Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai chịu hạn và xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai mới tại tỉnh Bình Phước (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU THỊ THANH THẤT

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG NGÔ LAI CHỊU HẠN
VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
CHO GIỐNG NGÔ LAI MỚI TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU THỊ THANH THẤT

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG NGÔ LAI CHỊU HẠN
VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
CHO GIỐNG NGÔ LAI MỚI TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ QUÝ KHA
2. TS. PHAN THỊ VÂN


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm
trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lƣu Thị Thanh Thất


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai chịu
hạn và xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai mới tại
tỉnh Bình Phước”, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, quý
thầy cô hƣớng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và kính trọng đến:
- TS. Lê Quý Kha - Phó Viện trưởng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam
- TS. Phan Thị Vân - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Là hai thầy cô hƣớng dẫn khoa học giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận án tại Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
- Xin chân thành cảm ơn quý Ban lãnh đạo, tập thể giáo viên khoa Nông học,
trƣờng Cao đẳng Công nghiệp cao su đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận án.
- Chân thành cảm ơn các em sinh viên lớp CĐ10TT, CĐ11CT, CĐ12 CT,
CĐ13 CT, CĐ14 CT và CĐ15CT đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực

hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên,
Phòng Đào tạo (Bộ phận Sau đại học) - Trƣờng Đại học Nông Lâm và quý thầy cô,
các nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên cổ vũ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Thái Nguyên - 2017
Tác giả luận án

Lƣu Thị Thanh Thất


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 4
5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 5
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam .............................. 6
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới ............................................... 6
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam ................................................ 9

1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Nam bộ và Bình Phƣớc ....................... 11
1.3. Những thành tựu trong chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ................................... 16
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng chịu hạn của cây ngô .......................... 18
1.4.1. Khả năng thích nghi và chống chịu hạn của cây trồng ................................... 18
1.4.2. Tác hại của hạn đối với cây ngô ...................................................................... 19
1.4.3 Một số chỉ tiêu liên quan đến chịu hạn ở cây ngô ............................................ 22
1.4.4 Một số nghiên cứu về hạn đối với cây ngô ...................................................... 23
1.5. Tính ổn định năng suất của giống cây trồng ...................................................... 26
1.6. Kết quả nghiên về cứu mật độ, khoảng cách trồng ngô trên thế giới và Việt Nam ..... 27
1.6.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới .......... 27
1.6.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam .......... 29
1.7. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô trên thế giới và Việt Nam ..... 33


iv
1.7.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô trên thế giới .................................. 33
1.7.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô ở Việt Nam ................................... 38
1.7.3. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô trong điều kiện khô hạn ................ 42
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 46
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 46
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 48
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi .................................................... 48
2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống và tổ hợp lai thí nghiệm .............. 48
2.3.2 Nội dung 2: Đánh giá đặc điểm nông học và tính ổn định năng suất của
các giống và tổ hợp lai thí nghiệm ................................................................. 53
2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu xác định khoảng cách và liều lƣợng đạm thích
hợp cho giống lai đã tuyển chọn .................................................................... 57
2.3.4 Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn ....................................................... 60
2.4. Quy trình chăm sóc áp dụng trong các thí nghiệm đồng ruộng ......................... 60
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 61

2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................. 62
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 63
3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng chịu hạn của các giống, THL ............................. 63
3.1.1. Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống, THL ở thời kỳ cây con ..................... 63
3.1.2. Khả năng chịu hạn của giống, THL trong điều kiện tƣới và điều kiện gây hạn..... 68
3.2. Kết quả tuyển chọn giống ngô lai tại tỉnh Bình Phƣớc ...................................... 86
3.2.1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống, THL ................................. 86
3.2.2. Đặc điểm hình thái của các giống, THL thí nghiệm ....................................... 88
3.2.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống, THL tại Đồng Xoài và Đồng Phú ..... 92
3.2.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp ...................................................... 94
3.2.5. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống, THL ....................... 95
3.3. Đánh giá mức độ ổn định năng suất của các giống, THL ................................ 102
3.4. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến sinh trƣởng, phát
triển và năng suất của giống ngô LCH9 ......................................................... 105


v
3.4.1. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến các giai đoạn
sinh trƣởng của giống LCH9 tại Đồng Xoài .................................................. 105
3.4.2. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến đặc điểm hình
thái của giống LCH9 tại Đồng Xoài ................................................................ 108
3.4.3. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống LCH9........................................ 112
3.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ƣu tú tại huyện Đồng Phú và thị
xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phƣớc .................................................................... 127
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 129
1. Kết luận ............................................................................................................... 129
2. Đề nghị ................................................................................................................ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................... 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 131
PHỤ LỤC ....................................................................................................................


vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

ASI

: Anthesis silking Interval- chênh lệch thời gian tung phấn phun râu

2.

CCC

: Chiều cao cây

3.

CEC

: Cation Exchange Capacity - Khả năng trao đổi cation

4.

CIMMYT

Centro International De Mejoramiento de Maíz y Trigo
Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mì Quốc tế


5.

DI

: Chỉ số hạn

6.

CV

: Coefficient of Variance - Hệ số biến động

7.

FAOSTAT

: Food anh Agriculture Organization Corporate statisticad
database - Dữ liệu thống kê của Tổ chức Nông Lƣơng Liên
hợp quốc

8.

G - FR

: Thời gian từ gieo đến phun râu

9.

G - TF


: Thời gian từ gieo đến tung phấn

10.

HSHQ

: Hệ số hồi quy

11.

HT

: Hè Thu

12.

IGC

: International Grains Council - Hội đồng ngũ cốc quốc tế

13.

LSD

: Least Significant Difference - Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

14.

M 1000 hạt


: Khối lƣợng 1000 hạt

15.

NSTT

: Năng suất thực thu

16.

PEG

: Polyethylen Glycol

17.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

18.

RCBD

: Randommized Complete Block Design - khối đầy đủ
ngẫu nhiên

19.




: Thu đông

20.

THL

: Tổ hợp lai

21.

TGST

: Thời gian sinh trƣởng

22.

USDA

: United Stated Degartment of Agriculture - Bộ Nông
nghiệp Mỹ


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới (2011- 2016) .............6
Bảng 1.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 ........................9
Bảng 1.3. Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2013-2015 ............................10
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2015 ................11

Bảng 1.5: Lƣợng mƣa trong các tháng 5,6,10,11 tại Bình Phƣớc.............................13
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở Bình Phƣớc giai đoạn 2007 - 2016 ..................15
Bảng 1.7. Ảnh hƣởng của quá trình bốc hơi nƣớc đến năng suất ngô ......................21
Bảng 1.8. Lƣợng phân N, P, K bón cho ngô tẻ .........................................................41
Bảng 2.1. Nguồn gốc vật liệu tham gia thí nghiệm...................................................46
Bảng 3.1. Tỷ lệ nảy mầm và phát triển của mầm ở các giống, THL thí nghiệm
trong dung dịch polyethylen glycol 20% .................................................64
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của hạn đến khả năng tích luỹ vật chất khô ở rễ của các
giống, THL thí nghiệm ............................................................................66
Bảng 3.3. Tỷ lệ cây héo, cây phục hồi và chỉ số hạn tƣơng đối của các giống,
THL thí nghiệm .......................................................................................67
Bảng 3.4. Các giai đoạn phát dục chính của các giống, THL trong điều kiện tƣới
và gây hạn vụ Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài ...............................69
Bảng 3.5. Các giai đoạn phát dục chính của các giống, THL trong điều kiện tƣới
và gây hạn vụ Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Phú ................................69
Bảng 3.6. Chiều cao cây của các giống, THL thí nghiệm trong điều kiện tƣới và
gây hạn vụ Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ..............71
Bảng 3.7. Chiều cao đóng bắp của các giống, THL thí nghiệm trong điều kiện
tƣới và gây hạn vụ Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú .73
Bảng 3.8. Số lá/cây của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây hạn vụ Đông
Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ..........................................74
Bảng 3.9. Số bắp/cây của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây hạn vụ
Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ................................75
Bảng 3.10. Chiều dài bắp của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây hạn vụ
Đông Xuân 2013-2014 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ...................................76


viii
Bảng 3.11. Đƣờng kính bắp của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây hạn vụ
Đông Xuân 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ............................................77

Bảng 3.12. Số hàng trên bắp của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây hạn vụ
Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ....................................79
Bảng 3.13. Số hạt trên hàng của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây hạn vụ
Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ....................................80
Bảng 3.14. Khối lƣợng 1000 hạt của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây hạn
vụ Đông Xuân năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú................................81
Bảng 3.15. Suy giảm năng suất thực thu và chỉ số hạn của các giống, THL trong điều
kiện tƣới và gây hạn vụ Đông Xuân 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú .......84
Bảng 3.16. Thời gian sinh trƣởng của các giống, THL vụ Hè Thu, Thu Đông
2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ............................................................87
Bảng 3.17. Chiều cao cây của các giống, THL tại Đồng Xoài và Đồng Phú vụ Hè
Thu và Thu Đông 2013 ............................................................................88
Bảng 3.18. Chiều cao đóng bắp của các giống, THL tại Đồng Xoài và Đồng Phú
vụ Hè Thu và Thu Đông 2013 .................................................................90
Bảng 3.19. Số lá trên cây của các giống, THL tại Đồng Xoài và Đồng Phú vụ Hè
Thu và Thu Đông 2013 ............................................................................91
Bảng 3.20. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống, THL tại Đồng Xoài, Đồng Phú
vụ Hè thu và Thu đông 2013 ...................................................................93
Bảng 3.21. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống, THL trong
vụ Hè Thu và Thu Đông 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ...................94
Bảng 3.22. Chiều dài bắp của các giống, THL tại Đồng Xoài và Đồng Phú vụ Hè
Thu và Thu Đông 2013 ............................................................................96
Bảng 3.23. Đƣờng kính bắp của các giống, THL tại Đồng Xoài và Đồng Phú vụ
Hè Thu và Thu Đông 2013 ......................................................................97
Bảng 3.24. Đặc điểm hình thái bắp của các giống, THL trong vụ Hè Thu và Thu
Đông năm 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phú ..........................................98
Bảng 3.25. Khối lƣợng 1000 hạt của các giống, THL trong vụ Hè Thu và Thu
Đông 2013 tại Đồng Xoài và Đồng Phù - Bình Phƣớc .........................100



ix
Bảng 3.26. Năng suất thực thu của các giống, THL tại Đồng Xoài và Đồng Phú
vụ Hè Thu và Thu Đông 2013 ...............................................................101
Bảng 3.27. Năng suất thực thu của các giống, THL qua các điểm khảo nghiệm tại
Bình Phƣớc ............................................................................................103
Bảng 3.28. Kết quả phân tích ổn định năng suất của 13 giống, THL qua 5 điểm khảo
nghiệm tại Bình Phƣớc, vụ Hè Thu 2013 .................................................104
Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến các giai đoạn
sinh trƣởng của giống ngô LCH 9 trong vụ Hè Thu 2014 tại Đồng Xoài ...106
Bảng 3.30. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến thời gian sinh
trƣởng của giống ngô LCH 9 trong vụ Thu Đông 2014 tại Đồng Xoài ......107
Bảng 3.31: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến đặc điểm
hình thái của giống LCH 9 trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2014 tại
Đồng Xoài............................................................................................... 108
Bảng 3.32: Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đền đặc
điểm hình thái của giống LCH9 trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2014 tại
Đồng Xoài............................................................................................... 109
Bảng 3.33: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến số bắp trên
cây, chiều dài, đƣờng kính bắp của giống LCH 9 vụ Hè Thu và Thu
Đông 2014 tại Đồng Xoài ....................................................................... 112
Bảng 3.34: Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đền
số bắp trên cây, chiều dài và đƣờng kính bắp của giống LCH9 tại
Đồng Xoài .............................................................................................. 113
Bảng 3.35: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến số hàng trên
bắp, số hạt trên hàng và khối lƣợng 1000 hạt của giống LCH 9 vụ Hè Thu
và Thu Đông 2014 tại Đồng Xoài ............................................................ 116
Bảng 3.36: Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đền
số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lƣợng 1000 hạt của giống LCH9 tại
Đồng Xoài .............................................................................................. 117
Bảng 3.37: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến năng suất

thực thu của giống LCH 9 trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2014 tại
Đồng Xoài .............................................................................................. 121


x
Bảng 3.38: Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa khoảng cách cây (C) và liều lƣợng đạm (N) đền
năng suất thực thu của giống LCH9 vụ Hè Thu và Thu Đông 2014 tại
Đồng Xoài............................................................................................... 124
Bảng 3.39: Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đền
năng suất thực thu của giống LCH9 vụ Hè Thu và Thu Đông 2014 tại
Đồng Xoài .............................................................................................. 125
Bảng 3.40. Năng suất thực thu của giống LCH9 vụ Hè Thu và Thu Đông năm
2015 tại Đồng Xoài và Đồng Phú .......................................................... 127
Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng giống LCH9, CP888 trong vụ Hè
Thu và Thu Đông năm 2015 tại Đồng Xoài và Đồng Phú .................... 128


xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Sự phát triển mầm, rễ của các giống LCH9, VS71B, VS26 trong dung
dịch PEG 20% ..................................................................................... 65
Biểu đồ 3.1. Năng suất thực thu của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây
hạn vụ Đông Xuân 2013 tại Đồng Xoài .............................................. 82
Biểu đồ 3.2. Năng suất thực thu của các giống, THL trong điều kiện tƣới và gây
hạn vụ Đông Xuân 2013 tại Đồng Phú ............................................... 83
Biểu đồ 3.3. Ảnh hƣởng của tƣơng tác giữa khoảng cách hàng (H) với khoảng
cách cây (C) đến năng suất của giống LCH9 vụ Hè Thu và Thu
Đông 2014 tại Đồng Xoài ................................................................. 122
Biểu đồ 3.4. Ảnh hƣởng của tƣơng tác giữa khoảng cách hàng (H) với liều lƣợng

đạm (N) đến năng suất của giống LCH9 vụ Hè Thu và Thu Đông
2014 tại Đồng Xoài ............................................................................ 123


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea may L.) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng cung cấp
lƣơng thực cho ngƣời và thức ăn cho gia súc. Ngô là nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến lƣơng thực - thực phẩm - dƣợc phẩm và năng lƣợng sinh học. Ngô là mặt hàng
nông sản xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với giá trị kinh tế cao và khả năng thích ứng rộng, cây ngô đã đƣợc trồng ở hầu
hết các vùng trên thế giới. Năm 2014, diện tích trồng ngô trên thế giới đạt 183,32 triệu
ha, năng suất trung bình đạt 55,7 tạ/ha, tổng sản lƣợng đạt 1021,62 triệu tấn. Trong đó,
Mỹ là nƣớc có diện tích lớn nhất với 33,7 triệu ha, năng suất bình quân đạt 100,73
tạ/ha và sản lƣợng đạt 361,09 triệu tấn chiếm 35,34% tổng sản lƣợng ngô toàn thế giới
(FAO, 2015)[145].
Ở nƣớc ta những năm gần đây, sản xuất ngô đã có nhiều thay đổi. Việc sử dụng
các giống ngô lai trong sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
tiên tiến đã góp phần nâng cao năng suất và sản lƣợng ngô. Tuy nhiên năng suất ngô
trung bình ở nƣớc ta vẫn còn thấp so với trung bình trên thế giới và trong khu vực.
Năm 2014 năng suất ngô của Việt Nam đạt 44,1 tạ/ha (Tổng cục thống kê, 2016)
[153] chỉ bằng 71,8% năng suất ngô của Trung Quốc, 43,78 % của Mỹ và 79,17 %
năng suất trung bình của thế giới (FAO, 2015) [145]. Theo chiến lƣợc của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, đến năm 2020 sản lƣợng ngô của Việt Nam cần đạt 8 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nƣớc và từng
bƣớc tham gia xuất khẩu. Để sản xuất ngô của Việt Nam theo kịp các nƣớc trong khu
vực và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc cần phát triển sản xuất ngô theo 2
hƣớng: mở rộng diện tích và tăng năng suất. Tuy nhiên mở rộng diện tích trồng ngô là
bài toán rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp hạn chế và phải cạnh tranh với

nhiều loại cây trồng khác, cho nên để tăng sản lƣợng phƣơng án tối ƣu là tăng năng
suất. Trong giải pháp tăng năng suất thì giống đƣợc coi là hƣớng đột phá có ý nghĩa
quyết định.


2

Bình Phƣớc là một trong các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam cùng với các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, là cửa ngõ của vùng với Tây
Nguyên và Đông Bắc Campuchia.
Sản xuất ngô ở Bình Phƣớc, năm 2014 đạt diện tích là 4.900 ha, năng suất 36,1
tạ/ha và sản lƣợng 17.700 tấn (Tổng cục thống kê, 2016)[153]. Nếu so với năng suất
ngô trung bình của cả nƣớc (44,1 tạ/ha) hay năng suất ngô trung bình của vùng Đông
Nam Bộ (59,5 tạ/ha) thì năng suất ngô của tỉnh Bình Phƣớc trong năm 2014 đều thấp
hơn rất nhiều (bằng 81,86% so với năng suất chung của cả nƣớc và chỉ bằng 60,67 %
năng suất ngô trung bình của vùng Đông Nam Bộ).
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Phƣớc (2015) [24],
cơ cấu giống ngô tại tỉnh Bình Phƣớc còn hạn chế, các giống ngô đang đƣợc trồng phổ
biến là LVN10, CP 888, VL 222, R49.... những giống này hầu hết là những giống cũ,
năng suất thấp, khả năng chịu hạn kém. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh giống
có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất. Ngô Hữu Tình (2003)[31] đã khẳng định
giống tốt có thể cải thiện năng suất từ 20 - 25%, đồng thời kết quả nghiên cứu của Trƣờng
Đại học Minnesota (2012) [158] cho thấy giống có thể góp phần làm tăng năng suất ngô
từ 37 – 64%.
Do nằm trong vùng mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, nên
khí hậu của Bình Phƣớc khá phức tạp, đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa
khô. Mùa mƣa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85-90% tổng lƣợng mƣa cả năm, tháng
có lƣợng mƣa lớn nhất 376 mm (tháng 7). Lƣợng mƣa bình quân hàng năm biến động
từ 2045 - 2325 mm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lƣợng mƣa
chỉ chiếm 10 - 15% tổng lƣợng mƣa cả năm, tháng có lƣợng mƣa ít nhất là tháng 1- 3.

Tại Bình Phƣớc ngô đƣợc trồng hai vụ chính là vụ Hè Thu và Thu Đông. Mặc dù
đƣợc trồng trong điều kiện mùa mƣa, tuy nhiên trong quá trình sinh trƣởng, cây ngô
vẫn có thể gặp phải những giai đoạn hạn cục bộ làm ảnh hƣởng đến năng suất nhƣ vụ
Hè Thu thƣờng gặp hạn ở giai đoạn nảy mầm và phát triển của cây con làm giảm tỷ lệ
nảy mầm và giảm chiều cao cây do giảm chiều dài của lóng. Vụ Thu Đông hạn thƣờng


3

ảnh hƣởng đến giai đoạn trỗ cờ do vậy sẽ ảnh hƣởng nhiều đến quá trình thụ phấn, thụ
tinh, do đó sẽ ảnh hƣởng đến năng suất.
Đối với kỹ thuật canh tác trong sản xuất ngô tại Bình Phƣớc, mật độ trồng đƣợc
khuyến cáo cho tất cả các loại giống là 5,7 vạn cây/ha (70 x 25 cm). Nhƣng thực tế,
mỗi giống có đặc điểm hình thái khác nhau và xu hƣớng của các nhà chọn giống hiện
nay là chọn giống có thế lá đứng, do đó việc nghiên cứu tăng mật độ trồng là một
trong những biện pháp góp phần nâng cao năng suất ngô.
Đối với chế độ bón phân, mức phân bón cho ngô đang đƣợc khuyến cáo trên các
loại đất tại tỉnh Bình Phƣớc là 150-170 kg N; 80-90 kg P2O5; 90 kg K2O trên ha (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011)[6]. Tuy nhiên trong thực tế, lƣợng phân
bón cho ngô còn thấp hơn so với khuyến cáo, đặc biệt là phân đạm nên đã hạn chế rất
nhiều đến năng suất ngô.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng ngô làm lƣơng thực và phục vụ chăn nuôi ở Bình
Phƣớc rất lớn nên việc tuyển chọn ra những giống ngô mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt, có khả năng chống chịu hạn và ổn định năng suất là hƣớng ƣu tiên hàng đầu
trong việc nghiên cứu tuyển chọn giống ngô ở tỉnh Bình Phƣớc.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai chịu hạn và xác
định một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai mới tại tỉnh Bình Phước”
đã đƣợc thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn đƣợc giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định, khả năng chịu hạn

tốt và xác định đƣợc khoảng cách trồng, liều lƣợng đạm thích hợp cho giống mới phù
hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Bình Phƣớc.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu khả năng chống chịu hạn của các giống và tổ hợp ngô lai
thí nghiệm.


4

- Đánh giá khả năng sinh trƣởng - phát triển và tính ổn định năng suất của các
giống và tổ hợp ngô lai thí nghiệm tại Bình Phƣớc.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đến sinh
trƣởng, phát triển và của giống tuyển chọn đƣợc.
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của giống ƣu tú với kỹ thuật đã
nghiên cứu trong mô hình trình diễn tại Bình Phƣớc.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học chọn giống phù hợp với điều
kiện sinh thái của tỉnh Bình Phƣớc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng cho các nghiên cứu về sinh
trƣởng, phát triển, khả năng chịu hạn, khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm đối với
cây ngô.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn đƣợc giống ngô LCH9 và AG89-TB15 đạt năng suất cao, ổn định, khả
năng chịu hạn tốt thích nghi với điều kiện sản xuất ngô của tỉnh Bình Phƣớc.
Xác định đƣợc khoảng cách trồng và liều lƣợng đạm phù hợp với giống LCH9 tại
Bình Phƣớc.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đã xác định đƣợc hai giống LCH9 và AG89-TB15 có năng suất cao, chịu hạn tốt
phục vụ cho sản xuất ngô của tỉnh Bình Phƣớc.

Đã xác định đƣợc mật độ trồng và tổ hợp phân bón thích hợp cho giống LCH9 để
phát triển ra sản xuất tại tỉnh Bình Phƣớc.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì vậy tăng sản lƣợng cây trồng theo hƣớng mở rộng
diện tích trồng là điều rất khó khăn. Do đó, giải pháp phát triển sản xuất ngô theo
hƣớng sử dụng giống có năng suất ngô cao, ổn định là giải pháp đƣợc các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu.
Hạn là một trong những nguyên nhân gây ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất ngô.
Hạn ở bất cứ giai đoạn sinh trƣởng nào của cây ngô cũng có thể gây ảnh hƣởng đến
năng suất, tuy nhiên nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh giai đoạn cây con và
giai đoạn trỗ là hai giai đoạn cây ngô mẫn cảm nhất với hạn, trong đó một lƣợng lớn
năng suất giảm là do ngô gặp hạn trong giai đoạn trỗ và thậm chí trong thời kỳ trỗ
nếu hạn xảy ra nghiêm trọng ngô có thể không cho thu hoạch (Westgate and Boyer,
1986; Denmead and Shaw, 1960)[135][75]. Chính vì vậy để chọn đƣợc các giống có
khả năng chịu hạn, hai giai đoạn đƣợc quan tâm trong quá trình nghiên cứu là giai
đoạn cây con và giai đoạn trỗ. Ở Bình Phƣớc, thời gian từ tháng 12 năm trƣớc đến
tháng 4 năm sau là giai đoạn có lƣợng mƣa ít nhất trong năm. Do đó, để đánh giá đƣợc
phản ứng của các giống, THL thí nghiệm với điều kiện hạn, nghiên cứu đƣợc thực hiện
ở vụ Đông Xuân.
Giống cây trồng có quan hệ mật thiết với môi trƣờng sống. Giống chỉ có thể phát
huy đƣợc tính ƣu việt trong điều kiện trồng trọt phù hợp. Chính vì vậy, trƣớc khi đƣa
giống vào sản xuất tại một vùng nào đó cần phải tiến hành khảo nghiệm ở các mùa vụ
khác nhau. Ngoài ra, để phát huy đƣợc tiềm năng năng suất của giống phải yêu cầu

những biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp. Trong các biện pháp kỹ thuật canh tác,
mật độ và phân bón là hai yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến năng suất của giống. Mật độ
trồng liên quan đến khoảng cách hàng và khoảng cách cây, lựa chọn đƣợc khoảng cách
hàng, khoảng cách cây hợp lý sẽ giúp cho quá trình quang hợp của cây diễn ra thuận


6

lợi hơn. Trong các yếu tố dinh dƣỡng, đạm là nguyên tố ảnh hƣởng rất lớn đến năng
suất ngô, đặc biệt trên đất nghèo đạm. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa mật độ
trồng và lƣợng phân bón cần thiết cho quá trình sinh trƣởng – phát triển của cây ngô
có sự tƣơng tác với nhau, khi mật độ trồng tăng thì nhu cầu dinh dƣỡng của quần thể
cũng tăng. Tuy nhiên mối quan hệ này chỉ đạt đỉnh cao ở một giới hạn nhất định tùy
thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Vì vậy nghiên cứu tƣơng tác giữa khoảng cách
trồng và liều lƣợng đạm cho giống mới trƣớc khi phát triển ra sản xuất là điều rất cần
thiết. Để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu, thí nghiệm đƣợc thực hiện ở
nhiều vụ và các địa điểm khác nhau.
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới
* Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong hơn 40
năm gần đây. Ngô là cây trồng có tốc độ tăng trƣởng về năng suất cao nhất trong các cây
lƣơng thực chủ yếu do đƣợc ứng dụng rộng rãi công nghệ trong chọn tạo giống, kỹ thuật
nông học tiên tiến và những thành tựu của các ngành khoa học khác nhƣ công nghệ sinh
học, công nghệ chế biến và bảo quản, cơ khí hoá, công nghệ tin học vào sản xuất.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới (2011- 2016)
Diện tích

Năng suất


Sản lƣợng

(Triệu ha)

(Tạ/ha)

(Triệu tấn)

2011

172,26

51,5

887,85

2012

178,55

48,9

872,80

2013

184,19

55,2


1016,74

2014

183,32

55,7

1021,62

2015

179,82

56,5

1015,57

2016

177,61

54,1

960,73

Năm

(Nguồn: FAO, 2015; USDA, 2016)[145][161]



7

Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới nhìn chung có sự tăng
trƣởng không ngừng từ năm 2011 đến nay. So với năm 2011, năm 2016 diện tích
đạt 177,61 triệu ha (tăng 3,01 %), năng suất đạt 54,1 tạ/ha (tăng 4,81 %) và sản
lƣợng đạt 960,73 triệu tấn (tăng 7,59 %). Dự kiến năm 2050, sản lƣợng ngô sẽ đạt
1.343 triệu tấn, diện tích thu hoạch đạt 156 triệu ha và năng suất là 86 tạ/ha (Deepak
K. Ray và cộng sự, 2013)[74].
Có thể nói, thành tựu có ý nghĩa quyết định đến sự gia tăng sản lƣợng ngô trên
thế giới là việc lai tạo và sử dụng giống ngô lai. Ngô lai là một trong những thành
tựu tạo giống cây trồng lớn nhất của loài ngƣời, đóng góp vào việc giải quyết nạn
đói ở các nƣớc đang phát triển vùng châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh (Nguyễn
Thế Hùng, 2002)[14].
Nếu xét về sản lƣợng, Mỹ là nƣớc có sản lƣợng ngô đạt cao nhất thế giới. Năm
2016, sản lƣợng ngô của Mỹ là 345,51 triệu tấn, chiếm 35,96 % tổng sản lƣợng của
thế giới, năng suất trung bình đạt 105,7 tạ/ha, gấp 1.95 lần năng suất trung bình của
thế giới. Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng ngô đứng đầu thế giới, năm 2016
diện tích trồng ngô của Trung Quốc là 38,12 triệu ha, chiếm 21,46 % diện tích trồng
ngô toàn thế giới (USDA, 2016)[161]. Theo Family Corn Farmers (2013) [83] năng
suất ngô của Mỹ có thể tăng thêm 40% trƣớc năm 2020 và đạt khoảng 190 tạ/ha vào
năm 2030. Tuy nhiên nếu xét về năng suất thì Isarel là quốc gia có năng suất ngô cao
nhất thế giới đạt 340,98 tạ/ha, cao gấp 6,12 lần so với năng suất trung bình của thế
giới (FAO, 2015)[145].
* Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Tổng sản lƣợng ngô tiêu thụ nội địa trên thế giới rất lớn, trung bình hàng năm
đều trên 700 triệu tấn. Năm 2011, lƣợng ngô tiêu thụ ở Mỹ chiếm 85% tổng sản lƣợng
ngô sản xuất trong nƣớc và chiếm 34,45% lƣợng ngô tiêu thụ nội địa của thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2014)[160] trong niên vụ 2014/15, nhu cầu

tiêu thụ nội địa của ngô trên thế giới có thể lên đến 967,52 triệu tấn, Mỹ là nƣớc có
nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn nhất (296,81 triệu tấn) chiếm 30,68% nhu cầu tiêu thụ nội
địa toàn thế giới.


8

Theo USDA & ProExporter Network (2014) [159], tổng sản lƣợng ngô tại Mỹ
trong năm 2013 - 2014 đƣợc báo cáo là 330,6 triệu tấn, trong đó 27,3% sản lƣợng
dùng để sản xuất ethanol và những sản phẩm khác.
Theo IGC (2016)[147], ƣớc trong niên vụ 2016/17, tính đến 26/5 thì sản lƣợng
ngô thế giới đạt 1003 triệu tấn, tồn kho từ niên vụ trƣớc là 205 triệu tấn, trong đó dùng
cho buôn bán là 129 triệu tấn, và dùng cho tiêu thụ là 1003 triệu tấn.
Theo dự báo của công ty Monsanto, vào năm 2030 nhu cầu ngô thế giới tăng
81% so với năm 2000 (từ 608 triệu tấn lên 1.098 triệu tấn (Monsanto, 2007)[107].
Trong mùa vụ 2014/15, tổng lƣợng ngô nhập khẩu của châu Phi đạt 17 triệu tấn,
tăng khoảng 300 nghìn tấn so với năm trƣớc, tăng nhiều nhất ở Ai Cập và Ma-rốc,
trong khi đó ở Kenya và Zimbabwe lƣợng ngô nhập khẩu giảm. Tại khu vực châu Mỹ
La-tinh và vùng Ca-ri-bê, Mê-xi-cô là nƣớc nhập khẩu ngô lớn thứ hai trên thế giới chỉ
sau Nhật Bản. Năm 2014, Mê-xi-cô nhập khẩu khoảng 11 triệu tấn ngô, tăng 500
nghìn tấn so với năm 2013 (Cục xúc tiến thƣơng mại, 2014) [141].
Lƣợng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm khoảng trên 100 triệu
tấn. Trong đó, lƣợng ngô xuất khẩu của Mỹ niên vụ 2014/15 chiếm 37,38% tổng sản
lƣợng xuất khẩu của thế giới, các nƣớc còn lại chiếm 62,62 % (USDA, 2014)[160].
Braxin là nƣớc đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất ngô với diện tích gieo trồng đạt
15,12 triệu ha, sản lƣợng hơn 82 triệu tấn. Sản phẩm ngô chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị
trƣờng nội địa dùng chế biến làm thực ăn chăn nuôi. Dự báo vào năm 2019/2020, sản
lƣợng ngô của Braxin tăng lên tới 70,12 triệu tấn/ năm và tiêu dùng nội địa đạt khoảng
56,20 triệu tấn, xuất khẩu đạt khoảng từ 12,6 tới 19 triệu tấn/năm. Hơn chục năm gần
đây Braxin là một trong số các nƣớc hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu ngô. Trong 11

tháng đầu năm 2014, Braxin xuất khẩu 17,2 triệu tấn ngô, giảm 26,7% so với cùng kỳ
năm 2013 do hạn hán kéo dài. Thị trƣờng xuất khẩu ngô chủ yếu của Braxin là Iran
chiếm 26,5%, tiếp theo là Việt Nam, Hàn Quốc, Ai Cập, Indonexia, Đài Loan, Malaixia,
Nhật Bản, Maroc, Tiểu Vƣơng quốc Ả Rập. Trong năm 2014, Braxin xuất khẩu sang
Việt Nam 2,957 triệu tấn đạt giá trị 725,5 triệu USD (Bộ Công thƣơng, 2015)[139].


9

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Sản xuất ngô của Việt Nam thực sự phát triển từ năm 1990, khi ngô lai đƣợc đƣa
vào sản xuất. Việt Nam đã trở thành một trong những nƣớc phát triển ngô lai nhanh
nhất ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2014, năng suất ngô của Việt Nam đạt 44,1 tạ/ha,
tƣơng đƣơng năng suất ngô trung bình của cả khu vực Đông Nam Á (42,3 tạ/ha), diện
tích là 1,2 triệu ha chiếm 12,4% tổng diện tích toàn khu vực Đông Nam Á và sản
lƣợng là 5,2 triệu tấn chiếm xấp xỉ 13% tổng sản lƣợng cả khu vực (Tổng cục thống
kê, 2016; FAO, 2015)[153][145].
So với năm 1990, diện tích ngô năm 2016 đã tăng 3,01 lần; năng suất tăng 2,96
lần; sản lƣợng tăng 8,91 lần. Tuy vậy, năng suất ngô của Việt Nam năm 2016 (46,0
tạ/ha) vẫn thấp hơn năng suất trung bình thế giới (54,1 tạ/ha).
Bảng 1.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016
Diện tích
(1.000 ha)

Năm

Năng suất
( Tạ/ha)


Sản lƣợng
(1.000 tấn)

2011

1121,3

43,1

4.835,6

2012

1156,6

43,0

4.973,6

2013

1172,5

44,3

5.193,5

2014

1177,5


44,1

5.191,7

2015

1179,3

44,8

5.281,0

2016

1300,0

46,0

5980,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016; Cục xúc tiến thương mại, 2016) [153][143]
* Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, ngô là một trong những cây trồng quan trọng góp phần đảm bảo an
ninh lƣơng thực và là nguồn thức ăn chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi. Năm 2013, giá trị
nhập khẩu ngô là 0,67 tỷ USD đạt 0,5% trong tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt


10


Nam, tăng 34,4% so với năm 2012. Năm 2014, lƣợng ngô nhập khẩu là 4,79 triệu tấn,
tổng giá trị nhập khẩu là 1,22 tỉ USD, tăng 80,8% so với năm 2013 (Tổng cục hải
quan, 2014; 2015) [154][155]. Sản lƣợng ngô nhập khẩu của Việt Nam trong mùa vụ
2014/15 ƣớc tăng từ 3,5 triệu tấn lên 4,9 triệu tấn, chủ yếu là do giá ngô tại thị trƣờng
Nam Mỹ sụt giảm mạnh. Trong mùa vụ 2015/16, Việt Nam sẽ tăng lƣợng ngô nhập
khẩu từ 3 triệu tấn lên 7,3 triệu tấn cũng với lí do trên. Sản lƣợng ngô nhập khẩu mùa
vụ 2016/17 đƣợc dự báo sẽ ở mức 6 triệu tấn. Trong mùa vụ 2014/15, Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc khoảng 500.000 tấn ngô. Sản lƣợng ngô Việt Nam xuất sang
Trung Quốc thông qua đƣờng biên mậu trong hai mùa vụ 2015/16 và 2016/17 vẫn sẽ
giữ vững ở mức 500.000 tấn (Cục xúc tiến thƣơng mại, 2016)[144].
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, trong năm 2013 các doanh nghiệp chế biến
thức ăn chăn nuôi nhập khẩu ngô tăng mạnh khiến cho giá ngô trong nƣớc giảm
xuống. Ngô nhập khẩu đƣợc ƣa chuộng hơn vì đƣợc sấy khô đến mức tối ƣu, độ ẩm đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật 14-15%, còn ngô sản xuất trong nƣớc thƣờng đƣợc các doanh
nghiệp thu mua ngay khi thu hoạch với độ ẩm thƣờng là 23-25%, các doanh nghiệp sau
khi thu mua về phải bỏ chi phí sấy khô. Ngoài ra, công ty chế biến thức ăn chăn nuôi lớn
không thể mua ngô trực tiếp từ nông dân, vì không có nhân lực để thu gom từ từng hộ
(Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, 2014) [157].
Bảng 1.3. Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2013-2015
Tháng 5/2013

Từ tháng 5/2014

đến tháng 4/2014

đến tháng 2/2015

Số lƣợng (1000 tấn)

Số lƣợng (1000 tấn)


Ấn Độ

771,63

329,16

Braxin

927,68

744,16

Thái Lan

198,49

10,62

Achentina

141,29

477,85

Campuchia

25,90

3,64


Lào

62,85

18,75

Hoa Kỳ

253,27

263,04

2.398,63

1.875,22

Nƣớc

Tổng

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại (2015)[142]


11

Sản lƣợng ngô nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ các nƣớc Ấn Độ, Braxin,
Achentina và Hoa Kỳ, trong đó đứng đầu là Braxin trong cả hai niên vụ (927,68 nghìn
tấn - niên vụ 2013/14 và 744,16 nghìn tấn - niên vụ 2014/15) (Bảng 1.3).
Tính đến giữa tháng 5 năm 2016, nhập khẩu ngô ở nƣớc ta đã là 2.719,42 tấn với

giá trị 535,57 triệu USD (Tổng cục hải quan, 2016)[156]. Trong những năm tới, sản
xuất ngô ở Việt Nam cần chú trọng rất nhiều vào công tác chọn tạo giống mới và ứng
dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Nam bộ và Bình Phước
1.2.3.1 Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là một trong sáu vùng sản xuất ngô chính của cả nƣớc . Điều kiện
tự nhiên của Đông Nam Bộ rất thích hợp cho việc trồng ngô : khí hậu ôn hòa , nhiệt độ
bình quân hàng năm 25 - 26 °C, lƣợng mƣa cả năm tƣơng đối lớn 1.500 mm - 2.700
mm, ít chịu ảnh hƣởng của thiên tai , có hai mùa rõ rệt: mùa khô (tháng 12 - 4) và mùa
mƣa (tháng 5 - 11); đất đai rộng lớn, có độ phì cao. Với diện tích ngô năm 2015
khoảng 79.300 ha (chiếm 6,72 % diện tích trồng ngô trong cả nƣớc ), năng suất đạt
61,7 tạ/ha đứng thứ nhất cả nƣớc, sản lƣợng đạt 488,9 nghìn tấn (bảng 1.4).
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2015
Sản lƣợng

(1.000 ha)

Năng suất
(Tạ/ha)

Đồng Nai

52,2

70,3

366,9

Vũng Tàu


15,7

45,5

71,5

Tây Ninh

5,0

55,2

27,6

Tp Hồ Chí Minh

1,1

31,8

3,5

Bình Dƣơng

0,4

17,5

0,7


Bình Phƣớc

4,9

38,2

18,7

Đông Nam Bộ

79,3

61,7

488,9

Tỉnh

Diện tích

(1000 tấn)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)[153]


12

Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất trong khu vực: 52,2 nghìn ha,
Vũng Tàu với diện tích trồng là 15,7 nghìn ha.

Đồng Nai cũng là tỉnh có năng suất ngô đạt cao nhất trong khu vực (70,3 tạ/ha),
cao hơn năng suất trung bình của cả khu vực 13,94 % và cao hơn năng suất trung bình
của cả nƣớc 56,92 %. Đây cũng là tỉnh có sản lƣợng cao nhất (366,9 nghìn tấn), chiếm
75,05% tổng sản lƣợng toàn khu vực.
1.2.3.2 Tình hình sản xuất ngô ở Bình Phước
* Điều kiện thời tiết – khí hậu ở Bình Phước
Bình Phƣớc là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, có tổng diện tích tự
nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất
lƣợng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất
lƣợng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất
lƣợng kém, hoặc cần đầu tƣ chỉ có 7.884 ha, chiếm1,15% tổng diện tích đất nông
nghiệp. Bình Phƣớc nằm trong vùng mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo
gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều
và ổn định từ 25,8 °C - 26,2 °C, Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 – 22 °C. Nhiệt độ
bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,2 °C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng
không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 đến 9 °C
nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3,4,5 (từ 37-37,2 °C) và
thấp nhất vào tháng 12 là 19 °C. Lƣợng mƣa bình quân hàng năm biến động từ 2.045
– 2.325 mm. Mùa mƣa diễn ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85 - 90% tổng lƣợng mƣa cả
năm, tháng có lƣợng mƣa lớn nhất 376 mm (tháng 7). Mùa khô từ cuối tháng 11 đến
đầu tháng 5 năm sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lƣợng mƣa cả năm (Bộ kế
hoạch và đầu tƣ, 2016)[140].
Trong những năm qua, diễn biến thời tiết rất phức tạp, hạn hán thƣờng xuyên xảy
ra trên khắp cả nƣớc. Tại Bình Phƣớc, hạn cục bộ cũng thƣờng xuyên xảy ra, do đó ảnh
hƣởng đến năng suất của cây trồng ở nhƣng nơi hoàn toàn nhờ nƣớc trời. Khi theo dõi


×