LỜI MỞ ĐẦU
Tòa án là cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Để giải quyết các tranh
chấp này, Tòa án phải thụ lí. Tuy nhiên, hoạt động thụ lí của Tòa án có phát sinh
hay không phụ thuộc vào việc thời hiệu quyền khởi kiện vụ án dân sự của đương
sự có đúng với các quy định của pháp luật không, đối tượng tranh chấp được xác
định trên cơ sở yếu cầu của bên này đối với bên kia có thuuoocj thẩm quyền giải
quyết của Tòa án hay không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài
“Điều kiện thụ lí vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn để này”
làm bài tập học kì của mình.
NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về thụ lí vụ án dân sự
1. Khái niệm thụ lí vụ án dân sự
Thụ lí vụ án dân sự là việc tòa án nhân dân nhận đơn khởi kiện của người
khởi kiện và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết.
Thụ lí vụ án dân sự là công việc đầu tiên của tòa án trong quá trình tố
tụng. Nếu khhoong có việc thụ lí vụ án của tòa án sẽ không có các bước tiếp
theo của quá trình tố tụng. Thụ lí vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là
nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết.
2. Đặc điểm thụ lí vụ án dân sự
Thụ lí VADS là một hoạt động của tòa án có thẩm quyền thực hiện
Thụ lí VADS chỉ được thực hiện khi có yêu cầu khởi kiện của chủ thể có
quyền khời kiện.
Thụ lí VADS không phải là một hoạt động tố tụng độc lập mà nó là cả một
quy trình gồm nhiều bước khác nhau để đi đến kết quả là tòa án vào sổ thụ lí
VADS.
3. Ý nghĩa của thụ lí vụ án dân sự
Việc thụ lí VADS có ý nghĩa pháp lí quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho
tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian nhất định. Sau khi thụ lí vụ án, thẩm
1
phán phải triệu tập các đương sự đến tòa án để xác minh và hòa giải; đối với
những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn
thành hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
Thụ lí VADS còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời
những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh
tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẩn, tranh chấp
trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan trực tiếp thụ lí giải
quyết.
Ngoài ra, việc tòa án thụ lí vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định
thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 182 BLTTDS 2015.
II.
Các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục thụ lí vụ án dân
sự
1. Nhận đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015, tòa án phải nhận đơn khởi
kiện do đương sự trực tiếp nộp tại tòa án hoặc qua bưu kiện hoặc gửi trực tuyến
và phải ghi vào sổ nhận đơn. Khi nhận đơn khởi kiện theo các hình thức pháp
luật quy định thì tòa án phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn hoặc thông báo
cho người khởi kiện biết. trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn
khởi kiện, thẩm phán phải được phân công xem xét đơn và có một trong các
quyết định sau đây:
1) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
2) Tiến hành thủ tục thụ lí vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
3) Chuyển đơn khởi kiện cho toàn án có thẩm quyền và báo cho người
khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
4) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
2. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 193 BLTTDS 2015, trong trường hợp đởn khởi
kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015 thì
thẩm phán phải thông báo hco người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong một
thời hạn do thẩm phán ấn định nhưng không quá 1 tháng; trong trường hợp đặc
biệt, thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Trong trường hợp
người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định của
BLTTDS 2015 thì thẩm phán phải tiếp tục làm thủ tục thụ lí vụ án; nếu họ không
2
sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của thẩm phán thì thẩm phán trả lại đơn khởi kiện
và tài liệu, chuwngs cứ kèm theo cho người khởi kiện.
3. Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Điều 195 BLTTDS 2015 quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
thì thẩm phán phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người
khởi kiện biết để họ đến tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường
hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu bảo và giao cho người
khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận
được giấy bảo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải
nộp tiền tạm ứng án phí.
4. Vào sổ thụ lí vụ án dân sự và thông báo việc thụ lí vụ án
Khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì
thẩm phán thụ lí vụ án và vào sổ thụ lí VADS.
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền
tạm ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lí vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và
tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí vụ án, thẩm phán phải
thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền và nghĩa vụ liên quan, cho việc kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lí
vụ án (Điều 196 BLTTDS 2015).
III. Thực tiễn áp dụng chế định về thụ lí VADS
Trong thực tế nhiều vụ án, tòa án không đảm bảo thời gian xem xét đơn
khởi kiện và thụ lí vụ án. Có những vụ án sau vài tháng kể từ ngày nhận đơn tòa
án mới thụ lí. Sau khi nhận đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo, tòa án
thường mất khá nhiều thời gian để xem xét thụ lí vụ án. Việc xem xét đơn khởi
kiện của tòa án bị kéo thời gian đôi khi tòa án không vận dụng đúng pháp luật
trong giải quyết vụ án. Ví dụ như Bộ luật lao động 2012 đã quy định thêm một
số tranh chấp không bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở như tranh chấp
về việc người lao động kiện đòi bổi thường thiệt hại, tranh chấp về trợ cấp thôi
việc khi chấm dứt hợp đồng lao động... nhưng đến nay vãn có tòa án trả lại đơn
3
cho đương sự yêu cầu phải tiến hành hòa giải ở cơ sở trước. Tình trạng này làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, những bức xúc
không được giải quyết kịp thời dẫn đến các vi phạm hình sự.
Bên cạnh đó, khi áp dụng các quy định về thông báo về việc nộp tiền tạm
ứng án phí các tòa án có nhiều cách vận dụng khác nhau. Thông thường các toàn
án viết giấy báo yêu cầu người khởi kiện đến tòa án nhận thông báo nộp tiền tạm
ứng án phí rồi đi nộp, cách làm này gây khó khắn cho người khởi kiện nếu họ ở
xa sẽ phải đi lại nhiều lần, các đương sự khi đọc thông báo thường hiểu lầm là
nộp tạm ứng án phí tại tòa án... Một số tòa án ghi ngay số tiền tạm ứng án phí
mà người khời kiện phải nộp, ghi rõ nơi nộp tiền tạm ứng án phí và thông báo
gửi cho người khởi kiện để họ có thể chuẩn bị tiền đi nộp sau đó nộp lại biên lai
nộp tiền tạm ứng án phí cho tòa án. Cách làm này giảm bớt khó khắn trong việc
đi lại cho người khời kiện và tiết kiệm được thời gian. Có những trường hợp khó
khăn do không có tiền để nộp tạm ứng án phí nhưng họ lại không thuộc trường
hợp được miễn, phải đi vay, mượn nên việc nộp tiền tạm ứng án phí muộn theo
thời gian luật định. Về nguyên tắc, tòa án thụ lí vụ án sau khi đương sự nộp tiền
tạm ứng án phí, nhưng trong thực tế có trường hợp tòa án vào sổ thụ lí trước.
IV.
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lí vụ án dân sự
Về trình tự giải quyết đơn, nếu quy định mỗi Tòa án một bộ phận chuyên
trách giải quyết đơn. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ trực tiếp nhận đơn do đương
sự nộp và giải quyết đơn như xem xét thụ lí, chuyển đơn đến tòa án có thẩm
quyền hoặc trả lại đơn khởi kiện. Quy định như vậy sẽ giảm bớt thời gian thụ lí,
đảm bảo tính chuyên môn, nâng cao trách nhiệm của cán bộ được phân công thụ
lí vụ án. Tham khảo pháp luật một số nước về vấn đề này để thấy rằng mỗi tòa
án đểu tổ chức một bộ phân thụ lí xem xét đơn khởi kiện. Bộ phân này sẽ trực
tiếp nhận đơn, xem xét đơn khởi kiện nếu đủ điều kiện sẽ cho vào sổ thụ lí.
Về hậu quả pháp lí của việc không gửi cho tòa án ý kiến bằng văn bản,
cần bổ sung điểm h khoản 2 Điều 196 BLTTDS 2015, theo đó quy định rõ hậu
quả pháp lí là đương sự sẽ gặp bất lợi vì tòa án giải quyết vụ án dựa trên căn cứ
4
do nguyên đơn cung cấp; tòa án có quyền giải quyết vụ án vắng mặt một bên
theo những tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện đưa ra vì không có sự phản đối
nào từ phía bên kia. Đồng thời quy định trong thông báo việc thụ lí vụ án phải
nêu rõ quyền được xem, sao chụp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ do
nguyên đơn cung cấp của những người được thông báo. Quy định như vậy sẽ đề
cao được trách nhiệm của người được thông báo trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình.
Về thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, nên sửa đổi điều 195 BLTTDS quy
định trong trường hợp người khởi kiện để họ đi nộp. Thông báo phải ghi rõ các
nội dung: số tiền tạm ứng án phí, thời hạn, địa điểm nộp tiền tạm ứng án phí và
thời hạn nộp biên lai cho Tòa án. Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính rõ ràng của
thông báo, thuận tiền và đỡ gây tốn kém cho đương sự.
KẾT LUẬN
Pháp luật tố tụng dân sự về thụ lí vụ án đã quy định khá chi tiết và đầy đủ
về vấn đề này. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng BLTTDS cho thấy vẫn còn một
số quy định chưa phù hợp dẫn tới cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho Tòa án
trong việc áp dụng. Những hạn chế này một mặt có nguyên nhân là do các quy
định của pháp luật chưa đầy đủ vd rõ ràng, mặt khác là do sự yếu kém về nghiệp
vụ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm cua một bộ phận cán bộ, thẩm phán. Để đáp
ứng được đòi hỏi của thực tiễn đối với quy định này cần có sự thay đổi bổ sung
những thiếu sót để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật tố tụng dân sự, để góp
phần tạo ra sự đúng đắn của pháp luật và sự tin tưởng của người dân vào pháp
luật. tạo ra một hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa đầy đủ hơn theo đúng bản
chất của nó.
5