Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích điểm khác biệt giữu quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời đại nền kinh tế tri thức với yếu tố then chốt là khoa học công nghệ
như hiện nay thì các đối tượng của sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh… được các doanh nghiệp vận
dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm nên sự khác biệt cho doanh
nghiệp đó giữa thời đại hội nhập kinh tế. Những đối tượng ấy không chỉ đơn thuần là
kết quả của sáng tạo trí tuệ mà trở thành tài sản quý giá của doanh nghiệp mang đến
những lợi ích kinh tế lớn lao cho chủ sở hữu nó.
Nhãn hiệu là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và người ta có thể đánh
giá mức độ thành công của một doanh nghiệp dựa trên sức lan tỏa và chiếm lĩnh thị
trường của nhãn hiệu mà doanh nghiệp đó sở hữu. Và khi nhãn hiệu trở thành tài sản
mang giá trị lớn của doanh nghiệp, các doanh nghiệp càng phải đề cao vấn đề bảo vệ
nhãn hiệu, đặc biệt là khi bị xâm phạm bởi các chủ thể kinh doanh khác. Để có cái
nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề tài số 1 cho bài tập
lớn học kỳ của mình.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót kính
mong thầy cô có thể đóng góp ý kiển để bài làm có thể hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
A. Phân tích điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiệp
Quyền tác giả cùng với quyền sở hữu công nghiệp tạo thành hai bộ
phận chính của chế định quyền sở hữu trí tuệ là một chế định pháp luật quan
trọng quy định về các vấn đề thiết lập và bảo hộ quyền của những người sáng
tạo ra các sản phẩm trí tuệ, các sản phẩm vô hình, phi vật thể của con người.
Ngoài việc có một số đặc điểm giống nhau như quyền tác giả và quyền sở hữu
1


công nghiệp cùng bảo vệ thành quả sáng tạo; một số đối tượng không được bảo


hộ nếu có nội dung vi phạm pháp luật. đạo đức thì hai quyền này cũng có rất
nhiều đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
1. Về khái niệm
Theo khoản 2 Điều 4 Luật SHTT 2005 thì “Quyền tác giả là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT định nghĩa: “Quyền sở hữu công nghiệp là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật
kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh.”
Đây là khác biệt cơ bản nhất đồng thời cũng là cơ sở để tìm ra các đặc
điểm khác nhau của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.
2. Về đối tượng
Điều 14 Luật SHTT quy định cụ thể các đối tượng được bảo hộ quyền tác
giả. Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình
thức nhất định.
Đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 7 đối tượng:
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mặt kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
3. Về mục đích
Một trong những tiêu chí để phân chia kết quả hoạt động sáng tạo trí tuệ
thành quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp chính là căn cứ vào tính hữu
ích hay khả năng ứng dụng của chúng. Nếu các đối tượng của quyền tác giả chủ
yếu mang tính giải trí thì các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp lại mang
tính kĩ thuật, áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại.
4. Về điều kiện bảo hộ
2



Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi
cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung hay nghệ
thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm.
Tuy nhiên đối với quyền sở hữu công nghiệp thì điều kiện này khắt khe
hơn như đòi hòi phải có tình mới, tính sáng tạo và phải phân biệt được với các
sản phẩm khác bởi đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ độc
quyền cả nội dung và hình thức của đối tượng bảo hộ.
5. Về cơ chế bảo hộ
Quyền tác giả có đặc điểm chỉ bảo hộ về mặt hình thức chứ không bảo hộ
về mặt nội dung. Có nghĩa là cùng một ý tưởng nhưng được thể hiện dưới
những hình thức khác nhau thì đều được bảo hộ. Sự sáng tạo của tác giả không
chỉ đem lại cho tác giả quyền tác giả đối với tác phẩm mà còn nhằm chống lại
sự sao chép nó hoặc lấy và sử dụng hình thức trong tác phẩm gốc đã được thể
hiện.
Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp lại bảo hộ độc quyền cả nội
dung và hình thức của đối tượng. Đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng
được các điều kiện nhất định. Một số đối tượng phải được đánh giá và công
nhận, một số đối tượng khác được xác định bảo hộ thông qua các vụ tranh chấp.
6. Về căn cứ xác lập quyền
Quyền tác giả được xác lập dựa trên cơ chế bảo hộ tự động. Từ thời điểm
tạo ra tác phẩm, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lí và có các quyền của người
sáng tạo mà không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục đăng kí nào. Việc đăng kí
quyền tác giả không phải là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả, mà chỉ có giá trị
là chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp về quyền tác giả.
Nhưng đối với quyền sở hữu công nghiệp được xác lập dựa trên quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng
bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp
được xác lập một cách tự động như bí mật kinh doanh và tên thương mại do bản
chất, đặc trưng của chúng). Khác với quyền tác giả, việc đăng kí chỉ mang tính

3


chất khuyến khích, còn việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp là thủ tục bắt
buộc.
7. Về thời hạn bảo hộ
Đối với quyền tác giả: thường có thời hạn bảo hộ dài hơn, được quy định
cụ thể tại Điều 27 Luật SHTT 2005. Quyền nhân thân không thể chuyển giao
được bảo hộ vô thời hạn. Quyền tác giả và quyền nhân thân có thể chuyển giao
được bảo hộ trong thời hạn nhất định và không được gia hạn. Thời hạn bảo hộ
chỉ phát sinh khi tác phẩm đã được định hình dưới dang vật chất nhất định.
Đối với quyền sở hữu công nghiệp: thường có thời hạn bảo hộ ngắn hơn
so với quyền tác giả, được quy định cụ thể tại Điều 92 Luật SHTT 2005. Quyền
sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ. Do đặc
trưng của từng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nên thời hạn bảo hộ
phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ. Có
thể chia làm 3 nhóm gồm: đối tượng có thời hạn bảo hộ xác định và không được
gia hạn như sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây
trồng, kiểu dáng công nghiệp; đối tượng có thời hạn bảo hộ xác đinh và được
gia hạn như nhãn hiệu và đối tượng được bảo hộ đến khi nào còn đáp ứng được
điều kiện bảo hộ như tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh.
B.

Giải quyết tình huống
Công ty cổ phần y khoa Hoàn Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh là chủ Giấy

chứng nhận nhãn hiệu “HOÀN MỸ và hình” cho dịch vụ khám chữa bệnh, dịch
vụ y tế. công ty cổ phần y khoa Hoàn Mỹ phát hiện ra Công ty TNHH Nha khoa
Hoàn Mỹ cũng ở tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng nhãn hiệu “HOÀN MỸ”
trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, website quảng cáo, phương tiện kinh doanh,...

Công ty cổ phần y khoa Hoàn Mỹ đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức
năng, yêu cầu xử lí hành vi xâm phạm nhãn hiệu và tên thương mại của công ty
TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ. Được biết hai cơ sở y tế trên đều được Sở y tế
Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động.

4


Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, anh chị hãy phân tích vụ
việc và đưa ra hướng giải quyết vụ tranh chấp trên.
Trả lời:
1. Một vài khái niệm cơ bản
a) Nhãn hiệu
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005: “Nhãn hiệu
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau.”
Ta có thể hiểu rằng, nhãn hiệu có chức năng cơ bản và quan trọng nhất đó
là chức năng phân biệt, khi nhìn vào nhãn hiệu hàng hóa ta có thể phân biệt
hàng hóa này với hàng hóa khác bởi nhãn hiệu là khác nhau. Nhãn hiệu có thể là
dấu hiệu chữ, có thể là dấu hiệu hình hoặc có thể nó bao gồm cả dấu hiệu chữ và
dấu hiệu hình.
b) Văn bằng bảo hộ
Theo Khoản 1 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì “văn bằng bảo hộ ghi
nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; tác
giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời
hạn bảo hộ”.
2. Giải quyết tình huống
a) Phân tích vụ việc:
CTCP Y khoa Hoàn Mỹ là chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu “HOÀN MỸ
và hình” cho dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ y tế. Thời gian qua, CTCP Y

khoa Hoàn Mỹ phát hiện công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ sử dụng nhãn hiệu
“HOÀN MỸ” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, website quảng cáo, phương tiện
kinh doanh...
Căn cứ để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn
hiệu được quy định tại điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ – CP, theo đó hành vi bị

5


xem xét bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi có đủ 4 căn cứ như
sau:
Thứ nhất: Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ gồm:
“2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn
hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”
Đối tượng được bảo hộ trong trường hợp này là nhãn hiệu, cụ thể là hãn
hiệu “HOÀN MỸ và hình”.
Thứ hai: Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 105/2006/ NĐ – CP sửa đổi bởi nghị
định 119/2010/ NĐ-CP:
“3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn
hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản
phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm
khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn

hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc);
một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc
phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự
đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm
đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6


b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về
bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với
hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.”
Khi so sánh giữa dấu hiệu “HOÀN MỸ” và nhãn hiệu “HOÀN MỸ và
hình” có thể nhận thấy rất nhiều điểm chung như:
 Về cấu trúc: màu sắc, cách trình bày dấu hiệu “HOÀN MỸ” trên biển
hiệu, giấy tờ giao dịch, website quảng cáo, phương tiện kinh doanh của
công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ tương tự với hình thức của nhãn hiệu
“HOÀN MỸ và hình” của CTCP Y khoa Hoàn Mỹ.
 Về hình ảnh: ở đây dấu hiệu của công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ
không có phần hình giống như nhãn hiệu đã được bảo hộ của CTCP Y
khoa Hoàn Mỹ.
 Về dịch vụ: công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ cung cấp các dịch vụ về
nha khoa, CTCP Y Khoa Hoàn Mỹ thực hiện đăng kí nhãn hiệu cho dịch
vụ khám chữa bệnh, dịch vụ y tế nói chung nên hoàn toàn có thể bao gồm
cả các dịch vụ nha khoa bởi y tế bao gồm rất nhiều lĩnh vực. Do vậy,
khách hàng hoàn toàn có thể nhầm lẫn về dịch vụ của công ty TNHH Nha
khoa Hoàn Mỹ và CTCP Y khoa Hoàn Mỹ.
 Về tên gọi, cả 2 nhãn hiệu đều trùng nhau. Kết hợp với cách trình bày
trên thì sản phẩm của cửa hàng đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng căn

cứ vào Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005.
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì
hành vi trên của công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ đã xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu “HOÀN MỸ và hình” mà CTCP Y khoa Hoàn Mỹ là chủ sở hữu khi
đã “sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch
vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng
ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về
nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Đồng thời, theo hiệp định TRIPs về các khía
7


cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, điều 16 đã quy định rõ
“ Chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký phải có độc quyền ngăn cấm
những người không được phép sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu
hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với
những hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử
dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn”.
Từ đó có thể nhận thấy hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng đến
quyền lợi của CTCP Y khoa Hoàn Mỹ, dịch vụ của công ty TNHH Nha khoa
Hoàn Mỹ sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng, điều này không chỉ làm giảm doanh
thu của mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của CTCP Y khoa Hoàn Mỹ.
Thứ ba: Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3
Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của
Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong trường hợp này, chỉ có duy nhất CTCP Y khoa Hoàn Mỹ là chủ
Giấy chứng nhận nhãn hiệu “HOÀN MỸ và hình” cho dịch vụ khám chữa bệnh,
dịch vụ y tế. Đây chính là văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,..
Thứ tư: Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Cụ thể là tại Thành phố
Hồ Chí Minh
Như vậy, đã có đủ 4 căn cứ để kết luận hành vi của công ty TNHH Nha
khoa Hoàn Mỹ là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
đối với CTCP Y khoa Hoàn Mỹ.
b) Phương án giải quyết:
Với hành vi sử dụng dấu hiệu “HOÀN MỸ” trên biển hiệu, giấy tờ giao
dịch, website quảng cáo, phương tiện kinh doanh của công ty TNHH Nha khoa

8


Hoàn Mỹ thì theo quy định của pháp luật, cửa hàng có thể bị áp dụng các chế tài
sau đây:
 Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều
211 Luật sở hữu trí tuệ và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số
99/2013/ NĐ – CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Theo đó, tùy theo mức độ vi phạm mà cửa
hàng sẽ bị áp dụng các mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 250.000.000
đồng theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 99/2013/ NĐ – CP của
Chính Phủ vì đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại, kiểu dáng công nghiệp. Đồng thời, cửa hàng còn có thể bị
áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm kể cả hoạt động thương mại điện tử 1
tháng đến 3 tháng.
 Phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005.
 Phải thực hiện các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp

khắc phục hậu quả theo Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
 Phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
theo Điều 215 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
 Đề xuất: Để giải quyết vụ việc mà không cần có sự can thiệp của các cơ
quan chức năng có thẩm quyền, tránh những chi phí không cần thiết, đặc biệt là
những hình phạt có thể bị áp dụng và những chi phí trong việc theo đuổi đơn
kiện, CTCP Y khoa Hoàn Mỹ có thể đề nghị các biện pháp giải quyết sau đây
đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ:
 Chấm dứt ngay hành vi sử dụng dấu hiệu HOÀN MỸ trên biển hiệu, giấy
tờ giao dịch, website quảng cáo, phương tiện kinh doanh của công ty.
 Tháo dỡ, xoá bỏ mọi thông tin, các dấu hiệu trên các website của công ty
TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ và phương tiện truyền thông về dấu hiệu
9


HOÀN MỸ để tránh nhầm lẫn khi phóng viên, cơ quan báo chí, công
chúng, độc giả sử dụng thông tin.
 Có cam kết bằng văn bản chấm dứt hành vi xâm phạm quyền này; cam
kết không để xảy ra các trường hợp tương tự hoặc tái phạm trong tương
lai, đồng thời phải có báo cáo kèm theo việc chứng minh việc đã thực
hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu trên; và đồng ý cho đại diện của CTCP Y
khoa Hoàn Mỹ sẽ đến kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động
này.
 Bồi thường thiệt hại do uy tín của CTCP Y khoa Hoàn Mỹ bị xâm phạm
gồm: chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút và một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần cho CTCP Y
khoa Hoàn Mỹ khi bị xâm phạm nhãn hiệu “HOÀN MỸ và hình”.

KẾT LUẬN
Đứng trên cương vị của một công ty sở hữu nhãn hiệu đã có thâm niên trên

thị trường trong nhiều năm, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của mình khi có sự xâm
phạm là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tình huống đặt ra cho chúng ta thấy đó
không chỉ là vấn đề bảo vệ tài sản công ty mà còn là cơ hội để doanh nghiệp đó
thể hiện bản lĩnh của mình thông qua cách ứng xử với các doanh nghiệp cùng
hoạt động trên thương trường cũng như cách lấy lại lòng tin của khách hàng sau
khi xuất hiện những sản phẩm “ ăn theo” nhãn hiệu của mình. Đồng thời, ta có
thể thấy trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp tự bảo vệ
luôn được ưu tiên trước khi buộc phải sử dụng đến các biện pháp có tính răn đe
cao hơn.

10



×