Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

viet bai tap lam van so 2 van tu su ket hop voi mieu ta va bieu cam lam tai lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.76 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (làm tại lớp)
A. YÊU CẦU
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp miêu
tả và biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày...
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
Đề bài tham khảo
Đề 1. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
Đề 2. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
Đề 3. Kể về một việc em làm đã khiến bố mẹ rất vui lòng.
Đề 4. Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong
truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại chuyện đó như thế nào?
Gợi ý
Các đề trên đều yêu cầu viết một bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm. Mỗi đề em
cần lưu ý như sau:
- Ở đề 1, kể lại một kỉ niệm đáng nhớ tức là kể lại câu chuyện đáng nhớ (có thể là chuyện
vui, buồn, thú vị, bất ngờ...) xảy ra giữa em với con vật nuôi (như: Mèo, chó, gà, heo, trâu,
bò). Ngoài kể lại, em cần miêu tả hình dáng, tính nết, hoạt động của con vật... (yếu tố miêu
tả) để câu chuyện thêm sinh động; cần thể hiện được tình cảm của em với con vật và con
vật đối với em như thế nào (yếu tố biểu cảm).
- Ở đề 2, kể về lần phạm lỗi với thầy, cô giáo, phải nói rõ đó là lỗi gì, khi nào, ở đâu. Ngoài
kể lại, em cần miêu tả sự việc, miêu tả hình ảnh thầy, cô (như nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái
độ...) trước và sau khi em phạm lỗi; cần thể hiện tình cảm và suy nghĩ của em trong và sau
khi xảy ra sự việc như: Buồn, giận mình, lo lắng, ân hận về lỗi lầm của mình,...
- Ở đề 3, kể về một việc làm của em khiến bố mẹ rất vui lòng, phải nói rõ đó là việc gì, xảy
ra ở đâu, khi nào. Ngoài kể lại, em cần miêu tả sự việc em làm, miêu tả hình ảnh bố mẹ
(như nét mặt, cử chi, lời nói, thái độ...) trong và sau khi em làm việc tốt; cũng cần thể hiện
tình cảm và suy nghĩ của em trong và sau khi làm được việc tốt như: Vui mừng, tự hào...
khi làm được một việc có ích, có ý nghĩa.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Ở đề 4, chỉ kể về đoạn lão Hạc sang nhà ông giáo kể việc mình bán “cậu Vàng’’ như thế
nào (không kể lại toàn bộ câu chuyện). Em có thể xưng “tôi” - người kể chuyện vì có mặt
trong câu chuyện như là người thứ ba. Đối tượng kể là ông giáo và lão Hạc qua quan sát
của nhân vật “tôi”. Chẳng hạn, em có thể tưởng tượng ra tình huống em đến nhà ông giáo
hỏi bài, rủ con thầy giáo học bài hay làm một việc gì đó và chính lúc ấy, em vô tình chứng
kiến cảnh lào Hạc đang nói chuyện với ông giáo. Em cần bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của
mình trước câu chuyện đã được chứng kiến.
Bài làm
Bài viết số 2 lớp 8 đề 1. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà
em yêu thích.
Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim
hay chú mèo... Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.
Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã.. nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này:
Cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ,
tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một
chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi.
Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi
lấy sữa cho chú uống nữa!
Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc
nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ
khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra
ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một
ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung
thành của Phi Phi.
Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả

nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng
xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nhẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng
đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố
vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị
giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà,
bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung
lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn
dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố
vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.
Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian bị bắt sau đó
đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đình tôi và Phi Phi còn được tuyên
dương nữa! Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà
cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều
đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!
Bài viết số 2 lớp 8 đề 2. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
Câu chuyện đáng buồn ấy xảy ra từ năm học trước, vậy mà mỗi lần nhớ lại, em cảm thấy
như vừa mới đây thôi. Giờ kiểm tra Toán hôm đó, em sẽ nhớ suốt đời. Đầu đuôi câu
chuyện là thế này:
Thầy giáo dạy Toán lớp 7A là thầy Thảo. Em rất thích môn Toán một phần cũng vì thầy
dạy vừa dễ hiểu, vừa hấp dẫn. Từ đầu năm đến giữa học kì I, em liên tục được điểm 9,
điểm 10. Bố em cũng là giáo viên dạy Toán trong trường, thường hãnh diện về cậu con trai
cưng của mình. Bất ngờ, thầy Thảo bị ốm phải nằm bệnh viện và bất ngờ hơn nữa người
được Ban Giám hiệu phân công dạy thay lại chính là… bố em. Mọi rắc rối bắt đầu từ đấy.
Mặc dù bố là giáo viên dạy giỏi nhưng học bố, em thấy thế nào ấy. Cứ đến giờ Toán là em

ngượng nghịu, mất tự nhiên hẳn. Hồi thầy Thảo còn dạy, em hay xung phong lên bảng giải
bài tập và lần nào cũng được thầy khen. Bây giờ khác hẳn, bố giảng bài, em chăm chú
nghe nhưng im lặng, chẳng tỏ thái độ gì. Hình như hiểu tâm trạng của em nên bố không
vui.
Em còn nhớ là trước hôm kiểm tra môn Toán giữa học kì I, em có trong tay cuốn Tuyển tập
truyện ngắn hay 2004 mà anh Đức con bác Hải mang đến cho mượn với lời khen nức nở
rằng không thể cố cuốn sách nào hấp dẫn hơn. Thế là em lén đọc mê mải cho đến khuya,
bất chấp lời nhắc nhở ôn bài của bố. Kết quả là sáng hôm sau, khi làm bài, em không thể
nào tập trung tư tưởng, lúng túng mất một lúc khá lâu. Cuối cùng, em đã tính sai đáp số.
Suốt mấy ngày, em hồi hộp và lo sợ. Em không chỉ lo bị điểm kém mà còn lo cho uy tín
của bố nữa. Bố sẽ ăn nói làm sao với học trò và đồng nghiệp khi con trai mình làm bài
không tốt. Hôm trả bài, cầm trên tay bài kiểm tra bị điểm 3 to tướng, quả thật là em choáng
váng. Em vừa xấu hổ, tủi thân lại vừa giận bố. Bố có thể sửa điểm được mà sao bố nỡ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thẳng tay như vậy? Đã thế, sau bữa cơm chiều, trước mặt cả nhà, bố buồn bã bảo rằng vì
em chủ quan, bướng bỉnh không nghe lời nên mới ra nông nỗi.
Ngẫm nghĩ, em thấy bố nói rất đúng. Em chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Điểm 3 đầu tiên
và duy nhất ấy như một tời cảnh cáo nghiêm khắc đối với em: Không được kiêu căng, tự
mãn trong học tập và phải nghiêm túc, cẩn thận trong mọi công việc, dù là việc nhỏ.
Sau đó, em nhanh chóng xoá đi mặc cảm, lại say mê môn Toán và cũng mê “thầy giáo bố”
chẳng khác gì thầy Thảo trước đây. Cuối năm lớp 7, em vẫn đạt danh hiệu Học sinh xuất
sắc. Hôm lĩnh phần thưởng và giấy khen, em trịnh trọng đưa cho bố bằng cả hai tay. Bố
khen em cố gắng như vậy là tốt, xứng đáng là con trai của bố. Em xúc động không nói nên
lời.
Chuyện ấy giờ đã thành kỉ niệm, dẫu là kỉ niệm buồn nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng
thấm thía, bền lâu. Nó không chỉ là bài học sâu sắc cho em trong quãng đời học sinh mà sẽ

là bài học bổ ích suốt cuộc đời.
Bài viết số 2 lớp 8 đề 3. Kể về một việc em làm đã khiến bố mẹ rất vui lòng.
Có một lần, tôi đã làm một việc khiến ba mẹ rất vui lòng. Cảm giác làm được tốt trong
lòng thấy vui lắm, vì lúc ấy tôi mới học lớp bốn thôi.
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt
sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ
ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vã của mọi người. “Một ngày rãnh rỗi
mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người.
Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào
đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba
mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con
à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà
nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự
định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động
tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi
là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn
la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại,
nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi
mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy
nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa
như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân
nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn
lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì

Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì
nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ
một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn
dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh
Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi
cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Tôi bắt tay vào công việc. Bắt đầu là phòng ngủ, sắp xếp lại mền, gối cho ngay ngắn, quét
dọn phòng sạch sẽ, kéo rèm lên cho nắng sớm vào phòng. Tiếp đến phòng khách phải quét
bụi trên tủ, bàn rửa bộ ấm chén uống trà của ba và lau sạch nền gạch. Bước xuống bếp thấy
chén đũa ăn sáng còn ngổn ngang trên bàn, một thau đồ mẹ giặt chưa phơi, trên bếp còn bề
bộn xoong nồi, tôi hít một hơi dài và bắt tay vào việc. Trước giờ tôi chưa làm việc này
nhưng vừa làm vừa nhớ lại lời mẹ dạy, miệng ngân nga câu hát mà công việc đã xong lúc
nào không hay. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy mồ hôi của mình chảy như suối vậy, cảm
giác mệt mỏi xen lẫn niềm vui. Thành quả lao động của một cô bé luôn lười biếng, ỉ lại ba
mẹ, nhiều lúc ba mẹ nói lắm mới giúp, bây giờ làm việc một cách tự giác và hoàn thành rất
tốt công việc được giao, trong lòng thấy vui sướng làm sao! Hạnh phúc biết bao! Thật sung
sướng khi mình đã chiến thắng bản thân để vượt lên chính mình.
Khỏi phải nói, chiều đó ba mẹ về, vừa bước vào nhà đã vui cười ba khen “Con gái của ba
rất ngoan, biết nghe lời ba mẹ, cảm ơn con rất nhiều” tôi bẽn lẽn “Dạ con đã lớn rồi phải
không mẹ”. Mẹ nói “Con mẹ đã lớn rồi, quà của con đây này” vừa nói mẹ vừa lấy trong túi
ra một con gấu bông xinh xinh tặng cho tôi “Cảm ơn ba mẹ, con thích lắm”. Mẹ làm cơm
chiều thật ngon để đãi tôi vì thành quả lao động của một ngày “làm việc”.
Sau ngày hôm đó tôi suy nghĩ nhiều về bản thân “Mình có thể làm được nhiều việc hơn thế
nữa, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Hoàn thành một việc tốt làm cho ba mẹ
vừa lòng và mình cũng cảm thấy hạnh phúc nhân lên gấp bội. Về sau tôi làm được nhiều

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


việc hơn, cố gắng giúp đỡ ba mẹ bớt cực nhọc sau những ngày làm việc vất vã. Hôm nay
tôi chia sẻ cho các bạn một mốc son trong đời và là một kỹ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.
Bài viết số 2 lớp 8 đề 4. Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán
chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại chuyện đó như thế
nào?
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa
khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong
sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc
với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của
Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện
lên mồn một.
Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi
càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám
trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán
cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.
Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại
cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những
chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái
cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.
Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó
hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm
nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Cụ bán rồi?
Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước.
Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi
thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
Thế nó cho bắt à?


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra.
Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu
khóc…
Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi
mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm
lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ
loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...
Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi
như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như
thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ
tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta
giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc chua chát bảo:
Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người,
may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...
Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống
phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình
ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê
tái đứng lên:
Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha
nước mời ông xơi thầy tôi nhắc nhở.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.
Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi
xuống đây.
Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều
chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.
Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô
đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con
Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão
mới làm như vậy.
Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân
ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó
là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất.
Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người
thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×