VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ NHO TUẤN
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
HÀ NỘI, năm 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ NHO TUẤN
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG XUÂN
HÀ NỘI, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các
kết quả trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Nho Tuấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI ............................................................................8
1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trị của nơng thơn mới ..............................................8
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới ............13
1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới .................16
1.4. Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới của Việt Nam ...............................................22
1.5. Các công cụ, giải pháp thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới .............24
1.6. Phương pháp và tiêu chí đánh giá chính sách xây dựng nơng thơn mới............29
1.7. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới của một số địa
phương.......................................................................................................................30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA VỀ CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG
NAM .........................................................................................................................35
2.1. Khái quát đặc điểm nông thôn và những yếu tố tác động đến thực hiện chính
sách xây dựng nơng thơn mới tỉnh Quảng Nam........................................................35
2.2. Kết quả thực hiện xây dựng nông thơn mới tỉnh Quảng Nam ...........................40
2.3. Đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn Quảng Nam ...............47
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NƠNG THƠN MỚI.................................................................................................56
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước có tác động đến chính sách xây dựng nơng
thơn mới ....................................................................................................................56
3.2. Quan điểm, định hướng về chính sách xây dựng nơng thơn mới ......................58
3.3. Giải pháp hồn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới ................................58
3.4. Kiến nghị ............................................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND
: Hội đồng nhân dân
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
MTQG
: Mục tiêu Quốc gia
NTM
: Nông thôn mới
UBND
: Ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp - Nơng dân - Nơng thơn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quan
trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được Đảng, Nhà nước ta hết sức
quan tâm và dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực này. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi nông nghiệp và nông dân là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sự
giàu có của đất nước, Người cho rằng nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu, muốn
phát triển đất nước phải coi trọng cả vấn đề Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn.
Định hướng phát triển kinh tế trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là "phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ cơng nghệ cao, chất lượng cao gắn với công
nghiệp chế biến và xây dựng NTM" [46, tr.75]. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của
Đảng xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông
thôn là xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng
cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;
nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp
hành Trung ương Đảng Khóa X đã thơng qua Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 về nông nghiệp, nông thơn, nơng dân với mục tiêu "xây dựng NTM có
kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh
đạo của Đảng được tăng cường" [1].
Tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10 - 11, năm 2015), Quốc hội Khóa XIII đã quyết định
cả nước chỉ thực hiện 2 chương trình MTQG: (1) xây dựng NTM và (2) giảm nghèo
bền vững (trước đây 16 chương trình). Với quyết định này, nguồn lực đầu tư của
Quốc gia khơng cịn bị phân tán, dàn trải mà được tập trung một cách có trọng tâm
vào 2 chương trình MTQG. Theo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã
1
được Quốc hội thơng qua, vốn dành cho Chương trình MTQG xây dựng NTM là
43.119 tỷ đồng [15, tr.2].
Thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình MTQG về xây
dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng
NTM (sửa đổi tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 và được
thay thế tại Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016).
Cùng với cả nước, chính sách xây dựng NTM cũng được triển khai đồng bộ,
quyết liệt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với 204 xã (trong tổng số 244 xã, phường,
thị trấn) được quy hoạch xây dựng NTM. Tỉnh ủy Quảng Nam có Chỉ thị số 30CT/TU ngày 24/4/2013 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chương
trình MTQG xây dựng NTM. HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành nhiều cơ
chế, chính sách cũng như thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ
đạo, Văn phòng điều phối triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng
NTM.
Như vậy, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về xây dựng NTM
được ban hành và triển khai thực hiện từ năm 2010. Đây là một trong những chính
sách cơng có tầm ảnh hưởng rộng lớn, có tính chất quan trọng. Đến nay, chính sách
xây dựng NTM đã đi được hơn nữa chặn đường của giai đoạn 2010-2020, việc tổ
chức xem xét, đánh giá chính sách xây dựng NTM từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam vào
thời điểm hiện nay là cần thiết và phù hợp nhằm chỉ ra những kết quả đạt được để
tiếp tục phát huy; những bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị, đề xuất để sửa đổi,
bổ sung, hồn thiện chính sách.
Quảng Nam là tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, với đặc thù địa hình phức
tạp; đặc điểm nơng thơn, nơng nghiệp cũng hết sức đa dạng, từ đồng bằng duyên hải
đến khu vực trung du và miền núi với nhiều phương thức sản xuất nông nghiệp, tập
quán sinh sống, canh tác khác nhau. Do vậy, việc chọn vấn đề "Đánh giá chính sách
xây dựng NTM từ thực tiễn Quảng Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ
2
Chính sách cơng có tính bao qt và đại diện cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về nơng nghiệp, nông thôn, nông dân và đặc biệt về NTM được
nhiều tác giả, nhà nghiên cứu quan tâm, cả trong nước lẫn nước ngồi. Một số cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này như:
- Cơng trình “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và
Việt Nam” của Kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và
giới thiệu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên
thế giới và ở Việt Nam.
- Bài viết “Thực tiễn hiện đại hóa nơng nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh
nghiệm rút ra cho Việt Nam” của tác giả Lê Thế Cương đã phân tích thực tiễn con
đường hiện đại hóa nơng nghiệp đặc sắc Trung Quốc và rút ra những bài học kinh
nghiệm đối với xây dựng nông thơn ở nước ta.
- Cuốn sách "Q trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Trung Quốc"
của tác giả Nguyễn Xuân Cường. Cuốn sách viết về nông thôn ở Trung Quốc với
một số vấn đề như: chuyển đổi thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển
cơng nghiệp nơng thơn; q trình giải quyết các vấn đề xã hội nơng thơn, q trình
đơ thị hóa nơng thôn...
- Cuốn sách "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới Quá khứ và hiện tại" của tác giả Nguyễn Văn Bích. Cuốn sách đã mơ tả khá tồn
diện phát triển nơng nghiệp, nơng thơn và nông dân nước ta từ đầu thế kỷ XX đến
nay, nhất là 20 năm đổi mới.
- Cuốn sách "Nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong mơ hình tăng trưởng
kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020" của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên đã phân tích
một số điểm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm 2000 đến nay và
cơ hội, thách thức của nông nghiệp, nông dân, nơng thơn Việt Nam trước các mơ
hình tăng trưởng kinh tế. .
- Cuốn sách "Kinh nghiệm quốc tế về nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa" của tác giả Đặng Kim Sơn. Trên cơ sở
3
nghiên cứu một số nước trên thế giới, tác giả có sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam như: vai trị của nơng nghiệp trong cơng nghiệp hóa, vấn đề cơ cấu sản
xuất, giải quyết những vấn đề lao động, đất đai, môi trường... trong công nghiệp hóa
đất nước.
- Cuốn sách "Xây dựng NTM, những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Vũ Văn
Phúc là tập hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung
ương, các địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM.
- Bài viết “Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân
dân ta” của tác giả Hồ Xuân Hùng đã nêu rõ nội dung nông thôn và NTM Việt
Nam, nhấn mạnh một số biện pháp, điều kiện thực hiện 19 tiêu chí Quốc gia về xây
dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết: “Xây dựng mơ hình NTM ở nước ta hiện nay” của tác giả Phan Xuân
Sơn và Nguyễn Cảnh với phân tích về nơng thơn Việt Nam trước yêu cầu mới;
những hình dung ban đầu về các tiêu chí của mơ hình NTM; những nhân tố chính
của mơ hình NTM và đề xuất Nhà nước đóng vai trị chỉ đạo, tổ chức điều hành quá
trình hoạch định và thực thi chính sách, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật,
nguồn lực, và động viên tinh thần Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong
thực thi và hoạch định chính sách.
- Bài viết "Chương trình NTM ở Việt Nam: một số vấn đề đặt ra và kiến nghị"
của GS.TS Đỗ Kim Chung và PGS.TS Kim Thị Dung. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng triển khai chương trình NTM, bài viết này chỉ ra những bất cập và đề xuất một
số giải pháp về chính sách nhằm hồn thiện chương tình NTM ở nước ta.
- Nhiều đề tài luận án, luận văn tiến sỹ, thạc sỹ trong thời gian qua cũng
nghiên cứu về kết quả xây dựng NTM trên địa bàn cụ thể một xã, huyện hoặc tỉnh.
Đến nay, chương trình MTQG xây dựng NTM được chính thức triển khai trên
địa bàn cả nước được hơn 6 năm. Ở tầm quốc gia, Quốc hội đã tiến hành giám sát
tối cao về “Việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” (tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIV).
Tại tỉnh Quảng Nam, Đồn ĐBQH tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề về "việc thực
4
hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh". Việc tổ chức giám sát của Quốc hội và Đoàn
ĐBQH tỉnh Quảng Nam thực chất là tổ chức đánh giá chính sách xây dựng NTM gắn
với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2015. Song, đây là đánh giá
chính sách dưới góc độ của cơ quan dân cử - cơ quan quyền lực nhà nước.
Do vậy, đề tài "Đánh giá chính sách xây dựng NTM từ thực tiễn Quảng Nam"
là đề tài nghiên cứu có tính chất, yêu cầu, đối tượng nghiên cứu mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tiễn xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Nam để đánh giá chính sách xây
dựng NTM của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị góp phần hồn thiện chính sách xây dựng NTM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các quy định của nhà nước và tỉnh Quảng Nam về xây dựng
NTM.
Xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, qua đó chỉ ra những nội dung hợp lý, những vấn đề còn bất cập, hạn
chế của chính sách xây dựng NTM trong thời gian qua.
Kiến nghị, đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện chính sách xây dựng nơng
thơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng như của cả nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách xây dựng NTM của Nhà nước và kết quả triển khai thực hiện
chính sách xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính sách xây dựng NTM.
- Về khơng gian: thực tiễn triển khai chính sách xây dựng NTM trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam và hệ thống các văn bản quy định về chính sách xây dựng NTM.
- Về thời gian: nghiên cứu chính sách và kết quả thực hiện NTM giai đoạn từ
5
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full