Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNGĐẤT XÃ HIẾU LIÊM HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.94 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

---W X---

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ HIẾU LIÊM - HUYỆN TÂN UYÊN - TỈNH BÌNH DƯƠNG
ĐẾN NĂM 2010

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

ĐỖ THỊ TƯƠI
04333036
CD04CQ
2004 – 2007
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


- TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

---W X---

ĐỖ THỊ TƯƠI

QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ HIẾU LIÊM - HUYỆN TÂN UYÊN - TỈNH BÌNH DƯƠNG
ĐẾN NĂM 2010

Giáo viên hướng dẫn: KS. Phạm Hồng Sơn
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

- Tháng 7 năm 2007 -


Lời cảm ơn!
Để đạt được kết quả học tập như ngày hôm nay.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Gia đình, người
thân và bạn bè luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập của mình.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành đến:
# Q thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã
hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức

quý báu trong suốt quá trình em theo học tại trường.
# Thầy Phạm Hồng Sơn đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian em thực tập và hoàn thành bài báo cáo
tốt nghiệp của mình.
# Sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chò làm
việc trong UBND xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương.

Tháng 07 năm 2007
Đỗ Thò Tươi


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Tươi, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã Hiếu Liêm, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2010”.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Phạm Hồng Sơn, Bộ môn Công nghệ địa chính,
Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
Nguồn đất đai thì có hạn mà dân số thì ngày càng tăng đã và đang gây áp lực
ngày càng lớn đối với vấn đề quản lý và sử dụng đất đai. Vì vậy, công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết thông qua việc phân bố quỹ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (đó là các giải pháp sử dụng đất cụ thể) nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Xã Hiếu Liêm, nằm ở phía Nam huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có tổng
diện tích đất tự nhiên là 4.569,04ha thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do
mới thành lập lại là một xã vùng sâu vùng xa của huyện đời sống nhân dân nhìn chung
có phát triển nhưng còn thấp. Nên việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết
cho xã là hết sức cần thiết.

Dựa trên cơ sở Luật đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003, Thông tư
28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng
các phương pháp như thống kê, điều tra thực địa, phương pháp bản đồ và phương pháp
dự báo tiến hành phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất và
tiềm năng đất đai, phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch cũng như
định hướng phát triển kinh tế – xã hội và kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất của các
ngành trên địa bàn xã. Làm cơ sở tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng
đất cho xã đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết với cơ cấu sử dụng đất đến
năm 2010 như sau: diện tích đất nông nghiệp là 3.807,35ha chiếm 83,33% tổng diện
tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 761,69ha chiếm 16,67% tổng diện tích
tự nhiên toàn xã, không có đất chưa sử dụng. Bên cạnh đó, có những kiến nghị, đề xuất
và các giải pháp tổ chức thực hiện.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT .......................................................................................................................i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
PHẦN I TỔNG QUAN ..................................................................................................3
I.1. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................3
I.1.1. Nước ngoài .............................................................................................................3
I.1.2 Trong nước ..............................................................................................................3
I.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................6

I.2.1. Căn cứ khoa học .....................................................................................................6
I.2.2. Căn cứ pháp lý........................................................................................................7
I.3. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................7
I.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ....8
I.4.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................8
I.4.1. Các phương pháp thực hiện....................................................................................8
I.4.3. Quy trình thực hiện ................................................................................................9
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................11
II.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ...11
II.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................11
II.1.2. Thổ nhưỡng .........................................................................................................11
II.1.3. Địa hình...............................................................................................................11
II.1.4. Khí hậu ................................................................................................................13
II.1.5. Thuỷ văn .............................................................................................................13
II.1.6. Tài nguyên động thực vật ...................................................................................13
II.1.7. Tài nguyên nhân văn ...........................................................................................14
II.1.8. Cảnh quan môi trường ........................................................................................14
II.1.9. Các tài nguyên khác ............................................................................................14
II.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................14
II.2.1. Hiện trạng xã hội.................................................................................................14
II.2.2. Hiện trạng kinh tế ...............................................................................................18
II.2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế – xã hội .....................................................20
II.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI .....................21
II.3.1. Tình hình quản lý ................................................................................................21
II.3.2. Tình hình thống kê và kiểm kê đất đai ...............................................................21
II.3.3. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai ................................21


II.3.4. Nhận xét ..............................................................................................................21
II.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI QUA

CÁC NĂM.....................................................................................................................22
II.4.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng ..................................................22
II.4.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng..................................................25
II.4.3. Biến động đất đai ................................................................................................25
II.5. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ..................................................................25
II.5.1. Tiềm năng đất nông nghiệp ................................................................................26
II.5.2. Tiềm năng đất phi nông nghiệp ..........................................................................26
II.6. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 .................26
II.6.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của xã Hiếu Liêm đến năm 2010..........26
II.6.2. Định hướng sử dụng đất......................................................................................28
II.7. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ............................30
II.8. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ...........................................................................31
II.8.1. Quan điểm sử dụng đất .......................................................................................31
II.8.2. Quy hoạch sử dụng đất .......................................................................................31
II.9. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ...............................................................................35
II.9.1. Năm 2007 ...........................................................................................................35
II.9.2. Năm 2008 ............................................................................................................36
II.9.3. Năm 2009 ............................................................................................................37
II.9.4. Năm 2010 ............................................................................................................39
II.10. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ..........................................................................40
KẾT LUẬN ..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 38


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê các loại đất trên địa bàn xã ..............................................................11
Bảng 2: Thống kê dân số của xã Hiếu Liêm theo đơn vị hành chính ...........................14
Bảng 3 : Thống kê tình hình lao động trên địa bàn xã ..................................................15
Bảng 4: Thống kê tình hình giáo dục trên địa bàn xã....................................................16

Bảng 5: Thống kê tình hình y tế trên địa bàn xã ...........................................................16
Bảng 6: Thống kê hệ thống giao thông trên địa bàn xã .................................................18
Bảng 7: Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Hiếu Liêm năm 2006 ..........19
Bảng 8: Thống kê tình hình chăn nuôi xã Hiếu Liêm ..................................................19
Bảng 9: Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn xã năm 2006........................................21
Bảng10: Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng năm 2006 ...................................22
Bảng11: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã trong năm 2006 ...............................23
Bảng 12: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006.............................................24
Bảng 13: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 phân theo đối tượng sử
dụng ...............................................................................................................................25
Bảng 14: Kết quả dự báo dân số và số hộ trên địa bàn xã đến năm 2010 .....................29
Bảng 15 : Cơ cấu các loại đất đến năm 2010 ................................................................32
Bảng 16 : Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 ...........................................33
Bảng 17 : Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2010 .....................................34


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố dân số trong xã ...............................................................................15
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của xã Hiếu Liêm năm 2006 .............................................15
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất năm 2006......................................................................22
Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2006.................................................23
Biểu đồ 5: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 ..........................................24
Biểu đồ 6: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010......................................................................32
Biểu đồ 7: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010.................................................33
Biểu đồ 8: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 ..........................................34


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi


ĐẶT VẤN ĐỀ
# Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất đai giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với mọi hoạt
động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Nguồn đất đai thì có hạn mà dân số thì ngày càng tăng cùng với những hoạt
động sống ngày càng phong phú, đa dạng và phát triển không ngừng. Sự bùng nổ dân
số cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ đã và
đang gây áp lực ngày càng lớn đối với vấn đề quản lý và sử dụng đất đai. Để giải quyết
vấn đề này cần phải lập “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”.
Bởi theo khoản 2, điều 6, Luật đất đai 2003 qui định công tác lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và được
cụ thể hóa thông qua Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành luật đất đai. Ngoài ra, nó còn mang tính tổng quát bao trùm lên
nhiều ngành, nhiều đối tượng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước làm cơ sở cho các ngành khác tiến
hành quy hoạch cho riêng mình tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí tài nguyên và
hủy hoại môi trường.
Xã Hiếu Liêm nằm ở phía Nam huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương mang tính
chất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế với
tổng diện tích đất tự nhiên là 4.569,04ha. Tuy nhiên, do mới thành lập lại là một xã
vùng sâu vùng xa của huyện đời sống nhân dân nhìn chung có phát triển nhưng còn
thấp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ còn non trẻ. Cùng với hệ thống giao
thông xuống cấp trầm trọng là dịch vụ thương mại đang ở điểm xuất phát. Nên việc lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho xã nhằm phân bổ, điều tiết lại quỹ đất đai
một cách đầy đủ, hợp lý khoa học và có hiệu quả bền vững là cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến
năm 2010”
# Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
địa phương.
- Dự báo và cân đối nhu cầu sử dụng đất của xã để xây dựng phương án quy
hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến 2010,
đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh, nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và
lâu bền.
- Làm cơ sở cho công tác giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi
thường giải tỏa đất khi Nhà nước thu hồi đất,…
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã.

Trang 1


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

# Yêu cầu
- Đánh giá chính xác điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng
phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai hiện tại và trong
tương lai.
- Quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân, các tổ chức ban, ngành và các cấp.
- Tuân thủ những quy định trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Phù hợp với quy hoạch, định hướng của huyện.
- Phương án quy hoạch phải mang tính khách quan, đồng bộ và dựa trên quan
điểm đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của người dân trong vùng quy hoạch cũng
như điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương.
- Thực hiện đúng quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài

nguyên – Môi trường ban hành năm 2004.
# Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ quỹ đất đai theo ranh giới hành chính đã được xác định trên địa bàn
toàn xã Hiếu Liêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trang 2


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Nước ngoài
Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) đã soạn thảo, hướng
dẫn nội dung và các bước tiến hành quy hoạch sử dụng đất chung cho toàn thế giới.
Nhà nước Liên Xô cũ trước đây đã xác định: “Quy hoạch là hệ thống các biện
pháp triển khai luật sử dụng đất và sử dụng toàn diện, có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên
đất”. Bắt đầu từ thập niên 30, hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa
phương đã được hình thành.
I.1.2 Trong nước
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai được thực hiện theo ngành và lãnh thổ
hành chính, từ quy mô toàn quốc đến cấp tỉnh, huyện, xã và các vùng chuyên canh,
lâm trường, xí nghiệp. Công tác quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành từ năm
1961, trải qua các giai đoạn sau:
# Từ năm 1961 đến 1975
Miền Bắc: công tác quy hoạch ở các nông – lâm trường do bộ Nông trường
thực hiện, chủ yếu là quy hoạch các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, có đề cập đến bố

trí, phân bổ đất nông nghiệp.
Miền Nam: thực hiện dự án phát triển kinh tế hậu chiến.
™ Hạn chế: nội dung, phương pháp quy hoạch đơn giản, không mang tính pháp
lý, chủ yếu phục vụ cho hoạt động của từng nông trường và từng hợp tác xã.
# Từ năm 1976 đến 1978
Thông qua nghị quyết Trung ương 2 khoá IV, Nhà nước cho ra đời Ủy ban
Phân vùng kinh tế Trung ương. Ủy ban này hoạt động như một liên ngành tối cao. Ở
cấp tỉnh, thành lập ban Phân vùng kinh tế cấp tỉnh phục vụ cho định hướng phát triển
kinh tế.
™ Kết quả
Xây dựng được phân vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thực
phẩm của cả nước.
Phân được 7 vùng kinh tế:
- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Khu bốn cũ (Bắc Trung Bộ).
- Duyên hải miền Trung.
- Vùng Tây Nguyên.
- Vùng Đông Nam Bộ.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trang 3


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

Xây dựng phương án phân vùng trong nông – lâm nghiệp cho 41 tỉnh – thành
phố. Chủ yếu cho 2 loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, các loại đất khác ít được chú ý.

™ Hạn chế
Nguồn tài liệu điều tra tình hình cơ bản giới hạn, không đồng bộ nên tính khả
thi của phương án không cao.
Thiếu số liệu cơ bản về thống kê, kiểm kê đất đai.
Nội dung quy hoạch chưa đề cập thành một mục riêng trong báo cáo mà dàn
trải trong các nội dung quy hoạch và chỉ chú ý đến nội lực, không đánh giá ngoại lực.
# Từ năm 1981 đến 1986
Đại hội Đảng lần V đưa ra Nghị quyết xúc tiến điều tra cơ bản, lập sơ đồ quy
hoạch và phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu những chiến lược, dự thảo kế hoạch
5 năm sau (1986 – 1990). Để thực hiện nghị quyết này, Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) triển khai công tác quy hoạch trên toàn quốc.
™ Kết quả
Lập nên tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất trong cả nước; lập
sơ đồ phát triển phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp; sơ đồ phát triển phân bố
lực lượng sản xuất ở các vùng kinh tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cấp tỉnh, huyện: phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các huyện
đều tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội.
™ Ưu điểm
Đây là đợt triển khai quy hoạch quy mô nhất Việt Nam sau ngày giải phóng.
Chất lượng quy hoạch được nâng cao thông qua việc kế thừa một số tài liệu cơ
bản, đối tượng quy hoạch được mở rộng hơn, gồm: đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất
khu công nghiệp, đất giao thông và đất ở …
Quy hoạch các cấp trong thời kì này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
(mang tính pháp lý).
Nội dung quy hoạch được lập thành một chương riêng.
™ Hạn chế
Chỉ có quy hoạch cấp toàn quốc, tỉnh, huyện; riêng quy hoạch cấp xã chưa được
đề cập đến.
# Từ năm 1987 đến trước Luật đất đai 1993
Nhà nước quản lý đất đai theo kế hoạch và quy hoạch (Luật đất đai 1987), hình

thành một loại hình quy hoạch mới, gọi là quy hoạch sử dụng đất đai mà trước đây
chưa có.
Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành Thông tư số 106/RĐ-QH làm cho công
tác quy hoạch rất ổn định. Đây là văn bản đầu tiên đề cập đến quy hoạch sử dụng đất,
hướng dẫn nội dung, phương pháp, trình tự thủ tục đối với quy hoạch sử dụng đất đai
cấp xã. Các cấp đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã sau khi Thông tư này
có hiệu lực. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp quy hoạch vẫn còn đơn giản, sơ sài,
phương pháp luận không chặt chẽ. Do đó, tính khả thi về mặt thực tiễn chưa cao.

Trang 4


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

Tháng 7 năm 1993, Luật đất đai mới ra đời thay thế Luật đất đai 1987, một lần
nữa khẳng định công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai.
# Sau Luật đất đai 1993 đến trước Luật đất đai 2003
Luật đất đai năm 1993 ra đời, Nhà nước ban hành thêm một số văn bản dưới
Luật nhằm giúp công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với hiện tại và
tương lai.
Chỉ thị 247/TTg ngày 28/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông báo số 122/TB-TW ngày 14/07/1995 của Ban bí thư Trung ương.
Chỉ thị 245/TTg ngày 22/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất.
Công văn 826/CV-ĐC của Tổng Cục Địa Chính ban hành ngày 16/07/1996 về
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện Chỉ thị 245/TTg.
Công văn 1814/CV-TCĐC ngày 18/10/1998 của Tổng Cục Địa Chính về việc

triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công văn số 1294/CV-TCĐC ngày 25/08/1999 của Tổng Cục Địa Chính về
việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2000.
Nghị định số 68/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/10/2001 về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/10/2001 của Tổng Cục Địa Chính
hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
Quyết định số 424b/2001/QĐ-CĐC ngày 01/11/2001 của Tổng Cục Địa Chính
về việc ban hành hệ thống biểu mẫu lập kế hoạch sử dụng đất.
# Luật đất đai 2003 ra đời đến nay
Tháng 11/2003, Nhà nước ban hành Luật đất đai mới thay thế Luật đất đai
1993, tại khoản 2, điều 6 nêu rõ công tác lập kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai và ban hành thêm một số văn bản dưới Luật để giúp
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là công tác lập kế hoạch sử dụng đất được
tốt và phù hợp với tình hình hiện nay hơn.
Nghị định 164/2004/NĐ-CP của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng
đất để đảm bảo thi hành án.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật đất đai 2003.
Nghi định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.

Trang 5



Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
I.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.2.1. Căn cứ khoa học
# Đất đai
™ Khái niệm
Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định như vùng đất, khoanh đất, vạt đất…có vị
trí, hình thể, thể tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành như điều kiện địa
hình, đặc tính thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật…, tạo ra những điều kiện nhất định
cho việc sử dụng đất theo các mục đích sử dụng khác nhau.
™ Vai trò của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội
Là tài nguyên không thể tái tạo được: đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn
chế của nhân loại, là vật mang sự sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có một tư
liệu nào có thể thay thế được vai trò của nó đối với sự sinh tồn và phát triển của xã hội
loài người.
Là tư liệu sản xuất đặc biệt: do đặc điểm tạo thành, tính hạn chế về số lượng,
tính không đồng nhất và tính không thay thế.
Đất đai có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong sản xuất xã hội.
# Quy hoạch sử dụng đất
™ Quy hoạch
Quy hoạch là hệ thống các biện pháp về kinh tế – kỹ thuật và pháp lý nhằm
đánh giá nguồn lực của địa phương làm cơ sở phân bố hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững.
™ Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về kinh tế, kỹ thuật và pháp chế để tổ

chức, sử dụng và quản lý đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao
nhất, thông qua việc phân bố quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất
(đó là các giải pháp sử dụng đất cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội
tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
™ Bản chất của quy hoạch sử dụng đất đai
Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và các điều kiện tự nhiên – tài
nguyên thiên nhiên điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất; xây dựng phương
án quy hoạch sử dụng đất đai khoa học, hiệu quả bền vững.
™ Đặc điểm
- Tính lịch sử - xã hội
- Tính tổng hợp
- Tính dài hạn
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
- Tính chính sách
- Tính khả biến
Trang 6


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

# Kế hoạch sử dụng đất đai
Kế hoạch sử dụng đất là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất về mặt
nội dung và thời kỳ, được lập theo cấp lãnh thổ hành chính.
Kế hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
™ Kế hoạch sử dụng đất đai ngắn hạn: là kế hoạch được lập theo chu kỳ mỗi
năm hoặc 5 năm tùy theo cấp đơn vị hành chính.
- Cấp toàn quốc, tỉnh: lập kế hoạch sử dụng đất đai 5năm.
- Cấp huyện, xã: lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.

™ Kế hoạch sử dụng đất đai theo quy hoạch: là kế hoạch sử dụng đất đai được
lập theo quy hoạch sử dụng đất đai ở 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã. Kế hoạch sử
dụng đất đai theo quy hoạch có thể là kế hoạch dài hạn (5 năm) hoặc kế hoạch ngắn
hạn (1 năm).
I.2.2. Căn cứ pháp lý
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992.
Luật đất đai năm 1993. Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai ngày
02/12/1998 và 29/06/2001.
Luật đất đai 2003 ngày 26/11/2003, do Quốc Hội ban hành.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi
hành Luật đất đai.
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai.
Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
I.3. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Xã Hiếu Liêm được thành lập theo Nghị định 190/2004/CP của Chính Phủ ngày
17/11/2004, nằm ở phía Nam huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Xã Hiếu Liêm mang
tính chất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.569,04 ha. Địa hình nằm ở vị trí theo hướng Bắc và
Đông Bắc Tây Nam, nhìn chung không bằng phẳng, có nhiều đồi thấp xen kẽ. Mật độ
che phủ khá lớn tạo cho vùng một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ. Trên địa bàn toàn
xã có 5 loại đất chính mà chủ yếu là đất xám có tầng loang lổ với diện tích là
1.994,48ha chiếm 43,65% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, thích hợp với các loại cây
ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Điều kiện khí hậu ở đây được xem là khá thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp, có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chia làm 2 mùa rõ rệt
trong năm, hầu như không chịu ảnh hưởng của bão lũ. Nguồn nước mặt dồi dào cả về
số lượng và chất lượng nhưng do phân bổ không đều nên mức độ khai thác nguồn

nước để phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt còn hạn chế. Tuy nhiên, do mới
thành lập lại là một xã vùng sâu vùng xa của huyện nên đời sống nhân dân nhìn chung
có phát triển nhưng còn thấp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ còn non trẻ.
Trên địa bàn toàn xã có 427 hộ với 2.390 khẩu phân bố ở 3 ấp Cây Dâu, Cây Dừng và
ấp Chánh Hưng nhưng dân cư phân bố không đều, nhiều hộ chưa có hộ khẩu thường
Trang 7


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

trú gây khó khăn cho công tác quản lý địa bàn. Là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của
huyện nên vấn đề y tế, giáo dục - đào tạo gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với hệ thống
giao thông xuống cấp trầm trọng là dịch vụ - thương mại đang ở điểm xuất phát.
I.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
I.4.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên.
- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội.
- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai qua các năm.
- Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010.
- Quy hoạch sử dụng đất.
- Kế hoạch sử dụng đất.
- Các giải pháp kinh tế - xã hội.
I.4.1. Các phương pháp thực hiện
# Phương pháp thống kê
Được sử dụng để thống kê diện tích các loại đất, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội.

Từ các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế – xã hội giúp đánh
giá tiềm năng phát triển của địa phương.
# Phương pháp điều tra thực địa
Dựa trên việc thu thập điều tra quan trắc trong vùng nghiên cứu để có được số liệu
về mặt định lượng, những số liệu của kiểm kê, thống kê của năm đầu quy hoạch, tiến hành
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất để làm cơ sở cho những năm tiếp theo.
# Phương pháp bản đồ
Trên cơ sở các bản đồ sẵn có như: bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2005 tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2006 và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010.
# Phương pháp GIS
Sử dụng công cụ của GIS để điều chỉnh lại cơ sở dữ liệu. Từ đó, tiến hành phân
tích, xử lý, biên tập và xuất vẽ ra hệ thống dữ liệu, bản đồ phục vụ cho công tác quy
hoạch sử dụng đất trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề.
# Phương pháp dự báo
Cùng với sự gia tăng về dân số là sự gia tăng về nhu cầu đối với đất đai ngày
càng lớn. Trong khi đó quỹ đất lại có hạn. Vì vậy, dự báo dân số toàn xã đến năm 2010
nhằm xác định nhu cầu đất ở của địa phương, dự báo xu hướng phát triển kinh tế – xã
hội cũng như nhu cầu sử dụng đất của các ngành có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của
công tác quy hoạch sử dụng đất.

Trang 8


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

I.4.3. Quy trình thực hiện
Căn cứ vào Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai công tác lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở cấp xã gồm 14
bước sau:
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của địa phương.
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động đất đai của địa phương với giai
đoạn 10 năm trước.
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với
tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ
của địa phương.
4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước.
5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước.
6. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
7. Xác định các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch
sử dụng đất.
9. Lựa chọn phương án hợp lý và quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
10. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.
11. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
12. Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
13. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
14. Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.

Trang 9


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi


SƠ ĐỒ VỊ TRÍ XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 10


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
II.1.1. Vị trí địa lý
Hiếu Liêm là một xã mới thành lập, được chia tách từ hai xã Lạc An và Tân
Định với diện tích tự nhiên là 4.569,04ha.
# Địa giới hành chính xã Hiếu Liêm có tứ cận :
™ Phía Đông: giáp tỉnh Đồng Nai.
™ Phía Tây: giáp xã Tân Thành, Đất Cuốc và Lạc An.
™ Phía Nam: giáp xã Lạc An và tỉnh Đồng Nai.
™ Phía Bắc: giáp xã Tân Định và tỉnh Đồng Nai.
II.1.2. Thổ nhưỡng
Theo tài liệu thổ nhưỡng của phòng Tài nguyên – Môi trường và kết quả điều
tra khảo sát. Trên toàn địa bàn xã Hiếu Liêm có 5 loại đất chính mà chủ yếu là đất xám
có tầng loang lổ với diện tích là 1.994,48ha chiếm 43,65% tổng diện tích tự nhiên toàn
xã.
Bảng 1: Thống kê các loại đất trên địa bàn xã

hiệu


Loại đất

Diện
tích (ha)

Địa bàn phân bố
chủ yếu

1. Đất phù sa có tầng đốm rỉ

Pr

170,66 Ấp Chánh Hưng

2. Đất mùn đỏ trên núi

Fh

397,59 Ấp Cây Dâu

3. Đất xám có tầng loang lổ

XI

1.994,48 Ấp Cây Dừng

4. Đất nâu đỏ

Fd


5. Đất nâu vàng

Fx

430,71 Ấp Chánh Hưng
1.397,82 Ấp Cây Dừng

Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Tân Uyên
II.1.3. Địa hình
Xã Hiếu Liêm là một trong những xã thuộc vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ
chiến khu D. Địa hình nằm ở vị trí theo hướng Bắc và Đông Bắc Tây Nam, đất đai
nhìn chung không bằng phẳng, có nhiều đồi thấp xen kẽ.
Ấp Cây Dừng và ấp Chánh Hưng với độ dốc cấp 4 còn ấp Cây Dâu với độ dốc
cấp 2 thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả.
Nhìn chung về yếu tố địa hình cũng không mấy phức tạp, hơi gợn sóng, có đồi
thấp nên việc đi lại của người dân cũng khá thuận lợi. Mật độ che phủ khá lớn tạo cho
vùng một cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.

Trang 11


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

Trang 12


Ngành Quản lý Đất đai


Đỗ Thị Tươi

II.1.4. Khí hậu
Xã Hiếu Liêm có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo (nhiệt độ trung bình 270C) nằm
trong khí hậu vùng Đông Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão lũ, chia ra
làm hai mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa có gió mùa Tây Nam mang nhiều
hơi ấm từ vùng Ấn Độ Dương thuộc không khí xích đạo nhiệt đới có đặc tính nóng ẩm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc nóng và hầu
như không mưa.
Nhiệt độ trung bình năm: 26,70C.
Lượng mưa trung bình năm: 1.600 – 1.800mm.
Độ ẩm trung bình năm: 78,9%.
Khí hậu được xem là khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng điểm hạn
chế lớn nhất về khí hậu, thời tiết ở xã là mưa lớn, phân bổ theo mùa, mưa tập trung
cường độ lớn thường trùng với thời điểm xả lũ ở hồ Trị An và triều cường của hai con
sông làm cho các vùng trũng ven sông bị ngập lụt gây thiệt hại cho sản xuất và đời
sống của nhân dân.
Đến mùa khô lượng mưa không đáng kể làm cho phần đất cao, xa nguồn nước
bị khô cạn sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Khí hậu này thích hợp với các loại cây
nhiệt đới ưa nắng, nếu giải quyết đủ nước tưới vào mùa khô và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt có thể thâm canh tăng vụ để cây trồng cho
năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
II.1.5. Thuỷ văn
Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi hai con sông lớn là sông Bé và
sông Đồng Nai (sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy Lang Biang của dãy Nam Trường
Sơn ở độ cao khoảng 2.000m chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước,
Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh và đổ ra cửa biển Vũng Tàu) với lưu lượng rất
lớn. Ngoài ra, nguồn nước mặt còn được cung cấp bởi hệ thống suối nhỏ. Tuy nhiên,
các suối này chỉ có nước trong mùa mưa, mùa khô lưu lượng nhỏ bởi lượng mưa hàng

năm bình quân 1.600 – 1.800mm/năm phân bố không đều lại không có nguồn sinh
thuỷ, lòng suối thấp.
Như vậy, mặc dù nguồn nước mặt dồi dào cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng
do phân bố không đều nên mức độ khai thác nguồn nước để phục vụ cho sản xuất cũng
như sinh hoạt còn hạn chế. Đặc biệt, đối với nông nghiệp do địa hình dốc, mặt ruộng
cao so với mặt nước sông vào mùa kiệt nên gặp không ít khó khăn trong việc đưa nước
vào ruộng.
II.1.6. Tài nguyên động thực vật
# Thực vật
Do điều kiện thổ nhưỡng như trên nên ấp Cây Dừng trồng nhiều cao su và điều,
ấp Chánh Hưng trồng nhiều cây ăn trái, ấp Cây Dâu trồng nhiều tràm, lúa nước và cây
ăn trái.
Riêng đất trong Quân Đoàn 4 còn có rừng nguyên sinh.

Trang 13


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

# Động vật
Ở ấp Cây Dừng có một trại nuôi bò và một trại nuôi heo với quy mô tương đối
lớn. Còn trong những hộ gia đình thì chăn nuôi bò, heo, gà, vịt với quy mô vừa và nhỏ.
II.1.7. Tài nguyên nhân văn
Huyện Tân Uyên là một huyện anh hùng (di tích để lại là chiến khu D). Xã
Hiếu Liêm nằm trong địa bàn chiến khu D nên người dân ở đây có bản chất kiên
cường, chịu khó. Ngoài ra, họ còn lưu giữ nét đẹp truyền thống với nghề đan lát lâu
đời.
II.1.8. Cảnh quan môi trường

Nhìn chung khá trong lành, không có nguy cơ ô nhiễm bởi chất thải công
nghiệp do trên địa bàn xã không có xí nghiệp công nghiệp. Đây là điều kiện cho địa
phương phát triển mô hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sự ô
nhiễm đất và nước do lượng phân bón, thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng nhiều.
Xây dựng nhà máy nước, đề ra các dự án nghiên cứu nhằm thăm dò và xác định trữ
lượng tiềm năng nước ngầm.
II.1.9. Các tài nguyên khác
Là một xã nằm ở phía Nam huyện Tân Uyên, giáp với 2 con sông: sông Bé và
sông Đồng Nai nên đất đai rất màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi hình thành những vùng
cây ăn trái chạy dọc theo bờ sông, tạo nên những khu du lịch, những nhà vườn với đủ
loại trái cây: cam, bưởi, sầu riêng, chôm chôm…
Từ những thuận lợi trên giúp xã Hiếu Liêm có tiềm lực kinh tế rất mạnh mẽ,
cần tận dụng điều này để khơi dậy và phát huy tiềm lực kinh tế của khu vực này.
II.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
II.2.1. Hiện trạng xã hội
# Dân số
Theo số liệu thống kê thì trên toàn địa bàn xã Hiếu Liêm có 427 hộ với 2.390
nhân khẩu. Các hộ dân sống tập trung ven các trục giao thông chính và ven hệ thống
sông Đồng Nai. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,2% có xu hướng giảm dần. Mà
nguyên nhân chính là do việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia
đình tại địa phương. Dân cư của xã được phân bố ở 3 ấp: Chánh Hưng, Cây Dâu và
Cây Dừng.
Bảng 2: Thống kê dân số của xã Hiếu Liêm theo đơn vị hành chính
Tên ấp

Tổng số hộ gia đình (hộ)

Tổng số nhân khẩu
(người)


Ấp Chánh Hưng

162

912

Ấp Cây Dâu

154

850

Ấp Cây Dừng

111

628

Tổng cộng

427

2.390

Nguồn: UBND xã Hiếu Liêm 2006
Trang 14


Ngành Quản lý Đất đai


Đỗ Thị Tươi

26%

38%
Ấp Cây Dâu
Ấp Cây Dừng

36%

Ấp Chánh Hưng

Biểu đồ 1: Phân bố dân số trong xã

# Lao động
Bảng 3 : Thống kê tình hình lao động trên địa bàn xã
Độ tuổi lao động

Số người

Dưới độ tuổi lao động (0 -15 tuổi)
Trong độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi)
Ngồi độ tuổi lao động (> 60 tuổi)
Tổng số

Tỷ lệ (%)

693

29


1.219

51

478

20

2.390

100

Nguồn: UBND xã Hiếu Liêm 2006
Số người trong độ tuổi lao động là 1.219 người chiếm 51% dân số tồn xã. Họ
lao động cần cù và chất lượng lao động nơng nghiệp của xã được đánh giá khá cao,
nhất là ở các nơng trường cao su. Tuy nhiên, một bộ phận khơng nhỏ khơng qua đào
tạo nên năng suất cũng như chất lượng sản phẩm chưa cao. Thu nhập bình qn đầu
người 600.000 đ/ người/ tháng.

20%

29%

Dướ i độ tuổ i lao độ n g (0
- 15 tuổ i)
Trong độ tuổ i lao độ n g
Ngoà i độ tuổ i lao độ n g

51%


Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của xã Hiếu Liêm năm 2006
Trang 15


Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

# Dân tộc – Tôn giáo
Dân cư của xã đa số là dân tộc Kinh và chủ yếu là theo đạo Thiên chúa giáo
(chiếm tới 75% dân số trong xã).
Xã có hai nhà thờ: nhà thờ ở ấp Chánh Hưng và nhà thờ ở ấp Cây Dừng với qui
mô vừa và nhỏ.
# Giáo dục
Là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện nên vấn đề giáo dục đào tạo gặp
rất nhiều khó khăn. Số trường, lớp phục vụ cho nhu cầu giáo dục của địa phương rất ít
trong tương lai cần được đầu tư và mở rộng. Trong thời gian vừa qua, được sự quan
tâm và chỉ đạo của cấp trên Ủy Ban Nhân Dân xã đã tiến hành đẩy mạnh thực hiện xã
hội hóa, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục đào tạo. Ủy Ban Nhân Dân xã
trích ngân sách 2.450.000đ và phối hợp với các ban ngành đoàn thể vận động các
mạnh thường quân ủng hộ kinh phí sửa chữa các điểm trường với tổng số tiền là
1.300.000đ.
Tổng số trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo là 16/28 trẻ đạt 57,1%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là
30 em đạt 100%, không có học sinh tiểu học bỏ học, giữ vững xóa mù chữ và phổ cập
tiểu học, trung học cơ sở.
Bảng 4: Thống kê tình hình giáo dục trên địa bàn xã
STT

Tên trường


Diện tích (ha)

01

Trường Tiểu học ấp Cây Dâu

0,38

02

Trường Cây Dừng

0,83

03

Trường Chánh Hưng

0,66

Tổng cộng

1,87
Nguồn: UBND xã Hiếu Liêm

# Y tế
Bảng 5: Thống kê tình hình y tế trên địa bàn xã
STT


Đơn vị

01

Trạm y tế xã

Số bác sĩ, y tá
(người)
05

Số giường
bệnh
05

Ghi chú
Ấp Chánh Hưng với
diện tích 4.725,97m2

Nguồn : UBND xã Hiếu Liêm
Duy trì hoạt động của trạm y tế xã, chú trọng quan tâm bảo hiểm y tế cho người
nghèo. Năm 2006 tổ chức khám từ thiện và bảo hiểm được 944 lượt người.
Tăng cường vận động các đợt chích ngừa và uống Vitamin cho 78 trẻ và 10 bà
mẹ sau khi sinh. Đồng thời, tẩm được 750 cái mùng chống sốt rét cho nhân dân toàn xã.
Phối hợp với ban dân số đẩy mạnh công tác truyền thông dân số có hiệu quả
cao, thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu kế hoạch hoá gia đình. Đặc biệt quan tâm
công tác vận động, hạn chế sinh con thứ ba, phấn đấu trong nhiệm kì tới tỷ lệ dân số
giảm xuống còn 1% theo tiêu chí phấn đấu của ngành dân số huyện – xã.
Trang 16



Ngành Quản lý Đất đai

Đỗ Thị Tươi

# Văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được nhân dân hưởng ứng tích
cực, xã đã thành lập được một đội văn nghệ, một đội bóng chuyền. Đã tổ chức văn
nghệ được 4 lần, tham gia các giải đấu thể thao vòng huyện và giao lưu giữa các chi
đoàn, các ấp vào các ngày lễ lớn trong năm. Đồng thời, phối hợp với một đội thông tin
lưu động của tỉnh tổ chức giao lưu văn nghệ phục vụ nhân dân 2 lần cho 200 lượt
người xem. Mạng lưới thông tin phủ đều 3 ấp. Trong năm tổng thời lượng phát sóng là
627 giờ 50 phút. Nhìn chung, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã được
thực hiện nhưng chưa đi vào chiều sâu, chưa đạt giải ở các giải đấu vòng huyện.
# Quốc phòng
Với địa bàn của xã hẻo lánh nằm dọc theo sông Bé và sông Đồng Nai gây khó
khăn cho công tác quản lý địa bàn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền
công tác tuyên truyền cho nhân dân về diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch
được thực hiện tốt bên cạnh việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đủ về số lượng và
chất lượng.
# Cơ sở hạ tầng
™ Hệ thống thông tin liên lạc: Nhìn chung chưa phát triển.
™ Hệ thống điện
Trên địa bàn xã có các tuyến điện sau:
Tuyến 1: theo đường 2 của xã.
Tuyến 2: theo đường ranh của xã.
Tuyến 3: theo tuyến đường Bao Trang 2.
Tuyến 4: theo tuyến đường giữa ấp Cây Dâu và ấp Cây Dừng.
™ Hệ thống giao thông
Xã nhà là một xã vùng sâu vùng xa của huyện, nhân dân địa phương còn nghèo.
Trong những năm qua việc quan tâm của địa phương cũ đối với đường giao thông

nông thôn còn hạn chế nên hệ thống giao thông còn rất nghèo nàn, chủ yếu là đường
đất vừa và nhỏ. Chính vì thế, vấn đề giao thông đang được các cấp chính quyền xã và
bà con nông dân hết sức quan tâm.
Ngoài việc Nhà nước đầu tư nhựa hoá đường ĐT 746, xã còn vận động làm
đường giao thông nông thôn với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến nay
đã hoàn thành 4 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 6.390m với tổng
kinh phí 1.381.321.000đ.

Trang 17


×