Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.75 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THANH THỦY

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
DƢỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG
HÌNH PHẠT ĐƢỢC ÁP DỤNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THANH THỦY

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
DƢỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG
HÌNH PHẠT ĐƢỢC ÁP DỤNG TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số

: 60.38.01.04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐÀM THANH THẾ

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được
trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Thanh Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP
NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ........................................................................ 9
1.1. Khái niệm và ý nghĩa được áp dụng về quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam ....................................... 9
1.2. Điều kiện của QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt ........................ 11
1.3. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt quy định của Bộ luật đến trước khi ban hành BLHS năm 1999. ... 24
1.4. QĐHP dưới mức thấp nhất quy định của bộ luật của một số nước ngoài ......... 30
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT ĐƢỢC ÁP

DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN ......................................................................................................................... 35
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự .................................................. 35
2.2. Thực tiễn thực hiện quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt tại thành phố Đà Nẵng ....................................................................................... 43
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH HINH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT
CỦA KHUNG HÌNH PHẠT .................................................................................. 51
3.1. Hoàn thiện các quy định của BLHS về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt .................................................................................................................... 51
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng qui định về QĐHP dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt qui định của Bộ luật ................................................................. 53
3.3. Xây dựng án lệ và phổ biến giáo dục pháp luật ................................................. 67
3.4. Cập nhật BLHS năm 2015 ................................................................................. 68
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

QĐHP

: Quyết định hình phạt

TNHS


: Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

Tên bảng
Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm của
TAND hai cấp thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 – 2016

Trang
45

2.2.

Tổng hợp xét xử của TAND hai cấp thành phố Đà Nẵng từ
năm 2012 – 2016

47

2.3.

Tổng hợp số liệu về áp dụng Điều 47 BLHS của TAND TP Đà
Nẵng từ năm 2012 – 2016

48



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản và quan trọng của
quá trình áp dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn xét xử các vụ án hình sự do Tòa
án thực hiện sau khi đã làm rõ các tình tiết định tội, định khung hình phạt, tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ TNHS và nhân thân của người phạm tội. Quyết định hình phạt đúng pháp luật,
phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, có sự
cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, nhân thân của người phạm tội là
cơ sở để thực hiện các nguyên tắc của luật hình sự, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế,
nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn xét xử của Tòa án.
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định của
Bộ luật là một trường hợp đặc biệt của quyết định hình phạt, tính đặc biệt của nó thể
hiện ở mức độ giảm nhẹ hình phạt đặc biệt so với trường hợp giảm nhẹ thông
thường khác, thông thường khi quyết định hình phạt thì Tòa án quyết định mức hình
phạt trong giới hạn của chế tài, còn khi áp dụng quy định về quyết định hình phạt
nhẹ hơn thì mức hình phạt xuống dưới mức tối thiểu của chế tài, phá vỡ chế tài mà
Nhà làm luật dự kiến áp dụng đối với người phạm tội. Thực tiễn xét xử cho thấy,
các Tòa án áp dụng quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất là rất phổ
biến, điều đó thể hiện ở tỷ lệ các vụ án được áp dụng hình phạt dưới mức tối thiểu
của chế tài là khá cao so với tổng số vụ án đã xét xử, tính phổ biến còn thể hiển ở
chỗ là hầu hết các Tòa án đều áp dụng quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt trong hoạt động quyết định hình phạt của mình.
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định của Bộ luật có vai
trò hết sức quan trọng đối với thực tiễn xét xử là phương tiện để đạt đến sự công
bằng xã hội và là biểu hiện của chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối
với người phạm tội. Do vậy, khi áp dụng quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất

của khung hình phạt đòi hỏi Tòa án phải hết sức thận trọng, hạn chế những sai sót


2
khi áp dụng quy định này, bởi lẽ nếu áp dụng đúng thì sẽ bảo đảm bằng công bằng
xã hội, bảo đảm hình phạt được áp dụng tương xứng với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đây cũng chính là cơ sở để đạt được mục
đích của hình phạt và giảm chi phí cho hoạt động thi hành hình phạt, ngược lại nếu
lạm dụng quy định này để QĐHP quá nhẹ, không nghiêm khắc sẽ làm giảm tính uy
nghiêm của hình phạt, hình phạt được áp dụng không tương xứng với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội làm cho mục đích của hình phạt không đạt được và
gây ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Như vậy, quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được
các Tòa án áp dụng khá phổ biến và có vai trò quan trọng cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng quy định này vẫn còn nhiều bất cập, vướng
mắc và thiếu sót chẳng hạn như: QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
phải tuân thủ điều kiện ít nhất có hai tình tiết giảm nhẹ TNHS tại khoản 1 Điều 46
BLHS thì vẫn còn nhiều bất cập nên chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử,
thực tiễn cho thấy có rất nhiều vụ án người phạm tội có một tình tiết giảm nhẹ theo
khoản 1 Điều 46 BLHS nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS theo khoản 2 Điều
46 BLHS và xét về trường hợp phạm tội này thì đáng được hưởng mức án dưới mức
tối thiểu của chế tài, nhưng do không có đủ hai tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định
tại khoản 1 Điều 46 BLHS nên Tòa án không thể QĐHP dưới mức tối thiểu của chế
tài được; vẫn còn tình trạng vi phạm giới hạn giảm nhẹ theo quy định nghĩa là xử
mức án dưới mức tối thiểu của khung hình phạt liền kề nhẹ hơn vì nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ sự thiếu chỉ dẫn thế nào là khung hình
phạt nhẹ hơn liền kề đối với các điều luật có cấu trúc khung hình phạt không theo
trật tự thông thường; vướng mắc trong việc áp dụng hình phạt dưới mức tối thiểu
của chế tài khi người phạm tội đủ điều kiện luật định nhưng lại có thêm tình tiết
tăng nặng TNHS; vướng mắc khi quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc loại

nhẹ hơn có phải tuân thủ các quy định chung của loại hình phạt đó hay không;
vướng mắc khi QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hoặc đối với người chưa thành niên phạm tội;
vướng mắc trong việc xác định các tình giảm nhẹ để làm căn cứ quyết định hình


3
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt..v.v. Những bất cập, vướng mắc và
thiếu sót khi QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là do nhiều nguyên
nhân khác nhau, có những nguyên nhân thuộc về chủ quan của Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân do không nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật hình sự,
cũng có những nguyên nhân khách quan là do những bất cập của pháp luật hình sự
liên quan đến QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Bên cạnh đó, cùng
với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước; xu hướng toàn cầu hóa,
nhân đạo hóa thì nhiều vấn đề của luật hình sự trong đó có QĐHP dưới mức thấp
nhất hơn quy định của Bộ luật về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện để đáp ứng yêu cầu yêu cầu cấp thiết trong hoạt động xét xử của ngành Tòa án
cũng như yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính Trị
trong giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận
văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định của Bộ luật là một
trong những đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn được nhiều tác giả có
nhiều uy tín trong lĩnh vực hình sự đề cập trong nhiều công trình khoa học khác
nhau, chẳng hạn như các Chuyên khảo: “Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình
phạt trong luật hình sự Việt Nam” củaThạc sĩ Đinh Văn Quế và Tiến sĩ Lê Văn Đệ,
“Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Tiến sĩ Dương Tuyết Miên,
“Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam” của Tiến

sĩ Trần Thị Quang Vinh. Các Chuyên khảo cũng đề cập đến QĐHP dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt, tuy nhiên chưa có Chuyên khảo nào đi sâu nghiên cứu về
quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định của Bộ luật.
Dưới cấp độ luận văn cử nhân thì có luận văn: “Quyết định hình phạt dưới mức tối
thiểu của chế tài - những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2002 của tác giả Nguyễn
Thị Khánh Ly, trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này cũng đã
nêu ra khái niệm QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, đề cập những vấn


4
đề pháp lý của quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, đáng
giá thực tiễn áp dụng và đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cũng như nâng
cao hiệu quả áp dụng của quy định này. Tuy nhiên, luận văn này cũng chưa làm rõ
hết những vấn đề lý luận của quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt, chưa đánh giá hết những bất cập vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng quy định này, luận văn cũng chỉ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng.
Về các bài viết chuyên môn thì có: “Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật hình sự” của tác giả Lê Đăng Doanh đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân
số 12/2003, “Bàn về việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật” của tác giả Trương Thị Hằng đăng trên tạp chí Viện
kiểm sát nhân dân số 5/2009, “Một số vấn đề khi áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự”
của tác giả Nguyễn Minh Hải đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân số 18/2009, “Một
số vấn đề áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt tù đối với người
phạm tội” của tác giả Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí toà án nhân dân số
03/2009.v.v.Các bài viết trên đã bàn luận, làm rõ và giải quyết nhiều vấn đề về mặt
lý luận và thực tiễn áp dụng của quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn, giúp cho
người tiếp cận nắm rõ được vấn đề mình quan tâm, nhưng các bài viết này cũng chỉ
nêu những vướng mắc cụ thể chứ chưa hệ thống những bất cập, vướng mắc khi áp
dụng quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt vào

thực tiễn xét xử.
Tóm lại, QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định của Bộ luật
tuy đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau thể hiện một phần ở
các công trình chuyên khảo, luận văn cử nhân cho đến những bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành nhưng vẫn chưa làm rõ các vấn đề pháp lý của nó, chưa hệ thống
những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và chưa đưa ra những giải pháp toàn diện
để hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về QĐHP
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Do vậy, tiếp tục nghiên cứu quy định về
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng trong việc hoàn thiện về mặt lý luận để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử của


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×