Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Báo cáo 3 cong khai nam 2013 bản sửa mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.37 KB, 116 trang )

Phần 1: CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
THỰC TẾ
1.1. Mô tả thực trạng
Trường Đại học Nông Lâm – Đai học Thái Nguyên (Trường ĐHNLTN) là một
trường Đại học công lập chuyên đào tạo kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường, phát triển nông thôn của Việt Nam.
Với bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã
từng bước vươn lên trở thành một trường Đại học Nông lâm nghiệp hàng đầu ở Việt Nam.
Với đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong đào tạo,
nghiên cứu và chuyển giao Khoa học công nghệ trong khu vực. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
đáp ứng cho đào tạo có chất lượng các ngành cả bậc đại học và sau đại học của trường.
Tính đến năm 2012, Trường đã đào tạo cho đất nước 25.300 kỹ sư, 1065 thạc
sĩ, 30 tiến sĩ và nhiều cán bộ trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên ngành
Nông lâm nghiệp, Tài nguyên và môi trường, phát triển nông thôn, trong đó 50% là
con em các dân tộc thiểu số và người sống ở vùng sâu vùng xa khu vực miền núi.
Theo số liệu điều tra, có tới 70% cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp đang làm việc ở các tỉnh miền núi phía Bắc được đào tạo từ
Trường ĐHNLTN, nhiều người giữ chức vụ quan trọng Uỷ viên Trung ương Đảng,
Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện… Hiện tại có 395 cựu sinh viên do
trường đào tạo đang giữ chức vụ chủ chốt cấp huyện trở lên, 43 đồng chí lãnh đạo
cấp tỉnh, lãnh đạo cấp Bộ, Ngành và Trung ương, có 8 đồng chí là Ủy viên Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2 đồng chí là Bộ trưởng.
Cơ sở vật chất của Nhà trường đảm bảo cho quy mô đào tạo. Từ năm 2008 Nhà
trường bắt đầu triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ (từ khóa 39). Chuyển đổi
chương trình, thay đổi phương thức đào tạo, thay đổi hình thức thực hành, thực tập và
thi cử, một mặt đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội, mặt khác cũng tạo ra áp lực
đối với đổi mới công tác giảng dạy và điều hành quản lý đào tạo.
Nội dung một số học phần trong khung chương trình đào tạo chưa hợp lý, chất
lượng công tác thực hành, thực tập, rèn nghề ở một vài chuyên ngành chưa đáp ứng
được yêu cầu. Việc gộp thực hành của một số học phần vào một số tín chỉ riêng, bỏ rèn
nghề, bỏ thực tập giáo trình mà thay vào đó là các đợt thực tập nghề nghiệp đã tạo ra


một số bất cập và chưa đạt hiệu quả cao. Những tồn tại này đã được giải quyết từ năm
học 2012-2013.
Số lượng tuyển sinh gần đây không đồng đều giữa các ngành đào tạo trong Nhà
trường, có ngành vượt chỉ tiêu, nhưng cũng có ngành không đủ lớp.
Thực trạng trên đã tác động lớn đến chất lượng đào tạo của Nhà trường.
1


1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Có đội ngũ cán bộ giảng dạy năng động có trình độ cao. Nhiều cán bộ giảng
dạy được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm
trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao KHCN thuộc lĩnh vực Nông Lâm Nghiệp,
Tài nguyên và Môi trường, Phát triển nông thôn.
Hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường tiếp tục được quan tâm mở rộng và
đạt được thành tích tốt.
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tiếp tục được xây dựng và phát triển.
* Những điểm tồn tại
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hành và thực tập mặc dù đã được
quan tâm nhưng mức độ đầu tư còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ
thực tập nghề nghiệp, rèn nghề cho sinh viên.
Chất lượng đào tạo tay nghề của sinh viên chưa đáp ứng được với yêu cầu
ngoài xã hội.
Việc định hình nhân lực cho các đơn vị theo chức năng của đơn vị chưa thực
hiện tốt, còn nhiều nơi bất cập, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của một số CBVC
chưa cao.
1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Cải thiện cơ bản chất lượng đào tạo đại học và sau đại học theo hướng giỏi về lý
thuyết và kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Rà soát, xây dựng lại chuẩn đầu ra của tất cả các ngành đào tạo, trên cơ sở đó rà
soát, xây dựng khung chương trình cho tất cả các ngành đào tạo (đã triển khai).
Rà soát toàn bộ nội dung của tất cả các học phần của tất cả các chương trình
đào tạo đảm bảo tính hiện đại cập nhật, phù hợp và đáp ứng được chuẩn đầu ra.
Công tác thi và kiểm tra được tiếp tục chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc,
khách quan.
Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập như: giảng đường, phòng
thí nghiệm, thư viện điện tử, mô hình thực hành rèn nghề tại trường.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
giảng dạy đảm bảo đủ về số lượng, cân đối và có trình độ từ thạc sĩ trở lên.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở thực hành thực tập đáp ứng yêu cầu rèn
nghề cho sinh viên tất cả các ngành.

2


Phần 2: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
2.1. Về cơ sở vật chất
2.1.1. Mô tả thực trạng
Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu
khoa học và mọi hoạt động khác đã được Nhà trường đặc biệt chú ý.
Trên tổng diện tích là 97,5 ha, đã xây dựng được 27.058 m2 nhà các loại, trong đó
có 22.118 m2 nhà kiên cố, 2.116 m2 nhà cấp 4 và 2.824 m2 nhà tạm, 73 phòng học, 04
phòng máy tính, 02 phòng ngữ âm, đáp ứng đủ diện tích cho học tập của sinh viên.
Nhà trường có 28 phòng thí nghiệm, Viện khoa học sự sống, 02 trung tâm thực
hành lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với nhiều máy móc thiết bị hiện đại.
Thư viện điện tử được kết nối internet, có khả năng truy cập vào thư viện của
các nguồn liệu nghiên cứu và học tập trong và ngoài nước.
Đã xây dựng nhà thi đấu thể thao, 04 sân tennis, 02 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 01
sân trượt patin, ngoài ra Nhà trường cũng đã quan tâm đến các hoạt động thể dục thể

thao của sinh viên hơn với nhiều phòng tập thể hình, phòng tập thể dục thẩm mỹ dành
cho sinh viên. Hiện Nhà trường đang xây dựng thêm 2 sân đá bóng đá cỏ nhân tạo và
01 bể bơi, sân bóng rổ, bóng chuyền phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí ngoài giờ
của sinh viên.
Ký túc xá với 06 nhà 5 tầng, 03 nhà 3 tầng, 16 nhà 1 tầng với các trang thiết bị
hiện đại đảm bảo đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày của sinh viên.
Cơ sở vật chất này cùng với cảnh quan, môi trường xanh, sạch đẹp đã tạo điều
kiện để Nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao
khoa học công nghệ trong suốt những năm vừa qua, đồng thời đáp ứng những nhiệm
vụ đặt ra trong thời gian tới.
2.1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Nhà trường có hệ thống thư viện, phòng Internet, kết nối với hệ thống truy cập
tài nguyên qua mạng máy tính với Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên, đủ số
lượng đầu sách và tài liệu, đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Tất cả các dữ liệu của
thư viện đã được mã hoá và cập nhật vào máy tính bằng phần mềm CD/ISIS rất thuận
tiện, giúp người đọc tra cứu thông tin nhanh và chính xác.
Hệ thống trang thiết bị tại phòng thí nghiệm, Trung tâm Thực hành thực
nghiệm của Nhà trường khá đầy đủ và hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của công
tác thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.
Thiết bị tin học và công nghệ thông tin được Nhà trường chú trọng đầu tư. Hệ
thống máy tính được kết nối mạng LAN và Internet bằng 04 đường truyền ADSL đến
3


tận các bộ môn đảm bảo cho giảng viên, sinh viên được sử dụng máy tính để khai thác
tài liệu trên mạng phục vụ giảng dạy và NCKH.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng về quy mô và ngành
nghề đào tạo, Nhà trường luôn đặt vấn đề phát triển quy mô hợp lý, trên cơ sở đảm bảo
các điều kiện về diện tích lớp học, KTX và sân bãi hoạt động thể thao.

Việc phát triển, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường luôn gắn với
quy hoạch tổng thể, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó hàng năm Nhà
trường luôn có kế hoạch bổ sung quy hoạch tổng thể.
* Những điểm tồn tại
Điều kiện phục vụ nghiên cứu và đọc sách tại thư viện còn hạn chế so với nhu cầu sử
dụng, một số thiết bị văn phòng và thiết bị thí nghiệm đã cũ chưa được thay thế kịp thời.
Một số máy móc hiện đại chưa được khai thác một cách hợp lý.
2.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Đầu tư thay thế những thiết bị cũ.
Xây dựng các mô hình thực hành của các khoa CNTY, Nông học, TN-MT.
Xúc tiến xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cho đào tạo, nghiên
cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.
2.2. Công khai về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên
2.2.1. Mô tả thực trạng
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên được thành lập từ năm
1970. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Nhà trường có tổng số 504
CBVC, trong đó có 332 cán bộ giảng dạy (chiếm 65,87% trong tổng số CBVC của
nhà trường), trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao (Giáo sư, Phó giáo sư
và Tiến sĩ) là 102 người, chiếm 30,72 % trong tổng số CB giảng dạy của nhà trường.
Số giảng viên có trình độ thạc sỹ là 173 người (trong đó có 67 người đang là nghiên
cứu sinh). Ngoài lực lượng cán bộ giảng dạy cơ hữu của trường, Nhà trường còn có
một lực lượng đông đảo cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm và thỉnh giảng có trình độ cao
hiện đang công tác tại các Viên nghiên cứu đóng trên địa bàn TP Hà Nội và khu vực
Miền núi phía Bắc. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ cao của trường tương đương
với các trường đẳng cấp quốc tế trong khu vực và là tốp trên của các trường đại học
trong nước.
2.2.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ cao, được đào tạo bài bản, có
nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết với nghề nghiệp. Nhiều nhà khoa học là những

chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành.
4


Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có thể làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài cao, đây
là lợi thế lớn trong việc tiếp cận các kinh nghiệm của thế giới nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Lực lượng cán bộ giảng dạy của trường được đào tạo với đa dạng các ngành
nghề và chuyên môn khác nhau, đây là lợi thế quan trọng của cán bộ giáo viên nhà
trường đối với việc tiếp cận các đề tài, dự án thuộc đa lĩnh vực, nhằm bổ sung và
không ngừng cập nhật kiến thức thực tế phục vụ công tác giảng dạy. Nhiều nhà khoa
học thường xuyên được mời tham gia các hội đồng Khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ
hay cấp ban, tiểu ban tư vấn, kiểm tra, thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các đề tài
KHCN, được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Nhà trường có trình độ và bản lĩnh chính
trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung thành với lý tưởng cách mạng mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ, vì mục tiêu xây dựng và phát triển Nhà trường góp phần chung vào
công cuộc đổi mới của đất nước.
* Những điểm tồn tại
Số lượng cán bộ có trình độ cao tập trung ở một số ngành truyền thống như:
Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Tài nguyên và Môi trường; một số ngành,
chuyên ngành mới còn ít cán bộ có trình độ cao, được đào tạo đúng chuyên ngành như:
Công nghệ sinh học, Bảo quản chế biến, Hoa viên cây cảnh.
Đội ngũ cán bộ chuyên viên, nhân viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa
đồng đều, một số không phù hợp với công việc chuyên môn do mình đảm nhiệm.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ còn chưa thực sự cân đối, hợp lý. Chất lượng đội ngũ cán
bộ cần tiếp tục được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.
Nhiều nhà khoa học, chuyên gia dành nhiều thời gian cho công việc quản lý nhà
nước, ít có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục rà soát và ưu tiên xét tuyển những cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm, có
trình độ cao, được đào tạo bài bản tại những cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước.
Các ngành/chuyên ngành cần tập trung đào tạo và bổ sung cán bộ giảng dạy có
trình độ cao bao gồm:
+ Khoa CNSH&CNTP: Các chuyên ngành Công nghệ sinh học, Bảo quản chế biến.
+ Khoa Nông học: chuyên ngành Hoa viên cây cảnh.
+ Khoa CNTY: Ngành Thú y, Nuôi trồng thuỷ sản.
+ Lâm nghiệp: Ngành Nông lâm kết hợp.

5


Tiếp tục rà soát và cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chuyên viên,
nhân viên phù hợp với công việc đảm nhiệm.
Nhà trường dự kiến từ 2013 đến hết năm 2015 số lượng cán bộ đăng ký chức
danh Giáo sư là 07 người, Phó giáo sư là 21 người và đi nghiên cứu sinh là 30 người.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục cho nên
các đơn vị cần có kế hoạch hài hoà ổn định lâu dài, tránh tình trạng ồ ạt dẫn tới việc
một số đơn vị quá tải về khối lượng công việc của đơn vị.
Nhà trường chỉ cử những cán bộ đi đào tạo theo đúng qui hoạch của nhà trường.
Các cán bộ được cử đi đào tạo phải học đúng các chuyên ngành mà mình đang giảng
dạy. Nếu các cá nhân học các chuyên ngành không thuộc phạm vi quy hoạch của Nhà
trường thì sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, khi về không được phân công công tác
chuyên môn tại khoa hay bộ môn cũ.
Hàng năm các cán bộ được cử đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ (kể cả trong nước và
nước ngoài) đều phải báo cáo và có xác nhận từ bộ môn, khoa chuyên môn về chuyên
ngành đi đào tạo. Nhà trường chỉ ra quyết định cử đi học khi có xác nhận của đơn vị và
cam kết của các cá nhân được đi đào tạo đúng chuyên môn theo qui hoạch.
Các cán bộ trong diện quy hoạch đào tạo nếu không thực hiện đúng nhiệm vụ đi

đào tạo hoặc không hoàn thành các nhiệm vụ đào tạo thì sẽ bị trừ thi đua, xem xét
trong việc lên lương.
Hàng năm các đơn vị sẽ rà soát lại kế hoạch đào tạo của đơn vị mình để trình
Nhà trường có biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung kịp thời.
Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, các cơ chế, chính sách khuyến khích người tài tham gia đóng góp xây dựng
phát triển Nhà trường.

6


Phần 3: TÀI CHÍNH
3.1. Thực trạng công tác tài chính năm 2012
Trong năm 2012 công tác tài chính vẫn tiếp tục được kế hoạch hóa triệt để và
thực hiện tốt, vì vậy vừa tiết kiệm mà hiệu quả các hoạt động vẫn tốt. Tổng thu trong
năm 2012 của nhà trường đạt: 109.463.183.000 đồng.
Việc sử dụng tài chính các hoạt động nhà trường được thực hiện đúng mục đích,
hợp lý, tiết kiệm, ưu tiên chi cho các hoạt động chuyên môn. Tổng chi cho các hoạt
động của Nhà trường trong năm 2012 là 94.691.058.000 đồng. Trong đó tỷ lệ chi cho
giáo dục đào tạo chiếm 77%, mua sắm, xây dựng, sửa chữa CSVC chiếm 13%, hoạt
động NCKH chiếm 10%.
Nhà trường thống nhất quản lý mọi nguồn tài chính, đảm bảo thanh quyết toán
kịp thời, chính xác, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi.
Quy chế chi tiêu nội bộ được thực hiện tốt.
Đã triển khai trả thêm 30% lương cho CBVC từ tháng 5/2012.
Công tác xã hội hóa các hoạt động dịch vụ của Nhà trường được thực hiện tốt
góp phần tăng thêm nguồn thu cải thiện đời sống cán bộ viên chức trong nhà trường.
Tổng số tiền thu được từ các hoạt động xã hội hóa các dịch vụ trong trường thu được
khoảng 2 tỷ đồng. Trong đó, trích lập quỹ phúc lợi đạt 952.000.000 đồng, quỹ khen
thưởng: 300.000.000 đồng.

Do công tác tài chính được thực hiện nghiêm túc mà qua các đợt kiểm tra, kiểm
toán đều được đánh giá là đơn vị thực hiện khá tốt công tác tài chính.
3.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Các chế độ khuyến khích học tập đối với sinh viên thực hiện tốt. Trong năm
2012 tổng số tiền học bổng khuyến khích học tập và trợ cấp xã hội cho sinh viên là:
4.645.655.000 đồng chiếm 15,86% tổng số tiền thu học phí (trong đó học bổng khuyến
khích học tập là: 2.447.249.000 đồng và trợ cấp xã hội là: 2.198.406.000 đồng).
Đã xây dựng được kế hoạch và dự toán chi tiết các hoạt động có thu chi của nhà
trường và các đơn vị trong trường. Bên cạnh đó, quy chế chi tiêu nội bộ được xây
dựng chặt chẽ, cụ thể đã góp phần cho công tác tài chính được thực hiện một cách
thuận lợi, có hiệu quả và đúng luật pháp.
Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của trường rất mạnh. Tổng số
đề tài NCKH từ năm 2009 đến năm 2012 có: 85 đề tài với tổng số tiền là:
22.315.000.000 đồng, trong đó: số đề tài cấp Nhà nước là 19 đề tài với số tiền:
16.705.000.000 đồng; số đề tài cấp Bộ là 66 đề tài với số tiền: 5.610.000.000 đồng.

7


* Những điểm tồn tại
Vẫn chưa đơn giản hóa được các thủ tục trong công tác tài chính.
Không mở rộng được thu học phí theo lộ trình do đối tượng sinh viên đang đào
tạo của trường là con em dân tộc miền núi, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ
sinh viên được hưởng trợ cấp xã hội cao.
3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch năm và chi tiết từng tháng.
Thực hiện triệt để công tác lập kế hoạch tài chính.
Cải tiến công tác và thủ tục về kế toán tài vụ, xây dựng quy định về thủ tục, thời
hạn thanh quyết toán.

Ưu tiên tài chính cho các hoạt động chuyên môn.
Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở quy chế tài chính của Nhà nước và
Quy chế tài chính của ĐHTN.
Thực hiện chi tiêu hợp lý đúng mục đích, có hiệu quả, công khai hoá tài chính
trong năm.
Đẩy mạnh các nguồn thu từ xã hội hóa các dịch vụ trong Nhà trường.

8


Phần 4: BÁO CÁO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC
4.1. Chương trình đào tạo Chăn nuôi thú y
4.1.1. Mô tả thực trạng
Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi thú y được thực hiện từ năm 1970. Đến
nay đã có 40 khoá ra trường, với qui mô trung bình từ 80 – 120 KSCN/khoá.
Hình thức đào tạo: theo học chế tín chỉ, với tổng số 120 tín chỉ. Thời gian đào tạo:
04 năm. Bằng cấp công nhận: Kỹ sư Chăn nuôi thú y.
Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi thú y với mục tiêu: Đào tạo kỹ sư Chăn
nuôi thú y có kiến thức, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng thực
hành và sử dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất ngành Chăn nuôi thú y (chọn lọc, nhân
giống, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, kinh doanh chăn nuôi….) nhằm tạo ra các
sản phẩm chăn nuôi có năng suất và chất lượng cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Sau khi tốt nghiệp, có khả năng làm việc
trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước (Bộ, Sở, Phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Chi cục thú y, Trung tâm khuyến nông), các Trường, Cục, Vụ, Viện
và Trung tâm nghiên cứu Chăn nuôi thú y, là cán bộ nguồn của các cơ quan chính quyền
địa phương (Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, UBND tỉnh, thành, huyện, xã.…), các Công ty giống vật
nuôi và thức ăn gia súc, các chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.
Chương trình được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, được đào tạo
bài bản. Hiện nay đội ngũ giảng viên có 66 giảng viên (07 giảng viên kiêm nhiệm)

trong đó có 03 GS; 08 PGS; 28 Tiến sĩ; 25 Thạc sĩ (có 14 NCS, 5 NCS ở nước ngoài).
4.1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Điểm mạnh
Đội ngũ giảng viên có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy,
chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Chăn nuôi thú y
Chương trình đào tạo mềm dẻo, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội.
Có đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập và nghiên cứu
của sinh viên.
Có phòng thí nghiệm với các trang thiết bị đáp ứng nội dung thực hành và thực
tập của sinh viên.
Có các cơ sở liên kết cùng cam kết hướng dẫn sinh viên Thực tập nghề nghiệp
và Thực tập tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.
Là khoa có hình thức tuyển dụng trực tiếp (phỏng vấn ứng viên có nhu cầu xin
việc) do các tổ chức và Công ty liên doanh có nhu cầu tuyển dụng, 70% sinh viên (100%
sinh viên nam) ra trường có việc làm ngay (nhận việc ngay trong thời gian chờ xét tốt
nghiệp). Mức lương tối thiểu cho sinh viên vừa ra trường dao động từ 4,5 – 6,5 triệu đồng.
9


* Những điểm tồn tại
Với đặc thù của trường là đào tạo phần lớn sinh viên ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nên trình độ không đồng đều.
Kỹ năng mềm của sinh viên ra trường còn hạn chế.
4.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Hàng năm khoa tổ chức các hội nghị rà soát, điều chỉnh đề cương môn học,
ngân hàng đề thi, đáp ứng chuẩn đầu ra và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn để cập nhật kiến thức mới.
Tổ chức dự giờ, đánh giá chất lượng giờ giảng, rút kinh nghiệm để nâng cao
chất lượng giờ giảng với 100% giáo viên và các môn học.
Củng cố và nâng cấp mô hình rèn nghề đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.
4.2. Chương trình đào tạo Thú y
4.2.1. Mô tả thực trạng
Chương trình đào tạo ngành Thú y được thực hiện từ năm 1998. Đến nay đã có
13 khoá ra trường, với qui mô trung bình từ 60 – 120 BSTY/khoá.
Hình thức đào tạo: theo học chế tín chỉ, với tổng số 135 tín chỉ. Thời gian đào tạo:
4,5 năm. Bằng cấp tốt nghiệp đại học ngành Thú y.
Mục tiêu của chương trình là đào tạo Bác sĩ Thú y có kiến thức và năng lực
chuyên môn trong chẩn đoán phòng, trị và kiểm soát dịch bệnh vật nuôi để bảo vệ sức
khoẻ con người, bảo vệ môi trường. Sau khi tốt nghiệp, có khả năng làm việc trong các
cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước (Bộ, Sở, Phòng nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Chi cục Thú y, Trung tâm khuyến nông), các Trường, Cục, Vụ, Viện và
Trung tâm nghiên cứu Chăn nuôi Thú y, là cán bộ nguồn của các cơ quan chính quyền
địa phương (Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, UBND tỉnh, thành, huyện, xã.…), các Công ty giống
vật nuôi và thức ăn gia súc, các chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.
Chương trình được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao, được đào tạo
bài bản. Hiện nay đội ngũ giảng viên có 62 giảng viên (07 giảng viên kiêm nhiệm)
trong đó có 03 GS, 08 PGS, 28 Tiến sĩ, 21 Thạc sĩ (có 11 NCS).
4.2.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Đội ngũ giảng viên có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy,
chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Thú y.
Chương trình đào tạo mềm dẻo, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội.
Có đầy đủ giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập và nghiên cứu
của sinh viên.
10


Có phòng thí nghiệm với các trang thiết bị đáp ứng nội dung thực hành và thực
tập của sinh viên.

Có các cơ sở liên kết cùng cam kết hướng dẫn sinh viên Thực tập nghề nghiệp
và Thực tập tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.
Sau khi tốt nghiệp hầu hết sinh viên được tuyển dụng vào các Cơ quan và Công
ty. Mức lương từ 3,0 triệu đồng trở lên.
* Những điểm tồn tại
Với đặc thù của trường là đào tạo phần lớn sinh viên ở các tỉnh miền núi phía
Bắc nên trình độ không đồng đều.
Kỹ năng mềm của sinh viên ra trường còn hạn chế.
4.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Hàng năm khoa tổ chức các hội nghị rà soát, điều chỉnh đề cương môn học,
ngân hàng đề thi, đáp ứng chuẩn đầu ra và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn để cập nhật kiến thức mới.
Tổ chức dự giờ, đánh giá chất lượng giờ giảng, rút kinh nghiệm để nâng cao
chất lượng giờ giảng với 100% giáo viên và các môn học.
Củng cố và nâng cấp mô hình rèn nghề đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.
Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.
4.3. Chương trình đào tạo Nuôi trồng Thuỷ sản
4.3.1. Mô tả thực trạng
Hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, với tổng số là 120 tín chỉ.
Cấp bằng kỹ sư Nuôi trồng Thuỷ sản.Thời gian đào tạo 04 năm.
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thuỷ sản có kiến thức và kỹ năng
trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, trung tâm nghiên cứu, sản xuất và các cơ sở có liên
quan đến nuôi trồng thuỷ sản.
Sau khi tốt nghiệp: Làm việc trong các cơ quan và các Công ty.
Chương trình được đào tạo bởi các giảng viên có trình độ cao.
Tham gia giảng dạy cho chương trình có 15 Tiến sĩ và 23 Thạc sĩ.
4.3.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Mô hình phục vụ cho học tập và nghiên cứu đáp ứng yêu cầu các môn học ở
mức độ hiện đại.

Có 03 NCS đang đào tạo ở nước ngoài sẽ về trường năm 2014.
Đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
* Những điểm tồn tại
Do vùng tuyển là miền núi nên tuyển sinh khó khăn do áp dụng qui định điểm
11


sàn của Bộ GD&ĐT.
4.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Hàng năm khoa tổ chức các hội nghị rà soát, điều chỉnh đề cương môn học,
ngân hàng đề thi đáp ứng chuẩn đầu ra và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trẻ.
4.4. Chương trình đào tạo ngành Trồng trọt
4.4.1. Mô tả thực trạng
Ngành Trồng trọt - Khoa Nông Học tuyển sinh khóa 1 vào năm 1970 và là
ngành học đầu tiên của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên ngành Trồng Trọt có 46 giảng viên, trong đó
có 01 giáo sư, 04 phó giáo sư, 19 tiến sĩ, 18 thạc sĩ và 04 kỹ sư.
Chương trình đào tạo ngành Trồng trọt được xây dựng theo hệ thống đào tạo tín
chỉ, khung chương trình với thời lượng 120 TC, thời gian đào tạo là 4 năm.
Hơn 40 năm qua, khoa Nông học đã đào tạo được hơn 10 nghìn kỹ sư Trồng
trọt, hơn 400 thạc sĩ và hơn 20 tiến sĩ có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ
năng toàn diện về kỹ thuật trồng trọt, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
4.4.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại:
* Những điểm mạnh
Đội ngũ giảng viên ngành trồng trọt là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ và
Thạc sĩ có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giảng dạy tốt (hơn 50% giảng viên có
trình độ giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài) đảm bảo tốt việc
truyền thụ kiến thức khoa học cũng như rèn luyện kỹ năng, đạo đức cho sinh viên.

Khoa đang triển khai Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan theo định
hướng nghề nghiệp. Chương trình đào tạo ngành Trồng trọt được xây dựng và hoàn
thiện trên cơ sở dựa theo nhu cầu của xã hội.
Đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu và chuyển giao các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện Khoa đang triển khai nhiều đề tài dự án cấp nhà nước,
cấp bộ, cấp tỉnh thuộc lính lực trồng trọt.
Khoa có đầy đủ các mô hình phục vụ cho sinh viên rèn nghề, thực hành, thực
tập nghề nghiệp tại trường như: khu công nghệ cao, nhà lưới, các mô hình canh tác
tiên tiến …đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo hiện nay.
Có các cơ sở liên kết đào tạo (các viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất) giúp sinh
viên thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp tạo cơ hội cho sinh viên học tập và
rèn luyện tay nghề.
12


Có 100 % giáo trình và gần 500 đầu sách tham khảo tại thư viên của khoa cho
sinh viên học tập và nghiên cứu.
Sinh viên có cơ hội thực tập nghề ở nước ngoài và có thu nhập cao, có điều kiện
học lên bậc học thạc sĩ, tiến sĩ. Sinh viên ra trường có tỷ lệ xin được việc làm cao.
* Những điểm tồn tại
Kỹ năng mềm của sinh viên ra trường còn hạn chế.
4.4.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Rà soát lại chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo cho phù hợp với yêu cầu xã
hội, bổ xung những môn học cần thiết, tránh trùng lặp nội dung giữa các học phần, các
học phần học trước, học sau….Cập nhật thường xuyên tài liệu giáo trình, bài giảng...
Khuyến khích đội ngũ cán giảng viên đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh trong và
ngoài nước nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy. (hiện nay
có 10 NCS trong đó có 6 đang học tại nước ngoài).
Tổ chức các buổi tập huấn, học tập kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Bổ xung các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ thực hành, thực tập cho

sinh viên.
Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt các
viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất để cập nhật học hỏi công nghệ mới.
Tiếp tục xây dựng mô hình thực tập tại trường theo hướng hiện đại.
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Quảng bá ngành học qua các phương tiện truyền thông.
4.5. Chương trình đào tạo ngành Hoa viên cây cảnh
4.5.1. Mô tả thực trạng
Chương trình đào tạo chuyên ngành Hoa viên cây cảnh thuộc ngành Công nghệ
rau hoa quả và cảnh quan tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2007.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên ngành Hoa viên cây cảnh có 44 giảng viên,
trong đó có 01 GS, 04 PGS , 19 TS , 18 Ths và 02 Kỹ sư.
Thời gian đào tạo là 4 năm.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo hệ thống đào tạo tín chỉ, khung chương
trình gồm 120 TC và 5 TC rèn luyện tay nghề. Ngành hoa viên cây cảnh đào tạo các kỹ
sư có khả năng thực hành bố trí, thiết kế hợp lý hoa, cây cảnh cho từng vùng sinh thái, có
khả năng nghiên cứu khoa học về hoa viên cây cảnh, có khả năng tự học để tiếp tục nâng
cao trình độ chuyên môn sau khi tốt nghiệp nhằm thích nghi tốt với sự phát triển của xã
hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.5.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
13


Đội ngũ giảng viên có trình độ cao.
Có địa bàn thực hành, thực tập tại trường để sinh viên rèn luyện tay nghề.
Thư viện của khoa có nhiều tài liệu về hoa và cây cảnh cho sinh viên tham khảo.
Có các cơ sở liên kết đào tạo để sinh viên có cơ hội thực tập nghề nghiệp và
thực tập tốt nghiệp.
* Những điểm tồn tại

Chưa có nhiều chuyên gia giỏi về lĩnh vực hoa viên cây cảnh.
Cơ sở vật chất còn thiếu.
4.5.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Rà soát lại chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo cho phù hợp với yêu
cầu xã hội, bổ xung những môn học cần thiết, tránh trùng lặp nội dung giữa các học
phần, các học phần học trước, học sau….Cập nhật thường xuyên tài liệu giáo trình,
bài giảng...
Khuyến khích đội ngũ cán giảng viên đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh trong và
ngoài nước nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
Tổ chức các buổi tập huấn, học tập kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Bổ xung các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ thực hành, thực tập cho
sinh viên.
Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt các
viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất để cập nhật học hỏi công nghệ mới.
Tiếp tục xây dựng mô hình thực tập tại trường theo hướng hiện đại.
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Quảng bá ngành học qua các phương tiện truyền thông.
4.6. Chương trình đào tạo ngành Lâm nghiệp
4.6.1. Thực trạng
Ngành Lâm nghiệp được thực hiện đào tạo từ năm 1986, với nhiệm vụ đào tạo
kỹ sư lâm sinh đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển nông thôn nói
chung và miền núi nói riêng về lĩnh vực chuyên ngành lâm sinh. Cung cấp nguồn nhân
lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo về lâm sinh và có phảm
chất đạo đức tốt, tôn trọng nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành Lâm nghiệp hiện nay đang áp dụng gồm 120 tín
chỉ, bao gồm 48 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương và 72 tín chỉ kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp trong đó, kiến thức cơ sở ngành 20 tín chỉ, kiến thức ngành 33 tín chỉ,
kiến thức bổ trợ 6 tín chỉ, thực tập nghề nghiệp 3 tín chỉ và thực tập tốt nghiệp 10 tín
chỉ. Ngoài ra trong chương trình đào tạo còn có các học phần giáo dục thể chất, giáo


14


dục quốc phòng và thực hành rèn nghề nâng cao tay nghề chuyên môn. Toàn bộ
chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm (08 học kỳ).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương, thi tuyển
theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục – Đào tạo.
Số lượng tuyển sinh hàng năm từ 150 – 200 sinh viên.
4.6.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy có kiến thức chuyên môn lâm nghiệp sâu
trong đó có 2 PGS, 10 tiến sĩ và 24 thạc sĩ, 01 kỹ sư. Trong đó gần 70% đội ngũ cán bộ
giáo viên trẻ, năng động được đào tạo bài bản. Nhiều giáo viên được đào tạo ở nước
ngoài (Đức, Úc, Nhật, Philippines, ..). Trên 40% giáo viên có khả năng giao dịch và làm
việc bằng tiếng Anh.
Đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và chuyển giao khoa
học công nghệ về lâm sinh.
Có đầy đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo cho các học phần
thuộc chương trình đào tạo tài liệu được cập nhật bổ sung thường xuyên.
Có địa bàn thực hành thực tập tại trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
chương trình đào tạo nhằm nâng cao tay nghề sinh viên, cụ thể: 19 ha mô hình trồng
rừng giống, rừng cây gỗ lớn, khu vực vườn ươm, khu vực nuôi cấy mô, khu vực gieo
ươm các loài cây quý hiếm bảo tồn nguồn gien tại trường và 100 ha mô hình lâm
nghiệp tại Tuyên Quang.
Có địa bàn thực hành thực tập với các cơ sở liên kết trong và ngoài tỉnh như
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm,
Chi cục phát triển lâm nghiệp, các Chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm, các Hội làm vườn,
Hội Nông dân, các Viện, Trung tâm nghiên cứu, Trạm nghiên cứu, các công ty kinh
doanh giống cây trồng lâm nghiệp, các lâm trường và trang trại lớn, các chương trình
dự án phát triển nông thôn.

Chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngành và đáp ứng được nhu cầu
xã hội, đầu vào ổn định. Sinh viên ra trường có cơ hội được tuyển dụng cao vào làm
trong các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
* Những điểm tồn tại
Đầu vào còn thấp do chủ yếu đối tượng là học sinh ở các địa phương vùng miền núi.
Sinh viên mới vào chưa quen với hình thức đào tạo tín chỉ.
4.6.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục xây dựng kế hoạch bổ sung, trang bị trang thiết bị cho thực hành, thực tập.

15


Rà soát bổ sung thường xuyên nội dung của các học phần thuộc chương trình
đào tạo.
Tiếp tục tăng cường dự giờ, đánh giá giờ giảng, rút kinh nghiệm giảng dạy đối
với 100% giáo viên để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng tay nghề và kiến thực thực tiễn cho sinh viên.
Tăng cường công tác tư vấn học tập để sinh viên làm quen với hình thức đào
tạo tín chỉ ngay từ đầu.
4.7. Chương trình đào tạo ngành Nông lâm kết hợp
4.7.1. Thực trạng
Ngành Nông Lâm kết hợp được thực hiện đào tạo từ năm 2006, với nhiệm vụ
đào tạo kỹ sư lâm sinh chuyên ngành NLKH, có kiến thức cơ bản và hệ thống về lâm
nghiệp và những kiến thức chuyên sâu về nông lâm kết hợp (nông nghiệp: trồng trọt,
chăn nuôi và thủy sản… và lâm nghiệp), sử dụng hiệu quả và bền vững đất đai, có
phương pháp tư duy khoa học; có kỹ năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang
bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến nông lâm nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành Nông lâm kết hợp hiện nay đang áp dụng gồm 120
tín chỉ, bao gồm 48 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương và 72 tín chỉ kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp trong đó, kiến thức cơ sở ngành 20 tín chỉ, kiến thức ngành 33 tín

chỉ, kiến thức bổ trợ 6 tín chỉ, thực tập nghề nghiệp 3 tín chỉ và thực tập tốt nghiệp 10
tín chỉ. Ngoài ra trong chương trình đào tạo còn có các học phần giáo dục thể chất,
giáo dục quốc phòng và thực hành rèn nghề nâng cao tay nghề chuyên môn. Toàn bộ
chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm (08 học kỳ).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương, thi tuyển
theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục – Đào tạo.
Số lượng tuyển sinh hàng năm từ 100 – 150 sinh viên.
4.7.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Chương trình được giảng dạy bởi đội ngũ cán bộ giáo viên có kiến thức chuyên
môn và trình độ cao của 3 khoa Lâm nghiệp và Trồng trọt và Chăn nuôi. Đội ngũ
giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo linh hoạt, mềm dẻo có nhiều môn học tự chọn để cho sinh
viên đảm bảo đủ kiến thức chung và chuyên sâu giữa các ngành.
Có đầy đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo từ các chương
trình lâm nghiệp xã hội và Nông lâm kết hợp.
Cơ sở vật chất phục vụ học tập đầy đủ và đảm bảo.

16


Là ngành có địa bàn thực hành thực tập lớn nhất và đầy đủ nhất tại trường do
được kết hợp giữa khoa Lâm nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt.
Sinh viên ra trường có cơ hội được tuyển dụng cao vào làm trong tất cả các lĩnh
vực nông lâm nghiệp các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
* Những điểm tồn tại
Nhận thức của xã hội về ngành này còn hạn chế chưa hiểu đúng vai trò và ý
nghĩa của ngành với vùng miền núi.
Đầu vào còn thấp do chủ yếu đối tượng là học sinh ở các địa phương vùng miền núi.
Sinh viên chưa quen theo đào tạo tín chỉ thời gian đầu.

4.7.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục xây dựng kế hoạch bổ sung, trang bị trang thiết bị cho thực hành, thực tập.
Rà soát bổ sung thường xuyên nội dung của các học phần thuộc chương trình
đào tạo nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu cầu của xã hội.
Đẩy mạnh công tác quản bá về vai trò của ngành Nông lâm kết hợp với vùng
trung du và miền núi.
Hợp tác với tổ chức Nông lâm kết hợp thế giới (ICRAF) trong việc nghiên cứu
và hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học.
4.8. Chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng
4.8.1. Thực trạng
Ngành Quản lý tài nguyên rừng được thực hiện đào tạo từ năm 2007, với nhiệm
vụ Đào tạo kỹ sư Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng có kiến thức cơ bản và hệ thống về
quản lý rừng, kiến thức chuyên sâu về quản lý bảo vệ các loại rừng, sử dụng rừng hợp
lý, có phương pháp tư duy khoa học; có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức
được trang bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ tài
nguyên rừng.
Chương trình đào tạo ngành Nông lâm kết hợp hiện nay đang áp dụng gồm 120
tín chỉ, bao gồm 48 tín chỉ kiến thức giáo dục đại cương và 72 tín chỉ kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp trong đó, kiến thức cơ sở ngành 20 tín chỉ, kiến thức ngành 33 tín
chỉ, kiến thức bổ trợ 6 tín chỉ, thực tập nghề nghiệp 3 tín chỉ và thực tập tốt nghiệp 10
tín chỉ. Ngoài ra trong chương trình đào tạo còn có các học phần giáo dục thể chất,
giáo dục quốc phòng và thực hành rèn nghề nâng cao tay nghề chuyên môn. Toàn bộ
chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm (08 học kỳ).
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương, thi tuyển
theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục – Đào tạo.
Số lượng tuyển sinh hàng năm từ 100 – 150 sinh viên.
4.8.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
17



* Những điểm mạnh
Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy có kiến thức chuyên môn lâm nghiệp sâu
trong đó có 2 PGS, 10 tiến sĩ và 24 thạc sĩ, 01 kỹ sư. Trong đó gần 70% đội ngũ cán bộ
giáo viên trẻ, năng động được đào tạo bài bản. Nhiều giáo viên được đào tạo ở nước
ngoài (Đức, Úc, Nhật, Philippines, ..). Trên 40% giáo viên có khả năng giao dịch và làm
việc bằng tiếng Anh.
Đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và chuyển giao khoa
học công nghệ về lâm sinh.
Có đầy đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo cho các học phần
thuộc chương trình đào tạo. tài liệu được cập nhật bổ sung thường xuyên.
Có địa bàn thực hành thực tập tại trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
chương trình đào tạo nhằm nâng cao tay nghề sinh viên, cụ thể: 19 ha mô hình trồng
rừng giống, rừng cây gỗ lớn, khu vực vườn ươm, khu vực nuôi cấy mô, khu vực gieo
ươm các loài cây quý hiếm bảo tồn nguồn gien tại trường và 100 ha mô hình lâm
nghiệp tại Tuyên Quang.
Ngoài ra còn có địa bàn thực hành thực tập với các cơ sở liên kết trong và ngoài
tỉnh như các trung tâm khuyến lâm, Chi cục phát triển lâm nghiệp, các Chi cục kiểm
lâm, hạt kiểm lâm, các Viện, Trung tâm nghiên cứu, khu bảo tồn, Trạm nghiên cứu, các
công ty kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, các lâm trường và trang trại lớn, các
chương trình dự án phát triển nông thôn.
Chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngành và đáp ứng được nhu cầu
xã hội, đầu vào ổn định. Sinh viên ra trường có cơ hội được tuyển dụng cao vào làm
trong các cơ quan từ trung ương đến địa phương, các khu bảo tồn, và đặc biệt nhu cầu
tuyển dụng ngành kiểm lâm đang được chính phủ quan tâm.
* Những điểm tồn tại
Đầu vào còn thấp do chủ yếu đối tượng là học sinh ở các địa phương vùng miền núi.
Chưa xây dựng được bộ sưu tập các mẫu gỗ thông dụng để phục vụ công tác
thực hành, thực tập của sinh viên.
4.8.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Tiếp tục xây dựng kế hoạch bổ sung, trang bị trang thiết bị cho thực hành, thực tập.

Rà soát bổ sung thường xuyên nội dung của các học phần thuộc chương trình
đào tạo.
Tiếp tục tăng cường dự giờ, đánh giá giờ giảng, rút kinh nghiệm giảng dạy đối
với 100% giáo viên để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng tay nghề và kiến thực thực tiễn cho sinh viên.
Xúc tiến xây dựng bộ sưu tập mẫu gỗ phục vụ công tác thực hành, thực tập.
18


4.9. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp
4.9.1. Thực trạng
Kế hoạch đào tạo: Được xây dựng hàng năm, được xây dựng từ cấp bộ môn,
khoa, cấp trường, được công khai trên cho các bên liên quan trong việc thực hiện.
Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp được
xây dựng theo học chế tín chỉ dựa trên chương trình khung quy định của Bộ Giáo dục
đào tạo và phù hợp với nhu cầu xã hội. Chương trình đào tạo được công khai về chất
lượng đào tạo trên trang Web của nhà trường.
Chất lượng đào tạo: Bộ môn Kinh tế và Khoa KT&PTNT đã xây dựng mục
tiêu về kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ cho sinh viên ngành Kinh tế nông
nghiệp và công khai về chất lượng đào tạo trên trang Web của nhà trường.
4.9.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Chương trình đào tạo của ngành phù hợp với nhu cầu phát triển nông nghiệp nông
thôn hiện nay, đáp ứng nhu cầu của người học và người tuyển dụng.
Nhu cầu đào tạo ổn định.
Thị trường tuyển dụng lao động đa dạng.
Lực lượng giảng viên nhiệt tình, năng động trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
khả năng tiếp cận với các lĩnh vực khác nhau của xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
Hệ thống tài liệu, giáo trình đa dạng và đã được chuẩn hóa ở cấp quốc gia.
* Những điểm tồn tại

Có sự chênh lệch về trình độ giữa sinh viên của các vùng miền khác nhau.
4.9.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Hiện tại Khoa KT&PTNT đã xây dựng kế hoạch nhằm cải tiến chất lượng giáo
dục theo một số hướng chính như sau:
Đối thoại trực tiếp với sinh viên: Đánh giá nhu cầu người học nhằm nắm bắt
những mong đợi của sinh viên về việc học để đáp ứng, những khó khăn sinh viên gặp
phải để tháo gỡ.
Nâng cao chuyên môn và kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho giáo viên:
Thông qua sinh hoạt Bộ môn; chia sẻ giữa các giảng viên các môn học có chuyên môn
gần nhau; tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ đi học và tham gia các hoạt động liên
kết cùng các địa phương để nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và kiến thức
thực tế…
Kiểm tra nội dung Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế nông nghiệp định kỳ:
Bổ sung cập nhật những nội dung mới; sửa đổi những nội dung đã lạc hậu; kiểm tra và

19


xây dựng lại nội dung thực tập nghề nghiệp cho phù hợp với thực tế thường xuyên
biến động ngoài xã hội.
Xây dựng Chương trình đào tạo kỹ năng mềm theo nhu cầu của người học:
Trên cơ sở khảo sát nhu cầu sinh viên, một số môn đã lồng ghép các kỹ năng mềm
trong giảng dạy. Ngoài ra, các kỹ năng mềm sẽ được giảng dạy cho sinh viên theo
yêu cầu sinh viên đề xuất.
Tạo dựng địa bàn thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp cho sinh viên: Tìm
hiểu và xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp, các địa phương có điều kiện tốt,
phù hợp để làm địa bàn học tập cho sinh viên của ngành. Phối kết hợp cùng với các cơ
sở để kiểm tra, giám sát và hướng dẫn sinh viên ngoài thực tế.
Các hoạt động hỗ trợ cho người học: Biên soạn giáo trình; tìm kiếm những tài
liệu, thông tin mới để bổ sung làm tài liệu tham khảo cho người học; tư vấn cho sinh

viên về chuyên môn khi có yêu cầu…
4.10. Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Khuyến nông
4.10.1. Thực trạng
Kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo của bộ môn được xây dựng chi tiết đến
từng học kỳ, năm học và thực hiện theo đúng lộ trình từ cấp bộ môn, khoa, cấp trường.
Sau khi được phê duyệt, kế hoạch này được công khai trên các phương tiện.
Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngành Khuyến nông có kiến thức toàn khóa 120TC, thời
gian đào tạo 4 năm. Khung CTĐT được xây dựng dựa trên chương trình khung quy định
của Bộ Giáo dục đào tạo. Sau khi tốt nghiệp ra trường SV được nhận văn bằng Kỹ sư
Khuyến nông.
Chương trình đào tạo được công khai về chất lượng đào tạo trên trang Web của
Nhà trường.
Chất lượng đào tạo: Khoa đã xây dựng mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, trình độ
ngoại ngữ cho sinh viên ngành KN đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo quy định của
CDIO, hướng tới đảm bảo tốt nhất cho SV khi ra trường làm chủ được chuyên môn
của mình và đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chuẩn đầu ra của ngành và chất lượng đào
tạo được công khai trên trang Web của Nhà trường.
4.10.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn
hiện nay, đáp ứng nhu cầu của người học và người tuyển dụng.
Sinh viên khuyến nông có kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm sau khi ra
trường tốt.
20


Thị trường công việc ổn định.
Có nhiều chương trình nghiên cứu, dự án cấp quốc gia và quốc tế thuộc lĩnh
vực của ngành học.

* Những điểm tồn tại
Ngành đào tạo mới, một số môn học còn chưa có giáo trình chuẩn cấp quốc gia.
Có sự chênh lệch về trình độ giữa sinh viên của các vùng miền khác nhau.
4.10.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Hiện tại Nhà trường, khoa và bộ môn đã xây dựng kế hoạch nhằm cải tiến chất
lượng giáo dục theo một số hướng chính như sau:
* Tiếp tục nâng cao trình độ cho giảng viên trong bộ môn:
Khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên học tập nâng cao trình
độ chuyên môn.
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự Hội thảo các khóa tập huấn ngắn hạn
trong nước và nước ngoài do các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực trình bày.
Thông qua các lớp học này, giáo viên được cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực
giảng dạy của mình và cập nhật vào bài giảng.
Bộ môn tổ chức dự giờ, đánh giá giờ giảng cho tất cả các giáo viên theo học kỳ
và năm học. Thông qua hoạt động này, các giáo viên được trao đổi, chia sẻ và góp ý về
chuyên môn, phương pháp giảng dạy...
Động viên, khuyến khích và có kế hoạch chi tiết cho từng giáo viên trong bộ
môn về học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ.
* Lấy ý kiến góp ý từ sinh viên:
Khoa tổ chức đối thoại trực tiếp với sinh viên 2 lần/năm học thông qua sơ kết
và tổng kết năm học. Ngoài ra việc gặp gỡ, trao đổi với sinh viên ngoài giờ lên lớp
giúp nắm bắt được những khó khăn, mong đợi của sinh viên trong học tập, NCKH để
có các giải pháp tháo gỡ kịp thời.
* Cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn
mới:
Hàng năm rà soát và đánh giá chương trình đào tạo của ngành, cập nhật nội dung
mới đáp ứng yêu cầu xã hội và loại bỏ được các nội dung đã cũ không phù hợp thực tế.
* Tiếp tục bổ xung cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu phục vụ giảng dạy và học tập:
Lập kế hoạch biên soạn, cập nhật mới các giáo trình, bài giảng cho ngành, sưu
tầm nhiều tài liệu tham khảo hay, hữu ích. Các tài liệu này được đăng tải trên website

của khoa.
* Liên kết đào tạo với các cơ quan, đơn vị trong thực tập nghề nghiệp và thực tập
tốt nghiệp cho sinh viên:
21


Tạo điều kiện để sinh viên của ngành được tham gia thực hành, thực tập và
NCKH tại các cơ quan, doanh nghiệp, Trung tâm KN, các Sở, chi cục...
* Xây dựng Chương trình đào tạo kỹ năng mềm theo nhu cầu của người học:
Trên cơ sở khảo sát nhu cầu sinh viên, một số môn đã lồng ghép các kỹ năng
mềm trong giảng dạy. Ngoài ra, các kỹ năng mềm sẽ được giảng dạy cho sinh viên theo
yêu cầu sinh viên đề xuất.
4.11. Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn
4.11.1. Thực trạng
Kế hoạch đào tạo: Được xây dựng hàng năm, được xây dụng từ cấp bộ môn,
khoa, cấp trường, được công khai trên các phương tiện.
Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng theo học chế tín
chỉ dựa trên chương trình khung quy định của Bộ Giáo dục đào tạo và phù hợp với nhu
cầu xã hội. Chương trình đào tạo được công khai về chất lượng đào tạo trên trang Web
của nhà trường.
Chất lượng đào tạo: Khoa đã xây dựng mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, trình độ
ngoại ngữ cho sinh viên ngành PTNT và công khai về chất lượng đào tạo trên trang Web
của nhà trường.
4.11.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Chương trình đào tạo ngành PTNT phù hợp với nhu cầu phát triển nông nghiệp
nông thôn hiện nay, đáp ứng nhu cầu của người học và người tuyển dụng.
Ngành đào tạo phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới của quốc gia
trong giai đoạn tới.
Thị trường việc làm của ngành rộng và ổn định.

Có nhiều chương trình nghiên cứu, dự án cấp quốc gia và quốc tế thuộc lĩnh
vực của ngành học.
* Những điểm tồn tại
Ngành đào tạo mới, một số môn học còn chưa có giáo trình chuẩn quốc gia.
Có sự chênh lệch về trình độ giữa sinh viên của các vùng miền khác nhau.
4.11.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Hiện tại Nhà trường, khoa đã xây dựng kế hoạch nhằm cải tiến chất lượng giáo
dục theo một số hướng chính như sau:
Cải tiến chất lượng người học thông qua công tác tư vấn, cố vấn của giáo viên
chủ nhiệm, tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận nhiều hơn với các thông tin liên quan
với môn học và thường xuyên cập nhật thông tin mới mà xã hội yêu cầu.

22


Cải tiến chất lượng người dạy với các nội dung như: tạo điều kiện để học tập
nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ các trang thiết bị giảng dạy.
Cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm phục vụ tốt cho giảng dạy và học tập.
Xây dựng các chương trình, hoạt động hỗ trợ cho người học trong đào tạo và
nghiên cứu khoa học.
4.12. Chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai
4.12.1 Mô tả thực trạng
Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Quản lý đất đai bắt đầu từ năm 1995,
đến nay đã có 14 khóa sinh viên ra trường, chuyên ngành đào tạo có đội ngũ giảng
viên gồm 1 GS, 8 PGS.TS, 12 TS, 27 Ths, 3 cử nhân, 5 kỹ sư.
Mục tiêu của chương trình: Nhằm đào tạo kỹ sư (hoặc cử nhân) quản lý đất đai
có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có khả năng quản lý, tổ
chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật ngành Quản lý đất đai. Sau khi tốt nghiệp có thể
đáp ứng được các vị trí công việc tại các cơ quan sự nghiệp nhà nước; các trường, học

viện và viện nghiên cứu; các cơ quan, tổ chức của chính phủ và phi chính phủ trong
lĩnh vực Quản lý đất đai.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Hình thức: Đào tạo theo hệ thống Tín chỉ.
Đối tượng đào tạo: Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương, thi
tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục – Đào tạo.
Chương trình đào tạo: Tổng số gồm 120 tín chỉ, trong đó: Kiến thức giáo dục
đại cương: 48 TC; Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 62TC; Thực tập tốt nghiệp: 10
TC; Rèn nghề: 5 TC (không tính vào số tín chỉ trong chương trình đào tạo). Ngoài ra
trong trương trình đào tạo còn có học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
Hiện tại chuyên ngành QLĐĐ có 502 sinh viên đang theo học, trong đó khóa 41
là 97 sinh viên; khóa 42 là 232 sinh viên và khóa 43 là 173 sinh viên.
4.12.2 Những điểm mạnh, những điểm tồn tại
* Những điểm mạnh
Chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu ngành, đáp ứng được kiến thức cơ
bản về chuyên môn và nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Khung chương trình đào tạo linh hoạt, mềm dẻo có các học phần bắt buộc và tự
chọn. Do vậy, tăng khả năng liên thông giữa các ngành và giữa các bậc học.
Đội ngũ giáo viên không ngừng tự nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi cũng như
cùng nhau trao đổi nhằm nâng cao khả năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực.

23


Đội ngũ giảng viên là các Giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia có kinh
nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm cao
được đào tạo ở nhiều nước như Úc, Đức, Hàn Quốc, Bungari, Canada và một số nước
Đông Nam Á... Đội ngũ giảng viên hàng năm không ngừng được bổ sung và nâng cao
chất lượng.
Trên 40% cán bộ giảng viên có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng giao tiếp và

làm việc với người nước ngoài.
Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập đang từng bước được cải thiện,
hầu hết các lớp học có hệ thống âm thanh, thiết bị trình chiếu, Projector lắp cố định…tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Trang thiết bị máy móc phục vụ trong thực hành, thực tập thường xuyên được
đầu tư và ngày càng được hiện đại hóa. Hiện tại khoa có 01 phòng chuyển giao và
NCKH chất lượng cao phục vụ cho thực hành, thực tập cho sinh viên trong khoa; có
các loại máy toàn đạc điện tử với độ chính xác cao của các hãng như Leica, Sokia,..
các máy GPS cầm tay hiệu Trimble Juno, Garmin,..; các máy GPS tĩnh hiệu Trimble 1
tần số, trạm đo vẽ ảnh số và 1 số các thiết bị đo đạc khác…
Hệ thống thông tin nội bộ, mạng Internet, trang Web… của Nhà trường cũng
đang được hoàn thiện.
Tài liệu giáo trình, bài giảng đa dạng, phong phú đáp ứng được yêu cầu học tập
và nghiên cứu; Tài liệu thường xuyên được cập nhật, bổ xung và đổi mới.
* Những điểm tồn tại
Cơ sở vật chất đã từng bước được hiện đại hóa và nâng cao chất lượng, nhưng
so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế, còn thiếu và chưa đồng bộ…
Tài liệu giáo trình, bài giảng phục vụ giảng dạy cần thường xuyên bổ xung, cập
nhật hơn nữa cho phù hợp với thực tiễn xã hội.
4.12.3 Kế hoạch cải tiến chất lượng
Rà soát lại chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo cho phù hợp với yêu cầu
xã hội, bổ xung những môn học cần thiết, tránh trùng lặp nội dung giữa các học phần,
các học phần học trước, học sau...
Khuyến khích đội ngũ cán giảng viên đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh trong và
ngoài nước nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
Tổ chức các buổi tập huấn, học tập kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Cập nhật thường xuyên tài liệu giáo trình, bài giảng...
Bổ xung các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ thực hành, thực tập cho
sinh viên.


24


Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt các
viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất để cập nhật học hỏi công nghệ mới.
4.13. Chương trình đào tạo ngành Khoa học Môi trường
4.13.1 Mô tả thực trạng
Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Khoa học Môi trường bắt đầu từ năm
2004, đến nay đã có 05 khóa sinh viên ra trường, chuyên ngành đào tạo có đội ngũ
giảng viên gồm 1 GS, 8 PGS.TS, 12 TS, 27 Ths, 3 cử nhân, 5 kỹ sư.
Mục tiêu: Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Khoa học Môi trường nhằm
đào tạo kỹ sư (hoặc cử nhân) Khoa học môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức
nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có khả năng quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ
thuật ngành Khoa học môi trường. Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các vị trí
công việc tại các cơ quan sự nghiệp nhà nước; các trường, học viện và viện nghiên
cứu; các cơ quan, tổ chức của Chính phủ và phi chính phủ trong lĩnh vực ngành Khoa
học môi trường.
Thời gian đào tạo: 4 năm.
Hình thức: Đào tạo theo hệ thống Tín chỉ.
Đối tượng đào tạo: Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương, thi
tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục – Đào tạo.
Chương trình đào tạo: Tổng số gồm 120 tín chỉ, trong đó: Kiến thức giáo dục
đại cương: 48 TC; Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 62TC; Thực tập tốt nghiệp: 10
TC; Rèn nghề: 5 TC (không tính vào số tín chỉ trong chương trình đào tạo). Ngoài ra
trong trương trình đào tạo còn có học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
Hiện tại chuyên ngành Khoa học Môi trường có 812 sinh viên hệ chính quy đang
theo học, trong đó khóa 41 là 218 sinh viên; khóa 42 là 367 sinh viên và khóa 43 là 227
sinh viên. Ngoài ra còn 108 sinh viên ngành khoa học môi trường thuộc chường trình
tiên tiến (liên kết giữa đại học Nông lâm Thái Nguyên và đại học UC Davis Hoa Kỳ).
4.13.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

* Những điểm mạnh
Chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu ngành, đáp ứng được kiến thức cơ
bản về chuyên môn và nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Khung chương trình đào tạo linh hoạt, mềm dẻo có các học phần bắt buộc và tự
chọn. Do vậy, tăng khả năng liên thông giữa các ngành và giữa các bậc học.
Đội ngũ giáo viên không ngừng tự nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi cũng như
cùng nhau trao đổi nhằm nâng cao khả năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
Đội ngũ giảng viên là các Giáo sư, phó giáo sư và các chuyên gia có kinh
nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm cao
25


×