến với phương Nam nơi biển Ôđétxa bao la, dãy núi
Kavkaz hùng vĩ, những vườn nho bát ngát xứ Mônđavia. Phương Nam chính là
mảnh đất cần cho tâm hồn đang khát khao kiếm tìm cái mới của nhà thơ. Tiếp tục
sáng tác những tác phẩm thơ ca ngợi tự do, ca ngợi lòng yêu nước: Người tù, Cô
nàng Hy Lạp thủy chung (1821), Thanh gươm, Người gieo giống tự do trên đồng
vắng (1823),...Cùng các trường ca Người tù Kavkaz (1820), Anh em kẻ cướp
(1822),...
Về phương pháp sáng tác, Puskin đã từ giã chủ nghĩa cổ điển, chuyển sang
chủ nghĩa lãng mạng, bước đầu khám phá chủ nghĩa hiện thực.
Thời kỳ bị đày lên phương Bắc (1824- 1826):
Tháng 8 –1824, Puskin bị đày lên phương Bắc – ông gọi nơi đây là “mảnh đất
cô đơn”. Bị quản chế chặt và chỉ gần gũi với vú nuôi Arina Rodionopna. Vào
những phiên chợ, Puskin thường đi ghi chép các sáng tác dân gian bằng cách hóa
trang thành nông dân. Nhờ vào đó, Puskin vượt qua cơn khủng khoảng tinh thần
của mình để hứng cao hơn hoàn cảnh.
Nổi tiếng trong thời kì này là các bài thơ phong cảnh Nga, thơ tình yêu, thơ
trữ tình chính trị: Buổi tối mùa đông (1825), Con đường mùa đông (1825),Gửi K..
(1825), ... cũng chính giai đoạn này, cùng với sự trưởng thành về nhận thức hiện

thực, Puskin đến với một thể loại mới – bi kịch lịch sử: Borix Gudonov.
Những ngày tháng sau, Puskin như bị bóp nghẹt trong nỗi cô đơn và bất hạnh,
ông đợi chờ tin về cuộc Cách mạng Tháng Chạp của bạn bè mình, để rồi đau khổ
vì cách mạng thoái trào, nước Nga bị khủng bố. Qua những dòng thơ của ông ta có
thể thấy điều đó:
“Giữa sa mạc u sầu tôi tha thẩn
Lòng dày vò một khát vọng vô biên.”
Sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825:
11


Nhà thơ trở lại thủ đô sau 6 năm, Nicholai I muốn mua chuộc danh tiếng
Puskin và biến ông thành nhà thơ cung đình, chỉ viết thơ “thính phòng” ca ngợi
sủng Thánh hoàng. Nhưng Puskin không chấp nhận lời mời đó, bất chấp thời thế,
Puskin cho ra đời nhiều tác phẩm ca ngợi chiến công của những chiến sĩ Tháng
Chạp: Arion (1827), 19 tháng Mười năm 1827 (1827), Gửi tới Sibir (1829),... Ông
có viết Tôi lại về thăm (1835), để thấm thía những dư âm về ngày tháng bị lưu đày.
Những năm cuối cùng (1830 trở đi) – Mặt trời thi ca Nga vụt tắt:
Kể từ tháng 5/1830 Puskin trở về Petetrburg, bây giờ ông là con người ưu tư
trầm lặng. Ông viết nhiều văn xuôi và đã gặt được nhiều thành công đánh dấu
thắng lợi mới, thủ pháp mới cho nền văn học hiện thực Nga. Tập truyện vừacủa
ông Belkin được chú ý, ông tiếp tục viết thơ tình: Ngài và anh, cô và em (1828),
Bông hoa nhỏ (1828), Tôi yêu em (1829), Trên đồi Gruzia đêm xuống (1829),...
Thời kì sau đó, Puskin chú ý nhiều đến bi kịch: Nàng tiên cá (1832), Những
cảnh từ thời hiệp sĩ (1835). Puskin tiếp tục sáng tác đề tài lịch sử nước Nga và
những vấn đề có tính triết học như Người con gái viên đại úy (1833), Con đầm
pích (1833),...Và ông đưa ra nhiều nhận định đúng đắn về vị Hoàng đế chuyên
quyền và vĩ đại Piot Đại đế.
Không lâu trước khi đón nhận cái chết bi thương, ông có viết bài thơ bất hủ
Đài kỉ niệm (1836). Puskin đã gọi tên đúng thế kỉ đó, thế kỉ bạo tàn. Chính quyền

Nga hoàng tìm đủ mọi cách dập tắt những lời hát tự do của Puskin. Họ khiêu khích
, đưa những tin về người vợ của Puskin ngoại tình, dọn đường cho cuộc đấu súng
giữa Puskin và tên Pháp lưu vong Đăngtex. Puskin tử thương trong trận đấu súng
đó, ngày 10.2.1837 Puskin từ giã cõi đời khi chưa tròn 38 tuổi. Mặt trời thi ca Nga
vụt tắt!
1.3.Tác phẩm
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời
Mùa xuân năm 1820 do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt –
Petetrburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Puskin tới Sibir. Tuy nhiên
nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich
Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolaievich Glinka), cuối cùng
ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là trục xuất khỏi thành phố Sankt – Perterburg
12


vô thời hạn. Sau khi rời Sankt – Perterburg, Puskin đã đi xuống miền nam nước
Nga, tới Kavkaz và Krym, Molova, Kiev.
Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Puskin được chính quyền cho phép về
ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Tại
Mikhailovskoe ông bị quản chế chặt chẽ, sống xa bạn bè, cô độc, A. Puskin chỉ
gần gũi với vú nuôi Arina Rodionopna. Ông thường xuyên liên hệ với nhân dân,
ghi chép các sáng tác dân gian.
Nhờ gần gũi với nhân dân, A.Puskin đã vượt qua được cơn khủng hoảng thế
giới bên ngoài trầm trọng của bản thân.Trong năm 1825, trong sáng tác của nhà
văn có một bước ngoặt quan trọng. A.Puskin đã từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn chuyển
sang phương pháp hiện thực. Muốn hiểu biết thực tế đương thời một cách sâu sắc,
A.Puskin nghiên cứu quá khứ, tái hiện những giai đoạn quan trọng trong lịch sử
đấu tranh của dân tộc. Trong giai đoạn Puskin cho ra đời tiểu thuyết thơ Evgheni
Oneghin – cuốn “bách khoa toàn thư” của đời sống Nga. Và tác phẩm “Borix
Godunov”, vở bi kịch hiện thực đầu tiên trong văn học Nga ra đời.

Puskin viết vở bi kịch lịch sử Borix Godunov trong khoảng thời gian từ
11/1824 đến tháng 11/1825. Không gian lịch sử và thời gian lịch sử tạo cảm hứng
sáng tạo của Puskin. Mảnh đất Mikhailovskoe còn nhiều di tích của các thế kỉ XVI
– XVII, những “dấu xưa xe ngựa”, “thành cũ lâu đài” của thời vua Borix Godunov,
những tảng đá rêu phong nhắc nhở trang sử cũ. Và thế kỉ XIX lại có những nét
biến động tương đồng với thế kỉ xa xưa: cũng một thời đại đầy biến động, cũng
cảnh “giết vua rồi lên làm vua”, cũng “đại dương nhân dân nổi sóng”. Câu hỏi lớn
mà Puskin cần phải trả lời: Mối quan hệ giữa chính quyền chuyên chế và nhân dân,
vai trò của nhân dân trong lịch sử đất nước, sự xa cách giữa những nhà cách mạng
quý tộc và nhân dân đông đảo. Người nghệ sĩ muốn ôn cũ để biết mới, muốn tìm
lời giải đáp trong lịch sử nước Nga. Điều này Belinxki cũng đã từng nói chúng ta
phải hỏi đi hỏi lại quá khứ, để quá khứ cắt nghĩa hiện tại và mách bảo tương lai.
Viết vở kịch này, Puskin đã đề cập sâu sắc đến vấn đề chế độ chuyên chế nông nô ở
nước Nga, hơn nữa Puskin còn đặt ra lần đầu tiên vấn đề về vai trò quyết định của
nhân dân Nga trong tiến trình của lịch sử.
1.3.2. Tóm tắt tác phẩm

13


Vở kịch Borix Godunov kể về Borix Godunov, một nhân vật có thật trong lịch
sử Nga. Màn đầu tiên của vở kịch là cảnh ở cung điện Cremli. Em trai nhà vua là
Dimit’ri bị sát hại khi mới 7 tuổi. Vì thế khi hoàng đế băng hà, không có người
thừa kế ngôi vua. Các triều thần và dân chúng tôn Borix Godunov anh vợ của vua
lên làm hoàng đế, một triều đại mới bắt đầu. Năm năm sau, Pimen, tác giả của
cuốn sử biên niên đã kể lại cho học trò của mình là Grigori ở màn Đêm. Phòng tu ở
tu viện Trudov, về cái chết của hoàng thái tử Dimit’ri bị giết chết sóng sượt, nằm
dài và tội lỗi đẫm máu của Borix cách đây 12 năm, kể về “Chuyện thống trị tối tăm
của bọn Tartar man rợ, chuyện những cuộc xử giảo hình bạo hung của Ivan giận
dữ, kể về hội nghị toàn dân sôi sục ở Novgorod, kể về niềm vinh quang của tổ

quốc quê hương”. Sau đó, Grigori chạy trốn khỏi tu viện. Grigori qua biên giới
Litva và giả mạo thành Dimit’ri, được sự ủng hộ của bọn phong kiến và giới quí
tộc Ba Lan thì Grigori kéo quân tiến đánh Borix với lý do dành lại ngôi vị của tổ
tiên.
Về phía nhà vua Borix lúc này là Sa Hoàng không được dân chúng ủng hộ.
Bọn quí tộc ngấm ngầm chống đối, chờ thởi cơ để phản động. Bọn phong kiến láng
giềng thì luôn có âm mưu lấn chiếm. Sa hoàng vô cùng lo lắng, hoảng hốt vì nhà
vua e rằng sẽ có cuộc chiến tranh giành quyền lực xảy ra nên đã đề ra nhiều biện
pháp để chế ngự quân điên loạn (Người trò chuyện cùng công tước Suixki, người
ra lệnh thêm cho T’rubetxcoi và Raxmannov ra trợ giúp cho Tsecnicov) nhưng tất
cả đều vô hiệu. Trong trận chiến quyết liệt cả hai bên đều đều chịu nhiều tổn thất,
tất cả đạo quân của tên mạo danh Dimit’ri xơ xác tan tác. Tuy nhiên sau đó tại cung
điện Sa hoàng, Borix lâm bệnh nặng, đang ngự trên ngôi đột nhiên gục ngã, máu
hộc ra từ miệng và hai tai, trong lúc hấp hối Borix trao quyền tiếp nhận ngai vàng
cho con trai là Phedor trong những ngày điên đảo bão giông với những lời căn dặn
cùng với sự phò tá của tướng Baxmanov, rồi Người ra đi. Sau đó, toàn quân của tên
mạo danh kéo về Moxcava, dân chúng ồ ạt đổ về hoang cung Cremli. Kết thúc vở
kịch cuối cùng Tướng quân Baxmanov qui phục, “Dimit’ri mạo danh” chiếm lấy
ngai vàng. Môxanxki kêu gọi dân chúng và nói với dân chúng là “Maria Godunova
và con trai bà ta là Phedor uống thuốc độc tự tử” nhưng thực tế là bị sát hại và
Môxanxki hô to:
“Vạn tuế Sa hoàng Dimit’ri Ivannovich”
nhưng dân chúng im lặng.
14


1.4. Một số lý luận liên quan đến đề tài
1.4.1. Khái niệm kịch và kịch văn học
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ:
- Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học,

bên cạnh tự sự và trữ tình theo cách chia của Aristole. Kịch vừa thuộc sân khấu,
vừa thuộc văn học. Nó vừa là cơ sở đầu tiên của vở diễn, vừa được cảm thụ bằng
việc đọc. Kịch được xây dựng dựa trên những mâu thuẫn của lịch sử, xã hội hoặc
những xung đột mang tính nhân loại. Trong kịch thường có kịch tính, tức là sự
căng thẳng do những mâu thuẫn từ tình huống kịch gây ra. Ngoài ra, với cấp độ
này, kịch còn chú trọng đến hành động, ngôn ngữ của nhân vật kịch. Trên cấp độ
loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại như hài kịch, bi kịch, chính kịch cùng nhiều
tiểu loại và biến thể khác.
- Ở cấp độ loại thể, thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học –
sân khấu tương đương với bi kịch, hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch được gọi là
chính kịch. Nó mô tả cá nhân trong mối quan hệ chứa đựng mâu thuẫn, kịch tính
với xã hội. Nhưng mâu thuẫn ở đây không căng thẳng, không xung đột quá độ mà
mọi thứ đều dựa trên nguyên tắc có thể giải quyết ổn thỏa được. Ở cấp độ này, kịch
cũng chú trọng đến kịch tính, nhân vật, hành động kịch và ngôn ngữ kịch.
Từ hai cấp độ trên, nhóm chúng tôi sẽ chọn cấp độ thứ nhất để hiểu khi tiến
hành làm đề tài “Hình tượng nhân dân trong vở bi kịch lịch sử “Borix Godunov”
bởi lẽ mâu thuẫn trong kịch mang tính chất lịch sử, đó là bi kịch lịch sử một thời
đoạn của nước Nga. Và dù chọn cấp độ nào đi nữa thì kịch vẫn luôn chú trọng đến
kịch tính, nhân vật kịch, hành động kịch và ngôn ngữ kịch, Đó chính là đặc trưng
của kịch.
Nêu trên là khái niệm kịch, còn khái niệm kịch văn học thì được xem như là
kịch bản văn học. Nó là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu, không chỉ
gắn bó với sân khấu mà còn độc lập về ngôn từ. Nói cách khác, kịch văn học có hai
cuộc sống.
Kịch châu Âu thế kỉ XVI – XIX thường ít các đoạn cảnh, từng cảnh được tái
hiện tỉ mỉ, rườm rà. Mĩ học kịch của chủ nghĩa cổ điển với quy tắc “Luật tam duy
nhất” – duy nhất về không gian (một cảnh, không chuyển kịch), thời gian (diễn ra
15



trong 24 giờ) và hành động kịch đòi hỏi một sự chế ngự đến đến mức nén chặt tối
đa không gian, thời gian và hành động của nhân vật trong tác phẩm kịch. Đến
Puskin, quy tắc ấy được phá vỡ. Hơn các nhà văn trước, Puskin biết tái hiện thực
tại trong cả quá trình vận động, biến đổi, biết đánh giá hiện tại như là kết quả của
quá khứ và nguyên nhân của tương lai.
1.4.2. Bi kịch
Bi kịch là một thể loại kịch mà xung đột chủ yếu nằm ở giữa "yêu sách tất
yếu về mặt lịch sử và tình trạng không tài nào thực hiện được điều đó trong thực
tế" (Enghel). Bi kịch đưa lên sân khấu những con người lương thiện, dũng cảm, có
những ham muốn mãnh liệt với những cuộc đáu tranh căng thẳng, khốc liệt đối với
cái ác, cái xấu nhưng do điều kiện lịch sử, họ phải chịu thất bại. Thất bại của họ
gợi lên ở khán giả "sự xót thương và sự sợ hãi để thanh lọc tình cảm" (Aristote)
hoặc "để ca ngợi, biểu dương ý chí luôn luôn vươn lên của con người trước những
sức mạnh mù quáng của các thế lực hắc ám"(Biêlinxki).
Hay như theo Trần Đình Sử trong cuốn Lý luận văn học tập 2 có nói: “Có thể
nói một cách khái quát, bi kịch phản ánh những xung đột gay gắt, quyết liệt,
thường kết thúc bằng sự thảm bại hoặc cái chết của nhân vật.”
Theo Giecxen, khi một dân tộc bị tước đoạt mất tự do xã hội thì văn học sẽ trở
thành diễn đàn duy nhất để nói lên tiếng nói của nhân dân. Ai có tội trước tình cảnh
nhân dân bị đọa đày? Làm gì để chống chế độ nông nô chuyên chế?... Qua bi kịch
lịch lịch sử Borix Godunov Puskin cũng nhằm mượn văn học như một thứ vũ khí
sắc bén để trả lời cho những ý trên. Đến Puskin chủ nghĩa hiện thực trở thành
phương pháp sáng tác. Puskin dùng kịch để nói lên những mâu thuẫn giữa giai cấp
quý tộc, giai cấp vua chúa với tầng lớp nhân dân, vì kịch có những đặc trưng để
đẩy mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm.
1.4.3. Các đặc trưng của kịch
Về cốt truyện kịch:
Có một câu hỏi đặt ra là cốt truyện kịch sẽ khác gì với cốt truyện của những
tác phẩm tự sự? Để rõ hơn, nhóm chúng tôi xin làm phép so sánh nho nhỏ (và chỉ
so sánh điểm khác nhau) sau đây:

16


TỰ SỰ

KỊCH

Lời thoại ở ngay thực tại, nghĩa là
Biến cố gây nên cốt truyện đã xảy
được người nhân vật kịch trực tiếp nói
ra rồi và được kể lại bởi người kể
ra mà không cần thông qua một kênh
chuyện.
gián tiếp nào.
Cốt truyện tự sự diễn ra chậm rãi
theo biến cố câu chuyện, phân tầng, đa
tuyến.
Cốt truyện chứa đựng nhiều tư
tưởng, tư duy của thế giới nhân vật.

Lời thoại nhanh, liên tục và vận
động về phía trước, cốt truyện tập
trung cao độ (cốt truyện đơn), tập
trung phân tích một câu chuyện.
Cốt truyện chứa đựng hành động
và tính cách của nhân vật kịch.

Cốt truyện kịch gồm hành động theo hệ thống sự kiện, diễn ra theo một trật tự
nhất định, không miêu tả hay bình luận gì. Cốt truyện kịch thường dồn nén, chỉ
dung chứa những chi tiết tiêu biểu có sự tưởng tượng, khái quát cao, vậy nên khá

cô đúc và chặt chẽ. Không những thế, vì kịch cần những yếu tố bất ngờ (các bước
ngoặt) nhưng phải mạch lạc và logic nên cốt truyện của kịch cũng cần những điều
đó. Ngoài ra nó còn phải có nhịp điệu nhanh bởi thời gian cho một vở kịch không
dài, không gian cho một vở kịch không rộng nên nếu không nhanh thì cốt truyện sẽ
bị loãng, gây cảm giác nhàm chán cho người xem.
Về kịch tính:
Mọi vở kịch đều phải được xây dựng từ những xung đột nào đó, bộc lộ qua
các tuyến nhân vật (chính diện, phản diện). Xung đột là “cái nút” tạo nên cốt
truyện và diễn biến vở kịch từ đầu cho đến kết thúc (theo ý đồ của tác giả kịch bản,
được coi là cách thắt nút và tháo nút cho vở kịch). Nếu vở kịch xây dựng không có
kịch tính sẽ không thành kịch. Nó chỉ là những đoạn đối thoại bình thường và
không chuyển tải một nội dung nghệ thuật theo ý đồ của tác giả. Kịch tính càng cao
thì vở kịch càng hấp dẫn và tính tư tưởng càng sâu. Người xem kịch thường bị hút
hồn bởi những tình tiết éo le, bất thường để rồi thở phào khi các tình huống được
tháo gỡ. Chưa “gỡ nút” thì vở kịch chưa kết thúc.
Về hành động kịch:
17


Hành động chính là phương tiện biểu đạt chủ yếu của kịch. Hành động là một
sự vận động chứ không phải chỉ là một cử chỉ. Nói như vậy nghĩa là hành động đó
phải mang ý nghĩa gì chứ không đơn thuần chỉ là yếu tố phi ngôn ngữ. Trong mỗi
vở kịch thường sẽ có rất nhiều hành động lớn nhỏ, chế định lẫn nhau tạo thành một
hành động duy nhất (trung tâm). Hành động kịch nảy sinh từ những xung đột đối
kháng. Chính nó làm cho cốt truyện kịch chuyển động. :
Về nhân vật:
Nhân vật kịch sẽ có số lượng hạn chế vì phụ thuộc vào không gian và nếu đã
xuất hiện thì họ sẽ là những chủ thể hành động, góp phần thúc đẩy sự kiện. Nhân
vật kịch được xây dựng trên hai phương diện, đó là lời thoại và điệu bộ. Lời thoại
của nhận vật phải phù hợp với họ, yêu cầu đa nghĩa và phải góp phần thúc đẩy

hành động kịch.
Tác giả chọn kịch bởi trong kịch có hành động, và hành động ấy được nhân
vật trực tiếp thực hiện đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Không những vậy, mà
hành động còn làm cho nội dung kịch như sống dậy những ngày gian khổ của nhân
dân trong TK XVI – XVII, và soi chiếu nó để phản ánh hình ảnh của nhân dân
trong giai đoạn đương thời, TK XIX.
1.4.4. Hình tượng nhân dân
1.4.4.1. Hình tượng nghệ thuật
Văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, "Hình tượng nghệ thuật là
sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật
của nghệ thuật” [1, tr.122]. Nói cách khác hình tượng nghệ thuật là sự tái hiện lại
đời sống nhưng không sao chép nguyên bản, mà tái hiện có chọn lọc và sáng tạo.
Hình tượng nghệ thuật thông thường và quan trọng nhất là hình tượng con người
(hình tượng nhân vật).
1.4.4.2. Hình tượng nhân dân
Hình tượng nhân dân là hình tượng tập thể được phản ánh. “Hình tượng tập
thể nhân dân đông đảo tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng trong hình thái bất thường
nhất của sự sống”. [2]. Qua việc khắc họa hình tượng nhân dân qua số phận, thái
độ, Puskin muốn cắt nghĩa vai trò to lớn của họ trong suốt những năm tháng chiến
18


tranh. Ở các nước xã hội chủ nghĩa là hình tượng nhân dân vô cùng đẹp đẽ. Họ là
một tập thể gồm những con người không tên nhưng lại có thể tạo nên nguồn sức
mạnh vô cùng to lớn. Trong lịch sử nhiều quốc gia trên thế giới, trong có Nga và
Việt Nam, hình tượng người nhân dân được nhắc đến nhiều khi quốc gia lâm nguy.
Họ là những người anh hùng hào kiệt chứng nhân của lịch sử. Họ là những con
người kiên trung và là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Và đồng thời đám đông
kiên cường ấy cũng phải trải bao khó khăn, oằn mình gánh chịu bao uất ức.
“Mãi mãi sống còn hỡi nhân dân tôi

Người mãnh liệt hơn cả ngàn tiểu thuyết”
(“ Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)
Lẽ sống của nhân dân không chỉ là lẽ sống của riêng mình mà đã kết tinh thành lẽ
sống của dân tộc. Và có thể gọi hình tượng nhân dân qua bi kịch lịch sử này, là tập
thể những người vô danh nhưng tiết nghĩa anh hùng.
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN DÂN TRONG VỞ BI KỊCH LỊCH SỬ
BORIX GODUNOV
2.1. Số phận của nhân dân trong vở bi kịch lịch sử – những cuộc đời thật
trong xã hội
2.1.1. Nhân dân là nạn nhân đáng thương của sự bóc lột, đàn áp
Một đất nước khi bộ máy chính trị thay đổi đồng nghĩa với việc chế độ cai trị
cũng có những chuyển biến theo nhiều chiều hướng khác nhau, khi đó các tầng lớp
trong xã hội đều chịu ảnh hưởng ít nhiều. Trong đó tầng lớp nhân dân chịu ảnh
hưởng nhiều nhất. Tác phẩm Borix Godunov của A.Puskin đề cập tới vấn đề nóng
hổi: mối quan hệ giữa nhân dân và Nga hoàng. Trong mối quan hệ đó, nhân dân ở
thế thụ động dưới sự lãnh đạo của Nga hoàng. Họ là công cụ tay sai để Nga hoàng
thực hiện những tham vọng cho đến khi đạt được mục đích của mình thì những
người nhân dân bị coi là hết giá trị lợi dụng và phải chịu những áp bức bóc lột từ
chính sách của kẻ trị vì.
Trong tình thế mọi thứ đều hỗn loạn, đất nước đang trong tình cảnh dầu sôi
lửa bỏng thì Borix đã khôn ngoan lôi kéo nhân dân về phía mình bằng cách ngồi
19


yên “giống như thằng nát rượu ngồi nhăn nhó trước cốc rượu vang”; để rồi “dân
chúng sẽ khẩn cầu, khóc mếu”. Và ngay trong lúc ấy Borix sẽ rủ lòng thương xót,
lòng độ lượng mà “Chung gánh nặng với các khanh, khi ta còn chưa được ý dân
lựa chọn”. Borix rất khôn ngoan khi lựa chọn cách đó và khi ông nói rằng mặc dù
ta chưa được ý dân lựa chọn nhưng ta nguyện chung gánh nặng với nhân dân. Nói
như vậy nhằm mục đích lấy được lòng dân và để nhân dân ủng hộ mình cùng mình

chống lại những kẻ có mưu đồ gây hại cho đất nước.
Khi giành được quyền cai trị, Sa hoàng Borix đã dùng quyền uy của mình vào
điều vô bổ “hoàng thượng vốn yêu thích những trò như thế, Phù thủy, pháp sư, và
thầy bói rất nhiều…” (Viên quan thứ nhất)
Borix dùng mọi thủ đoạn để lấy được lòng dân và sự tin tưởng ủng hộ của họ.
Đó là sự lừa lọc đầy mật ngọt của Borix khi ông ta chưa có được ngai vàng. Nhưng
khi ước nguyện đã thành, lòng tham đã được đáp ứng, âm mưu được thực hiện thì
ngay lập tức vị Sa hoàng – Borix ấy đã quay lưng lại với nhân dân như thể sự giúp
đỡ của nhân dân là nghĩa vụ mà nhân dân cần phải làm cho người kế ngôi là mình.
Và giờ đây nhân dân chỉ là những tên đầy tớ, những đám dân đen: “Đối với đám
dân đen kẻ cầm quyền đang sống chỉ đáng căm thù”.
Giờ đây nhân dân không còn được coi trọng nữa mà chỉ là những đầy tớ đen
nhẻm dưới sự cai trị của bọn cầm quyền. Borix ném cho nhân dân cái nhìn đầy
chán ghét, những chính sách Borix đưa ra chỉ nhằm tới mục đích thắt chặt hơn nữa
sự phân hóa giữa các tầng lớp địa chủ, quý tộc và nông dân.Đến đây ta nhận thấy
rõ một điều rằng, rõ ràng nhân dân là nạn nhân cho những sự bóc lột, đàn áp dã
man của bọn thống trị.
Đâu chỉ có vậy, ngay cả trong lúc nhân dân đói khát cơ cực Borix còn vờ vịt,
dối trá mà thốt rằng: “Chúa đẩy xuống mặt đất này sự đói rã rời, dân chúng thét
gào cơ cực lìa đời! Ta mở hết các kho lương ban phát, ta cho họ vàng, tìm cho họ
việc làm, nghề nghiệp. Nhưng họ lại nổi điên, nổi khùng nguyền rủa ta”. Trong khi
những nỗi cơ cực, thống khổ ấy chính “ ngài – vị Sa hoàng Borix” gây nên bằng
chính những chính sách cai trị tàn bạo đến dã man đối với nhân dân.
Và cả khi nhận thấy được mối lo ngại của nhân dân đối với mình “Ta đã nắm
được quyền bính tối cao, đã sáu năm rồi trị vì yên ổn. nhưng trong lòng ta vẫn

20


không thanh thản” thì Borix ngay tức khắc ban hành một loạt các chính sách nhằm

thắt chặt mối quan hệ, ảnh hưởng của nhân dân để đối phó với quý tộc.
Một sai lầm mà có lẽ suốt cuộc đời Borix Godunov phải ân hận là người đã
thi hành nhiều biện pháp gây nên những thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vận
mệnh của dân tộc, đất nước. Khi vừa bước chân lên ngôi Sa hoàng, nắm binh
quyền trong tay thì rất nhanh chóng, Borix hướng cái nhìn tiêu cực về phía nhân
dân, tìm mọi cách áp đảo, đàn áp nhân dân. Người sử dụng nhân dân để đối phó
giới quý tộc, những cái gai vốn đã tồn tại từ rất lâu, và cứ như thế nhân dân trở
thành nạn nhân trong mỗi cuộc chiến, cuộc tranh giành. Có ai sinh ra mong muốn
mình là một con người xấu số, không may nhưng biết làm sao khi sự bóc lột, đàn
áp trên lưng những con người nghèo khổ vẫn đang diễn ra như một quy luật tất yếu
của thời đại dù họ không hề muốn.
Nhân dân ngoài là phương tiện, công cụ để giới quý tộc leo lên hạ bệ Borix
Godunov thì ở họ còn ẩn chứa những giá trị, khả năng mà các nhà quý tộc có thể
tận dụng, tăng thêm thế và quyền hiện có. Họ sẵn sàng tân bốc, dịu dàng và ân cần
chu đáo với nhân dân như báu vật “Hỡi dân chúng Moxcva thế gian biết rõ các
người đã từng phải chịu bao nỗi cay cơ dưới quyền hành của kẻ cướp ngôi hung
bạo”, khi cuộc tranh giành giữa các phe phái còn đang ngang tài ngang sức, gây
cấn và quyết liệt.
Điều mà quý tộc cần lúc này là thâu tóm mọi sức mạnh của nhân dân hòa
nhập vào quân đội để tạo nên một lực lượng hùng mạnh chống lại Borix.Với quý
tộc, những người dân nghèo khổ kia chỉ là “Đám dân đen giun dế tối tăm ngu dốt
dễ thay lòng đổi dạ, nổi loạn, u mê, dễ dàng tin vào một niềm hy vọng, với những
chân lí chúng lại thờ ơ, điếc không nghe thấy, chúng vốn sống bằng những chuyện
ngụ ngôn”, nhân dân hiện tại chỉ là những con giun, dế, thuộc một loài động vật
thấp hèn, vô giá trị. Chính vì vậy, việc bắt những loài động vật bậc thấp ấy lao
đông cật lực, vất vả ngày đêm, bóc lột họ đến tận xương tủy là điều rất hợp tự
nhiên, lẽ thường tình, không có gì là đáng trách cả.
Qua nhiều cuộc chiến tranh, triều đại này bị lật đổ, triều đại khác lên kế vị, cứ
xoay vòng không lối thoát và số phận của nhân dân vẫn không có nhiều chuyển
biến. Nhân dân đứng lên đấu tranh, quyết tâm bảo vệ cho chính nghĩa không ngoài

một mục đích là duy nhất, để cuộc sống này được tốt đẹp hơn, tự tay họ có thể thay
21


đổi số phận mà tất cả giới quý tộc, Nga hoàng áp đặt lên mình. Nhưng rồi kết quả
vẫn thế, nhân dân vẫn chỉ là những con người thuộc tầng lớp bị trị, sống cuộc sống
cúi đầu chịu sự chà đạp khinh thường của những người ngồi trên cao nhìn xuống.
Quý tộc vẫn là quý tộc và nhân dân cũng sẽ mãi mãi chỉ là nhân dân trong cái xã
hội đầy bất công ấy, cái xã hội nhiều thị phi lẫn lộn, nơi ấy chính nghĩa và phi
nghĩa chỉ cách nhau một ranh giới mong manh. Số phận nhân dân vẫn chịu sự chi
phối gắt gao của các thế lực tranh đấu, nó xoay chuyển không ngừng.
Như vậy, nhân dân luôn là nạn nhân của bất kì cuộc đấu tranh giành quyền lực
nào. Họ luôn phải chịu nhiều áp bức, bóc lột của bọn cầm quyền dù cho họ muốn
hay không muốn. Như Puskin miêu tả: “Khi người ta đem thiêu sống chúng ta
ngoài bãi, còn sa hoàng dùng quyền trượng của mình khơi than hồng đang cháy,
bởi chúng ta có tin tưởng gì ở cuộc sống thảm hại của chúng ta! Ngày nào chúng
ta cũng có thể bị bắt tội tù, ngục thất, Xibiri, mũ nhà tu hay gông xích, còn đến đó
– nơi thâm sơn cùng cốc, hoặc chết đói nhăn răng, hoặc dây tròng cổ treo lên,…”
Tóm lại, nhân dân luôn là đối tượng cho bọn cầm quyền bóc lột và họ có thể
bị bạo hành bất cứ lúc nào.
2.1.2. Nhân dân là phương tiện, công cụ của cuộc chiến tranh giành
quyền lực
Nhân dân là một tầng lớp quan trọng trong bộ phận của bất kì một quốc gia
nào. Họ luôn là gốc, mọi sự suy tàn, hưng thịnh của một đất nước đều do nhân dân
mà nên, nói như Nguyễn Trãi thì “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Ấy vậy mà Borix – người cầm quyền đứng đầu đất nước Nga thời bấy giờ lại
không nhận ra điều đó mà ngược lại ông sử dụng nhân dân như là một công cụ,
phương tiện để củng cố ngai vàng.
Qua sự việc Borix ngồi yên trong lúc đất nước loạn lạc, không có người lãnh
đạo để nhân dân cầu khẩn mình thì cũng cho ta thấy rõ được nhân dân vốn chỉ là

phương tiện để Borix lên ngôi mà thôi. Borix chọn cách đó là để chờ đợi sự van nài
của nhân dân như một cái cớ hợp pháp để lên ngôi:
“Người cứ khăng khăng! Người đuổi tất cả ra, cả giới tu hành, cả các
Boia và giáo chủ. Họ đã quỳ gục trước người mà uổng cả, Người sợ ánh vàng son
chói lọi của ngai vàng”.
22


Ngay trong lúc nhân dân đang lo lắng cho những gì sắp xảy ra ở tương lai thì
Borix lại bình thản ngồi yên để sau đó nhân dân cầu khẩn thì ra mặt rủ lòng từ bi
cứu nước giúp dân. Việc làm đó của Borix đồng nghĩa với việc nếu ông ta ra giúp
nước trong lúc nguy kịch thì nhân dân phải “đồng cam cộng khổ”, nghe theo sự chỉ
đạo của ông để chống thù trong giặc ngoài.
Nhân dân vô tình tạo cơ hội cho những kế hoạch của Borix được thực thi, bao
mơ ước và cố gắng của người trước đây đang trở thành sự thật, Borix đang đi trên
con đường của sự thành công. Sa hoàng đã dùng nhân dân như là một phương tiện,
một cái cớ để thực hiện sự nghiệp to lớn của đời mình, bởi không có nhân dân làm
hậu thuẫn, dọn dẹp sạch sẽ bao vướng bận thì chắc rằng Borix sẽ gặp nhiều gian
nan, khó khăn. Việc sử dụng nhân dân như là phương tiện của Borix Godunov đã
thành công, thu được kết quả tốt đẹp khi ngài vừa đặt chân lên ngai vàng, dưới
ngàn vạn lời cầu xin, cầu khẩn:
“Ôi cha của chúng con, hãy rũ lòng thương, hãy nắm quyền chăn dắt!
Hãy là cha của chúng con, sa hoàng của đất nước”của nhân dân.
Borix Godunov giờ đây đã là người hợp pháp thừa kế ngai vàng mà không một lí
do hay sự phản đối nào có thể ngăn cản con đường tiến thân của Người.
Trên mọi bước đường vinh quang ai chưa từng làm điều mờ ám, hãm hại
nhau, nhất là trong thời đại nhiều rối ren, phức tạp. Borix đã dùng nhân dân như
những bậc thang đầy công dụng để leo lên thống trị mọi tầng lớp, số phận của nhân
dân rồi sẽ ra sao khi trước và sau họ đều là vực thẳm, hiểm họa.Với số phận làm
phương tiện, công cụ trong cuộc chiến tranh giành quyền lực thì kết cục của họ

cũng không nằm ngoài ý nghĩa của hai từ “Phương tiện, công cụ”, vì khi đã là
phương tiện, là công cụ thì khi đạt được mục tiêu, chiếm lĩnh đỉnh cao, những
phương tiện ấy nhanh chóng bị dẹp qua một bên, không còn cần thiết. Người ta sẽ
dễ dàng lãng quên đi những thứ mình không quan tâm, những gì hết giá trị lợi
dụng.
Như vậy, đối với Borix nhân dân cũng chỉ là công cụ, là bệ phóng vững chắc
để cho ông củng cố ngai vàng và là phương tiện hữu ích trong việc đối phó với các
lực lượng dòm ngó địa vị của mình.

23


Nhân dân là nhân tố không thể thiếu trong trong toàn bộ chiến lược giới quý
tộc đề ra, nhưng quan trọng là cách dùng như thế nào để thu được kết quả, hiệu quả
cao nhất là mối quan tầm hàng đầu của các nhà quý tộc hiện nay. Kẻ thông minh là
kẻ biết dùng và trị người, quý tộc thấy ở nhân dân những khờ khạo, cả tin và lấy đó
làm điểm yếu đánh vào nhược điểm của họ, bởi khi được nhân dân đi trước dọn
đường, là đối tượng tiên phong, dẫn đầu trong việc đánh đuổi Borix thì dù thành
công hay thất bại thì họ vẫn giữ được mối quan hệ bình yên với Sa hoàng. Và khi
ấy những con người ngây thơ, khờ dại kia sẽ lãnh mọi hậu quả từ chính việc mình
làm ra, nếu may mắn thành công thì giới quý tộc sẽ nhanh chóng chóp thời cơ đả
đảo Borix còn nếu thất bại thì những người dân vô tội kia sẽ trở thành cái gai trong
mắt, kẻ thù của vị Sa hoàng đương nhiệm.
Số phận của nhân dân, những con người không được làm chủ cuộc đời mình,
suốt đời chịu sự đè nén, là phương tiện để quý tộc lợi dụng trong những lúc cần
thiết. Khi nghe tin có người giả danh Đimitri – vị hoàng tử đã chết thì ngay lập tức
công tước Suixki đã tâu khéo với Borix rằng:
“Tâu Hoàng thượng – nếu như Người cho phép chính tôi sẽ ra trước
quảng trường nhân dân thuyết phục, làm cho cơn mê loạn tiêu tan và lột trần sự
dối lừa ác độc của tên du đãng”.

Nhưng thật ra thì đây chính là âm mưu của Suixki nhằm gieo rắc ý nghĩ phản
động, ủng hộ Đimitri lên ngôi, kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ Borix. Và đối với
giới quý tộc thì nhân dân là tấm bình phong hữu hiệu, là màn chắn lí tưởng trong
cuộc đối đầu nảy lửa giữa Boris và họ.
Không chỉ có Borix mà ngay cả Grigori – kẻ mạo danh cũng lợi dụng nhân
dân một cách khá thông minh. Đó là khi anh ta lấy danh Đimitri để khuấy động
lòng dân lật đổ Borix và tìm người đồng hành là cha Varrlaam và cha Mixail. Khi
định sang Litva nhờ sự giúp đỡ của quốc vương Ba Lan để thực hiện mưu đồ của
mình trên đường đi đến biên giới Litva Grigori gặp phải sự truy đuổi của lính
Borix. Và ngay trong lúc ấy Grigori đã phản bội hai người bạn đồng hành của mình
để thoát thân.
Khi tên lính bảo Grigori đọc lệnh truy nã thì thay vì đọc đúng nội dung lệnh
truy nã là truy đuổi người khoảng hai mươi tuổi:

24


“Còn thân hình nhỏ bé, ngực rộng, một tay ngắn hơn tay kia, cặp mắt
xanh da trời, sau lưng, trên má có túm lông, ở trán cũng có một túm lông khác”.
Thì Grigori lại miêu tả Varlaam: “Tên tu sĩ khốn kiếp Grigori, họ là Otrepiev, thuộc
tu viện Tsudov, đã trở thành tà đạo và một quân hỗn xược, nhập quỷ gây rối hội
thánh bằng mọi điều mơn trớn và bất chính.” và anh ta đọc tiếp “Và treo cổ. Mà
tuổi tên ăn cắp Grisca (nhìn Varlaam) ngoài năm mươi. Vóc người tầm thước, trán
có vết sẹo bóng, râu cầm bạc, bụng phệ”.
Như vậy, hai người bạn đồng hành của Grigori đã trở thành phương tiện để anh ta
lợi dụng sang biên giới Litva thực hiện mưu đồ tham vọng của mình. Anh ta sẵn
sàng phản bội bạn mình để thoát thân trong lúc khó khăn nhất.
Điều đặc biệt là nhân dân không chỉ là nạn nhân mà còn là công cụ, phương
tiện cho các bè phái đấu tranh giành quyền lực với tham vọng đầy mưu mô, toan
tính. Và đó cũng chính là số phận chung của nhân dân dưới sự trị vì bạo tàn của

chế độ chuyên chế Nga hoàng đương thời.
2.2. Thái độ chính trị của hình tượng nhân dân trong vở bi kịch Borix
Godunov
Từ trước đến nay, nếu có được thiên hạ thì phải có được lòng dân. Nhân dân
tuy không phải là giai cấp lãnh đạo nhưng là lực lượng đông đảo và mạnh mẽ nhất
có sức ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia, chế độ cai trị. Trong vở kịch
Borix Godunov của Puskin đã cho thấy được rõ vai trò và vị trí của nhân dân.
Chính thái độ và cách nhìn nhận của nhân dân dẫn đến hành động của họ. Họ hiểu
và nhận thức được hoàn cảnh của mình, sẵn sàng đứng lên đấu tranh khi cần thiết,
khi chế độ cai trị ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Trong vở kịch này, thái độ của
nhân dân có sự chuyển biến khá rõ rệt và có sự phát triển từ suy nghĩ đến hành
động. Tâm trạng của nhân dân được thể hiện một cách đúng đắn, có tính lịch sử và
sức truyền cảm mạnh mẽ trong 23 màn của vở kịch.
Puskin đã xây dựng trong sáng tác của mình một hình tượng nhân dân hiện
lên qua những đám đông quần chúng, tất cả đều không có tên cũng là một dụng ý
nghệ thuật độc đáo. Họ là giai cấp thấp, tầng lớp bị trị, họ mang trong mình một số
mệnh nhỏ bé, thấp cổ bé họng dù cho họ chiếm số lượng cô cùng to lớn. Vì vậy
Puskin xây dựng không phải chỉ một người riêng lẻ mà là những đám đông, những

25


×