Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỦ TRONG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN 18 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TẠI VƯỜN CHUNG TUYỂN LAI KHÊ 93

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.66 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG MỦ TRONG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN
18 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TẠI VƯỜN
CHUNG TUYỂN LAI KHÊ 93

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG MỦ TRONG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN
18 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TẠI VƯỜN
CHUNG TUYỂN LAI KHÊ 93

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số


: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN THANH KIẾM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2007

2


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
MỦ TRONG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN 18 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TẠI VƯỜN CHUNG TUYỂN LAI KHÊ 93

NGUYỄN TUẤN ANH
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ Tịch:

GS.TS. MAI VĂN QUYỀN
Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam

2. Thư ký:

TS. VÕ THÁI DÂN
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

3. Phản biện 1:


TS. TRẦN THỊ THUÝ HOA
Hiệp Hội Cao su Việt Nam

4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN TẤN ĐỨC
Tổng Công ty Cao su Việt Nam

5. Uỷ viên:

PGS.TS. PHAN THANH KIẾM
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên Nguyễn Tuấn Anh sinh ngày 10/07/1971 tại Hà Nội, con ông Nguyễn
Thành Nhơn và bà Nguyễn Thị Việt Nhân.
Tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường cấp III thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh
Sông Bé năm 1990.
Tốt nghiệp đại học ngành trồng trọt hệ chính qui tại trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995.
Từ 1995 đến 2001 làm việc tại Hội những người làm vườn Bình Dương.
Từ 2001 đến nay làm việc tại Công ty Vật tư Nông nghiệp Bình Dương.
Từ Tháng 9/2003, theo học cao học ngành Khoa học Cây trồng tại Đại học

Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Huỳnh Thị Như Sương, kết hôn năm 1994, con gái
Nguyễn Huỳnh Gia Bảo sinh năm 1996 và Nguyễn Huỳnh Kim Bảo sinh năm 2007.
Địa chỉ liên lạc: Công ty Vật tư Nông nghiệp Bình Dương.
Điện thoại cơ quan: 0650.822516; nhà riêng: 0650.823783

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài: “Đánh giá tình hình sinh trưởng, năng suất và chất
lượng mủ trong nghiên cứu tuyển chọn 18 dòng vô tính cao su tại vườn chung
tuyển Lai Khê 93“ do tôi trực tiếp thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, được tôi theo dõi và chưa từng được công bố trong bất kỳ
đề tài nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Anh

iii


LỜI CẢM TẠ
Tác giả chân thành cảm tạ:
-

PGS. TS. Phan Thanh Kiếm, Trưởng Bộ môn Di Truyền - Khoa Nông


Học trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã đóng góp xây dựng
nội dung nghiên cứu và tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài.
-

Viện Trưởng Mai Văn Sơn, Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su

Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho việc thực hiện đề tài.
-

Giám đốc Công ty Vật Tư Nông Nghiệp Bình Dương và , Ban Lãnh

đạo Công ty đã tạo điều kiện cho việc học tập và nghiên cứu đề tài.
-

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại Học, các thầy cô Khoa Nông

Học – trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và bảo vệ luận văn.
-

Th.S Lê Mậu Túy, Trưởng Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su

Việt Nam , tập thể cán bộ công nhân viên Bộ môn Giống, Bộ môn Sinh lý Khai thác
– Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã cộng tác trong việc triển khai thí nghiệm.
-

Th.S Phan Thành Dũng, Th.S Lại Văn Lâm, Th.S Nguyễn Anh Nghĩa,

K.S. Dương Quang Nghĩa – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã động viên và
đóng góp nhiều ý kiến quí báu trong quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin được ghi ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự
động viên thương yêu chia sẻ của vợ con và những người thân trong gia đình, cảm
ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tinh thần.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Anh

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá tình hình sinh trưởng, năng suất và chất lượng mủ trong
nghiên cứu tuyển chọn 18 dòng vô tính cao su tại vườn chung tuyển Lai Khê 93“
được thực hiện từ 1/2006 đến 1/2007 tại trung tâm nghiên cứu Lai Khê, Bến Cát,
Bình Dương. Đối tượng nghiên cứu là 18 dòng vô tính cao su lai tạo tại Viện Nghiên
cứu Cao su Việt Nam và nhập nội. Kết quả ở năm khai thác thứ 7 cho thấy:


DVT LH 83/289 (2.623 kg/ha/năm) và LH 83/32 (2.489 kg/ha/năm) và LH

83/87 (2.404,1 kg/ha/năm), LH 82/122 (2.395,4 kg/ha/năm) có năng suất cao nhất
vượt đối chứng từ 25,8 – 37,8 %.


Nghiên cứu về các mối tương quan kiểu hình (rp), kiểu gen (rg) giữa sản

lượng cá thể với năng suất cho thấy qua biểu hiện kiểu hình của sản lượng cá thể có
thể chọn được giống có năng suất tốt với độ tin cậy cao.



Phương pháp dùng chỉ số chọn lọc đa tính trạng với giai đoạn 2000 – 2006

trên vườn chung tuyển Lai Khê 93 đã xác định được 2 dòng vô tính xuất sắc là LH
82/122 (RRIV 1) và LH 83/87 (hai dòng vô tính này đã được Tổng công ty cao su
Việt Nam khuyến cáo ra sản xuất qui mô vừa giai đoạn 2006-2010). Các dòng vô
tính LH 82/104, LH 82/8 và LH 83/32 có thành tích năng suất và sinh trưởng tốt có
thể khuyến cáo ra sản xuất thử.

v


ABSTRACT
The project: “Evaluation on growth, rubber yield and latex chateristics of 18
rubber clones in the large scale clone trials – Lai Khe 93” was carried out from
January 2006 to January 2007 in Lai Khe research station, Ben Cat district, Binh
Duong province. The treatments were 18 clones derived from RRIV breeding
program as well as introduced from other countries. Some remarks could be
withdrawn from the results at seventh year of tapping:


The best clones namely LH 83/289 (2623 kg/ha/yr) and LH 83/32 (2489

kg/ha/yr) were the top yielding clones that produced rubber yield 25,8%-37,8%
over control clone.


Studies on the phenotype (rp) - genotype (rg) relationship between the

individual yield and hectarage yield showed that high yielding clones could be
selected with high reliability based on the individual yield as phenotypic

performance.


The selection method based on multi-parameters index from 2000-2006

tapping period of the large scale clone trial Lai Khe 93 confirmed two elite clones
LH 82/122 (RRIV 1) and LH 83/87 which were included in Class II of Vietnam
Rubber Group Planting Recommendation 2006-2010. Other clones such as LH
82/104, LH 82/8 and LH 83/32 performed high yield and good vigor that could be
recommended as promotion clones.

v


MỤC LỤC
Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ


iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vi

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng và phụ bảng

viii

Danh sách các hình và đồ thị

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Yêu cầu

3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu

3

Chương 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tầm quan trọng và vai trò của cây cao su

4

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây cao su

5

2.2.1 Khí hậu

5

2.2.2. Đất trồng


5

2.2.3. Kỹ thuật canh tác

6

2.3. Các nghiên cứu sinh lý mủ cao su

7

2.4. Anh hưởng của sinh lý mủ đến năng suất

8

vi


2.5. Đặc tính di truyền

9

2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước

9

2.5.2. Nghiên cứu trong nước

10

2.6. Bệnh hại cây cao su


11

2.7. Nghiên cứu tạo tuyển giống cao su

12

2.7.1. Nghiên cứu tạo tuyển giống cao su ngoài nước

12

2.7.2. Nghiên cứu tạo tuyển giống cao su trong nước

14

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1. Nội dung nghiên cứu

20

3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

20


3.2.2. Phương pháp thí nghiệm

20

3.2.2.1. Bố trí thí nghiệm

20

3.2.2.2. Thời gian thí nghiệm

22

3.2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi

22

3.3. Phương pháp xử lý số liệu

25

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

29

4.1. Tình hình sinh trưởng, năng suất và đặc tính công nghệ mủ

29

4.1.1. Vanh thân và tăng vanh thân trong thời gian khai thác (cm)


29

4.1.2. Dầy vỏ nguyên sinh và tăng dầy vỏ (mm)

30

4.1.3. Sản lượng cá thể (g/c/c)

32

4.1.4. Năng suất vườn CTLK 93 năm 2006 (kg/ha/năm)

34

4.1.5. Số cây cạo/ha

35

4.1.6. Hàm lượng cao su khô DRC (%)

35

4.1.7. Bệnh hại

37

4.1.8. Các đặc tính sinh lý mủ

40


vi


4.2. Phân cấp vanh thân và năng suất năm 2006 theo tiêu chuẩn của
Paardekooper

44

4.3. Phân tích ảnh hưởng của một số chỉ tiêu đến năng suất

46

4.3.1. Đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong thí nghiệm năm 2006

46

4.3.2. Quan hệ giữa các chỉ tiêu năng suất, sản lượng cá thể, vanh thân,
cây cạo và hàm lượng DRC từ năm 2004 - 2006

47

4.4. Đánh giá các mối quan hệ kiểu hình và kiểu gen của chỉ tiêu năng suất,
sản lượng cá thể, vanh thân và hàm lượng DRC

48

4.4.1. Đánh giá các mối quan hệ kiểu hình và kiểu gen của chỉ tiêu năng suất,
sản lượng cá thể, vanh thân và hàm lượng DRC năm 2006


48

4.4.2. Đánh giá quan hệ kiểu hình và kiểu gen của chỉ tiêu năng suất,
sản lượng cá thể qua từng năm khai thác (từ 2000 -2006)

49

4.5. Chỉ số chọn lọc và kết quả chọn giống cao su triển vọng

50

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Đề nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

62


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

CTLK

Chung tuyển Lai Khê

CSB

Chỉ số bệnh

DRC

Hàm lượng cao su khô

DVT

Dòng vô tính

GCA

General Combining Ability (Khả năng phối hợp chung)

KTCB


Kiến thiết cơ bản

IRCA

Institut de Recherches sur le Caoutchouc au Afrique
(Viện nghiên cứu cao su Châu Phi)

IRCI

Viện nghiên cứu cao su Đông Dương

LH

Ký hiệu các giống lai hoa trong giai đoạn nghiên cứu
của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam

SUC

Đường Sucrose

RSH

Hàm lượng các nhóm Thiols

RRIC

Rubber Research Institute of Ceylon (Viện nghiên
cứu cao su Srilanka)


RRIM

Rubber research Institute of Malaysia (Viện nghiên
cứu cao su Malaysia)

RRIV

Rubber Research Institute of Vietnam (Viện nghiên
cứu cao su Việt Nam)

SCA

Specific Combining Ability (khả năng phối hợp riêng)

TCTCS

Tổng công ty Cao su Việt Nam

TLB

Tỷ lệ bệnh

SL

Sản lượng

TSC

Hàm lượng chất rắn tổng số


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ PHỤ BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng khuyến cáo cơ cấu giống cao su 2006 – 2010

19

3.1

Nguồn gốc và phổ hệ của các DVT cao su tại vườn CTLK 93

22

3.2

Phương pháp phân cấp và đánh giá bệnh nấm hồng trên cây cao su

24

3.3


Phương pháp phân cấp và đánh giá bệnh phấn trắng trên cây cao su

24

3.4

Phân cấp thống kê sinh trưởng và năng suất

26

3.5

Phân tích phương sai, hiệp phương sai giữa tính trạng x và tính trạng y

28

4.1

Vanh và tăng vanh thân của các DVT trên thí nghiệm CTLK 93

29

4.2

Dầy vỏ và tăng dầy vỏ của các DVT trên thí nghiệm CTLK 93

31

4.3


Sản lượng cá thể (g/c/c) từ tháng 05/2006 đến tháng 1/2007

33

4.4

Sản lượng cá thể, số cây cạo và năng suất 2006

34

4.5

Hàm lượng DRC (%) từ tháng 5/2006 đến tháng 1/2007

36

4.6

Bệnh nấm hồng và khô miệng cạo trên vườn CTLK 93 năm 2006

37

47

Bệnh phấn trắng trên vườn CTLK 93 năm 2006

39

4.8


Các chỉ tiêu sinh lý mủ vườn CTLK 93 năm 2006

41

4.9

Phân cấp vanh thân (cm) năm khai thác 2006

45

4.10

Phân cấp năng suất (kg/ha/năm) năm khai thác 2006

45

4.11

Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu năng suất, sản lượng và sinh trưởng
thí nghiệm CTLK 93 năm 2006

4.12

46

Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu năng suất và sinh lý mủ
thí nghiệm CTLK 93 năm 2006

46


4.13 Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu năng suất, sản lượng cá thể,
vanh, hàm lượng DRC năm 2004, 2005 và 2006
4.14. Hệ số tương quan rp, rg và giữa một số chỉ tiêu thí nghiệm năm 2006

viii

47
48


4.15

Hệ số tương quan rp, rg giữa năng suất, sản lượng cá thể qua các năm
khai thác

4.16

49

Kết quả tính các giá trị chọn lọc (I) dựa trên sản lượng cá thể –
cây cạo – vanh thân năm 2006

51

4.17

Xếp hạng chỉ số chọn lọc I qua từng từng giai đoạn khai thác

52


4.18

Năng suất (kg/ha/năm) và sản lượng cá thể (g/c/c) các DVT
triển vọng trên vườn CTLK 93 qua từng giai đoạn khai thác

53

Phụ bảng
1

Diện tích và sản lượng cao su Việt nam từ 1975 – 2005

62

2

Năng suất, sản lượng, vanh, cây cạo năm 2000

64

3

Năng suất, sản lượng, vanh, cây cạo năm 2001

65

4

Năng suất, sản lượng, vanh, cây cạo năm 2002


66

5

Năng suất, sản lượng, vanh, cây cạo năm 2003

67

6

Năng suất, sản lượng cá thể, vanh, cây cạo, hàm lượng DRC 2004

68

7

Năng suất, sản lượng cá thể, vanh, cây cạo, hàm lượng DRC 2005

69

8

Chỉ số chọn lọc I qua từng giai đoạn khai thác trên vườn CTLK 93

70

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Hình

Tên hình

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm CTLK 93

1

Hình ảnh một số DVT cao su ưu tú trên thí nghiệm CTLK 93

Trang
21

năm 2006

61

Đồ thị
4.1

Phân bố hàm lượng SUC (mM) và Pi (mM) của các DVT
thí nghiệm

43

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae
(họ Thầu Dầu). Hevea brasiliensis được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại
vùng châu thổ sông Amazon, đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2000
mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm (Webster và Paardekooper, 1989).
Nhờ vào sản phẩm đặc biệt là mủ mà cây cao su được nhân trồng với qui
mô lớn trên thế giới. Mủ cao su là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành
công nghiệp chế tạo những sản phẩm phục vụ giao thông vận tải (săm, lốp các
loại), y tế (găng tay, ống dẫn), vật dụng đời sống (nệm, đế giầy) xây dựng (đệm
chống động đất, đệm cầu cảng).
Ngoài ra, cây cao su còn cho nhiều dạng sản phẩm khác cũng có giá trị kinh
tế khá cao như gỗ, dầu hạt. Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái,
ở các vùng sâu, vùng xa, vùng trung du, miền núi, cây cao su đóng góp rất lớn vào
việc cải thiện vấn đề kinh tế xã hội, trật tự trị an, cũng như bảo vệ an ninh quốc
phòng tại các vùng biên giới.
Việt Nam có khí hậu thời tiết, đất đai khá thuận lợi cho việc phát triển cao
su. Cùng với lực lượng lao động có kinh nghiệm, trình độ quản lý kỹ thuật sản
xuất tốt, Việt Nam hội đủ điều kiện để đầu tư phát triển mạnh nghề trồng và chế
biến cao su, nâng vị trí Việt Nam xếp vào những nước sản suất cao su lớn trên thế
giới. Do cao su là cây lâu năm, một lần trồng sẽ quyết định cho cả thời gian khai

1


thác dài trên 20 năm nên việc chọn giống tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu
để vườn cao su đạt năng suất cao và chất lượng tốt.

Để phục vụ chương trình cải tiến giống cao su lâu dài ở Việt Nam, Viện
nghiên cứu cao su Việt Nam (RRIV) đã tập trung đầu tư cho công tác tạo tuyển
giống từ sau năm 1976 với quan điểm giống là yếu tố nền có tính quyết định trong
hệ thống kỹ thuật đồng bộ đối với cây cao su.
Từ năm 1982, chương trình lai tạo giống cao su Việt Nam bắt đầu được thực
hiện. Phương pháp tạo tuyển giống được vận dụng từ kinh nghiệm của RRIM và
IRCA nhưng có một số cải tiến do mục tiêu đặc thù và điều kiện khả thi.
Trong thời gian gần đây, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã nghiên cứu
thành công và đưa ra sản xuất đại trà một số dòng vô tính cao su có năng suất cao
và chất lượng tốt như RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4, LH 83/85, LH 88/72, LH 90/952,
LH 82/92, LH 83/732 (TCTCS, 2006). Tuy nhiên, việc nghiên cứu triển khai những
dòng vô tính cao su ngày càng tiến bộ là nhiệm vụ thường xuyên của công tác tạo
tuyển giống cao su.
Đồng thời, việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu chọn giống
sẽ giúp nâng cao mức tin cậy của kết quả tuyển chọn giống cao su.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình sinh trưởng, năng suất và chất lượng mủ trong nghiên cứu
tuyển chọn 18 dòng vô tính cao su tại vườn chung tuyển Lai Khê 93“.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, năng suất và đặc tính sinh lý mủ của 18
DVT cao su trồng tại vườn chung tuyển CTLK 93.
- Xác định các mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu nghiên cứu.
- Xác định chỉ số chọn lọc và đề xuất các DVT triển vọng.

2


1.3. Yêu cầu
- Phân cấp sinh trưởng và năng suất theo tiêu chuẩn phân cấp của
Paaderkooper.

- Qua tương quan, hồi qui, phân tích phương sai và hiệp phương sai, đánh
giá các mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu thí nghiệm.
- Chọn DVT triển vọng theo chỉ số chọn lọc I.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sinh trưởng, năng suất, mức độ bệnh và
đặc tính sinh lý mủ của 18 DVT cao su từ nguồn giống lai tạo tại Viện nghiên cứu
cao su Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên vườn chung tuyển
CTLK 93, Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tầm quan trọng và vai trò của cây cao su
Cây cao su là cây công nghiệp rất non trẻ, được tìm thấy ở rừng sâu thuộc
lưu vực sông Amazon, du nhập và trồng phổ biến ở các nước thuộc khu vực Đông
Nam châu Á và miền nhiệt đới châu Phi từ cuối thế kỷ 19. Nhưng hiện nay cao su
thiên nhiên là một trong những nguyên liệu chủ chốt của nền công nghiệp hiện đại.
Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao
su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ
xát, dễ sơ luyện.
Khi cây cao su hết chu kỳ khai thác phải thanh lý trung bình 1 ha cao su cho
50 – 60 m3 gỗ xẻ, với sự phát triển của công nghệ gỗ dán, gỗ ép, gỗ ghép, cộng với
kỹ thuật ngâm tẩm thích hợp, gỗ cao su được nâng cấp và đa dạng hóa trong sử
dụng để sản xuất ván sàn, trang trí nội thất, gỗ vật dụng gia đình. Do trữ lượng gỗ
rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, từ đó có thể thấy cây cao su là một nguồn cung
cấp gỗ quan trọng trước mắt cũng như cho tương lai. Ngoài ra, khuynh hướng trồng
cao su như một dạng cây rừng chỉ để lấy gỗ đang được nhiều nước nghiên cứu.

Khi chăm sóc vườn cao su trong thời gian kiến thiết cơ bản, để tăng thu nhập
người công nhân có thể trồng các loại cây lương thực, cây thảm phủ, hoặc chăn
nuôi gia súc, gia cầm trong vườn cao su, các loại cây trồng này có tác dụng bảo vệ
đất chống xói mòn, cung cấp một phần dinh dưỡng cho đất và tạo nguồn thu cho
nông dân ở dạng tiểu điền cũng như công nhân của các đại điền từ năm thứ 1 đến
năm thứ 4 sau khi trồng (Nguyễn Thị Huệ, 1997).

4


Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), diện tích
cao su Việt Nam năm 1976 chỉ có 88.200 ha với sản lượng khá khiêm tốn là 40.200
tấn, sản lượng xuất khẩu khá thấp 27.800 tấn. Đến năm 2005, diện tích đã tăng lên
đến 464.000 ha, sản lượng đạt 510.000 tấn, sản luợng suất khẩu đạt 587.110 tấn (năm
2005 Việt Nam đã phải nhập thêm cao su thiên nhiên để phục vụ công tác xuất
khẩu), với khối lượng cao su xuất khẩu trên đã thu về cho đất nước một lượng ngoại
tệ khá lớn (hơn 800 triệu USD).
Chủ trương của nhà nước đối với ngành cao su đến 2010 là tiếp tục trồng
mới ở những nơi có đủ điều kiện, trồng tái canh diện tích cao su già cỗi bằng các
giống mới có năng suất cao. Định hướng của ngành cao su Việt Nam là đến năm
2020 sẽ nâng diện tích cao su cả nước lên 700.000 ha, chủ yếu đẩy mạnh phát triển
cao su ở Tây Nguyên và giảm một phần diện tích cao su ở Đông Nam Bộ để
nhường đất cho các cây trồng và mục đích khác có hiệu quả kinh tế cao hơn (Hiệp
hội Cao su Việt Nam, 2005).
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây cao su
Cây cao su phát triển tốt ở vùng xích đạo hoặc nhiệt đới gần xích đạo, nóng
và ẩm từ vĩ tuyến 13o bắc đến vĩ tuyến 13o nam. Tuy nhiên để cây cao su sinh
trưởng, phát triển và cho sản lượng cá thể tốt thì cần một số điều kiện sau:
2.2.1. Khí hậu
Nhiệt độ: trung bình 25o C là tốt nhất nhưng cây cũng có thể chịu đựng được

nhiệt độ 10 – 15o C nếu không kéo dài quá lâu.
Lượng mưa: đều và tối thiểu 1.500 mm /năm. đất phải giữ ẩm và giữ màu.
Số giờ nắng: phải được khoảng 1.600 giờ/năm. Mây mù nhiều làm giảm
năng suất và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
2.2.2. Đất trồng
Độ cao trên mặt biển: Đất càng cao cây càng chậm lớn, năng suất càng thấp,
không nên trồng ở đất cao hơn 700 m.

5


Độ dốc: Đất bằng phẳng hoặc dốc dưới 8 % (hay 5o) là tốt nhất. Từ 8 – 16 %
phải trồng theo đường đồng mức và chống xói mòn.
Độ sâu tầng đất mặt: Vì rễ trụ ăn sâu nên tầng đất mặt càng sâu càng tốt. Đất
đỏ thường có tầng đất mặt sâu và đồng đều hơn đất xám. Cây phát triển khó khăn khi
có lớp đá ong, đá mẹ hoặc lớp nước ngầm gần mặt đất (cạn hơn 1 m).
Lý tính: cấu trúc đất từ trung bình đến nhẹ, thoát nước tốt. Mặt khác cần đủ
thành phần sét là chất keo giữ độ ẩm và giữ màu, lớp đất mặt (0 – 30 cm) có tối
thiểu 20 % sét và lớp đất sâu hơn có tối thiểu 25 % sét.
Hoá tính:
- Về chất hữu cơ: nếu hàm lượng đạt 2,6 % của khối lượng đất khô là tốt.
Đất đỏ thường có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn đất xám, do đó những nơi quá
nghèo chất hữu cơ thì phải cải tạo đất trước khi trồng hoặc bón phân hữu cơ cho
cây lúc trồng và sau khi trồng.
- Đạm (N): hàm lượng đạm tốt nhất từ 0,15 đến 0,20 % với tỉ lệ C/N vào
khoảng 10 – 12 (để giúp sự phân hóa mùn và hoá nitrat được tốt).
- Lân (P): Hàm lượng P dễ tiêu trên 100 ppm thì không cần bón phân lân.
- Độ pH: 4,5 – 5,5 là thích hợp. Cao su thích hợp đất hơi chua, độ pH thường
liên hệ mật thiết với độ no bazơ. Nếu pH < 4,0 thì đất quá chua và đã bị rửa trôi quá
nhiều. Nếu pH > 6,5 thì đất có quá nhiều bazơ, có thể độc hại cho cây cao su.

- Các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố này thường có đủ trong đất trồng
cao su, nhưng khi có quá nhiều đồng và mangan, thì chất lượng mủ cao su sau này
bị ảnh hưởng xấu (Ramli and Ong, 1990).
2.2.3. Kỹ thuật canh tác
Hố trồng cao su có kích thước 70 cm x 50 cm x 60 cm, hố phải được đào và
phơi nắng từ 10 - 15 ngày để diệt mầm bệnh và cỏ dại trong đất. Khi lấp hố cần
trộn thêm 10 kg phân hữu cơ và 200 g phân lân. Hố phải được lấp tối thiểu 7 – 10
ngày mới tiến hành trồng, lấp hố cao hơn miệng hố 3 – 5 cm sau khi cắm cọc tại

6


trung tâm hố. Trường hợp diện tích lớn để đảm bảo thời vụ có thể đào hố bằng máy
khoan (khoan hố) nhưng phải đảm bảo độ sâu và khi trồng phải dùng cuốc băm
thành hố để phá vỡ lớp đất cứng làm cản trở sự phát triển các rễ hấp thu của cây
cao su non.
Đối với vườn trồng mới tùy theo thời vụ và điều kiện kinh tế có thể trồng
bằng cây stump hoặc cây bầu. Đối với cây stump do rất dễ bị hư hại khi gặp điều
kiện bất lợi. Vì vậy cần cẩn thận trong thời vụ trồng stump. Các vùng Miền Đông
Nam bộ nên trồng stump từ 1/6 và kết thúc trồng trước 31/7 dương lịch, khu vực
Tây Nguyên nên trồng từ 1/6 và kết thúc trước 15/7 dương lịch. Trong khi đó trồng
cây bầu, thời vụ tuy không khắc nghiệt bằng cây stump do cây trồng trong bầu có
bộ rễ tương đối hoàn chỉnh nên có thể hấp thu các chất dinh dưỡng trong đất dễ
dàng hơn cây stump, tuy vậy cũng phải tranh thủ trồng sớm ngay đầu mùa mưa
(tháng 5 – 7 dương lịch).
Ngay sau khi trồng luôn luôn có một tỉ lệ cây chết do trồng không đúng kỹ
thuật hoặc do thời tiết bất lợi. Lúc này trong vườn cây sẽ có nhiều vị trí trồng không
có cây gọi là hố trống. Để đảm bảo mật độ vườn cây trong năm đầu tiên phải đạt tỉ lệ
95 %, công tác trồng dặm phải được triển khai đúng thời gian và đúng kỹ thuật. Sau
khi khi trồng 1 tháng phải tiến hành kiểm tra cây chết để trồng dặm , nên trồng dặm

bằng cây bầu 2 tầng lá. Công tác trồng dặm phải chấm dứt chậm nhất vào cuối Tháng
9, phấn đấu trồng và dặm năm đầu tiên đạt trên 95 % mật độ thiết kế.
2.3. Các nghiên cứu về sinh lý mủ cao su
Cho đến nay các nhà khoa học chưa thống nhất được vai trò đích thực của
mủ trong cây cao su. Các giả thuyết trước đây cho rằng mủ đóng vai trò dự trữ và
chuyên chở dưỡng chất trong cây. Tuy nhiên, giả thuyết này không đứng vững vì:
- Các tế bào ống mủ ở cuống lá hoàn toàn không thể vận chuyển sản phẩm
quang hợp được trong giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp, vì chúng bị ngăn chặn
bởi các thể bướu (callose).

7


- Mủ không thể coi như kho dự trữ dưỡng chất vì đa phần mủ cao su là một
chất không thể đồng hóa đơn được. Điều này được chứng minh trong trường hợp
cây thực sinh bị héo vàng, sau khi gần 60 % hydrat carbon của cây bị mất đi thì
hàm lượng cao su hầu như vẫn không giảm.
Cho đến nay chưa có một giả thuyết nào được chứng minh đầy đủ, nhưng
hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất vai trò trong trao đổi nước của hệ thống
ống mủ.
Thành phần của mủ cao su: mủ cao su tươi là một phức hệ các hạt tích điện
âm phân tán trong môi trường Serum (gọi là Serum C), thành phần hạt bao gồm ba
loại chính trong đó hạt cao su chiếm từ 30 – 45 %, hạt Lutoid chiếm từ 10 – 20 %
còn lại là thể phức Frey – Wyssling (trích dẫn Võ Thu Hà, 1996).
Các yếu tố hạn chế năng suất mủ: Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố môi
trường (khí hậu, đất đai) và yếu tố nội tại liên quan đến dòng chảy và tái sinh mủ
giữa hai lần cạo là những yếu tố chính.
2.4. Ảnh hưởng của sinh lý mủ đến năng suất
Các công trình chuẩn đoán mủ đã được bắt đầu từ năm 1960 và phát triển
mạnh trong thập niên 80, với mục tiêu giúp xác định tình trạng khai thác tối ưu

của cây cao su. Nó cũng được khuyến cáo vận dụng như một công cụ hỗ trợ cho
chọn giống cao su nhằm góp phần phân nhóm giống cao su theo các đặc điểm
sinh lý mủ.
- Hàm lượng chất rắn tổng số TSC (Total Solid Content): hàm lượng cao su
khô chiếm 90 % thành phần của TSC, TSC cao có thể làm hạn chế dòng chảy do độ
nhầy quá cao dẫn đến hạn chế sản lượng cá thể. Những giống có hàm lượng TSC cao
được khuyến cáo sử dụng các hoạt chất kích thích mủ để gia tăng sản lượng cá thể.
- Hàm lượng đường trong mủ SUC (Sucrose): sản sinh từ quá trình quang
hợp, đều là phân tử cơ bản cho quá trình sinh tổng hợp. Tuy nhiên, hàm lượng SUC
quá cao có thể phản ánh mức sử dụng SUC kém trong mạch mủ dẫn đến sản lượng
cá thể thấp.

8


- Hàm lượng các nhóm thiols (R – SH): các nhóm thiols trong mủ có nhiệm
vụ trung hòa nhiều dạng oxygen độc hại bảo vệ màng phospho lipit và các bào quang
của mạch mủ, làm ổn định hệ keo giúp dòng chảy thuận lợi. Nhiều tác giả chứng
minh có tương quan thuận giữa hàm lượng thiols và sản lượng cá thể.
- Hàm lượng phospho vô cơ (Pi): hàm lượng Pi phản ánh tình trạng trao đổi
năng lượng của hệ thống mạch mủ, nó góp phần vào quá trình trao đổi glucid, tổng
hợp nucleotid liên quan đến vận chuyển năng lượng (ATP, ADP) hoặc các phản
ứng khử NADPH trong các phân tử phosphoryl hóa, hàm lượng Pi tương quan
thuận với năng suất.
2.5. Đặc tính di truyền
2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước
Khi nghiên cứu đặc điểm di truyền trên các dòng cao su lai tạo tại RRIM,
các nhà khoa học đưa ra nhiều kết luận rất có ý nghĩa cho công tác chọn giống hiện
nay, cơ sở nghiên cứu dựa trên sự phân tích khả năng phối hợp chung (GCA:
General combining ability) và khả năng phối hợp riêng (SCA: Specific combining

ability) khi thực hiện lai giữa nhiều bố mẹ.
Theo Tan và Subramaniam (1987), các đặc tính kinh tế của cây cao su như
sinh trưởng, sản lượng cá thể, tính kháng bệnh và một vài đặc tính sinh lý mủ do
nhiều gien kiểm soát. Nghiên cứu của Tan (1996), cho thấy GCA quan trọng hơn
SCA đối với đặc tính kháng bệnh và đặc tính sinh lý mủ.
Việc ứng dụng kỹ thuật ghép cây cao su đã mang lại hiệu quả thiết thực, các
cây thực sinh đầu dòng xuất sắc được nhân thành nhiều DVT ở Indonesia và
Malaysia (Wycherley, 1964). Kỹ thuật ghép mắt đã đánh dấu và mở ra một con
đường mới trong tạo tuyển giống cao su là chọn lọc quần thể DVT đầu dòng. Nhiều
DVT đã được chọn lọc và tạo ra từ phương pháp này như PR 107, GT 1, BD 5, BD
10, PB 23, PB 25, PB 86 và PB 86 ở Malaysia. RRIC 7, RRIC 8, RRIC 52, và RRIC
62 ở Sri Lanka (theo trích dẫn của Trần Thị Thúy Hoa và cvt, 1997).

9


Năm 1988, bằng kỹ thuật Isozyme đánh dấu, mức độ phong phú di truyền
của các nguồn gen được nghiên cứu. Hiện nay bằng phương pháp DNA 12 loại
isoenzyme được xác định có thể đánh dấu 14 vị trí gen đa hình ở cây cao su. Kết
quả cho thấy nguồn gen của quần thể hoang dại Amazon phong phú hơn quần thể
thuần chủng hoá Wickham (Seguin và cộng sự, 1992).
2.5.2. Nghiên cứu trong nước
Trần Thị Thuý Hoa (1998), với công trình "Nghiên cứu và cải tiến chương
trình lai hữu tính nhân tạo giống cao su Việt Nam" đã đề cập đến đặc điểm di
truyền của cây cao su, biến thiên về kiểu hình, ưu thế lai, ước lượng khả năng phối
hợp chung (GCA), phối hợp riêng (SCA) và ước lượng hệ số di truyền về đặc tính
sinh trưởng, sản lượng cá thể và độ dầy vỏ nguyên sinh qua chương trình lai tạo
giống cao su Việt Nam giai đoạn 1982 - 1994.
Tuy nhiên, giá trị GCA và SCA thay đổi phụ thuộc vào điều kiện ngoại
cảnh nên phải tiến hành nghiên cứu nhiều năm. GCA được duy trì qua các thế hệ

nên có ý nghĩa cho việc tạo giống thuần, còn SCA sẽ dần dần mất đi trong các thế
hệ sau nên có ý nghĩa trong việc tạo giống lai F1 có ưu thế lai cao (Phan Thanh
Kiếm, 2006).
Đặc tính di truyền về khả năng sinh trưởng, sản lượng cá thể và kháng bệnh ở
cây cao su được rất nhiều viện nghiên cứu cao su trên thế giới đi sâu nghiên cứu.
Nhiều kết luận mang tính thực tiễn rất có ý nghĩa cho công tác tạo tuyển giống hiện
nay. Các nghiên cứu trước đây cho thấy khả năng di truyền về sinh trưởng, sản lượng
cá thể và kháng bệnh tuỳ theo từng giống. Đặc biệt, theo Trần Thị Thuý Hoa (1998),
khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, sản lượng cá thể và kháng bệnh trên cây cao
su đã cho thấy khả năng phối hợp chung (GCA) của các giống cao su khi lai tạo với
nhiều giống khác cho ưu thế lai rất cao về các chỉ tiêu sinh trưởng, sản lượng cá thể
và khả năng kháng bệnh (Lim, 1972).

10


×