Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Nội dung và nghệ thuật trong Hoa mộc môn thi của Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.56 KB, 23 trang )

Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

MỤC LỤC
Tiểu luận

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

Trang

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 1


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lịch sử vấn đề

Đất nước ta chịu ách đô hộ của giặc phương Bắc – Trung Quốc trong cả nghìn
năm, do đó văn hóa Trung Quốc đã đi sâu vào văn hóa Đ ại Vi ệt. Sau khi n ước ta dành l ại
độc lập và khôi phục nền văn hóa thì lúc này chúng ta m ới có văn tự riêng đ ầu tiên là
chữ Nôm. Văn học chữ Nôm bắt đầu thay thế cho văn học chữ Hán và đóng vai trò chính
thống trong nền văn học nước nhà. Nguyễn Trãi – đại thi hào dân tộc, là m ột ng ười h ọc
cao hiểu rộng, ông đã tiên phong trong việc sáng tác thơ ca bằng chữ Nôm – ch ữ qu ốc
ngữ lúc bấy giờ. Với tư cách là một nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Trãi đã đ ể l ại m ột kh ối
lượng tác phẩm đồ sộ - một di sản văn học quý báu muôn đời. Đúng như Ph ạm Văn


Đồng đã nhận xét: “…Sự nghiệp và sáng tác của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu n ước và t ự
hào dân tộc”. Bởi bước vào thế giới văn chương của Nguyễn Trãi, người đọc như được
sống trong một thế giới đa thanh, đa sắc, đa đi ệu. Đó là l ời đ ầy nhân nghĩa c ủa “Bình
Ngô đại cáo”. Đó là tiếng nói đanh thép giống như một thứ vũ khí l ợi hại, góp ph ần làm
suy yếu tinh thần quân địch của “Quân trung từ mệnh tập”. Đó còn là tiếng nói tình cảm
chân thành, nhiệt huyết của một người suốt đời “âu việc nước”, “Thân nhàn nhưng tâm
không nhàn” trong những vần thơ “Quốc âm”. Các sáng tác của ông mang những sáng tạo
to lớn về mặt thể thơ mang tinh thần “thi pháp Việt”. Ông là người mở ra truyền thống sáng tác
thơ Nôm, cũng là mở ra thời đại mới trong văn học, trong việc diễn tả đời sống cá nhân của
con người bằng tiếng nói dân tộc mình, và bằng cả những cách tân nghệ thuật có tính dân tộc.
Truyền thống đó được nối tiếp bởi hàng loạt các tác giả cùng thời và sau đó, như Lê Thánh
Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Giản Thanh…Nguyễn Trãi như một lão nông tri điền
say trong thiên nhiên thôn dã với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tiêu biểu là tập thơ “Hoa
mộc môn”. Cùng với tình yêu thiên nhiên, đó là những liên tưởng thấm thía về vai trò, tài
đức của kẻ sĩ quân tử trong cuộc đời để lại những ấn tượng sâu s ắc trong trái tim ta.
“Cây tùng Nguyễn Trãi” mãi xanh biếc và tỏa bóng mát đến muôn đời. Bởi lẽ ông là “một
bậc đại nho, một đấng công thần, sự nghiệp dày khắp thiên hạ, văn ch ương vang đ ến
muôn đời” như vị danh nho Dương Bá Cung đã ca ngợi.
Cho tới ngày nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc v ề
Nguyễn Trãi và sáng tác của ông, tiêu biểu là “Quốc âm thi tập” v ới t ập th ơ “Hoa m ộc
môn”. Tuy nhiên, phương diện “Nội dung và nghệ thuật” của tập thơ này mãi gần đây
mới được một số nhà nghiên cứu quan tâm nhưng số lượng không nhiều.
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 2


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I

Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 3


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
II.

Đối tượng nghiên cứu

Như tên gọi của đề tài, bài luận này sẽ tập trung tìm hi ểu m ột s ố các tác ph ẩm
thể hiện được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong
“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
Các bài thơ tiêu biểu: Tùng; Ba tiêu; Đào hoa; Hoàng tinh; Hoa mộc;…
Với thời lượng nhỏ của một bài tiểu luận và kiến thức còn hạn chế của bản thân,
trên cơ sở kế thừa thành quả của một số công trình nghiên cứu trước đó, hy v ọng đ ề tài
này sẽ mang đến cái nhìn cụ thể về “Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong
“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi”.
III.
1.

Phương pháp nghiên cứu, cấu trúc tiểu luận
Phương pháp:

Đọc – Cảm nhận – Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu.

2.

Cấu trúc: Gồm 4 phần:

+ Phần 1: Khái quát tác giả Nguyễn Trãi – “Quốc âm thi tập” – “Hoa mộc môn thi”.
+ Phần 2: Nội dung của “Hoa mộc môn thi”.
+ Phần 3: Nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi”.
+ Phần 4: Tổng kết – Nội dung chính.

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 4


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

PHẦN 1
NGUYỄN TRÃI – “QUỐC ÂM THI TẬP” – “HOA MỘC MÔN THI”
1.1

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai (1380 – 1442), quê ở
làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là Thường Tín, Hà
Nội. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần
Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Thi đỗ Thái
học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều

Hồ. Sau khi nước ta bị rơi vào Bắc thuộc, Nguyễn Trãi
tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo
chống lại giặc Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân
Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo
các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc
công thần và là văn thần có uy tín ở thời nhà Lê. Tuy
nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di
tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh
Tông chiêu tuyết giải oan cho ông.
Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn
học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt
Nam. Nguyễn Trãi là một cây bút đa dạng, sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Trước tác
của ông thuộc nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, văn học, lịch sử, địa
lí,...Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà những kiệt tác như Quân trung từ mệnh tập,
Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,.. Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của
một con người toàn đức, toàn tài, của một anh hùng luôn ôm mộng ưu dân ái quốc, nhân cách
sáng vằng vặc tựa sao Khuê. Tài năng ấy, nhân cách ấy qua bao thế kỉ vẫn bất tử và ngời sáng.
1.2

Vài nét về “Quốc âm thi tập”

Theo GS. Nguyễn Phong Nam, Quốc âm thi tập là “sự khởi đầu hoành tráng nhất,
ấn tượng nhất” của thơ Nôm Việt Nam. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi được xem như
nhà thơ lớn đầu tiên viết thơ chữ Nôm, đồng thời cũng là người sáng tác th ơ Nôm đo ản
thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc. Quốc âm thi t ập có 254
bài thơ, được xếp theo bốn phần là Vô đề (188 bài); Môn thì lệnh (21 bài); Hoa mộc môn
(34 bài); Môn cầm thú (7 bài). Trong đó, phần quan trọng và tr ọng tâm là ph ần Vô đ ề và
phần Hoa mộc môn cũng không kém phần quan trọng.
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng


SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 5


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

Đây là tập thơ theo thể thơ cách luật thất ngôn bát cú, phần lớn theo thể phổ biến bình
thường, một số bài theo thể cải biên, pha câu lục ngôn, ngũ ngôn ở các vị trí không nhất định.
Tập thơ này được viết bằng chữ Nôm – thứ chữ dựa trên kí hiệu chữ Hán có biến cải để ghi âm
tiếng Việt. Có lẽ vì vậy mà lời thơ uyển chuyển, dung dị, gần gũi đời thường, gần với nếp cảm,
nếp nghĩ dân tộc. So với thơ chữ Hán, tập thơ Nôm đại thành của Nguyễn Trãi có khả năng thể
hiện sâu sắc tâm hồn dân tộc, cảm quan về thiên nhiên, quê hương, đất nước. Nhờ sử dụng
ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi có thể bộc lộ các cung bậc tình cảm, các sắc thái trữ tình, thế
giới nội tâm và mọi nỗi ưu phiền một cách tự do, linh động. Quốc âm thi tập là thơ của người
ẩn, cảnh sắc là cảnh sắc ở ẩn. Nguyễn Trãi như một lão nông tri điền say trong thiên nhiên
thôn dã với tình yêu sâu sắc. Cùng với tình yêu thiên nhiên, tập thơ còn bộc lộ tình yêu con
người, cuộc sống và nỗi đau buồn trước thế sự, lòng người hiểm hóc. Bên cạnh đó, cuộn chảy
suốt “Quốc âm thi tập” là nỗi lòng “ưu dân ái quốc”, là dâng dậy tấm lòng của một con người
luôn canh cánh nỗi tiên ưu với niềm khắc khoải chưa thấu thỏa, là vằng vặc vầng sáng của ý
chí, của khát vọng hiến dâng mình cho đại sự nước nhà:
Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn,
Dường như ta đà phỉ sở nguyền.
Những tâm tình ấy, ý nguyện ấy đã được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ dân dã, không
bị gò bó bởi thi luật thơ Đường mà phóng khoáng đầy bay bổng. Đúng là những câu thơ Nôm
của Nguyễn Trãi có khi trần trụi, sần sùi như quặng quý còn vùi trong đất cát, có khi long
lanh như ngọc bích đã qua tay người thợ kim hoàn chế tác.
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã tạo nên một lối thơ vừa sâu sắc trí tuệ, vừa đậm
đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh văn hóa, văn học trung đại bấy giờ, thơ Nôm Nguyễn Trãi

đã tiên phong, dẫn nguồn thơ Đường bám rễ vào hồn dân tộc. Quốc âm thi tập không chỉ đưa
ta khám phá con người cá nhân trong thơ, tính chất đa dạng của hồn thơ Nguyễn Trãi, thấy
được cái tôi nhà thơ trong đường biên giữa nhà tư tưởng và người nghệ sĩ mà còn giúp ta hiểu
và trân trọng hơn về sự mới mẻ, sáng tạo trong tư duy thể loại của một tài năng vượt thời gian,
không gian thời đại.Quốc âm thi tập xứng đáng được xem là thành tựu lớn vẻ vang mở đầu
đầy ấn tượng cho dòng thơ Nôm nước nhà.
1.3

Vài nét về “Hoa mộc môn thi”

Hoa mộc môn thi là tập thơ gồm 34 bài thơ, đây cũng là một trong b ốn chương
của Quốc âm thi tập là một bài ca ngợi cảnh đời thái bình an lạc với sự miêu tả v ề cỏ
cây, hoa lá hết sức tinh thế nhưng cũng thể hiện được tri ết lý s ống và con người của
Nguyễn Trãi. Nhìn tổng quát tập thơ, chúng ta nhận thấy rằng, các bài th ơ v ề vi ết về cây
tùng, cúc, trúc, mai khá nhiều. Ví dụ: Tùng – 3 bài; Cúc – 4 bài; Trúc – 3 bài; Mai – 5 bài.
Có lẽ chúng ta đều nghĩ đơn thuần là vi ết về thiên nhiên, nh ưng t ận sâu bên trong đó là
tất cả những nỗi niềm mà Nguyễn Trãi gởi vào. Bởi theo văn hóa phương Đông thì b ốn
loại cây tùng, cúc, trúc, mai thể hiện cốt cách của người quân tử. Bên c ạnh đó có th ể
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 6


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

thấy được tình yêu nhiên của mình được tác giả đề cập đến trong Hoa mộc môn. Đó
cùng là một luận điểm lớn của Hoa mộc môn.


PHẦN 2
NỘI DUNG CỦA “HOA MỘC MÔN THI”
2.1

Thiên nhiên, biểu tượng của chân thiện mỹ trong “Hoa mộc môn thi”
Nguyễn Trãi là một nhà Nho, vậy nên cái nhìn của ông về thiên nhiên chứa đầy quan
niệm luân lý Nho giáo. Nho giáo bao giờ cũng quan tâm về vấn đề đạo đức con người, trung ,
hiếu, lễ nghĩa, trí, tín và những bổn phận và đức tính mà kẻ sĩ phải thực hiện trọn vẹn. Thẩm
mỹ quan của Nho giáo cũng không đi ngoài những vấn đề trọng đại trên. Ở đây, vấn đề thẩm
mỹ đã mang một bản sắc triết lý.
Thẩm mỹ phong kiến nhìn nhận thiên nhiên ở trạng thái lớn lao, kỳ vỹ, hoành tráng, mỹ
lệ. Với tầm nhìn cao cả, với cảm xúc hào hùng, Nguyễn Trãi đã phác hoạ vẻ đẹp đó của thiên
nhiên trong những vần thơ viết bằng chữ Hán. Song ở thơ Nôm, thiên nhiên được khoác lên
mình một bộ áo mới thực hơn, bình dị hơn, góp phần quan trọng trong việc thể hiện tâm tư,
tình cảm, những suy ngẫm của Ức Trai về nhân tình, thế sự. Trong “Quốc âm thi tập”,
Nguyễn Trãi đã dành riêng đề mục “Hoa mộc môn” để nói về cỏ cây, hoa lá. Trong đề mục
này, các hình tượng Tùng – Cúc – Trúc – Mai được Nguyễn Trãi tập trung chú ý và khắc hoạ
rất đẹp. Dưới con mắt Nguyễn Trãi, phần lớn những loài vật và phong cảnh thiên nhiên đã
mang những biểu tượng của chân thiện mỹ.
Cây tùng bốn mùa vẫn xanh tươi dù cho các loài thảo mộc khác đã thay đổi theo thời
tiết. Cây tùng tượng trưng cho người quân tử dù hoàn cảnh thay đổi nhưng vẫn không thay
lòng, biến tiết. Nói đến vẻ đẹp và tuổi thọ của tùng thì phải nhắc đến một câu đối rất hay:

“Vạn cổ thanh tùng xuất bất lão
Thiên thu bạch hạc thọ vô cương”
Quả là tài tình khi chỉ có 2 vế đối mà làm bật lên được vẻ đẹp muôn đời giữa tùng và
hạc là hai loài thực vật và động vật khác hẳn nhau nhưng lại có cùng một vẻ đẹp thanh cao và
trường thọ như nhau: đây cũng là một bộ cảnh kinh điển thường thể hiện trong thơ ca, nhạc,
họa và điêu khắc, được người đời ưa chuộng. Chưa hết, khi nói đến tùng là nói đến khí phách

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 7


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

của người quân tử. Sống giữa rừng sâu, núi cao chỉ có tùng mới đủ sức vươn lên khỏi các bụi
cây lúp xúp để đón nắng và gió trời và cũng chỉ có tùng mới chịu được mọi sự khắc nghiệt của
thiên nhiên. Nhựa cây Tùng già (hổ phách) ngoài việc để làm hương liệu còn là một linh dược
quý để trị bệnh cứu người. Nguyễn Trãi quả thật tài tình, ông muốn dựng lên một chân
dung người quân tử trên bình diện công dân, nghĩa là trách nhi ệm tr ước th ời đ ại qua
việc miêu tả cây tùng:
“Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông….”
(Tùng – bài 218)
Ý của tiểu đối: Một mình – ba đông là ám chỉ cây tùng, hoặc nói rộng hơn là ám chỉ cả
họ tùng và bách mới chống chọi lại với “lạt thuở ba đông” giá lạnh. Bên cạnh đó, trong bài
thơ “Tùng” Nguyễn Trãi có viết câu thơ ô thước kiều: “Tài đống lương cao ắt cả dùng. ”, lấy
lại và nhấn mạnh chức năng “rường cột” của cây tùng. Chức năng đó phải thể hiện ở hai
điểm: Sự bền vững và sự thử thách.
Tục ngữ có câu: “Có sâu rễ mới bền gốc”. Cứ xem rễ nó vững chắc thì cành làm sao
tàn lụi được. Và sự bền vững là tiền đề cho sự thử thách. “…Cội rễ bền dời chẳng động,
…”. Câu thơ liên hoàn “…Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày. ” tạo nên một điệp khúc
với giai điệu khác nhau. Qua đó, Nguyễn Trãi muốn nêu lên m ột s ự ch ịu đ ựng tuy ết
sương dai dẳng, một thử thách trong gian nan. Cũng qua bài Tùng, Ức Trai muốn nói về
kẻ sĩ, về bậc anh hùng hào kiệt. Vừa khép bài th ơ Tùng, cũng vừa mở ra một bài thơ

khác. bài thơ ấy là vô cùng vô tận nằm trong đáy lòng của Nguy ễn Trãi, nhà th ơ c ủa kh ối
óc và con tim, quả xứng đáng là cây tùng cây bách cổ thụ, l ấy thân ch ống đ ỡ cho dân cho
nước:
“Thương thần như con ngựa gia, đường xa kham ruổi
Coi thần như cây tùng bách, sương tuyết đã quen”
Thiên nhiên trong Hoa mộc môn thi không chỉ dừng lại ở Tùng, bên cạnh đó hoa cúc
cũng được nhắc đến khá nhiều. Loài hoa này với màu sắc không sặc sỡ nhưng hương thơm
ngào ngạt. Ngày xưa Đào Tiềm, một thi sĩ đời Tống rất yêu hoa cúc. Từ đó, hoa cúc tượng
trưng cho kẻ ẩn dật. Nguyễn Trãi yêu hoa cúc tức là yêu thú ẩn dật, yêu cảnh nhàn:
“…Hoa nhẵn rằng đeo danh ẩn dật,
Thức còn phô, bọn khách văn chương.
Tính tình nào đoái bể ong bướm,

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 8


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

Dầu thấy xuân lan cùng lọn được,…”
(Cúc – bài 240)
Hoa cúc đỏ tương trưng cho tính cách trong sạch, thanh cao, hoa cúc có mặt trên Trái đất
từ rất lâu đời và là loài hoa được nhiều người ưa thích. Bởi không chỉ có vẻ đẹp nhẹ nhàng hay
mùi hương dễ chịu, mà hoa cúc còn có ý nghĩa thể hiện sự cao thượng, lạc quan, chín chắn.
Hoa cúc đỏ là thế đấy, bình thường, giản dị nhưng lại mang trong mình m ột s ự trung
kiên, một cốt cách phi thường không bị những thứ trần tục làm mê muội :

“Cõi đông còn thức, xạ cho hương,

Chuốt lòng son, chăng bén tục,…”
(Hồng cúc – bài 217)
Khi nói đến khí tiết thanh cao là người ta nghĩ đến trúc. Cây trúc là loài cây có vỏ
cứng mà ruột rỗng không. Muốn giống Trúc thì trước tiên lòng phải trong sạch, không
tham lam, không vụ lợi bất kỳ điều gì. Hai câu thơ đầu đã nêu nổi bật ý đó. Như v ậy k ẻ
sĩ cũng như trúc, dù có lạc vào chốn rừng hoa đô h ội, s ống gi ữa vinh hoa phú quý, cũng
giữ được khí tiết thanh cao của mình không bị cám dỗ bởi những thứ tầm thường :
“Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình
Ưa mi vì bởi tiết mi thanh”
(Trúc – bài 221)
Hình ảnh “Hoa liễu” ở đầu bài thơ đang trong tiết xuân tạo nên một cảnh hữu tình,
thơ mộng “Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình ”. Theo Nguyễn Trãi lí giải về niềm yêu
thích của mình đối với trúc là do những đốt trúc, gắn k ết l ại v ới nhau mãi không th ể
tách rời thể hiện cái nhìn về con người thuỷ chung, son sắc:
“Ưa mi vì bởi tiết mi thanh”.
“Đã từng có tiếng trong đời nữa,
Quân tử ai chẳng mảnh danh”
(Trúc – bài 221)

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 9


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.


Từ hình ảnh về đốt trúc, Ức Trai đã nói về khí ti ết thanh cao của ng ười quân t ử
luôn “có tiếng trong đời” và ai thiên hạ ai cũng đều nghe tiếng thơm về người quân tử
“Quân tử ai chẳng mảnh danh”.
Cũng như đối với Tùng, với cúc, trúc thì hoa mai cũng được Nguyễn Trãi miêu tả thật
bình dị bằng hai câu mở đầu để nói lên sự tinh khiết của Hoa mai:
“Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi,
Ưa mày vì tiết sạch hơn người.,,”
Hoa mai có một sắc thái đặc biệt mà Tùng không có. Nói đến Tùng, người ta nghĩ ngay
đến sự to khoẻ, hùng vĩ, sự cứng rắn, gai góc hay đó là sự cương nghị về phép đối nhân xử thế,
nghĩ đến sức mạnh nội tâm. Còn khi nói đến Hoa mai, đó vẫn là sự cương nghị trong đạo đức,
tác phong, vì mai là ngự sử. Mai không to khoẻ như Tùng mà lại mảnh khảnh hay yểu điệu
như một cô gái. Cho nên thân mai đôi lúc được ví như thân hình của một thiếu nữ.
Hoa mai ở đây là nói đến hoa mai tuyết (màu trắng) tượng trưng cho người quân tử
thanh cao, trong sạch, biết giữ đúng lời hứa như hoa mai mỗi năm nở rộ một lần vào tiết lập
xuân. Hoa có mùi thơm dịu, cho nên vấn đề không phải là Nguyễn Trãi yêu hoa đẹp. Vì vốn dĩ
tiết lập xuân biết bao loài hoa đua nhau khoe sắc. Nhưng yêu Hoa mai vì mai “sạch” hơn các
loài hoa khác. “Sạch” ở đây là sạch về tâm hồn lẫn tinh thần:
“…Ưa mi vì tiết sạch hơn người.
Gác đông ắt đã từng làm khách,…”
Bản chất của Hoa mai là sự tinh khiết và sự cảm hoá. Có điều, khi nói đến sự tinh khiết
của mai không có nghĩa chỉ tinh khiết ở sắc và hương mà còn tinh khiết cả ở cốt lõi, ở tinh
thần. Nếu như Tùng tác động đến khách thể bằng tấm gương sống về tu dưỡng đạo đức cá
nhân thì Hoa mai lại mềm dẻo hơn Tùng, mai đi bằng con đường cảm hoá bằng hương sắc của
mình, bằng tài năng của mình. Quả vậy, bản chất của mai là tinh khiết, thì hương sắc của mai
lại sử dụng nằm trên bình diện trong sáng. Bốn câu thơ tả về hương sắc và tài năng của mai
thật tinh tế và kín đáo:
“…Lại có một cành ngoài ấy lẻ,
Bóng thưa ánh nước động người vay.”
(Hoa mai II – bài 214)

“Bóng thưa ánh nước động người vay,
Lịm đưa hương, một nguyệt hay. …”
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 10


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

(Hoa mai III – bài 214)
Hai câu kết của chùm thơ về Hoa mai cũng đã nêu lên được cái cao quý nhất của hoa
mai là cương vị hoa khôi, là sự dẫn đầu trăm hoa giữa tiết trời mùa đông giá rét
Bên cạnh Hoa mai tuyết, cây mai già tượng trưng cho người quân tử càng già càng giữ
toàn vẹn cốt cách, tinh thần: Càng thuở già, càng tốt cách:
“Một phen già, một tinh thần.” (Thơ mai)
“Chẳng tàn chẳng cỗi hãy phong quang.
Cách song khác ngỡ hồn Cô Dịch,…”
(Lão mai)
Hoa sen cũng tượng trưng cho người quân tử dù ở trong hoàn cảnh xấu xa vẫn giữ tâm
hồn trong sạch. Hiện thân của sự sống sinh ra và lớn lên trong chốn sình lầy nhơ nhớp, mà hoa
sen hé nở và mở rộng những cánh hoa của nó, để thoáng lên một làn hương tinh khiết, như lời
ca ngợi về sự sống thanh xuân, qua sự biết hòa nhập, thích nghi môi trường, thanh lọc những
chất dơ, bằng thân rễ của chính mình. Một hạnh phúc an lạc có ngay bây giờ, khi tâm thân lắng
đọng, trong sạch thanh tịnh:
“Lấm nhơ chẳng biến tốt hòa thanh,

Trinh làm của có ai tranh”.

(Liên hoa)
Thẩm mỹ quan của Nguyễn Trãi có chứa đựng triết lý Lão giáo và Phật giáo.
Củ hoàng tinh, cây thiên tuế cũng mang biểu tượng cho cái nhìn về vũ trụ của lão giáo. Cây
hoàng tinh là vị thuốc trường sinh, là một giống cây có củ chế làm bột mì ăn rất mát . Vì
vậy cây hoàng tinh như một bài thuốc quý được tin dùng, nên các thầy thuốc luôn phải có
trong người không thể thiếu được:
“…Cấu phương lành để giữ mình.
Ai rạng túi thầy, chăng tủ thuốc,…”
(Hoàng tinh – bài 234)
Và cây thiên tuế, “Cây lục” để chỉ lên màu sắc xanh đen của cây này, tuy vậy từ
“lục” trong “bóng lục in” lại không chỉ màu sắc mà chỉ lên cái vẻ bất động của bóng cây.
Tác giả đã rất tài tình trong việc chơi chữ. Với cái tên thiên tuế thì chắc hẳn chúng ta đã
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 11


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

biết cái tuổi thọ của cây này phải tính đến hàng trăm, hàng nghìn tuổi, tác gi ả l ại m ột
lần nữa khẳng định được điều đó trong câu thơ: “ Xuân nhiều tuổi đã kể dư nghìn” là biểu
tượng cho trường sinh bất tử, để từ đó Nguyễn Trãi đi đến khẳng định đó là một liều tiên dược
giúp ích cho đời.
Hoa hòe mang hình ảnh của cuộc đời vinh hoa phú quý nhưng ngắn ngủi phù du. Hoa
hòe là cả một triết lý bi quan, yếm thế của Lão giáo:
“…Một phút xuân qua một phút trông….”
Bên cạnh tùng, cúc, trúc, mai, cây mía cũng được tác giả miêu tả hết sức sinh động.

Nếu nói về cây mía thì trong các sáng tác thơ ca chưa từng nghe có nhà thơ nào nhắc đến lo ài
cây này, duy chỉ có Nguyễn Trãi, với lòng yêu thiên nhiên cùng phong cách bình dị, dân dã,
ông đã đưa loài cây này vào sáng tác của ông:
“Viện xuân đầm ấm nắng sơ soi,
Áo tế hung hung thuở mặc thôi…”
(Giá – cây mía)
Khi ăn mía, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy vị ngọt của nó. Vị ng ọt ấy
khiến Nguyễn Trãi phải “Lần từng đốt mới hay mùi”. Qua bài thơ, ta thấy tác giả đã có
một sự cảm nhận tinh tế, bình dị với những loại cây hoang dã này.
Hết vị ngọt này lại đến vị ngọt khác, tác giả tiếp tục miêu tả loài c ây cam đường
vốn chẳng có gì đặc biệt ngoài việc là một loại trái cây ăn gi ải khát. Có th ể nói bài th ơ
về cây cam đường này được xếp vào một trong những bài thơ ngẫu hứng của tác giả
trong cảnh thiên nhiên nhàn rỗi bên cạnh đó tác giả đã nói đến điển tích: “Thấy bóng
cam đường nhớ Thiệu Công,…”. Vì trong điển tích về Thiệu Công có liên quan đến loại
cây này. Qua đây, Nguyễn Trãi như gởi gắm sự tri ân của mình cũng như nói l ời bi ết ơn
đến nhân vật huyền thoại này.
Trong các loài cây mà Nguyễn Trãi đặc tả, duy chỉ có hoa Trường An th ật ra không
tồn tại, có lẽ ông đặt tên cho loài hoa này ch ỉ là đ ể cho hay nh ưng sau khi c ảm nh ận bài
thơ, ta thấy rằng thực tế bài thơ tả về nàng Tây Thi với s ắc đẹp “nghiêng nước, nghiêng
thành” mà chỉ có loài hoa Trường An – loài hoa tác gi ả cho là đ ẹp trong trí t ưởng t ượng
mới có thể sánh bằng. Xuyên suốt bài thơ tác giả chỉ ca ngợi vẻ đẹp của nàng Tây Thi.
“Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân - Trời cho t ốt l ạ m ười phân.” Tây Thi và Thái Chân chính
là một, do nàng có nhiều tên, Ức Trai khen nàng có phúc vì l ại được ông tr ời ưu ái cho v ẻ
đẹp tuyệt trần hơn người. Nàng trẻ đẹp trong cả bốn mùa: “ Ngày chầy điểm đã phong
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 12



Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

quần đỏ - Rỡ tư mùa một thức xuân”. Từ đó ta thấy cái đẹp của nàng được tác giả ca
ngợi, được sánh với loài hoa đẹp Trường An chỉ có trong trí tưởng tượng.
Trong các bài thơ trong tập “Hoa mộc môn”, có một loài hoa mà ngay đầu bài thơ là
việc Nguyễn Trãi so sánh loài hoa này giống như con người “Trời sinh vật vẫn bằng
người,” cũng phải chịu bão táp phong ba của tự nhiên như con người vậy, nhưng khi
vượt qua điều đó thì mọi chuyện sẽ viên mãn “ Nếu được thơm tho thiếu tốt tươi.” Để từ
đó tác giả lại liên tưởng tới số mệnh con người “ Ít có hay đòi thuở phận,” . Nếu được
trọng dụng thì con người sẽ có tương lai tốt đẹp và hoa này cũng vậy, đ ược yêu quý thì
sẽ được chú ý chăm sóc vun trồng. Đó chính là Hoa mộc.
“Một thân hòa tốt lại sang
Phú quý âu chăng kém hải đường
Lai láng lòng thơ ngậm chưa đủ,
Ngoài nương tuyền ngọc triện còn hương”
Đó chính là những vầng thơ mà tác giả miêu tả về hoa mẫu đơn. Đó là một trong
những loài hoa được được xét vào hạng “hoa khôi”, Chính vì thế, ngay từ hai câu đầu
Nguyễn Trãi đã so sánh với hoa hải đường, để từ đó làm toát lên sự thanh cao của hoa
mẫu đơn. Nhưng mẫu đơn hơn hải đường ở chỗ tuy hải đường có hình dáng đẹp nhưng
lại không có mùi hương thơm quyến rũ trong khi mẫu đơn l ại hội tụ đủ những điều ấy
“Lai láng lòng thơ ngậm chưa đủ”. Chính vì thế mà cái mùi hương xao xuyến đến lạ lùng
cùng với thân phận cao quý của hoa mẫu đơn đã tạo nên v ẻ đẹp Ức Trai phải ví tiếng
suối trong thanh như tiếng ngọc, cũng thế hoa mẫu đ ơn cũng nh ư m ột mùi h ương mãi
ngào ngạt thơm ngát và lan toả thật xa.
Qua đây, ta thấy Nguyễn Trãi đã có cách nhìn đa diện nhiều chiều về thiên nhiên
từ thanh cao đến mộc mạc, thể hiện một tình yêu phổ quát của tác giả đồng thời ta thấy
được vẻ đẹp chân thiện mỹ của thiên nhiên.
2.2


Người quân tử Nguyễn Trãi trong “Hoa mộc môn thi”

Người Á Đông quan niệm về các loài cây: Tùng, cúc, trúc, mai là những loài cây thể
hiện cốt cách thanh cao, không màng đến danh vọng của người quân tử. Đ ể tô rõ cho v ẻ
đẹp ấy, Nguyễn Trãi cũng đã mượn hình ảnh của các loài cây: Đào hoa, Liên hoa, Mộc
cận,…Tác giả dựa vào hình dáng và sự sinh sôi phát tri ển của từng lo ại cây trong nh ững
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 13


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

môi trường sống để ngụ ý về người quân tử mang khí tiết cùng cốt cách thanh cao c ủa
mình.
“Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
Một mình lạt thuở ba đông…”

(Tùng – bài 218)
Những câu thơ Nguyễn Trãi viết về Tùng như sự khẳng định nhân cách của chính
ông, một con người cả đời canh cánh nỗi lòng “ưu quốc ái dân”. Nguyễn Trãi tìm về thiên
nhiên và để lại hàng trăm bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, hầu như bài th ơ nào cũng toát
lên vẻ đẹp lồng lộng thanh cao và cứng cỏi như dáng tùng vững chãi gi ữa tuy ết s ương.
Bởi theo quy luật, mùa thu lá rụng, riêng chỉ có cây Tùng đi ngược lại quy luật ấy. Cây
Tùng vẫn vững chải, xanh tươi tốt mặc trời giá rét.
Bên cạnh những bài thơ vịnh cảnh theo truyền thống với những bi ểu tượng thiên

nhiên gắn với người quân tử như “tùng, cúc, trúc, mai” còn là những loài hoa cỏ bình
thường nhưng lại toả ra phẩm chất thi nhân của Nguyễn Trãi tinh tế nhất. Th ưởng th ức
lại những vần thơ cô đọng mà thấm đượm vẻ tình tứ trong bài “Ba tiêu”, ta mới thấy
Nguyễn Trãi đã vượt trước thời đại mình biết bao nhiêu . Trong bài thơ viết về chuối, có
hai chữ rất quan trọng mà Nguyễn Trãi gởi vào đó là “ Đầy” và “thâu”. Mỗi chữ đều có
một hàm ý riêng, nhưng khi kết hợp chúng lại thì đó là m ột tuy ệt bút. Đầy là một không
gian tuyệt đối, còn thâu nói về việc dư ba hương vị. Mầu thì gắn với thâu tạo nên sự liên
kết lan toả.
“Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.”
Tất nhiên tình nhân của các loài cây đều là mùa xuân, là ngọn gió. Ng ọn gió ấy
cũng mong manh như nỗi đợi chờ kia. Thật là “vi diệu” khi đời sống tâm hồn của các loài
cây, ngọn cỏ mà cũng trong trẻo như một tờ giấy trắng. “Cái xác và tâm h ồn” c ủa cây
chuối rất thực và rất thơ bởi nó là nước mắt, là nụ cười của con người tr ần th ế. Qua
đây, chúng ta thấy được bút pháp tình tứ và tài hoa, l ấy c ảnh ng ụ tình c ủa Nguy ễn Trãi.
Ông đã tấu lên bằng khúc đàn ngôn ngữ, dù chỉ thanh đạm dưa mu ối bình th ường mà
vẫn ấm nồng, xao xuyến cái hương vị đồng quê, chân chất, giản dị, mộc mạc.
Đề tài thiên nhiên trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguy ễn Trãi vô cùng
phong phú như phản chiếu cuộc đời lắm thăng trầm của ông. Nếu như trong th ơ ch ữ
Hán, ta gặp nhiều địa danh gắn liền với quãng đời sôi nổi, với hoài bão “trí quân trạch
dân”, với tầm nhìn bao quát lịch sử, chiêm nghi ệm th ời th ế một cách c ụ th ể thì ở th ơ
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 14


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.


chữ Nôm lại là những cảm xúc tinh lọc thăng hoa trong những đ ề tài t ưởng nh ư mòn cũ
vì ước lệ “tùng, cúc, trúc, mai”, “phong, hoa tuyết nguyệt”. Nhưng dù cho đề tài cụ thể
hay trừu tượng thì Nguyễn Trãi đều thể hiện con người đầy cá tính của ông m ột cách rõ
nét trước thiên nhiên.
Hồn thơ ấy cũng không gò bó câu thúc trong khuôn khổ thơ Đường luật mà tìm
cách thể hiện cá tính của mình trong những phá cách l ục ngôn. Nghiêm c ẩn trong th ơ
chữ Hán bao nhiêu thì ông lại phóng túng trong th ơ ch ữ Nôm b ấy nhiêu, đó cũng là d ấu
ấn đặc sắc của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập” nói chung và tập thơ “Hoa mộc
môn” nói riêng.

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 15


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.
2.3

“Hoa mộc môn thi” – Nét vẽ bốn mùa trong “Quốc âm thi tập”

Hình ảnh bốn mùa trong “Quốc âm thi tập” rất phong phú và đa dạng. Riêng 34
bài trong “Hoa mộc môn thi” hình ảnh bốn mùa tuy xuất hiện, nhưng mùa xuân xuất
hiện tần suất cao nhất.
Mỗi mùa thể hiện một tâm trạng khác nhau. Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm,
tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ với sắc xuân đầm ấm, tươi vui. Mùa h ạ v ới cái
nắng vàng gay gắt cùng với tiếng ve, tiếng cuốc kêu… mang đến âm thanh r ộn rã c ủa s ự
sống. Đến mùa thu, Nguyễn Trãi có một mảng thơ dành riêng cho mùa thu, đó là b ức

tranh thu đẹp thanh sơ và giản dị với hình ảnh hoa cúc, đi ển hình cho mùa thu ở nông
thôn Việt Nam. Còn về đông, dường như mọi cảnh vật đều trở nên tiêu đi ều, x ơ xác, duy
chỉ có Hoa mai tuyết vẫn nở, vẫn góp hương sắc cho đời. Qua đó gửi gắm một nỗi buồn
sâu sắc của Ức Trai.
Mùa xuân được Nguyễn Trãi cho xuất hiện nhiều lần, có lẽ ông muốn nhắc nhở
với chúng ta về một quy luật tuần hoàn. Mỗi một mùa thì có ba tháng, "Ba xuân thì được
chín mươi ngày" thời gian có hạn, ba tháng trôi đi lại nhường chỗ cho ba tháng ti ếp theo
cứ thế cứ thế xuân - hạ - thu - đông lần lượt nhường chỗ cho nhau. Đó là một quy lu ật
hiển nhiên của đất trời, mùa xuân vĩnh hằng mang bao đi ều tự nhiên, vui t ươi háo h ức
nhưng tuổi xuân của con người thì chỉ có một lần. Do đó, con người phải bi ết n ắm bắt
thời gian, biết quý trọng thời gian cũng có nghĩa là quý tr ọng vòng tu ần hoàn c ủa chính
bản thân mình. Vì sự vô hạn của tự nhiên và sự hữu hạn của đời người cảm nhận thông
qua sự tuần hoàn của bốn mùa.

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 16


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

PHẦN 3
NGHỆ THUẬT CỦA “HOA MỘC MÔN THI”
3.1

Thể thơ


Thể thơ thất ngôn, lục ngôn đan xen lẫn nhau trong bài thơ bát cú, giọng thơ chắc
nịch của câu thất ngôn kết hợp với câu lục ngôn có hai vế là tiểu đối cất lên như một
thách thức. Và đó như chính là phẩm chất của người quân tử, của đấng trượng phu gi ữ
vững khí tiết, bất chấp mọi gian khổ. Mọi thử thách ác li ệt tr ước những bi ến c ố d ữ d ội
trong cuộc đời, trong lịch sử.
Bên cạnh những bài thơ bát cú, “Hoa mộc môn thi” còn có những bài thơ tứ tuyệt.
Trong đó cũng có sự kết hợp giữa câu thất ngôn và câu l ục ngôn. Ví nh ư trong bài “Tùng
(II), (III)”; Mai (III); Hoàng tinh; v…v…v.
“Giữa mùa đông trỗi thức xuân,
Nam chi nở cực thanh tân.
Trên cây khác ngỡ hồn Cô Dịch,
Đáy nước ngờ là mặt Thái Chân.
Càng thuở già càng cốt cách,
Một phen giá, một tinh thần.
Người cười rằng kém tài lương đống,
Thuở việc điều canh bội mấy phần”

(Mai – bài 214)

Hoặc trong bài thơ về Tùng:
“Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông.
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương cao ắt cả dùng”

(Tùng – bài 218)

Qua đó chúng ta thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Trãi ra một th ể th ơ m ới, chính
từ đó, Nguyễn Trãi như người cầm cờ tiên phong để các thi nhân sau này có c ơ s ở cho
các sáng tác của mình. Sự sáng tạo ấy tạo nên đi ểm nhấn đ ột phá trong th ơ ca trung đ ại

Việt Nam, thổi làn gió mới vào nền văn học dân tộc.
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 17


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

3.2

Thi pháp nghệ thuật
Các yếu tố từ vựng, các thủ pháp nghệ thuật (thủ pháp đối lặp, điệp ngữ pháp, từ

láy …)
“…..Đêm có mây, nào quyến nguyệt,
Ngày tuy gió, chẳng bay hương. ……”
(Mai già)
“…Đùn đùn bóng rợp cửa tam công”.
(Hoè)
"Cây lục vờn vờn bóng lục in,…”
(Cây thiên tu ế)…
“…Chớ phụ xuân này chớ phụ hoa.
Hoa có ý thì xuân có ý,…”
(Đào hoa)
Lối thơ vắt dòng trong chùm thơ, tiêu bi ểu là chùm th ơ “ Đào hoa”; “Hoa mai”;
“Trúc”: Nội dung, câu chữ cuối đoạn thơ này là nội dung, câu ch ữ m ở đ ầu cho đo ạn th ơ
kế.

“…Kín tịn mùi hương dễ động người.”

“Động người hoa khéo tỏ tinh thần,
…Bù trì đã có khí hồng quân.”

“Khí hồng quân hãy có sá tài qua,
…Đâu đâu cũng một khí dương hoà.”

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 18


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

“Khí dương hoà há có tư ai?
…Kịp xuân mựa để má đào phai.”

“Má đào phai hết bởi xuân qua,
…Chớ cho Phương Sóc đến lân la.”

“Phương Sóc lân la, đã hở cơ,…”
(Đào hoa)
Hoặc trong bài thơ về Trúc:
“…Quân tử ai chẳng mảng danh?”

“Danh quân tử, tiếng nhiều ngày, …

Trượng phu tiết cứng khác người thay!”


“Trượng phu tiết cứng khác người thay,…”
(Trúc)
Ngoài ra, trong Hoa mộc môn thi, Nguyễn Trãi đã nhắc đến những điển cố về các
cổ nhân: Thọ Dương, Bô Tiên, Phương Sóc, Thiệu Công, Tây Thi, Thái Chân và đ ịa danh
như: Gác Đông, Dao Trì.
“Thoáng bóng in nên mặt Thọ Dương” (Lão Mai)
“Gác Đông ắt đã từng làm khách,/ Há những Bô Tiên kết bạn chơi” (Mai- bài 224)
“Thấy bóng cam đường nhớ Thiệu công” (Cây cam đường);
“Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân” (Hoa trường an)…
“….Yến sở Dao Trì đà có hẹn,/ Chớ cho Phương Sóc đến lân la.” (Đào hoa)
Các từ công cụ - chức năng (như chăng, thì chớ…).
“…Ai rặng túi thầy chăng đủ thuốc, …” (Hoàng tinh)
“…Chẳng yêu thì chớ nữa chi cười.” (Hoa mộc)
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 19


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

Mang đậm chất thơ Đường. Sử dụng thi pháp cổ điển phương Đông, l ấy cảnh
thiên nhiên để nói về con người.
Lấy thiên nhiên để gởi gắm một ý nghĩa, lấy bốn mùa để nhắc nhở mỗi chúng ta.
Bên cạnh đó, tập “Hoa mộc môn thi” của Nguyễn Trãi còn thành công ở cách gieo

vần tài tình ngay cuối mỗi câu, điều đó tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố. Đi ều này càng
làm cho bài thơ trở nên hay hơn, hấp dẫn và sinh động hơn.
Nghệ thuật ngôn từ: Với việc làm thơ chữ Nôm sử dụng ngôn ngữ bình dân,
Nguyễn Trãi dễ dàng đưa người đọc tiếp cận gần hơn với tác phẩm, gần hơn v ới thiên
nhiên.
Với việc mượn thiên nhiên để làm thơ, Nguyễn Trãi đã thật sự thành công khi k ết
hợp các thủ pháp nghệ thuật với nhau một cách tài tình. Lấy bản ch ất c ủa các loài cây
để ẩn dụ cho cốt cách của con người, nhân hoá các sự v ật xung quanh đ ể t ừ đó thiên
nhiên nói chung và thiên nhiên trong Hoa mộc môn thi nói riêng trở nên gần gũi hơn với
con người. Kết hợp với các thủ pháp ấy là điệp từ, điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý th ơ,
làm cho bài thơ trở nên sinh động, sâu sắc hơn.

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 20


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

PHẦN 4
TỔNG KẾT
Nền văn học của bất kỳ dân tộc nào cũng như lịch sử phát tri ển c ủa dân t ộc đó,
để tồn tại cho đến ngày nay nó đều phải dựa trên cơ s ở của cái cũ và phát tri ển thêm cái
mới. Nền văn học của dân tộc Việt Nam cũng như v ậy. Ra đ ời sau văn h ọc dân gian, văn
học trung đại Việt Nam có điều kiện tiếp thu những ánh sáng và tinh hoa t ừ n ền văn
học truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây dựng và để l ại. Do đó, văn h ọc trung đ ại
Việt Nam đã nhanh chóng phát triển, sớm trở thành một bộ phận l ớn của nền văn h ọc

nước nhà. Có thể nói, văn học trung đại Việt Nam đã tr ở thành mảnh đất t ốt tươi, s ản
sinh, nuôi dưỡng biết bao nhà thơ, nhà văn ưu tú và m ỗi ng ười có m ột phong cách sáng
tác riêng. Nếu đọc thơ Nguyễn Du ta bâng khuâng tr ước nh ững gi ọt l ệ cao c ả, ch ảy mãi
ngàn đời giống như Chế Lan Viên đã đúc kết: “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều” thì
đến với Nguyễn Trãi ta bắt gặp một nhà quân sự làm thơ hết sức tài tình:
“Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu.
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”.
(Tố Hữu)
Qua những bài thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi, ta có th ể nh ận ra đ ầy đ ủ
về chân dung một con người hội tụ “khí phách của dân tộc, tinh hoa của thời đại” . Thiên
nhiên mà ông tìm đến cũng là một thiên nhiên đầy sức s ống, thanh cao nh ư tâm h ồn ông
luôn cuồn cuộn hoài bão lo cho dân cho n ước. Trong b ất kỳ hoàn c ảnh nào, nh ững v ần
thơ của ông vẫn toát lên vẻ đẹp của con người chân chính và “ tài năng làm hay làm đẹp
cho nước xưa nay chưa từng thấy” đúng như những lời ca ngợi hậu thế dành cho ông.
Lịch sử và những biến cố thời cuộc, dù tốt dù xấu, rồi sẽ qua đi. Nhưng ngôn ngữ
và tác giả cùa nó thì vẫn còn lại. Ngôn ngữ thì còn lại một khi nó đã chạm đến được cái
thể tánh của nó, cái lòng của nó, tức là cái vĩnh cửu, cái vô sanh.
Nguyễn Trãi đã chạm đến được cái bản chất của ngôn ngữ và như th ể của cả lịch
sử. Bản chất của ngôn ngữ và của lịch sử là bản chất của một “mộc cận” chiều mai nở,
chiều hôm rụng. Bản chất đó là cái vô sanh, cái vĩnh cửu.
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 21


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.


Thơ về thiên nhiên chiếm cái phần phong phú nhất và cũng là thành công nhất
trong di sản thơ của Nguyễn Trãi. Xuân Diệu từng nói: “Lòng yêu thiên nhiên, tạo vật là
kích thước để đo tâm hồn ”. Ở Nguyễn Trãi, lòng yêu thiên nhiên không chỉ phản ánh nhu
cầu thẩm mĩ mà còn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc s ống, th ể hi ện cái nhìn ti ến b ộ
của ông. Điều này hoàn toàn khác xa với quan ni ệm thẩm mĩ phong ki ến. Th ẩm mĩ
phong kiến nhìn nhận thiên nhiên ở trạng thái lớn lao, kỳ vĩ, hoành tráng, mĩ l ệ. Trong
“Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã dành riêng một đề mục “Hoa mộc môn” để nói về cỏ
cây, hoa lá. Trong đề mục này, các hình tượng: “tùng, cúc, trúc, mai” được Nguyễn Trãi
tập trung khắc họa rất đẹp. Cũng giống như thi pháp cổ ph ương Đông, Nguy ễn Trãi đã
khai thác các hình ảnh thiên nhiên trên đ ể th ể hiện ph ẩm ch ất thanh cao, tao nhã, trong
sáng của người quân tử. Thiên nhiên ở những đề mục khác còn ph ảng phất phong vị
Đường thi.
Với việc kết hợp tài tình các thủ pháp và thành công khi thực hi ện các thi pháp
nghệ thuật, Nguyễn Trãi đã cho ta một nét vẽ tuyệt đẹp về thiên nhiên b ốn mùa trong
bức tranh “Quốc âm thi tập” nói chung và khung cảnh trong “Hoa mộc môn thi” nói riêng.
Bên cạnh đó, thiên nhiên trong tập thơ này còn là bi ểu hi ện của cái chân – thiện – mỹ,
đồng thời cũng thể hiện con người, cốt cách và phong cách văn chương của tác giả.

GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 22


Tiểu luận: Văn học Việt Nam trung đại I
Nội dung và nghệ thuật của “Hoa mộc môn thi” trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
{1} Tiểu luận mẫu chuẩn: Th.S Nguyễn Thanh Quang – Trưởng môn Môi trường và con

người – Trường Đại học Thủ Dầu Một – Bình Dương.
{2} />{3} Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, (Nguyễn Thạch Giang phiên khảo và chú giải), Nxb
Thuận Hóa năm 2000.
{4} />{5} Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình Văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
{6} />option=com_content&task=view&id=112&Itemid=4
{7} />{8} Ngô Viết Dinh (Tuyển chọn và biên tập-2005), Đến với thơ Nguyễn Trãi, Nxb Thanh
Niên.
{9} />{10} />{11} />{12} />
GVHD: TS. Lê Sỹ Đồng

SVTH: Nguyễn Ngọc Quang - D14NV02

Trang 23



×