Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.01 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH VĂN TÁM

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH VĂN TÁM

GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ
VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong Luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Giải pháp chính
sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thành phố Đà
Nẵng” là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giả luận văn

Huỳnh Văn Tám


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ TẠO
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở VIỆT NAM - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN ................................................................................................. 10
1.1. Một số vấn đề lý luận .............................................................................. 10
1.2. Giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Việt Nam trong
thời gian qua - thành quả và vấn đề đặt ra ..................................................... 23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................ 33
2.1. Khái quát chung về Thành phố Đà Nẵng ................................................ 33
2.2. Một số kết quả và những vấn đề đặt ra trong giải pháp chính sách đào tạo

nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên ở Thành phố Đà Nẵng .................. 38
CHƢƠNG 3. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ..................................................................................................... 53
3.1. Định hướng chung ................................................................................... 53
3.2. Mục tiêu ................................................................................................... 54
3.3. Nội dung để nâng cao chất lượng-tính khả thi của các giải pháp chính
sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Đà Nẵng . 54
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ LĐ-TB&XH

: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

CN

: Công nghiệp

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CSDN

: Chính sách doanh nghiệp

ĐTN


: Đào tạo nghề

GDNN

: Giáo dục nghề nghiệp

KT – XH

: Kinh tế - xã hội



: Lao động

LĐ – VL

: Lao đông – việc làm

LĐTN

: Lao động thanh niên

NN

: Nông nghiệp

NXB

: Nhà xuất bản


Sở LĐ-TB&XH

: Sở Lao động - Thương binh và xã hội

THCS

: Trung học cơ sở

TN

: Thanh niên

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và hơn 25 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(năm 1991), Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan
trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Cũng trong quá trình đó,
Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập
các tổ chức thương mại: WTO, ASEAN, ASEM…Tất cả những chuyển động

đó, thực sự đã mang lại nhiều thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của
đất nước.
Theo báo cáo của tổng cục Thống kê, dân số của nước ta năm 2016 là
92,70 triệu người, tăng 987,8 nghìn người, tương đương tăng 1,08% so với
năm 2015. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2016 ước tính
đạt 20,6%, cao hơn mức 19,9% của năm trước. Năng suất lao động xã hội
của toàn nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu
đồng/lao động.
Về lực lượng lao động, lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2016
ước tính là 54,4 triệu người, tăng 455,6 nghìn người so với năm 2015. Lực
lượng lao động trong độ tuổi lao động ước đạt 47,7 triệu người, tăng 275,9
nghìn người so với năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong
các ngành kinh tế năm 2016 khoảng 53,3 triệu người, tăng 451,1 nghìn người
so với năm 2015. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm
2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ chiếm 33,4%. Lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu
vực nông thôn chiếm 68,1%.

1


Theo ước tính, số người có việc làm trong quý I năm 2016 là 53,3 triệu
người, tăng 861,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 53,2 triệu
người, tăng 708,7 nghìn người; quý III là 53,3 triệu người, tăng 104,6 nghìn
người; quý IV là 53,4 triệu người, giảm 96,2 nghìn người. Ngược lại với số
lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là
2,30%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị
là 11,30%; khu vực nông thôn là 5,74%. Cùng với số lao động thất nghiệp, tỷ

lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%,
trong đó khu vực thành thị là 0,73%; khu vực nông thôn là 2,10%. Bên cạnh
đó, tỷ lệ động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản
năm 2016 ước tính là 55,9%.
Ngoài ra, hằng năm lại có thêm gần 1 triệu TN đến tuổi bổ sung vào lực
lượng LĐ. Đây là lực lượng LĐ dồi dào và năng động, đem lại nhiều cơ hội
cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, có vai trò quan
trọng trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và sự ổn định
chính trị của đất nước. Song thực tế hiện nay, lực lượng LĐTN chưa được đào
tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp còn nhiều. Chất lượng của nguồn
nhân lực vốn được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền
kinh tế, của phát triển xã hội vẫn còn nhiều hạn chế hay đúng hơn là vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Không những thế, việc sử dụng lao động đã được đào tạo cũng đang còn khá
nhiều bất cập. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" đang tồn tại khá lâu vẫn chưa
có giải pháp xử lý…Việc học nghề - từ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng xong
cũng rất khó tìm được việc làm, nếu có thì thu nhập cũng ở mức rất thấp...
ĐTN và tạo việc làm cho TN là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, các cấp,
các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của lao

2


động nói chung và LĐTN nói riêng. Chính sách ĐTN và giải quyết việc làm
từ lâu đã được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và coi đó là một nhiệm
vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH các giai đoạn vừa qua. Nghị
quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
TN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” đã xác định: “Nâng cao chất lượng LĐ trẻ,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho TN” là nhiệm vụ

cần được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các cơ quan có thẩm quyền từ
Trung ương đến các địa phương đã ban hành hàng loạt chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật- chứa đựng trong đó các giải pháp cụ thể để tổ chức thực
hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề, giải quyết
việc làm cho lao động cả nước nói chung, thanh niên nước ta nói riêng. Nhờ
đó, hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong cả nước đã có nhiều
chuyển biến tích cực.
Trong xu hướng chung đó, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền thành
phố Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp trong đào tào
nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lực lượng trẻ nói
riêng, xem đó như những nội dung, phương thức để xây dựng và phát huy vai
trò của nguồn nhân lực nói chung, lực lượng lao động có tay nghề nói riêng
tham gia vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của
Thành phố. Trên thực tế, các chính sách này khi triển khai thực hiện trở thành
một trong những động lực góp phần đưa Đà Nẵng cùng cả nước hội nhập và
phát triển.Tuy nhiên, việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực nói chung,
nguồn nhân lực có chất lượng cao – khâu đột phá trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố hiện nay và sắp tới vẫn còn những bất
cập, vướng mắc. Trong đó, xác lập – xây dựng, ban hành những chính sách
đồng bộ để phát huy hơn nữa vai trò lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo là

3


một trong những ưu tiên cần được đầu tư nghiên cứu, giải quyết ở nhiều cấp
độ khác nhau của toàn Thành phố.
Đề tài “Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh
niên từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” hy vọng cung cấp một cách tiếp cận và
một số nội dung đáp ứng yêu cầu bức thiết nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc làm và đào tạo nghề là chủ đề thu hút sự quan tâm từ lâu của Đảng,
Nhà nước ta. Cũng vì thế nó trở thành yêu cầu – đơn đặt hàng cho các hoạt
động nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu, giới nghiên cứu trong cả
nước. Đối với lao động thanh niên, kể từ khi Quyết định 103 của Ban Bí thư
Trung ương Đoàn về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc
làm giai đoạn 2008-2015” được ban hành, ĐTN, tạo việc làm cho TN càng
nhận được nhiều sự quan tâm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương
trong cả nước.Trong nghiên cứu, nhiều năm qua đã xuất hiện khá nhiều công
trình khoa học - với nhiều cấp độ được đăng tải. Trong đó, có thể kể đến một
số công trình tiêu biểu mà chúng tôi được tiếp cận:
 Từ góc độ chung có:
Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (2004): Quản lý nguồn nhân lực ở
Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội;
Phạm Lan Hương (2010): Các vấn đề về quan hệ lao động trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Lao động và xã hội, (386); Trung tâm Quốc gia
Dự báo và Thông tin thị trường lao động, Cục Việc làm, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội: Xu hướng việc làm Việt Nam 2010, Hà Nội, tháng
10/2010; Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội: Báo cáo xu hướng lao động và xã hội thời kỳ 2000-2010,Hà Nội,
tháng 3/2011; Lưu Quang Tuấn: Lao động-việc làm năm 2011 và triển vọng
năm 2012, Viện Khoa học lao động và xã hội, , 2012; Trần

4


Việt Tiến: Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn
thiện, Tạp chí Kinh tế phát triển số 181, tháng 7/2012; Pháp luật lao động về
việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam thời kỳ hội nhập của Đinh Thị Nga
Phượng tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011..
Về ĐTN nói chung và cho ĐTN cho thanh niên nói riêng, hiện nay có các

công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả sau:
Nguyễn Thị Vân Hạnh (2006), Hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên
trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đại học quốc gia Hà
Nội; Đặng Cảnh Khanh, Phạm Bằng, Một số vấn đề về lao động và việc làm
của thanh niên hiện nay, Nghiên cứu
giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Đức Hồng. Trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2009; Quản lý Nhà nước về công tác đào tạo
nghề cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Thị Hoài Lan, tại Học viện
Hành chính, năm 2012; Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông
thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã Thụy
Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình) của Mai Thị Ngọc Anh. Trường Đại
học Khoa hoc Xã hôị và Nhân văn – Đaị học Quốc gia Hà Nội. 2014…
- Việc đánh giá, phân tích chính sách ở thành phố Đà Nẵng, trong các
báo cáo tổng kết quá trình xây dựng và phát triển Thành phố của các cơ quan
có thẩm quyền ở các ngành nói riêng, của hệ thống chính trị các cấp nói
chung, gián tiếp hay trực tiếp cũng đã đề cập một số nội dung mang ý nghĩa
tổng kết thực tiễn. Đặc biệt từ ngày chia tách và trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương (1997 đến nay), Đà Nẵng là một trong những thành phố tạo
được các dấu ấn nhất định trong đổi mới cách nghĩ, cách làm để phát
triển...Có l đó là lý do thu hút các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×