Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái ngoại Landrace tại trại lợn Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.36 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THÁI
Tên chuyên đề:
NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LANDRACE NUÔI
TẠI TRẠI CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính qui

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------

NGUYỄN VĂN THÁI
Tên chuyên đề:
NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LANDRACE NUÔI
TẠI TRẠI CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Lớp:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính qui
Chăn nuôi Thú y
Chăn nuôi Thú y
K45 CNTY - N03
2013 - 2017
PGS.TS Trần Văn Phùng

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay

em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y,
cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập. Đặc biệt, thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn Phùng đã chỉ bảo
và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chú Phạm Đức Hùng – chủ trại và
tập thể cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và các anh, chị công
nhân viên tại trại công ty TNHH Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
tại cơ sở.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, cổ
vũ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.
Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Thái


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại ......................................................... 34
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi về hoạt động sinh dục và công tác phối giống
cho lợn nái ........................................................................................... 39
Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng lợn tại trại ............................................ 42
Bảng 4.3. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản ....................... 43
Bảng 4.4. Kết quả số lợn con của đàn lợn nái Landrace tại cơ sở ....................... 45
Bảng 4.5. Kết quả nuôi sống qua từng giai đoạn của lợn con .............................. 45
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi về khối lượng lợn con ............................................... 46
Bảng 4.7. Sản lượng sữa của lợn nái Landrace ..................................................... 47
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản ............. 48
Bảng 4.9. Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh của lợn con........................... 50
Bảng 4.10. Kết quả theo dõi về tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa .. 51


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

CP

: Charoen Pokphand

ĐVT

: Đơn vị tính


Nxb

: Nhà xuất bản

PGS.TS

: Phó giáo sư tiến sĩ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TT

: Thể trọng


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của chuyên đề..................................................................... 1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 2
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................................ 2
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập. ............................... 2

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại ........................................................................ 3
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại.......................................................................... 4
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn ....................................................................................... 6
2.2. Tổng quan tài liệu.............................................................................................. 7
2.2.1 Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ......................................................... 7
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ..........................20
2.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng đàn con ............................................................22
2.2.4. Đặc điểm giống lợn Landrace sử dụng trong thí nghiệm.........................25
2.2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nái.............................25
2.2.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................30
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................32
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành .........................................................................32
3.3. Nội dung thực hiện..........................................................................................32
3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi ...........................................32
3.4.1. Phương pháp tiến hành ................................................................................32


v

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ....................35
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................35
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................37
4.1. Kết quả công tác thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tại cơ
sở thực tập ...............................................................................................................37
4.1.1 Kết quả theo dõi về hoạt động sinh dục và công tác phối giống cho đàn
lợn nái ......................................................................................................................37
4.1.2. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn trong thời gian thực tập....................39
4.1.3 Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con ..........42
4.2 Kết quả đánh giá sức sản xuất của lợn nái Landrace nuôi tại cơ sở ............44

4.2.1 Kết quả theo dõi về số lượng lợn con .......................................................44
4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống lợn con qua từng giai đoạn ..............................................45
4.2.3. Kết quả theo dõi về khối lượng lợn con của đàn nái Landrace ...............46
4.2.4 Kết quả theo dõi về sản lượng sữa của lợn nái...........................................47
4.2.5. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái Landrace sinh sản......47
4.2.6 Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh của lợn con ................................49
4.2.7 Kết quả về các chỉ tiêu về kinh tế ................................................................51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................52
5.1. Kết luận ............................................................................................................52
5.2. Đề nghị .............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................54


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loài gia súc được nuôi nhiều và
cung cấp lương thực lớn nhất cho con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi chưa phát triển,
năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả này một
phần là do khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là do kỹ
thuật chăn nuôi còn hạn chế, hơn thế nữa các giống lợn được sử dụng cho
chăn nuôi có khả năng sản suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Để chăn nuôi đàn lợn ngoại đạt hiệu quả cao bên cạnh các yếu tố về thức
ăn, chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi... thì một yếu tố hết sức quan trọng cần
được đảm bảo là phải có đàn giống tốt.
Tuy nhiên, các giống lợn ngoại được nuôi phổ biến tại các trang trại ở
nước ta chủ yếu là nuôi sinh sản để sản xuất thương phẩm, do đó việc kiểm

tra năng suất chưa được chú trọng. Để có con giống tốt cung cấp cho sản suất
thì việc chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhập ngoại tại các cơ sở, các trại
giống rất quan trọng, trong đó giống lợn Landrace luôn được chú trọng.
Với mục đích góp phần nâng cao năng xuất sinh sản của lợn nái ngoại
Landrace, đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của
giống lợn nái ngoại Landrace em tiến hành chuyên đề: “Nghiên cứu sức sản
xuất của lợn nái ngoại Landrace tại trại lợn Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ”
1.2 Mục đích, yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá được khả năng xuất của đàn lợn nái Landrace và hiệu quả
kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản tại trại lợn Cẩm Khê, Phú Thọ.
- Rèn luyện tay nghề, tăng kỹ năng làm việc, nghiên cứu khoa học và
củng cố các kiến thức đã học tại trường nhằm tích lũy khoa học, công nghệ
chăn nuôi lợn trên thực tế.


2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phương Hà
thuộc địa bàn xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Vị trí địa lý
của huyện được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Ba với ranh giới là dòng sông Thao
quanh năm nước đỏ phù sa.
- Phía Tây giáp huyện Yên Lập với ranh giới là dãy núi vòng cung thuộc
dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông, ranh giới là dòng sông Bứa chảy từ
Tây sang Đông đổ ra sông Thao.

- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa, ranh giới là ngòi Giành - một chi lưu nhỏ
của dòng sông Thao.
Huyện có 31 đơn vị hành chính. Dân số huyện Cẩm Khê gần 13 vạn
người, tổng diện tích tự nhiên là 234,55 km².
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Theo phân vùng của Nha khí tượng thuỷ văn thành phố, trại lợn của công
ty TNHH Phương Hà nằm trong vùng có khí hậu đặc trưng của khu vực đó là
nóng ẩm vào mùa hè, có mùa đông lạnh, mưa nhiều điển hình của kiểu khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang
hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn
xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Khí
hậu vùng này thích hợp cho thực vật nhiệt đới như chè, thuốc lá, hồi. Tuy


3
nhiên, thời tiết khu vực này hay nhiễu động trong năm gây ra những khó khăn
đáng kể, nhất là vào các thời kỳ chuyển tiếp.
Nhiệt độ trung bình: 23ºC, ẩm độ trung bình: 85 - 87%.
Tổng lượng mưa: 1.800 mm.
+ Mùa mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Mùa khô: Thời tiết khô, rét, ít mưa.
2.1.1.3. Kinh tế xã hội
Cẩm Khê có lợi thế nhiều hồ, đầm lớn và đồng chiêm trũng với diện tích
mặt nước là 3.370 ha và diện tích trồng lúa một vụ là 1.900 ha. Rất thuận lợi
cho nuôi trồng thuỷ sản. Bởi vậy mà nhiều tôm, cá và thuỷ sản khác. Nghề cá
nuôi ở Cẩm Khê xuất hiện từ rất sớm. Với sản lượng 2.200 tấn cá hàng năm,
cá Cẩm Khê không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn có mặt ở các tỉnh,
thành phố khác.
Cẩm Khê đã có đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó, người
chăn nuôi được hỗ trợ về giống, vốn và kỹ thuật. Đề án đã tạo nên phong trào

nuôi trồng thủy sản rộng khắp. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của
huyện đã đạt 1.609 ha. Nghề nuôi cá lồng cũng bước đầu phát triển. Ngoài
những loại cá truyền thống như trôi, mè, chép... đã xuất hiện một số giống có
năng suất, chất lượng cao như tôm càng xanh, rô phi đơn tính, chép lai ba
máu... Nghề nuôi ba ba cũng hình thành và đang mở rộng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Trại chăn nuôi được xây dựng từ năm 2009 trại đi vào sản xuất được 7
năm, song hàng năm sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ công
nhân viên được cải thiện. Trại chăn nuôi có ban lãnh đạo là những người đam
mê, giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn
nuôi đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×