Định giá doanh nghiệp
Công ty Cổ phần FPT
Giảng viên: Th.S Nguyễn Quốc Việt
Sinh viên: Nguyễn Anh Tiệp
Mã SV: 13050635
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN
THÔNG VIỆT NAM .................................................................................................... 2
1.1. Tổng quan nền kinh tế vĩ mô ............................................................................... 2
1.1.1. Những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2015 .................................. 2
1.1.2. Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2016 ............................................................. 5
1.2. Tổng quan ngành công nghệ viễn thông Việt Nam ............................................. 5
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT ......................................... 8
2.1. Tổng quan về công ty .......................................................................................... 8
2.1.1. Thông tin công ty.......................................................................................... 8
2.1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................................ 8
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ..................................................................................... 9
2.1.4. Vị thế công ty ............................................................................................. 10
2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cổ phần FPT 10
2.2.1. Tình hình tài chính...................................................................................... 10
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................. 11
2.2.3. Các chỉ số đánh giá năng lực hoạt động ..................................................... 13
2.3. So sánh trong nhóm ngành ................................................................................ 15
2.4. Phân tích SWOT ................................................................................................ 15
2.5. Định hướng chiến lược giai đoạn 2016-2020 .................................................... 16
PHẦN 3. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN FPT .................. 19
3.1. Xác định chi phí vốn bình quân WACC ............................................................ 19
3.1.1. Xác định hệ số Beta .................................................................................... 19
3.1.2. Chi phí vốn chủ sở hữu ............................................................................... 20
3.1.3. Chi phí nợ ................................................................................................... 22
3.1.4. Cơ cấu nguồn vốn ....................................................................................... 23
3.1.5. Xác định chi phí vốn bình quân .................................................................. 24
3.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn cổ phần – FCFE ......................... 25
3.2.1. Xác định EBT hiệu chỉnh sau thuế bình quân ............................................ 25
3.2.2. Xác định ROE phi tiền mặt bình quân ....................................................... 26
3.2.3. Xác định tỉ lệ tái đầu tư .............................................................................. 27
3.2.4. Các chỉ tiêu giả định và xác định giá trị công ty ........................................ 29
3.2.5. Xác định giá trị mỗi cổ phiếu ..................................................................... 31
3.3. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của công ty – FCFF .......................... 32
3.3.1. Xác định EBIT hiệu chỉnh sau thuế bình quân ........................................... 32
3.3.2. Xác định tỉ lệ tái đầu tư bình quân ............................................................. 33
3.3.3. Xác định ROC phi tiền mặt bình quân ....................................................... 34
3.3.4. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm gần nhất ................... 35
3.3.5. Các chỉ tiêu giả định và xác định giá trị công ty ........................................ 36
3.3.6. Xác định giá trị mỗi cổ phiếu ..................................................................... 39
3.4. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức – DDM ................................................... 39
3.4.1. Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân ....................................................... 39
3.4.2. Xác định ROE bình quân ............................................................................ 40
3.4.3. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân ...................................................... 40
3.4.4. Các chỉ tiêu giả định và xác định giá trị công ty ........................................ 40
3.4.5. Xác định giá trị mỗi cổ phiếu ..................................................................... 42
3.5. Phương pháp tương đối – P/E............................................................................ 43
3.5.1. Định giá với P/E theo phương pháp so sánh .............................................. 43
3.5.2. Định giá với P/E theo phương pháp phân tích cơ bản ................................ 45
3.5.3. Định giá với P/E theo phương pháp hồi quy .............................................. 46
3.5.4. Xác định giá trị mỗi cổ phiếu ..................................................................... 47
PHẦN 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ ........................................................ 48
4.1. Nhận xét các phương pháp định giá .................................................................. 48
4.2. Tỷ trọng các phương pháp định giá ................................................................... 50
4.3. Phân tích kịch bản.............................................................................................. 51
4.4. Phân tích độ nhạy .............................................................................................. 51
4.5. Khuyến nghị cho nhà đầu tư .............................................................................. 53
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 54
Định giá doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Định giá doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá một cách tổng quan dựa vào
tình hình hoạt động cũng như những lợi thế mà công ty có, triển vọng phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai để từ đó xác định được giá trị của doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp phục vụ cho rất nhiều các mục đích khác nhau như giúp
các tổ chức tài chính quyết định mức độ tín dụng, các nhà đầu tư đánh giá kết quả hoạt
động cũng như các bên liên quan. Bài định giá cần phải dựa trên những dự đoán mang
tính khách quan cả về đối tượng sử dụng lẫn các dữ liệu đầu vào, các giả thuyết về kinh
tế để có thể dự đoán chính xác nhất về công ty trong tương lai.
Trong khuôn khổ bài định giá về Công ty Cổ phần FPT, các dữ liệu sử dụng được
lấy từ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của công ty. Kết hợp với việc sử dụng những
dự đoán về kinh tế vĩ mô trong những năm tiếp theo vào các mô hình định giá FCFE,
FCFF, DDM, P/E. Bài định giá sẽ đưa ra một con số để các nhà đầu tư có thể tham khảo
trước khi đưa ra quyết định có nên đầu tư vào FPT hay không.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
1
Định giá doanh nghiệp
PHẦN 1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ
VIỄN THÔNG VIỆT NAM
1.1. Tổng quan nền kinh tế vĩ mô
1.1.1. Những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2015
Kinh tế tăng trưởng cao hơn dự báo
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6.68% so với năm
2014, cao hơn mục tiêu 6.2% đề ra (Tổng cục Thống kê). Đây cũng là mức tăng trưởng
cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 được đóng góp
chủ yếu bởi khu vực công nghiệp và xây dựng với mức tăng 9.64%, cao hơn nhiều mức
tăng 6.42% của năm 2014 (Tổng cục Thống kê).
8.00%
7.00%
6.68%
6.00%
5.00%
5.98%
5.89%
5.25%
5.42%
2012
2013
4.00%
3.00%
2.00%
1.00%
0.00%
2011
2014
2015
Tăng trưởng GDP (%)
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Lạm phát thấp nhất trong 15 năm
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tháng 12/2015 tăng
0.6% so với cùng kỳ năm 2014, CPI bình quân năm 2015 tăng 0.63% so với bình quân
năm 2014. Về lạm phát cơ bản (CPI sau khi trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng
lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục), tháng
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
2
Định giá doanh nghiệp
12/2015 chỉ số này tăng 1.69% so với cùng kỳ năm 2014 và bình quân năm 2015 tăng
2.05% so với bình quân năm 2014.
Nguyên nhân chủ quan khiến lạm phát ở mức thấp là do sức cầu trong nước phục
hồi yếu, người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu sau các năm suy giảm kinh tế. Nguyên
nhân khách quan là do giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh, cả giá dầu thô
Mỹ và giá dầu thô Biển Bắc (Brent) đều sụt giảm xuống đến mức thấp nhất trong vòng
7 năm qua.
35.00%
13.62%
30.00%
25.00%
20.00%
8.19%
7.78%
18.58%
15.00%
4.77%
10.00%
3.31%
9.21%
9.19%
5.00%
2.05%
6.60%
4.09%
0.00%
2010
2011
2012
Lạm phát chung (%)
2013
2014
0.63%
2015
Lạm phát cơ bản (%)
Hình 1.2: Lạm phát giai đoạn 2010-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thị trường tài chính ổn định, nợ xấu được kiểm soát dưới 3%
Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá Việt Nam
đồng so với Đô la Mỹ thêm 3% và nới biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-3%.
2015 là năm cuối cùng thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
giai đoạn 2011-2015”, vì vậy NHNN đặc biệt tập trung vào nội dung chính của đề án là
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
3
Định giá doanh nghiệp
củng cố thanh khoản và kiểm soát nợ xấu của hệ thống ngân hàng bằng cách loại bỏ các
ngân hàng yếu kém thông qua hình thức mua bán, sáp nhập (M&A). Trong năm 2015,
ngành ngân hàng đã có 7 thương vụ M&A, đặc biệt có 3 ngân hàng bị NHNN mua lại
bắt buộc với giá 0 đồng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Xây dựng Việt
Nam (VNCB), NHTMCP Đại Dương (Ocean Bank) và NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu
(GP Bank). Tính đến thời điểm cuối năm 2015, số lượng ngân hàng thương mại của
Việt Nam chỉ còn 37 ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ở
mức 2.55% (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Môi trường kinh tế cải thiện mạnh
Theo Báo cáo chỉ số môi trường kinh doanh (Doing Business 2016) do Ngân
hàng Thế giới (WB) công bố ngày 28/10/2015, Việt Nam tăng 3 bậc so với năm trước,
xếp thứ 90/189 quốc gia. Bên cạnh đó, trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu
(GCR) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 29/9/2015, Việt Nam tăng
12 bậc so với năm 2014 và xếp thứ 56. Theo Báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới (WIPO), chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2015 xếp hạng
52/141 quốc gia, tăng 19 bậc so với xếp hạng năm trước.
Năm 2015, môi trường và cơ hội kinh doanh có sự cải thiện đáng kể nhờ sự phục
hồi tích cực của thị trường bất động sản và các doanh nghiệp được giảm chi phí kinh
doanh, xỏa bỏ nhiều điều kiện kinh doanh và số giờ nộp thuế. Năm 2015, ngành Thuế
đã giảm thêm 50 giờ nộp thuế của doanh nghiệp, khiến tổng thời gian giảm trong 2 năm
2014 và 2015 là 420 giờ (từ 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm). Theo Tổng cục
Thuế, đến nay đã có hơn 98% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng và 80% doanh
nghiệp nộp thuế theo phương thức điện tử. Ngoài ra, tính đến ngày 15/12/2015, 98%
doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia hải quan điện tử (Tổng cục Hải quan).
Theo báo cáo do Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố ngày
15/12/2015, cả nước có tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới và vốn
bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12.5% so với năm 2014. FDI thực hiện năm 2015 ước
đạt 14.5 tỷ USD, tăng 17.4% so với năm trước.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
4
Định giá doanh nghiệp
Năm thành công của kinh tế đối ngoại
Trong năm 2015, Việt Nam đã ký kết và kết thúc nhiều hiệp định thương mại tự
do (FTA) cả song phương và đa phương quan trọng như: Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu
(EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Cũng trong tháng 12/2015, Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) chính thức được thành lập, đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn
diện của các nền kinh tế Đông Nam Á nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
1.1.2. Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2016
Năm 2016, Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng trưởng 6.7%, xấp xỉ bằng mức
tăng trưởng năm 2015. Các tổ chức tài chính quốc tế nhận định kinh tế Việt Nam năm
2016 sẽ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, tuy nhiên mức tăng trưởng GDP thấp
hơn so với năm 2015. Quỹ Tiền tệ Quốc thế (IMF) dự đoán mức tăng trưởng là 6.3%,
còn Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong
năm 2016 là 6.2%.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) dự đoán, trong năm 2016 lạm phát
cơ bản sẽ ở mức 3% và lạm phát chung ở khoảng 2-3%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
được dự báo tăng lên 13,5 tỷ USD trong năm 2016. Đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng
được dự báo tăng do nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Hơn nữa, đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán dự kiến sẽ tăng do tỷ lệ sở hữu nước ngoài được nâng
lên theo quy định của Nghị định 60/2015/NĐ-CP và hoạt động M&A được đẩy mạnh.
1.2. Tổng quan ngành công nghệ viễn thông Việt Nam
Ngành Công nghệ - Viễn thông tăng trưởng tốt trong năm 2015
Theo thống kê của Vietnam Report từ Bảng xếp hạng FAST500 - 500 doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2015, có khoảng hơn 3% số doanh nghiệp
thuộc ngành Công nghệ - Viễn thông, tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình
giai đoạn 2010-2014 đạt trên 25%.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
5
Định giá doanh nghiệp
Ngoài ra, thống kê về hệ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và hệ số sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE) trong năm 2015 cũng chỉ ra rằng Công nghệ - Viễn thông nằm
trong top 4 ngành có khả năng sinh lời tốt nhất, với ROA là 8.88% và ROE là 17.80%.
45.00%
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
Dầu khí Vật liệu
cơ bản
Công
nghiệp
Công
nghệ Viễn
thông
ROA
Y tế
Dịch vị Hàng tiêu Các dịch Tài chính
tiêu dùng dùng
vụ hạ
tầng
ROE
Hình 1.3: ROA và ROE theo khối ngành năm 2015
Nguồn: Vietnam Report
Dự báo xu hướng phát triển ngành Công nghệ - Viễn thông
2016 là năm trọng điểm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ sẽ đẩy mạnh cải cách
hành chính gắn với áp dụng công nghệ trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực
tuyến. Mục tiêu đến hết năm 2016, 100% dịch vụ công phải áp dụng công nghệ thông
tin. Lực cầu tăng từ khối tư nhân và tài chính cũng sẽ mang lại tăng trưởng mạnh cho
ngành Công nghệ - Viễn thông trong năm 2016.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) cho rằng ngành công nghệ được
hưởng lợi đặc biệt từ các hiệp định thương mại tự do. Hội nhập mang lại làn sóng đầu
tư FDI vào Việt Nam, lĩnh vực tích hợp hệ thống và cung cấp dịch vụ viễn thông internet
cho khối khách hàng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
6
Định giá doanh nghiệp
Thị trường cho ngành Công nghệ - Viễn thông tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm
năng, khi mà đối tượng sử dụng Internet nhiều nhất là nhóm dưới 35 tuổi, và hiện tại
nhóm này đang chiếm khoảng 74% dân số Việt Nam (Tổng cục Thống kê). Hơn thế
nữa, tỷ lệ sử dụng máy tính ở Việt Nam đang ở mức xấp xỉ 20% dân số - môt mức thấp
so với các nước trong khu vực và thế giới (Tổ chức Giám sát Kinh doanh quốc tế).
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
7
Định giá doanh nghiệp
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Thông tin công ty
Tên pháp định: CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
Tên quốc tế: FPT Corporation
Tên viết tắt: FPT
Mã chứng khoán: FPT
Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, Phố Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Website: www.fpt.com.vn
Thông tin giao dịch (09/05/2016)
13/12/2006
Ngày giao dịch đầu tiên
400.0
Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên (nghìn đồng)
Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu
60,810,230
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết
399,518,469
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
399,436,093
18,853.38
Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)
Chỉ số cơ bản (09/05/2016)
EPS cơ bản (nghìn đồng)
P/E
4.40
10.70
Giá trị sổ sách/cổ phiếu (nghìn đồng) 25.09
Hệ số beta
0.74
2.1.2. Lịch sử hình thành
- Ngày 13/9/1988, thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm (The Food Processing
Technology Company), tiền thân của Công ty FPT.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
8
Định giá doanh nghiệp
- Ngày 27/10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
(tên giao dịch quốc tế: The Corporation for Financing and Promoting Technology).
Ngày 13/3/1990, công ty mở chi nhánh đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.
- Cuối năm 1994, Công ty thành lập các trung tâm kinh doanh tin học bao gồm: Trung
tâm Hệ thống Thông tin, Xí nghiệp giải pháp phần mềm, Trung tâm Phân phối Thiết bị
Tin học, các Trung tâm Máy tính, Thiết bị Văn phòng 1 và 2, Trung tâm Bảo hành,
Trung tâm Đào tạo Tin học.
- Năm 1997: Tham gia vào lĩnh vực Internet, tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực
này của Việt Nam
- Năm 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần
mềm.
- Năm 2001: Ra mắt báo điện tử VnExpress, tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam.
- Năm 2002: Cổ phần hóa. Sản xuất sản phẩm công nghệ thương hiệu FPT.
- Năm 2006: Niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thành lập trường Đại học FPT.
- Năm 2008: Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Tiên phong.
- Năm 2012: Đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ sản phẩm công nghệ FPT (FPT Shop). Đầu
tư vào thương mại điện tử.
- Năm 2014: Tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam
tại thị trường nước ngoài. Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Doanh thu đạt 1,65 tỷ
USD.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Công nghệ thông tin và viễn thông.
- Tài chính và ngân hàng: Chứng khoán, ngân hàng, quản lý quỹ đầu tư.
- Bất động sản.
- Giáo dục và đào tạo.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
9
Định giá doanh nghiệp
2.1.4. Vị thế công ty
FPT là Công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt nam và dẫn vị trí hàng đầu trong
các lĩnh vực:
- Xuất khẩu phần mềm: FPT Software.
- Tích hợp hệ thống và Giải pháp phần mềm: FPT Information System.
- Viễn thông: FPT Telecom.
- Phân phối sản phẩm CNTT và VT: FPT Trading Group.
- Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin: Đại học FPT, FPT Aptech, FPT Arena.
- Máy tính thương hiệu Việt Nam: FPT Elead.
- Trang tin điện tử: VnExpress.net.
- Riêng Dịch vụ Internet băng rộng của FPT Telecom đã được Tạp chí Thế giới Vi tính
– PC World tháng 07/2006 bình chọn là “Sản phẩm CNTT được ưa chuộng nhất năm
2005.
2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cổ phần
FPT
2.2.1. Tình hình tài chính
Cơ cấu tài sản
25000
20000
15000
10000
5000
0
2014
2015
Tiền và các khoản tương đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Hình 2.1: Cơ cấu tài sản FPT 2014-2015
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
10
Định giá doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo thường niên FPT 2015
Tổng tài sản toàn Công ty tính tới ngày 31/12/2015 là 26.046 tỷ đồng, tăng 15%
so với năm trước. Trong giai đoạn 05 năm từ 2011-2015, tổng tài sản tăng trung bình
16%/năm. Năm 2015, cơ cấu tài sản không có nhiều biến động so với các năm trước.
Tài sản ngắn hạn chiếm 73%, không khác biệt nhiều so với trung bình 05 năm trở lại
đây (75%), trong đó tiền và tương đương tiền, phải thu khách hàng và hàng tồn kho tại
thời điểm cuối năm 2015 chiếm tỷ trọng lần lượt là 14%, 17% và 20% tổng tài sản.
Cơ cấu nguồn vốn
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2014
Nợ ngắn hạn
2015
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Hình 2.2: Cơ cấu tài sản FPT 2014-2015
Nguồn: Báo cáo thường niên FPT 2015
Năm 2015, vốn chủ sở hữu tăng 10% so với thời điểm cùng kỳ năm 2014, chiếm
39% tổng nguồn vốn (trung bình giai đoạn 2011-2015: chiếm 37% tổng nguồn vốn). Tỷ
trọng Nợ/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2015 là 1,56 lần (tại 31/12/2014: 1,69
lần). Thay đổi chủ yếu do số dư Nợ ngắn hạn (kỳ hạn vay ngắn dưới 12 tháng) tăng lên
so với thời điểm cùng kỳ năm 2014 (do lĩnh vực phân phối và bán lẻ mở rộng quy mô).
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả kinh doanh 2011-2015
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
11
Định giá doanh nghiệp
Chỉ tiêu
2011
Tổng doanh thu
kinh doanh
2012
2013
2014
2015
Tăng/giảm so
với cùng kỳ
25,978 25,350 28,647 35,310 40,003
13.9%
2,420
2,318
2,451
2,389
2,802
17.3%
2,751
2,635
2,648
2,625
3,114
18.6%
2,502
2,407
2,516
2,459
2,851
15.9%
2,079
1,985
2,065
2,079
2,438
17.3%
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận sau
thuế
Nguồn: Báo cáo thường niên FPT 2015
Doanh thu
45000
40000
35000
30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2011
2012
Doanh thu trong nước
2013
2014
2015
Doanh thu nước ngoài
Hình 2.3: Doanh thu FPT giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Báo cáo thường niên FPT 2015
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
12
Định giá doanh nghiệp
Doanh thu của FPT tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó,
năm 2015, doanh thu từ bán hàng chiếm 68.7%, doanh thu từ cung cấp dịch vụ chiếm
31.3%.
Lợi nhuận trước thuế
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2011
2012
Lợi nhuận trước thuế trong nước
2013
2014
2015
Lợi nhuận trước thuế nước ngoài
Hình 2.4: Lợi nhuận trước thuế FPT giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Báo cáo thường niên FPT 2015
Lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn năm 2015 đạt 2,851 tỷ đồng, tăng 15.9% so
với cùng kỳ do lợi nhuận từ cả 2 thị trường trong nước và quốc tế đều tăng. Lợi nhuận
từ thị trường nước ngoài đạt 655 tỷ đồng trong năm 2015, giảm 1% so với cùng kỳ,
đóng góp 23% vào tổng lợi nhuận trước thuế (năm 2014: đóng góp 24%).
2.2.3. Các chỉ số đánh giá năng lực hoạt động
Phân tích dòng tiền
Đơn vị: tỷ đồng
2014
Tiền và tương đương tiền đầu năm
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
2,751
2015
4,336
13
Định giá doanh nghiệp
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Tiền và tương đương tiền cuối năm
1,151
1,156
-1,469
-2,901
1,903
993
4,336
3,585
Nguồn: Báo cáo thường niên FPT 2015
FPT tiếp tục ghi nhận dòng tiền dương từ hoạt động sản xuất kinh doanh với lưu
chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 là 1.156 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền
từ hoạt động đầu tư tăng do công ty chi nhiều tiền để mua sắm tài sản cố định. Lưu
chuyển thuần từ hoạt động tài chính giảm từ 1,903 tỷ đồng trong năm 2014 xuống 993
tỷ đồng năm 2015 chủ yếu do nguồn thu từ phát hành cổ phiếu và nhận vốn góp chủ sở
hữu giảm.
Phân tích khả năng sinh lời
Đơn vị: %
2014
2015
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
6.8
7.0
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
7.0
7.1
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
5.9
6.1
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
16.3
16.4
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
23.6
24.8
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
10.9
10.4
Nguồn: Báo cáo thường niên FPT 2015
Trong năm 2015, tất cả các chỉ sổ khả năng sinh lời (trừ ROA) đều tăng nhẹ so
với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do một số nguyên nhân nằm trong kế hoạch của
công ty:
- Đẩy mạnh hoạt động quang hóa hạ tầng viễn thông tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh đồng thời phủ sóng dịch vụ truyền hình tại 59 tỉnh thành.
- Cung cấp hệ thống Bán vé tàu điện tử cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
14
Định giá doanh nghiệp
2.3. So sánh trong nhóm ngành
Dưới đây là các chỉ số tài chính năm 2015 của 11 công ty có mức vốn hóa lớn
nhất ngành Công nghệ - Viễn thông:
Mức vốn
Mã
hóa thị
Lợi nhuận sau
CK
trường (tỷ
thuế
đang lưu
EPS
hành
đồng)
FPT
Giá cổ
Số cổ phiếu
18,601 1,930,895,920,629
ADC
79
6,556,719,262
CMG
961
53,432,222,843
CMT
95
ELC
hiện
P/E
hành
397,510,000 4,857
3,031,168 2,163
66,242,694
phiếu
48,300
9.94
26,100 12.07
807
15,000 18.60
8,443,106,073
7,283,370 1,159
13,500 11.65
945
61,233,782,788
41,455,507 1,477
23,400 15.84
ITD
320
29,961,876,172
15,323,408 1,955
21,000 10.74
POT
315
27,854,492,801
19,430,006 1,434
16,200 11.30
SAM
1,748
54,754,022,889
180,235,336
304
9,700 31.93
SMT
116
3,672,473,287
4,481,052
820
25,000 30.50
ST8
361
61,905,684,069
16,488,209 3,755
21,900
5.83
VLA
12
1,797,556,434
1,080,000 1,664
11,400
6.85
Nguồn: stockbiz.vn
Về mặt quy mô, FPT đứng đầu ngành với tỷ trọng vốn hóa chiếm 78.9% tổng
vốn hóa thị trường. Chỉ số EPS đánh giá tiềm năng khả quan của cổ phiếu FPT nên giá
trị thị trường của cổ phiếu này cũng dẫn đầu ngành. Do công ty cổ phần FPT kinh doanh
4 mũi nhọn chính, ngoài ra việc đa dạng ngành nghề cũng giúp vòng quay tài sản của
FPT được tận dụng tối đa và đem lại nhiều lợi ích cho công ty.
2.4. Phân tích SWOT
STRENGTHS
WEAKNESSES
- Ở lĩnh vực Công nghệ, công ty có thị - Số lượng hợp đồng tích hợp hệ thống
phần số 1 trong nước và uy tín tại các thị không ổn định.
trường lớn trên thế giới.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
- Mảng Nội dung số và Game Online còn
15
Định giá doanh nghiệp
- Chi phí nhân công cạnh tranh so với các gặp nhiều khó khăn về phát triển khách
nước trong khu vực.
hàng và cơ chế chính sách.
- Đội ngũ lập trình viên, kỹ sư công nghệ - Hệ thống bán lẻ bắt đầu muộn hơn so
lớn và có trình độ.
với các đối thủ bán lẻ khác.
- Công ty chiếm thị phần số 2 ở lĩnh vực
cung cấp Internet băng thông rộng.
- Nhà phân phối và bán lẻ các thiết bị
công nghệ và điện thoại di động số 1 tại
Việt Nam.
OPPORTUNITIES
THREAT
- Xu hướng nền tảng công nghệ mới - Thị trường phát triển phần mềm trong
SMAC
nước nhiều cạnh tranh và đã chạm mức
- Xuất khẩu phần mềm sang thị trường bão hòa.
lớn như Nhật, Mỹ, EU.
- Các dự án nâng cấp CNTT của chính
- Chính phủ vẫn đánh giá cao vai trò của
phủ, khối ngân hàng - tài chính bị tạm
CNTT trong việc hiện đại hóa bộ máy tổ
dừng.
chức, hoạt động.
- Thị trường sản phẩm IT đang dần bão
- Xu hướng chuyển dịch từ điện thoại di
hòa
động cơ bản sang điện thoại thông minh
- Thế giới di động đang chuyển dịch sang
- Apple hợp tác với FPT để gia tăng thị hướng ít bị phụ thuộc vào FPT khiến FPT
phần iPhone tại các nước Đông Nam Á.
thâm hụt doanh thu và bị cạnh tranh hơn
- Game Online đứng trước cơ hội phát trong lĩnh vực phân phối
triển lớn khi Chính phủ cho phép phát - Cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục
hành game trở lại
2.5. Định hướng chiến lược giai đoạn 2016-2020
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và triển vọng các lĩnh vực hoạt động của FPT như
trên, HĐQT đề ra những định hướng chiến lược cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
Vươn tới tập đoàn toàn cầu
Mục tiêu
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
16
Định giá doanh nghiệp
• Doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 30% vào năm 2020;
• Quốc tế hóa văn hóa FPT.
Hành động chiến lược
• Triển khai cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới cho thị trường quốc tế;
• Triến khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế;
• Thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập tại nước ngoài;
• Phổ cập tiếng Anh trong toàn Tập đoàn.
Tiên phong trong thế giới số
Mục tiêu
• Tiên phong trong thế giới số; xây dựng và tham gia vào hệ sinh thái công nghệ toàn
cầu;
• Tăng trưởng doanh thu từ các dịch vụ số hóa cho khách hàng bình quân trên 70%/năm.
Hành động chiến lược
• Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ số;
• Tiên phong trong thay đổi mô hình quản trị và kinh doanh theo phương thức số;
• Đầu tư cho các startup công nghệ mới bổsung cho hệ thống sinh thái của FPT;
• Người FPT tiên phong trong thế giới số.
Nâng cao đẳng cấp
Mục tiêu
• FPT nằm trong danh sách Forbes Global 2000 vào năm 2020;
• Trở thành tổ chức học tập, nâng cao năng lực lãnh đạo.
Hành động chiến lược
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
17
Định giá doanh nghiệp
• Nâng cao đẳng cấp xếp hạng quốc tế của các lĩnh vực kinh doanh;
• Ký hợp đồng giá trị lớn, dài hạn; phát triển các giải pháp/dịch vụ trọn gói, chuyên
ngành và các giải/dịch vụ có giá trị gia tăng cao;
• Thực hiện các dự án “startup” chiến lược nhằm tạo sự tăng trưởng và đóng góp đáng
kể về doanh thu;
• Người FPT dành ít nhất 20 giờ/năm cho học tập nâng cao trình độ; Xây dựng hệ thống
tiêu chí nhằm đánh giá và nâng cao năng lực lãnh đạo.
Phát triển bền vững
Là doanh nghiệp CNTT lớn nhất trong lĩnh vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, FPT
nhận thức rõ tầm quan trọng của chiến lược này và luôn nỗ lực kết hợp thực hiện mục
tiêu kinh tế, môi trường và xã hội giúp đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của các bên
liên quan tới các hoạt động hiện tại và tương lai.
Một số mục tiêu chính trong chiến lược phát triển bền vững của FPT:
• Tăng trưởng bền vững về doanh thu và lợi nhuận;
• Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tham gia và đóng góp tích cực cho các hoạt
động vì cộng đồng;
• Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; Xanh hóa hoạt động
kinh doanh và lối sống.
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
18
Định giá doanh nghiệp
PHẦN 3. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
3.1. Xác định chi phí vốn bình quân WACC
Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính
toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Nó là mức tỷ suất lợi
nhuận mà nhà đầu tư yêu cầu đối với khoản đầu tư vốn cổ phần trong công ty. Vốn của
tài sản doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay nợ thì chi phí sử dụng vốn
bình quân là chi phí sử dụng vốn bình quân các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng
việc tính toán chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta biết được doanh nghiệp
phải tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi dồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng vốn bình quân còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu
mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó,
hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử
dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi
ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
3.1.1. Xác định hệ số Beta
Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi
ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn
bộ thị trường. Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính
toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh
lời trên thị trường.
Từ bảng giá đóng cửa cuối tuần kể từ ngày 29/01/2010 cho đến ngày 31/12/2015
ta tính được tỉ suất lợi nhuận của thị trường và của công ty (Phụ lục)
Giá trị của hệ số β được tính bằng cách sử dụng hàm SLOPE trong Excel và được
kết quả là = 0.902435
Giá trị hệ số chặn và β còn được tính bằng việc hồi quy hàm 2 biến: biến phụ
thuộc là tỷ suất lợi nhuận hàng tháng của công ty (FPT), biến độc lập là tỷ suất lợi nhuận
hàng tháng của thị trường (VNIndex). Ta được kết quả như sau:
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
19
Định giá doanh nghiệp
Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa lợi suất cổ phiếu
FPT và lợi suất thị trường (29/01/2010 – 31/12/2015)
30.00%
20.00%
y = 0.9024x - 0.0057
R² = 0.3055
10.00%
0.00%
-15.00%-10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00%
-10.00%
-20.00%
-30.00%
-40.00%
Phương trình hồi quy: y = 0.9024x – 0.0057
Hệ số β là một hệ số đo lường rủi ro hệ thống, nó thể hiện mức độ rủi ro của 1
tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro tài sản của toàn thị trường. Hệ số β = 0,9024 của
FPT cho thấy khi tỉ suất lợi nhuận thị trường tăng thêm 1% thì tỉ suất lợi nhuận của cố
phiếu FPT tăng thêm 0,9024%.
=> Cổ phiếu FPT có mức độ biến động thấp hơn mức biến động chung của thị
trường. Điều này đồng nghĩa với việc khi kinh tế tăng trưởng thì mức độ lợi nhuận của
FPT thấp hơn so với thị trường. Mặt khác, khi kinh tế suy thoái, mức độ rủi ro của cổ
phiếu FPT lại thấp hơn so với thị trường.
R2 là rủi ro của cổ phiếu phát sinh từ biến động thị trường, còn (1 – R2) là rủi ro
đặc trưng của cổ phiếu. R2= 0,3055 cho biết 30,55% rủi ro của công ty xuất phát từ thị
trường, còn lại 69,45% rủi ro xuất phát từ bản thân công ty.
3.1.2. Chi phí vốn chủ sở hữu
Chi phí vốn chủ sở hữu là mức tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư yêu cầu đối với
khoản đầu tư vốn cổ phần trong công ty.
Ke được xác định theo công thức: Ke = Rf + β*(Rm – Rf)
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
20
Định giá doanh nghiệp
Rf là lợi suất phi rủi ro, được tính dựa theo lãi suất của trái phiếu chính phủ kì
hạn 1 năm, từ 2001 – 2015.
Rm là lợi suất trung bình của thị trường giai đoạn 2001 – 2015, lấy số liệu từ giá
đóng cửa cuối mỗi năm của thị trường HOSE từ 2001 – 2015.
Bảng 3.1: Lãi suất phi rủi ro vào lãi suất thị trường 2001 – 2015
T-bond (1 year)
VN Index
Rf (%)
(nghìn đồng)
STT
Năm
1
2001
2
2002
5.9
183.3
-22.13
3
2003
6.1
166.9
-8.95
4
2004
5.79
239.3
43.38
5
2005
6.18
307.5
28.50
6
2006
6.45
751.8
144.49
7
2007
7.19
927
23.30
8
2008
13.06
315.6
-65.95
9
2009
9.08
494.8
56.78
10
2010
10.73
484.7
-2.04
11
2011
12.9
351.6
-27.46
12
2012
8.55
413.7
17.66
13
2013
7.1
504.6
21.97
14
2014
4.88
537.57
6.53
15
2015
4.84
579.03
7.71
Trung bình
7.77
Rm (%)
235.4
15.99
(Nguồn: investing.com và cophieu68.vn)
Theo tính toán, ta có được bảng Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke) như sau:
Nguyễn Anh Tiệp - 13050635
21