BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
------
BÀI DỰ THI
CUỘC THI “TÌM HIỂU BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015”
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017
Họ và tên: Đinh Quang Nam
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 10/10/1995
Số CMND: 101245316 Do Công an Quảng Ninh Cấp ngày 06/06/2012
Đơn vị công tác: Lớp ĐH QLNN 13B - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Hộ khẩu thường trú: Hiệp Hòa – Quảng Yên – Quảng Ninh
Số điện thoại: 0934 79 6886 – 0967 944 975
Hà Nội - 2017
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................4
PHẦN I TRẮC NGHIỆM..............................................................................5
Câu 1: Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành khi nào và có hiệu lực kể
từ ngày nào?.......................................................................................................6
Câu 2: Bộ luật dân sự năm 2015 điều chỉnh những nội dung nào dưới đây?....7
Câu 3: Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung người nào dưới đây phải có
người giám hộ?..................................................................................................8
Câu 4: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ thời điểm nào?...9
Câu 5: Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người là người có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định việc giám hộ cho người này?.....12
Câu 6: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan Nhà nước
ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì thực hiện theo
nguyên tắc nào sau đây?..................................................................................13
Câu 7: Ai là chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong trường hợp
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia
quan hệ dân sự?................................................................................................14
Câu 8: Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải tuân thủ điều
kiện nào sau đây?.............................................................................................15
Câu 9: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình
thức thì vô hiệu, trừ trường hợp nào sau đây?.................................................16
Câu 10: Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu thì sẽ có những hậu quả
pháp lý nào đối với chủ thể giao dịch?............................................................17
Câu 11: Quyền đại diện được xác lập dựa trên căn cứ nào dưới đây?........18
Câu 12: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm những biện pháp
nào sau đây?.....................................................................................................19
Câu 13: Quyền nào dưới đây cho phép người không phải là chủ sở hữu có
quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác?....20
Câu 14: Trong hợp đồng vay tài sản có lãi, thỏa thuận về lãi suất của các
bên không được vượt quá mức lãi suất nào sau đây?......................................23
Câu 15: Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải có yêu cầu chia di
sản trong thời hạn nào dưới đây?.....................................................................24
Câu 16: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di
chúc với điều kiện gì?......................................................................................25
Câu 17: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì
có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc
thì cần ít nhất mấy người làm chứng?..............................................................26
Câu 18: Điều kiện nào dưới đây để di chúc hợp pháp?..............................27
Câu19: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào
dưới đây?..........................................................................................................28
20. Hỏi: Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?..........................................30
PHẦN II CÂU HỎI THI VIẾT...................................................................31
Câu hỏi 1: Hãy kể tên những quyền nhân thân và phân tích điểm mới được
quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền này?.....................................32
Câu hỏi 2: Hãy nêu quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu
chung của các thành viên gia đình và sở hữu chung của vợ chồng?................88
Câu hỏi 3. Hãy nêu nội dung căn cứ, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân?.....91
PHẦN III CÂU HỎI TỰ LUẬN.................................................................98
Câu hỏi: Hãy trình bày và phân tích những điểm mới cơ bản của Bộ luật
dân sự năm 2015 trong việc thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản và quyền thừa kế?...........................................................................99
KẾT LUẬN.................................................................................................107
LỜI MỞ ĐẦU
Một số mảng của luật dân sự được tách ra
thành các bộ luật khác như Luật hôn nhân và
gia đình hay các văn bản pháp quy dưới luật
như thông tư, chỉ thị, nghị định, pháp lệnh.
Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa
kế, quyền sở hữu trí tuệ ... Không được điều
chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân
sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về
nhà ở, vàng bạc, kim khí quý và đá quý và
nói chung mang nặng tính chất hành chính.
Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự như: Luật hôn
nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ
nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp
lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh về Hợp
đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991)... Tuy các pháp lệnh có nhiều
nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn
cho việc áp dụng pháp luật.
Năm 1995, quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996). Sau 10 năm thi hành,
Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù
hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay
không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các
nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật này lại
không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự
tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.
1
Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự
sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2006.
Tiếp đến là bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 6 phần, 27 chương, 689 điều, quy
định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân;
quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan
hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự
chịu trách nhiệm. Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01- 012017.
Bộ luật Dân sự là một đạo luật có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế - xã
hội mà còn về mặt thứ bậc trong hệ thống pháp luật.
Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành theo nguyên
tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia;
góp phần ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của tổ chức, cá nhân trong giao
lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và
xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Với mục đích tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của
Bộ luật Dân sự năm 2015 cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang,
người lao động và nhân dân trên địa bàn Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội tổ
chức cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015" trên địa bàn thành phố Hà
Nội năm 2017.
Hưởng ứng tinh thần trên, Đoàn thanh niên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đã tuyên truyền, phát động sâu rộng cuộc thi tới đông đảo mỏi tầng lớp và đặc
biệt là sinh viên trong nhà trường. Là một sinh viên chuyên ngành về hành
chính, lại càng phải nắm rõ pháp luật hơn. Chính vì thế, Tôi quyết định tham dự
cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015" trên địa bàn thành phố Hà Nội
năm 2017 với mục đích trang bị, bồi đắp và trau dồi thêm kiến thức về pháp
luật.
2
Kết cấu bài dự thi gồm 03 phần: Phần trắc nghiệm bao gồm 20 câu, phần câu
hỏi thi viết gồm 03 câu, phần câu hỏi tự luận gồm 01 câu. Các câu hỏi bao gồm
2 phần chính:
- Trả lời câu hỏi
- Các hình ảnh, bài viết liên quan nhằm làm rõ cho phần trả lời câu hỏi.
3
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa của từ viết tắt
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
BLDS
Bộ luật dân sự
NLHV
Năng lực hành vi
TANDTC
Tòa án nhân dân tối cao
4
VKSNDTC
Viện kiểm soát nhân dân tối cao
NQ
Nghị quyết
5
PHẦN I TRẮC NGHIỆM
6
Câu 1: Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành khi nào và có hiệu lực
kể từ ngày nào?
a) Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/07/2016.
b) Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/12/2016.
c) Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Dẫn chứng giải thích
Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 689 Hiệu lực thi hành:
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
7
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu
lực.
Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015./.
Câu 2: Bộ luật dân sự năm 2015 điều chỉnh những nội dung nào dưới đây?
a) Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân.
b) Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân và chủ thể khác.
c) Quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các
quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và
tự chịu trách nhiệm.
d) Phương án a và c.
Dẫn chứng giải thích
Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 1 Phạm vi điều chỉnh:
8
Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của
cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Câu 3: Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung người nào dưới đây phải có
người giám hộ?
a) Người mất năng lực hành vi dân sự.
b) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
c) Người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Dẫn chứng giải thích
Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 23 Người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi:
9
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân
sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án
ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền,
lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Câu 4: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ thời điểm nào?
a)
Khi là bào thai.
b)
Khi sinh ra.
c)
Đủ 6 tuổi trở lên.
Dẫn chứng giải thích
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
10
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân đều phải có đủ
năng lực pháp luật và năng lực hành vi cần thiết cho quan hệ đó. Pháp luật dân
sự quy định, ngay từ khi một cá nhân được sinh ra thì họ đã có khả năng có các
quyền và nghĩa vụ dân sự.
Các quyền và nghĩa vụ này của mỗi cá nhân là như nhau và chỉ chấm dứt khi
người đó chết. Đây chính là năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Trong khi
đó, năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình để tự
mình xác lập các quan hệ dân sự và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong quan hệ
đó lại được quy định tương đối phức tạp hơn, tùy vào từng trường hợp nhất định
mà năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân không giống nhau. Cụ thể là:
Thứ nhất, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là cá nhân từ đủ 18 tuổi
trở lên và không thuộc trường hợp bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, chủ thể này có thể tự mình xác lập tất cả các giao dịch dân sự (trừ
trường hợp quan hệ dân sự còn đòi hỏi các điều kiện khác)
Thứ hai, người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ là cá nhân từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, các chủ thể này có thể tự mình xác lập một số
giao dịch dân sự nhất định mà pháp luật cho phép. Cụ thể là: cá nhân từ đủ 6
tuổi đến dưới 18 tuổi được phép tự mình xác lập các giao dịch dân sự phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt học tập hàng ngày hoặc trong các trường hợp khác mà
pháp luật cho phép. Còn đối với các giao dịch dân sự khác, họ cần có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật thì mới được phép xác lập.
11
Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy
đủ nhưng trong trường hợp họ có tài sản riêng thì họ có thể tự mình xác lập các
giao dịch dân sự mà nghĩa vụ của nó cho phép thực hiện trong phạm vi tài sản
của họ. Khi đó, việc xác lập các giao dịch này của họ không cần có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định
khác.
Thứ ba, người không có năng lực hành vi dân sự là những cá nhân dưới 6
tuổi. Theo đó, tất cả các chủ thể này không thể bằng hành vi của mình để xác
lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Các giao dịch dân sự của những người này
sẽ do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập, thực hiện.
Thứ tư, người bị mất năng lực hành vi dân sự là những người không có khả
năng nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc vì một
lý do nào đó. Để xác định một người là mất năng lực hành vi dân sự thì phải trên
cơ sở quyết định của Tòa án về việc tuyên bố một người là mất năng lực hành vi
dân sự hoặc kết luận của tổ chức giám định. Trong trường hợp không có hai căn
cứ này thì một người không thể bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Các giao
dịch dân sự của người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ do người đại diện theo
pháp luật của các chủ thể này sẽ xác lập, thực hiện.
Thứ năm, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người bị Tòa án
ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án sẽ ra
quyết định này trong trường hợp các giao dịch dân sự do người nghiện ma tùy
hoặc các chất kích thích khác xác lập làm phá tán tài sản của gia đình và dựa
trên yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức hữu
quan. Khi đó, khả năng tự mình xác lập thực hiện các giao dịch dân sự của
những người này sẽ bị hạn chế, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của họ
(trừ các giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày) phải có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của những
người này và phạm vi đại diện của họ sẽ do Tòa án quyết định.
12
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân
sự sẽ được khôi phục hành vi dân sự khi các căn cứ để xác định họ bị mất hoặc
hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn và theo yêu cầu của chính họ hoặc
của những người có quyền, lợi ích liên quan, cá nhân, tổ chức hữu quan, Tòa án
ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
Câu 5: Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người là người có khó
khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định việc giám hộ cho người
này?
a) Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Tòa án nhân dân.
Dẫn chứng giải thích
BLDS 2015, Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
13
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân
sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án
ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền,
lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Câu 6: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan Nhà
nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì thực
hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
a) Mệnh lệnh hành chính và không phải chịu trách nhiệm dân sự.
b) Bình đẳng với các chủ thể khác và phải chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của Bộ luật dân sự.
Dẫn chứng giải thích
14
BLDS 2015, Điều 97. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ
quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung
ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể
khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ
luật này.
Câu 7: Ai là chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong trường
hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham
gia quan hệ dân sự?
a) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân.
b) Người đại diện theo ủy quyền.
c) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền.
Dẫn chứng giải thích
15
BLDS 2015, Điều 101 Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ
gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân:
1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ
chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên
tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy
quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do
mình xác lập, thực hiện.
2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình
sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.
Câu 8: Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải tuân thủ
điều kiện nào sau đây?
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập.
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.
d) Hình thức của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
16
e) Tất cả các phương án trên.
Dẫn chứng giải thích
BLDS 2015, Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định
Câu 9: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình
thức thì vô hiệu, trừ trường hợp nào sau đây?
a) Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
b) Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định
bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
17
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường
hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
c) Tất cả các phương án trên.
Dẫn chứng giải thích
BLDS 2015, Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định
về hình thức:
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô
hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng
văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định
bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít
nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường
hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Câu 10: Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu thì sẽ có những hậu quả
pháp lý nào đối với chủ thể giao dịch?
a) Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các
bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
b) Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả.
c) Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó.
d) Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
18
e) Tất cả các phương án trên.
Dẫn chứng giải thích
BLDS 2015, Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền
nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Câu 11: Quyền đại diện được xác lập dựa trên căn cứ nào dưới đây?
a) Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Theo điều lệ của pháp nhân.
d) Theo quy định của pháp luật.
e) Tất cả các phương án trên.
Dẫn chứng giải thích
BLDS 2015, Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện:
19
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và
người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định
của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Câu 12: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm những biện
pháp nào sau đây?
a) Cầm cố tài sản.
b) Thế chấp tài sản.
c) Đặt cọc.
d) Ký cược.
đ) Ký quỹ.
e) Bảo lưu quyền sở hữu.
g) Bảo lãnh.
20
h) Tín chấp.
i) Cầm giữ tài sản.
k) Tất cả các phương án trên.
Dẫn chứng giải thích
BLDS 2015, Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Câu 13: Quyền nào dưới đây cho phép người không phải là chủ sở hữu có
quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác?
a) Quyền đối với bất động sản liền kề.
b) Quyền hưởng dụng.
c) Quyền bề mặt.
d) Tất cả các phương án trên.
Dẫn chứng giải thích
Quyền khác tài sản: Quy định mới theo Bộ luật dân sự 2015
21