Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

toan lop 7 phuong phap chung minh hai duong thang song song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.3 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

I. Phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song
1. Xét vị trí các cặp góc tạo bởi hai đường thẳng định chứng minh song song với một
đường thẳng thứ ba (so le, đồng vị…)
2. Sử dụng tính chất của hình bình hành.
3. Hai đường thẳng cùng song song hoặc cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
4. Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang, hình bình hành.
5. Sử dụng định nghĩa hai đường thẳng song song.
6. Sử dụng kết quả của các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ để suy ra các đường thẳng song song
tương ứng.
7. Sử dụng tính chất của đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh bên hay đi qua trung
điểm của hai đường chéo của hình thang.
8. Sử dụng tính chất hai cung bằng nhau của một đường tròn.
9. Sử dụng phương pháp chứng minh bằng phản chứng.
II. Chứng minh hai đường thẳng song song
Để chứng minh hai đường thẳng trong không gian song song với nhau, ta cần trang bị cho
bản thân các kiến thức sau đây:
1. Ghi nhớ lại các một số kiến thức trong hình học phẳng:
 Trong hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật,…: Các cặp cạnh đối song
song với nhau.
 Đường trung bình của tam giác, hình bình hành,…: Đường thẳng đi qua hai trung điểm
của cặp cạnh bên (cặp cạnh đối diện).
 Định lý Ta – let đảo: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên
hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh
còn lại của tam giác.
2. Ghi nhớ các tính chất:
 Tính chất 1. Trong không gian, qua một điểm ngoài một đường thẳng có một và chỉ
một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
A ∉ a ⇒ ∃! b: b ⊃ A và a//b


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

 Tính chất 2. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì
song song với nhau.
a//x; b//x và a ≠ b ⇒ a//b
 Định lý về giao tuyến của ba mặt phẳng:
Nếu ba mặt phẳng cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng
quy hoặc đôi một song song.
Phương pháp.
1. Nếu ta nhìn thấy được hai đường thẳng đó đồng phẳng thì ta sẽ sử dụng các kiến thức
trong hình học phẳng để chứng minh.
2. Nếu ta chưa thấy hai đường thẳng đó đồng phẳng thì có thể áp dụng các tính chất 1, 2
và định lý về giao tuyến của ba mặt phẳng.
Ví dụ 1. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có AD căt BC. Hãy tìm điểm M trên cạnh SD và
điểm N trên cạnh SC sao cho AM // BN.
Ví dụ 2. Cho hình chóp tứ giác S. ABCD có đáy là một tứ giác lồi. Gọi M, N, E, F lần lượt
là trung điểm của các cạnh bên SA, SB, SC và SD. Chứng minh rằng ME // AC, MF // BD.
Ví dụ 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là một tứ giác lồi. Gọi M và N lần lượt là trọng
tâm của tam giác SAB và SAD. Chứng minh MN // BD.
Ví dụ 4. Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB // CD (AB > CD).
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và SB. Chứng minh: MN // CD.
Ví dụ 5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gòi M, N, P, Q làn lượt
là các điểm nằm trên các cạnh BC, SC, SD, AD sao cho MN // BS, NP // CD, MQ // CD.
Chứng minh PQ // SA.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

III. Bài tập Hai đường thẳng song song

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×