Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thiết kế bản vẽ thi công đê chắn sóng tây bắc bạch long vỹ phương án II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 72 trang )

TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHU CẢNG
1.1. Vị trí địa lý, địa hình.
1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1-1. Vị trí đảo Bạch Long Vĩ
Đảo có toạ độ địa lý

20007'35'' đến 20008'36'' vỹ độ Bắc ; 107042'20'' đến

107044'15'' kinh độ Đông. Ngoài ra, đảo còn nằm trên một trong 8 ngư trường lớn của
Vịnh, có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng
biển của nước ta ở Vịnh Bắc Bộ..
1.1.1 Đặc điểm địa hình

Đảo là dải đồi có độ cao tuyệt đối là 61,5m, độ cao tương đối khoảng 90m, nhô lên
từ bề mặt đồng bằng đáy biển ở độ sâu khoảng 30m.
+ Đảo nổi. Diện tích đảo nổi trên mực triều cao nhất là 1,78 km2, tính đến mực biển
trung bình là 2,33 km2 và mực triều thấp nhất là 3,05 km2. Độ cao tương đối khoảng
90m, nhô lên từ bề mặt đồng bằng đáy biển ở độ sâu khoảng 30m. Phần đảo nổi có chu vi
khoảng 6,5 km, chiều dài theo hướng đông bắc - tây nam khoảng 3 km, chiều rộng theo
hướng tây bắc - đông nam khoảng 1,5 km.
Địa hình đảo gồm một số bề mặt khá phẳng, dốc chỉ vài độ, phân cách nhau bởi các
sườn dốc hẹp hoặc vách dốc. Bề mặt đỉnh chia nước khá bằng phẳng, dài khoảng 1,3 km,
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

1




TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
rộng khoảng 100m, đỉnh sót cao nhất 61,5m. Bề mặt cao 4 - 6m phân bố chủ yếu ở bờ
đông, mũi đông bắc và mũi tây nam, góc dốc 3 - 8o, khá bằng phẳng, độ cao không lớn,
phù hợp cho xây dựng công trình, nhà ở. Bề mặt cao 1 - 3m tạo thành một dải gần như
liên tục, phân bố quanh đảo. Phủ trên mặt là các loại đất cát dày 1 - 2m. Địa hình tích tụ
chân đồi phân bố thành một dải gần như liên tục quanh chân đồi.
+ Bờ đảo và vùng triều. Bờ đá gốc hoặc bờ có lớp trầm tích mỏng phủ trên đá gốc
chiếm khoảng 60% và bờ bồi tụ cấu tạo từ vật liệu cát, cuội, sỏi chiếm khoảng 40% tổng
chiều dài bờ đảo.
Bãi ngập triều quanh đảo (gồm bãi triều cao và bãi triều thấp) và bãi biển có diện
tích khoảng 1,3 km2, chủ yếu là thềm đá gốc do sóng mài mòn tạo ra. Diện tích bãi triều
cao 0,474 km2, bãi triều thấp 0,721 km2 và bãi biển ngập triều rộng 0,078 km2. Bãi triều
rộng nhất ở phía bờ đông nam là 400m, phía đông bắc là 350m, phía tây nam là 250m,
phía tây 100m và ở phía đông 150m.
1.2. Vai trò kinh tế xã hội
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2014 ước đạt 335,46 tỷ đồng, đạt 101,04%
kế hoạch năm, tăng 8,72% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó:
- Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - xây dựng: ước đạt 183,12 tỷ đồng, đạt
98,98% kế hoạch năm, tăng 7,21% so với cùng kỳ. Trong năm 2014, đã hoàn thiện các
hạng mục và khánh thành công trình xây dựng Nhà thờ Tổ, Nhà thờ Mẫu - Chùa Bạch
Long; dự án Xây dựng Hồ chứa nước và dự án xây dựng Nhà đa năng kết hợp làm nơi
tránh trú gió cho ngư dân được quan tâm bố trí vốn triển khai. Ủy ban nhân dân huyện
tiếp tục quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng cảng và khu neo
đậu tầu phía Tây Bắc đảo và dự án đóng mới tàu chở khách và hàng hóa ra đảo Bạch
Long Vĩ.
- Nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản: ước đạt 13,46 tỷ đồng, đạt 109,95% kế
hoạch năm, tăng 3,54% so với cùng kỳ. Năm 2014, huyện đảo chịu ảnh hưởng của mưa
bão ít hơn các năm trước, bà con ngư dân tích cực bám biển khai thác hải sản, sản lượng

khai thác hải sản cải thiện hơn so với cùng kỳ. Giá trị các ngành trồng trọt, chăn nuôi
tăng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của cán bộ, quân dân huyện đảo và đáp ứng một phần nhu
cầu của các phương tiện khai thác thủy sản vươn khơi.
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

2


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
- Nhóm ngành dịch vụ: ước đạt 137 tỷ đồng, đạt 102,24% kế hoạch năm, tăng
10,48% so với cùng kỳ. Giá trị ngành dịch vụ chủ yếu tập trung vào doanh thu của các
phương tiện thu mua hải sản và số hộ làm dịch vụ cung ứng nhu yếu phẩm phục vụ nhu
cầu nhân dân trên đảo và các phương tiện vươn khơi. Năm 2014 đã sắp xếp cho 7.890
lượt phương tiện neo đậu trong khu vực âu cảng (tăng 12,6% so với cùng kỳ); dịch vụ
bốc xếp, vận chuyển hàng hóa qua cảng giảm mạnh (đạt 5.845 tấn bằng 48,94% so với
cùng kỳ) do nguồn vốn triển khai các dự án hạn chế; dịch vụ viễn thông chậm được cải
thiện, tín hiệu đường truyền ổn định hơn song tốc độ đường truyền chậm; đã phối hợp
khảo sát và ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND huyện với Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT chi nhánh Hải Phòng về việc thành lập phòng giao dịch Bạch Long Vĩ.
- Thu chi ngân sách: Tổng nguồn thu trên địa bàn năm 2014 ước đạt 1.881 triệu
đồng, đạt 119,1% kế hoạch năm, tăng 24% so với cùng kỳ, trong đó: Thu thuế trên địa
bàn 245 triệu đồng, đạt 116% kế hoạch năm, tăng 10% so với cùng kỳ, tính cả khoản thu
thuế phát sinh 105 triệu của Công ty Phát triển Công Nghệ phát thanh, truyền hình, viễn
thông - Tổng Công ty EmiCo nộp tổng thu thuế năm 2014 đạt 350 triệu đồng, đạt 166%
kế hoạch năm, tăng 52% so với cùng kỳ; thu phí và lệ phí Ban quản lý Cảng 550 triệu
đồng, đạt 110% kế hoạch năm, tăng 1,85% so với cùng kỳ; thu từ xổ số kiến thiết 819
triệu đồng, đạt 124,1% kế hoạch năm tăng 29,3% so với cùng kỳ; thu xử phạt vi phạm

hành chính đạt hơn 96 triệu đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ, thu khác ước đạt 66 triệu
đồng. Hoạt động quản lý thu chi ngân sách đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật,
đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
1.3. Giao thông vận tải
-

Giao thông nội hạt :Đảo Bạch Long Vỹ tuy nhỏ nhưng có hệ thống đường

nội hạt chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo đồng thời các mục đích phát triển kinh tế - xã hội
và an ninh - quốc phòng. Cần thiết kế các cấp đường phù hợp với chủng loại phương tiện,
điều vận các tuyến đường phù hợp với mật độ giao thông, tần suất hoạt động và tính chất
an ninh, quốc phòng. Ngoài mục đích sử dụng trên, hệ thống đường nội hạt cần được
thiết kế kết nối thuận tiện với giao thông thuỷ và đường không.
-

Cảng - giao thông thuỷ :Ngay từ lâu khi chưa có cảng, giao thông thuỷ nối

liền Hải Phòng với đảo Bạch Long Vỹ đã hình thành, các phương tiện đã cập bến Phú
Thuỳ Châu, sau đó là bến Trạm Khí tượng và bến phía tây bắc. Đây là các bến tự nhiên
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

3


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
bờ cát có độ sâu thích hợp và ít có chướng ngại vật ngầm. Từ khi có âu tàu bao bọc bến
Phủ Thuỳ Châu các phương tiện giao thông lớn có thể neo đậu và thực sự ổn định tuyến

giao thông thuỷ vận tải hành khách và hàng hoá giữa thành phố Hải Phòng và đảo Bạch
Long Vỹ.
Tuy nhiên, âu tàu hiện có chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn và
thường xuyên trong tương lai. Do đó, một âu tàu khác ở phía tây bắc đang được dự kiến
xây dựng nhằm giảm tải cho âu tàu hiện nay, đặc biệt để tránh sóng gió đông nam về mùa
hè. Âu tàu mới tại bến dã chiến đã từng bước sử dụng được trước đây, sẽ được xây dựng
gồm 2 đê chắn sóng, trong đó đê phía tây nam là cầu cảng chính có đường ô tô 2 chiều.
Kế cận phía tây nam cầu cảng này là vùng neo đậu của tàu thuyền trung chuyển hàng
xuất nhập khẩu. Âu tàu này có tổng diện tích đạt tới 39,6 ha đáp ứng cơ bản nhu cầu sử
dụng vận tải hàng hoá, hành khách, neo trú của tàu thuyền đánh cá ... vào bất cứ mùa nào
trong năm theo từng khu vực chức năng trong âu cảng .
-

Đường hàng không : Trên đảo hiện có 1 sân vận động được sử dụng kết

hợp làm bãi đỗ trực thăng. Cần có riêng 1 sân bay dân dụng cánh cứng loại nhỏ đặt ở
phía bắc của sườn tây bắc đảo rộng 28,8 ha, đáp ứng yêu cầu các hoạt động kinh tế của
huyện đảo (kiểu sân bay taxi) .
1.4. Giới thiệu chung về cảng
- Trọng tải tàu cập bến: tàu vận tải 600 DWT, tàu cá 600 CV
- Mực nước cao thiế t kế (P = 1%): +3,20 m
- Mực nước thấ p thiế t kế (P = 98%): +0,40 m
1.5. Đặc điểm khí tƣợng, thủy hải văn
-

Hoàn lưu khí quyển và chế độ gió. Khí hậu Bạch Long Vỹ đại diện cho vùng

khơi vịnh Bắc Bộ, có hai mùa chính. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8, thời tiết nóng ẩm
và mưa nhiều, gió mùa tây nam với tần suất hướng nam 74 - 88 %, tốc độ trung bình 5,9 7,7 m/s. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa, hướng
gió thịnh hành là bắc và đông chiếm tần suất 86 - 94%, tốc độ trung bình 6,5 - 8,2 m/s.

Tháng 4 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp.

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

4


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ

Hình 1-2. Biểu đồ hoa gió
-

Nhiệt độ và độ ẩm không khí. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,3oC, cao

nhất tuyệt đối 33,9oC, thấp nhất tuyệt đối là 7,0 oC, cao vào các tháng 6, 7 và 8 (trên
28oC, cao nhất 28,7 oC vào tháng 7) và thấp vào các tháng 1 và 2 (16,6 -16,8oC). Biên độ
nhiệt năm dao động 9,6 - 13,8 oC. Biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, thường không quá 5 oC.
Độ ẩm không khí trung bình 86%, lớn nhất vào tháng 3 và 4 (92%) và nhỏ nhất vào
tháng 11 (69%).
-

Nắng và bức xạ nhiệt. Hàng năm có 1.600 - 1.900 giờ nắng phân bố khá đều.

Nắng nhiều hơn vào cuối hè, đầu thu, ít nắng vào các tháng 2 và 3 có mưa phùn và độ
ẩm cao. Tổng lượng bức xạ năm đạt 132,5 Kcal/cm2 và cao hơn hẳn các đảo ven bờ (Cát
Bà - 108,49 Kcal/cm2). Cân bằng bức xạ năm 65 - 85 Kcal/cm2. Bức xạ cao từ tháng 4
đến tháng 10 (trên 10 Kcal/cm2), cao nhất vào tháng 5 (15,98 Kcal/cm2), các tháng còn

lại đều dưới 10 Kcal/cm2, thấp nhất vào tháng 3 là 7,18 Kcal/cm2.
-

Mưa, ẩm và bốc hơi. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.031 mm, từ tháng 5 đến

tháng 10 chiếm 83% cả năm, trung bình tháng đều trên 100 mm, cao nhất vào tháng 8
(214 mm). Từ tháng 11 đến tháng 4 chỉ chiếm 17% lượng mưa cả năm, lượng mưa tháng
đều dưới 50 mm, thấp nhất vào tháng 12 (17,1 mm). Cả năm trung bình có 107,2 ngày
mưa, ít nhất vào tháng 12. Lượng mưa ngày lớn nhất đạt trên 100 mm vào các tháng 5, 6,
8, 9, 10, cực đại 167,5 mm. Lượng bốc hơi đạt 1.461 mm. Tháng 3 có lượng bốc hơi nhỏ
nhất - 57.8 mm và cũng là tháng có độ ẩm cao nhất - 92%.
1.6. Bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Trung bình mỗi năm có 1 - 2 cơn bão tràn
qua. Mùa bão thường bắt đầu vào tháng 6 (có khi tháng 5), và kết thúc vào tháng 10 (có
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

5


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
khi tháng 11), tập trung nhất vào các tháng 7, 8 và 9. Sức gió bão mạnh nhất đạt 50 m/s.
Dông xuất hiện 2 - 3 ngày/tháng, tháng 8 và 9 nhiều dông nhất, trung bình 4 cơn/tháng,
tháng 12 không có dông. Sương mù trung bình 24 ngày/năm và tập trung vào mùa Đông
(5 - 10 ngày/tháng).
1.7. Đặc điểm điạ chấ t
Về mặt địa chất , Bạch Long Vĩ là đảo đá trầm tích Đệtam duy nhất ở ven bờ Việt
Nam, đặc biệt là có mặt trầm tích Paleogen (Oligocen - E3) lộ ra tại đảo . Về mặt kiến
trúc - hình thái, đảo có dạng đồi thoải, kết quả của quá trình bóc mòn trên nền nâng kiến

tạo mạnh mẽ trong Pliocen - Đệ tứ, thời gian mà hầu hết diện tích đáy VBB cuốn hút vào
chuyển động sụt hạ của các bồn trũng Kainozoi. Một số đảo khác của Việt Nam cũng có
thành tạo đá tuổi Neogen - Đệ tứ, nhưng lại cấu tạo bằng đá basalt như Cồn Cỏ, Lý Sơn,
Phú Quý,... Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm 10 kiểu nguồn gốc - hình thái đảo, trong
đó kiểu thứ 4 là đảo đồi thoải bóc mòn - mài mòn hình thành do nâng nghịch đảo Tân
kiến tạo dạng vòm - địa luỹ các đá trầm tích Kainozoi duy nhất gặp ở đảo Ba ̣ch Long Vi.̃
Nếu lấy đường 0m lục địa làm phân giới thì có thể phân chia đảo đồi Ba ̣ch Long
Vĩ thành hai phần. Phần đảo nổi, như đã nói ở phần trên, có hình tam giác định hướng
kéo dài đông bắc - tây nam, dài nhất 3km, rộng nhất (đường cao tam giác) 1,3km, với
tỷlệ chiều cao trên diện tích khoảng 26,4m/km2. Trong khi đó, phần đảo ngầm tính đến
chân có độsâu 30m có hình oval rìa lượn sóng, định hướng kéo dài phương bắc đông bắc
- nam tây nam, dài 12,5km và rộng nhất 7km, với tỷ lệ chiều cao trên diện tích chỉ
4m/km2. Có thể chia phần ngầm của đảo Ba ̣ch Long Vi ̃ thành hai đới. Đới trên từ 0m lục
đến độsâu 6m và đới dưới có độ sâu trong khoảng 6-30m. Đới trên có hình thái gần tương
đồng với hình thái đảo nổi, nhưng rất thoải, thoải hơn rất nhiều so với đảo nổi và hơn
nhiều so với đới dưới. Đới dưới có những tính chất đặc trưng cho phần đảo ngầm về kích
thước, hình thái và độ dốc. Về mặt cấu trúc không gian, đảo nổi có hai tính chất rất quan
trọng đối với sử dụng không gian đảo. Thứ nhất, đảo đồi khá thoải nhưng lại có mặt các
bề mặt khá bằng phẳng phân bậc tiện lợi cho các hoạt động dân sinh - kinh tế, đặc biệt là
các xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, tiêu biểu nhất là bềmặt đỉnh đồi vốn là dấu tích
còn sót lại của một bềmặt san bằng cổ tuổi Đệ tứ sớm (bề mặt chia đỉnh dài khoảng
1,3km, rộng khoảng 100m) và các bậc thềm tích tụ bậc I có độ cao trong khoảng 2-5m,
có tầng trầm tích dày 1- 3m nằm khá liên tục ven đảo
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

6



TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
Thứ hai, tại Ba ̣ch Long Vi,̃ các sản phẩm tích tụ có diện phân bố đáng kể trên phần
đảo nổi. Chỉ các đảo ven bờ Việt Nam có diện tích trên 5km2 thì mới có trên 10 dạng địa
hình tích tụ, riêng Ba ̣ch Long Vi ̃ là đảo có diện tích dưới mức này, nhưng cũng có trên 10
dạng địa hình tích tụ, bao gồm: tích tụphong hoá eluvi; sườn tích tụ deluvi - coluvi; dải
tích tụ proluvi - deluvi tạo thành dải hẹp chân sườn dày khoảng 1m, thềm tích tụ bậc
II;thềm tích tụ bậc I, bãi cát biển; bãi biển tích tụ - mài mòn; đụn cát ven biển; mặt mài
mòn - tích tụngầm; tích tụ sinh học (rạn san hô). Địa hình tích tụchân đồi phân bố thành
một dải gần như liên tục quanh chân đồi. Bờ đảo cũng thuộc loại mài mòn – đáng kể. Về
mặt thực tế cũng như theo phong thủy,“tụ” bao giờ cũng tốt hơn “phá”. Sự có mặt các
dạng sản phẩm tích tụ làm cho địa hình đỡ tương phản, thuận lợi cho dân sinh và kinh tế
như xây dựng, canh tác, lưu trữ nước ngầm cho sinh hoạt,... Tài nguyên nước ngọt trên
đảo thuộc loại trữ lượng nhỏ và khó khăn do lượng mưa nhỏ, trong khi lượng bốc hơi lại
cao. Tuy nhiên so với nhiều đảo khác, nước ngầm tại Ba ̣ch Long Vi ̃ cũng rất quý giá và
đáng kể với trữ lượng nước ngầm tầng nông 450 nghìn m3/năm và nước ngầm tầng sâu
qua khoan khảo sát 792m3/ngày, bằng khoảng một phần ba đảo Phú Quý (2316m2/ngày).
Có được nguồn tài nguyên nước này là do đảo có vỏ phong hoá dày và có hệ thống thềm
tích tụ ven chân đảo tích trữ nước ngầm. Trước đây, đảo còn có tên gọi là Vô Thuỷ do
không có khe, suối có nước chảy và không có nước ngầm xuất lộ. Sau này, do phát hiện
nước ngầm tầng nông có thể đào giếng ở ven chân đảo, nên BLV mới có dân ra ở. Nguồn
nước quý nơi đảo xa gắn với canh tác và sinh hoạt.
Bờ bồi tụ cấu tạo từ vật liệu cát, cuội, sỏi chiếm khoảng 40% tổng chiều dài bờ
đảo, tổng diện tích khoảng 7,8ha, là những yếu tố thuận lợi ít đảo có được để tiếp cận đảo
như dùng làm bến thuyền tự nhiên trước đây, là nơi đổ bộ quan trọng trong phòng thủ và
tác chiến. Vùng bãi ngập triều quanh đảo có diện tích khoảng 1,3 km2, chủ yếu là thềm đá
gốc do sóng mài mòn tạo ra. Bãi triều rạn đá rộng nhất ở phía bờ đông nam là 400m, phía
đông bắc là 350m, phía tây nam là 250m, phía tây 100m và ở phía đông 150m. Cấu trúc
bãi triều rạn đá ở BLV khá rộng, trên mặt lại nhiều đá tảng, nên có khả năng giảmsóng
rất tốt, bảo vệ cho bờ đảo và hạn chế các tai iến gây ra do sóng lớn gió mùa hay sóng bão.

Bãi triều rạn đá có thể coi là không gian dự phòng cho các kế hoạch phát triển đảo lâu
dài. Ở phần đảo ngầm, bậc địa hình từ độ sâu 0-6m chủ yếu là đá gốc, mặt dốc 1-2°, một
số nơi có san hô sống, độ phủ cao, tạo thành dải rộng khoảng 400-700m ven đảo. Đây là
vành đai phá sóng lớn bảo vệ bờ đảo. Động lực sóng và dòng khá mạnh, nhưng nền móng
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

7


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
công trình tốt, mặt đáy lại khá bằng phẳng, có thể xây dựng các công trình kiên cố ven
đảo như âu tầu, mở rộng đường băng sân bay và các công trình ngầm. Ở khoảng độ sâu
6-30m thuộc đới dưới của phần đảo chìm, bề mặt khá bằng phẳng ở khoảng 6 -10m sau
đó chuyển sang khá dốc ở khoảng 10- 30m, mặt nền đáy cấu tạo từ vật liệu cuội, sỏi, cát
và đá gốc. Mặc dù nền đáy khá dốc, nhưng tácđộng của động lực sóng đến đáy không
mạnh nên mặt đáy khá ổn định. Tại đây có thể xây dựng các công trình ngầm trên nền
đáy cứng. Như vậy, những giá trị và lợi ích cơ bản của hình thể và cấu trúc không gian
của đảo Ba ̣ch Long Vi ̃ là có đủ điều kiện sinh cư cho nhiều người ổn định trong lâu dài;
có đủ điều kiện lập đơn vị hành chính cấp huyện với tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng
trên đảo như công trình dân dụng, đèn biển, bến cảng,... và ở một mức độ nhất định có
khả năng phát triển kinh tế tự cấp trong những điều kiện đặc biệt và phát triển dịch vụ mở
rộng

để

mang


GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

lại

những

lợi

Lớp: CTT52-ĐH2

ích

kinh

tế

cao.

8


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ

Hình 1-3. Mă ̣t cắ t điạ chấ t đảo Ba ̣ch Long Vi ̃

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2


9


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG ÁN VỊ TRÍ ĐÊ CHẮN SÓNG
2.1. Xác định diện tích khu nƣớc trong cảng
H = T + Z0 + Z1 + Z2 + Z3 + Z4 (m)
Trong đó:
+ H : Độ sâu trước bến (m)
+T

: Mớn nước đầy tải của tàu tính toán (m)

+ Z0 : Độ dự phòng nghiêng lệch tàu do xếp hàng hóa lên tàu không đếu, do
hàng hoá bị xê dịch (m), z0 = 0.044B (B là chiều rộng tàu)
z0 = 0.017B (tàu dầu)
z0 = 0.026B (tàu chở hàng khô, tàu hỗn hợp)
z0 = 0.044B (tàu chở gỗ)
+ Z1 : Độ dự phòng chạy tàu tối thiểu (m), z1 = 0.04Tc
+ Z2 : Độ dự phòng do sóng (m), z2 = 0.1
+ Z3 : Độ dự phòng về vận tốc (tính đến sự thay đổi mớn nước của tàu khi chạy
so với mớn nước tàu neo đậu khi nước tĩnh) (m), z3 = 0.1
+ Z4 : Độ dự phòng do sa bồi (m), z4 = 0
Ứng với từng loại tàu, chiều sâu vũng yêu cầu được cho như bảng sau:
Bảng 2-1. Chiều sâu vũng yêu cầu ứng với từng loại tàu
z0

z1


z2

z3

z4

H

(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

600 DWT

0,36

0,19

0,1

0,1


0,0

3,95

600 DWT

0,21

0,20

0,1

0,1

0,0

4,01

Loại tàu

Trọng tải

Tàu hàng
Tàu cá

2.1.2. Khu nước cho tàu giảm tốc độ quay vòng vào bến
Chiều dài đoạn thẳng để tàu triệt tiêu quán tính L=3.Lt= 3.48,5 = 145,5 m.
Diện tích vũng quay vòng đảm bảo cho tàu lớn nhất có thể quay vòng được, chọn
tàu thiết kế 600 DWT có LxBxT = 48,5x8,2x3,2 m.

“Vũng quay vòng của tàu trong điều kiện có sự giúp đỡ của tàu lai và quay lăng trụ
xoay”.
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

10


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
2

 Dqv 
S1 =  
 +L.B
 2 

2.1.3. Khu nước cho tàu neo đậu chờ đợi
Diện tích khu nước này xác định theo công thức:
S3=nt‟.s3
Trong đó:
+ nt‟ : Số tàu đồng thời neo đậu trên khu nước chời đợi và được xác định theo
công thức:
nt' 

16000.1, 2.12
Qn .K kd .td
'
.2  1, 28

.2  nt 
300.600
Tn .Dtp
+ s3: Diện tích cần thiết cho 1 tàu khi neo đậu tại khu nước chờ đợi;
Bố trí tàu đỗ bằng trụ neo:
s3=(Lt+40m)(Bt+2  B)
s3 = (48,5 + 40)(8,2 + 2.1,5.8,2) = 2903 m2
S3 = 1,28.2903 = 3716 m2

2.1.4. Khu nước sát bến giúp cho tàu neo đậu và bốc xếp hàng hóa giữa tàu với bờ
“Bố trí ngay khu bến vừa đảm bảo tàu đỗ bốc xếp hàng vừa để cho tàu đi lại dọc
bến. Bố trí vùng bốc xếp hàng và chạy tàu với số bến < 3”
Chiều rộng của vũng được xác định như sau:
B = 3.Bx + 3Bt+2 B
B = 3.16,5+3.8,2+2.1,5.8,2=98,7m
Với bến nhô:
1
2

S4= B.Ltb

(2-7)

Trong đó:
+ B: Chiều rộng tàu;
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2


11


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
+ Ltb: Tổng chiều dài tuyến bến;
S4= 0,5.98,7.80 = 3948 m2

Bảng 2-2. Diện tích khu nƣớc
STT

Tên vũng

Diện tích

Đơn vị

1

Vũng giảm tốc độ quay vòng

3041

m2

2

Vũng chờ đợi tàu

3716


m2

3

Vũng bốc xếp hàng giữa tàu với bờ

3948

m2

10705

m2

Tổng diện tích
2.2. Các phƣơng án vị trí đê chắn sóng.
2.2.1. Bề rộng cửa vào.

Theo kinh nghiệm chiều rộng cửa cảng lấy bằng: B = (11,5)LT (LT là chiều dài
tàu thiết kế). Trường hợp tối thiểu : B  0,8LT
Vì bến đậu khu nước cảng Bạch Long Vĩ là loại bến nhỏ để cho tàu cá và các tàu leo
đậu tránh bão, tàu khai thác đánh bắt cá nên nhỏ vì vậy ta chọn: B = 50m

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

12



TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ

CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN THỦY HẢI VĂN
3.1. Xác định cấp công trình
Chiều cao sóng cực đại tại vị trí xây dựng tuyến đê là HS = 5,39 m. Do đó ta xác
đinh
̣ đươ ̣c công trình Đê chắ n sóngTây Bắ c đảo Ba ̣ch Long Vi ̃ thuô ̣c cấ p II .
3.2. Mực nƣớc tính toán
Mực nước cao nhất tháng : + 3,60 m
Mực nước cao thiế t kế (P = 5%) : +3,08 m
Mực nước thấp nhất thiế t kế (P = 98%) : + 0,4 m
3.3. Tính toán tham số gió
3.3.1. Vận tốc gió:
Khi xác định tham số sóng và nước dồn cần chuyển vận tốc gió sang điều kiện mặt
nước. Khi đó vận tốc gió được xác định theo công thức:
Vw  K f .K t .vt

“công thức 118-22TCN222-95”

Trong đó:
“vt : Tốc độ gió ở độ cao 10m trên mặt đất, lấy trong khoảng thời gian 10‟ với

-

tần suất đảm bảo 2% (với công trình cấp II)”, vt =50 m/s.
“Kf : Hệ số tính đổi tốc độ gió bằng máy đo gió, xác định theo công thức”:

-


K f  0, 675 

-

4,5
4,5
 0, 675 
 0, 765
vt
50

“Kt : Hệ số tính đổi gió sang điều kiện mặt nước. Kt = 1 khi tốc độ gió vt đo

trên địa hình là bãi cát bằng phẳng. Kt được lấy theo bảng 3-22TCN222-95, phụ thuộc
vào vận tốc gió, dạng địa hình. Với địa hình vùng bờ biển trống trải (dạng địa hình
A)”, chọn Kt=1,08
 Vw  0,765.1,08.50  41,31m / s
3.3.2. Xác định đà gió

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

13


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
Giá trị của đà gió (m) đối với vận tốc gió tính toán vw (m/s) cho trước được xác định
theo công thức:

Lw  K vis .



(công thức 119-22TCN222-95)

vw

(3-3)

Trong đó: + Kvis : Hệ số, lấy bằng 5.1011
+

: Hệ số nhớt động học của không khí, lấy bằng 10-5 (m/s)

+ vw : Vận tốc gió tính toán (m/s)
Do đó ta có: Lw  5.1011.

105
 121036, 07m  121, 036 Km
41,31

Giá trị đà gió lớn nhất Lw (m) cho phép lấy theo bảng 4 trang 82 „‟22TCN22295‟‟như sau:

Bảng 3-1. Giá trị đà gió cho phép.
Tốc độ gió vw (m/s)

20

25


30

40

50

Giá trị đà gió Lw.10-3 (m)

1600

1200

600

200

100

Vậy giá trị đà gió tính toán ở trên thỏa mãn với giá trị Lmax cho phép lấy theo bảng 4
trang 82 „‟22TCN222-95‟‟.
3.4. Tính toán nƣớc dâng
hset  K w .

Vw2 .L
.cosw+ hb
g.d  0.5.hset 

Trong đó :
L: Đà gió tính toán (đơn vị là mét), L= 121036 m.

Vw: Tốc độ gió tính toán (đơn vị là m/s), Vw= 41,31 m/s
d: Độ sâu trung bình trên đà gió (m), d=24,6m
Kw:Hệ số lấy theo bảng trang 80 “22 TCN 222-95”. Đại lượng này phụ thuộc vào
tốc độ gió Vw, Kw= 4,0.10-6
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

14


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
w: Góc hợp của hướng gió với pháp tuyến của đường bờ (đơn vị là độ), w= 56,80
hb : Chiều cao nước dâng do bão, hb  P /  n
 hb  0

hset  4,0.106.

41,312.121036
.cos56,80
9,81.(24,6  0,5.hset )

Giải phương trình trên ta có hset = 1,808(m)
3.5. Mực nƣớc lan truyền sóng
 lan truyền sóng = MNTT + hset = 3,08 + 1,808 = +4,888m

(3- 5)

Chọn  lan truyền sóng =+5,0m.

3.6. Tham số sóng khởi điểm
3.6.1. Lý thuyết áp dụng

Hình 3-1. Đồ thị xác định chiều cao, chu kỳ sóng.
Các thông số của sóng với suất đảm bảo 1; 2; 4% phải lấy theo các hàm phân bố
được xác định theo các số liệu hiện trường, còn nếu không có hoặc không đủ các số liệu
đó thì lấy theo kết quả xử lý các bản đồ khí tượng. Khi sóng khởi điểm là nước nông thì
tra theo L, d sau đó lấy giá trị nhỏ nhất.
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

15


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
3.6.1.2. Độ vượt cao của sóng
Độ cao của đỉnh sóng trên mực nước tính toán c (m) phải tính toán theo trị số

c
hi

xác định từ hình 2.3 sách “Công trình Đê chắn sóng và bảo vệ bờ biển” ứng với giá trị
hi
g .T 2

đã cho, trong đó lấy

d


d

 0,5 với sóng nước sâu, với sóng nước nông tra theo giá

trị cụ thể.
3.6.1.3. Phân vùng sóng khởi điểm
3.6.2. Áp dụng tính toán
3.6.2.1. Xác định chiều cao, chu kỳ, chiều dài sóng trung bình,chiều dài sóng khởi điểm
Do không có số liệu về thời gian gió thổi nên lấy t = 21600s.
Chiều dài đà gió L= 121036 m.
Vận tốc gió tính toán Vw= 41,31 m/s
Độ sâu trung bình trên đà gió d = 24,6m.
Gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s2.
Ta có:
g.t 9,81.21600

 5129, 41
Vw
41,31
g.L 9,81.121036

 695, 78
Vw2
41,312

g.d 9,81.24, 6

 0,14
Vw2

41,312

Điểm tra nằm dưới đường cong bao trên nên Sóng khởi điểm là sóng nước nông.
Tra đồ thị 2.1 ta được:
- Với

g.T
g.h
g.d
gt
 1, 70 và 2d  0, 020
 5129, 41 ta có
 0,14 và
2
Vw
Vw
Vw
Vw

- Với

g.T
g.h
g.d
gL
 1, 64 và 2d  0, 019

ta



695,
78

0,14
2
2
Vw
Vw
Vw
Vw

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

16


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
Chọn cặp giá trị nhỏ hơn để tính toán ta có:
g.T
1,64.41,31
 1,64  T 
 6,91s
Vw
9,81
g.hd
0, 019.41,312


0,
019

h

 3,31m
d
Vw2
9,81

*Chiều dài sóng khởi điểm
Chiều dài trung bình  d của sóng xác định theo công thức sau:
2

gT
9,81.6,912
d 

 74,55m
2
2

Ta có:

d
2



74,55

 37, 275 (m) >d = 24,6m.
2

Vậy sóng tính toán là sóng nước nông.
3.6.2.2. Phân vùng sóng khởi điểm.
Vẽ mặt cắt dọc theo phương của gió.

;
2

-

Nếu là sóng nước sâu lấy từ MNTT một đoạn

-

Nếu là sóng nước nông: ranh giới của sóng khởi điểm là vùng độ dốc i<0,001

(Trong trường hợp giá trị của suất đảm bảo nằm ngoài đường cong trên cùng thì
dùng phương pháp nội suy).
Dựa vào phần đã tính toán ở trên, ta có kết luận sóng khởi điểm là sóng nước nông,
rang giới của sóng khởi điểm là vùng có độ dốc i<0,001.
3.7. Xác định thông số sóng biến dạng
3.7.1. Lý thuyết áp dụng
3.7.1.1. Chiều cao sóng biến dạng
hi  k t k r k l k i hd

Trong đó:
“kt : hệ số biến hình”
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng

Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

17


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
“kr : hệ số khúc xạ”
“kl : hệ số tổn thất”
“ki : được xác định như sóng nước sâu”.
Hệ số biến hình kt lấy với đồ thị hình 3-2 theo đường cong l và tỷ số

d
.
d

Hình 3-2. Sơ đồ xác định kt
3.7.1.2. Hệ số khúc xạ
kr 

ad
a

(3-9)

Trong đó:
ad : khoảng cách giữa các tia sóng cạnh nhau vùng nước sâu (m).
a : khoảng cách giữa chính các tia sóng đó nhưng theo đường thẳng vẽ qua một
điểm cho trước ở vùng nươc nông (m).


GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

18


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ

Hình 3-3. Sơ đồ khúc xạ sóng.
3.7.1.3. Chiều dài sóng biến dạng.
“Bước sóng truyền từ vùng nước sâu vào vùng nước nông phải xác định theo đồ thị
hình 3-4 từ các đại lượng

h
d
và i %2 trong đó chu kỳ sóng được lấy bằng chu kỳ sóng
d
g .T

vùng nước sâu.”

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

19



TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ

Hình 3-4. Đồ thị xác định  và  sur
3.7.1.4. Độ vượt cao sóng biến dạng
“Độ cao đỉnh sóng trên mực nước tính toán c lấy theo đồ thị hình 3-5 dựa theo


hi
g .T 2

d
d

.”

Hình 3-5. Đồ thị xác định c
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

20


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
3.7.1.5. Phân vùng sóng biến dạng
Khi tính toán thông số sóng biến dạng cần xác định dọc theo tia khúc xạ đến tận
đường bờ , coi như sóng chưa đổ thiết lập bảng sau:

di

hii

dcr

d1

hi1

dcr1

d2

hi2

dcr2

....

....

....

dn

hin

dcrn


Trong đó dcr được xác định theo đồ thị hình 2.5 sách “Công trình Đê chắn sóng và
bảo vệ bờ biển” khi biết hi. Độ sâu tại vị trí sóng đổ lần đầu chính là vị trí mà di = dcri.
Sau khi biết được độ sâu sóng đổ lần đầu tính lại các hi nằm trong vùng sóng đổ.
3.7.2. Áp dụng tính toán.
3.7.2.1. Xác định chiều cao của sóng biến dạng
Bảng 3-2. Giá trị kt và kl

di

STT

di

d

kt

kl

1

22,05

0,296

0,947

1,316

2


15,2

0,204

0,917

0,921

3

11,9

0,16

0,91

0,896

4

9,85

0,132

0,914

0,879

Bảng 3-3. Bảng tính các hệ số kr cho chùm tia I

di

di

d i 1

d i 1

d

d

d

22,05

0,296

0,355

15,2

0,204

11,9
9,85

Tia 1

Tia 2

ad

a

kr

1,9

100

79,6

1,121

17,1

2,5

100

84,6

1,087

0,6

2,9

1,1


100

91,2

1,047

1,4

12,6

1,6

100

87,4

1,070

( )

0

 ( )

( )

 ( )

0,236


23,6

2,1

19,5

0,236

0,172

23,3

3,2

0,160

0,172

0,148

4,2

0,132

0,148

0,117

12,6


GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

0

0

Lớp: CTT52-ĐH2

0

21


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
Bảng 3-4. Bảng tính các hệ số kr cho chùm tia II
di

d i 1

d i 1

d

d

d

22,05 0,296


0,355

15,2

0,204

11,9
9,85

di

Tia 1

Tia 2
ad

a

kr

1,1

100

86,8

1,073

6,0


1,3

100

94,2

1,030

0,8

3,7

0,8

100

96,2

1,020

0,9

8,3

1,2

100

95,8


1,022

ad

a

kr

( )

0

 ( )

( )

 ( )

0,236

14,4

1,7

5,3

0,236

0,172


4,1

1,0

0,160

0,172

0,148

4,1

0,132

0,148

0,117

5,6

0

0

0

Bảng 3-5. Bảng tính các hệ số kr cho chùm tia III
di

d i 1


d i 1

d

d

d

22,05 0,296

0,355

15,2

0,204

11,9
9,85

di

Tia 1

Tia 2

( )

0


 ( )

( )

 ( )

0,236

20,8

1,9

20,6

2,0

100

99,6

1,002

0,236

0,172

22,8

3,9


26,7

4,1

100

95,9

1,021

0,160

0,172

0,148

11,9

1,5

12,4

1,0

100

86,8

1,073


0,132

0,148

0,117

10,6

1,2

11,6

1,0

100

76,6

1,143

0

0

0

Bảng 3-6. Bảng tính chiều cao sóng hi% cho chùm tia I
i = 1%

i = 2%


STT

d

kr

kt

kl

hd

ki

hi

ki

hi

1

22,05

1,121

0,947

1,316


3,31

1,966

9,090

2,138

9,885

2

15,20

1,087

0,917

0,921

3,31

1,966

5,975

2,138

6,498


3

11,90

1,047

0,91

0,896

3,31

1,966

5,556

2,138

6,042

4

9,85

1,070

0,914

0,879


3,31

1,966

5,592

2,138

6,082

Bảng 3-7. Bảng tính chiều cao sóng hi% cho chùm tia II
STT

d

kr

kt

kl

i = 1%
hd

ki

i = 2%
hi


ki

hi

1

22,05 1,073

0,947

1,316

3,31 1,966 8,705 2,138 9,466

2

15,20 1,030

0,917

0,921

3,31 1,966 5,663 2,138 6,158

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

22



TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
3

11,90 1,020

0,91

0,896

3,31 1,966 5,410 2,138 5,883

4

9,85

0,914

0,879

3,31 1,966 5,342 2,138 5,809

1,022

Bảng 3-8. Bảng tính chiều cao sóng hi% cho chùm tia III
STT

d


kr

kt

kl

i = 1%
hd

ki

i = 2%
hi

ki

hi

1

22,05 1,002

0,947

1,316

3,31 1,966 8,126 2,138 8,837

2


15,20 1,021

0,917

0,921

3,31 1,966 5,612 2,138 6,103

3

11,90 1,073

0,91

0,896

3,31 1,966 5,695 2,138 6,193

4

9,85

0,914

0,879

3,31 1,966 5,974 2,138 6,496

1,143


3.7.2.2. Xác định chiều dài sóng biến dạng.
Kết quả tính toán chiều dài sóng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3-9. Bảng tính chiều dài sóng i % cho chùm tia I
STT

di

d

1

22,05

2

di


d



0,021

0,983

73,28265

6,498


0,014

0,893

66,57315

468,409

6,042

0,013

0,862

64,2621

468,409

6,082

0,013

0,856

63,8148

2

h2%


d

T

g.T

74,55

0,296

6,91

468,409

9,885

15,20

74,55

0,204

6,91

468,409

3

11,90


74,55

0,160

6,91

4

9,85

74,55

0,132

6,91

h2%
g .T

2

Bảng 3-10. Bảng tính chiều dài sóng i % cho chùm tia II
STT

di

d

1


22,05

2

di


d



0,020

0,983

73,28265

6,158

0,013

0,888

66,2004

468,409

5,883

0,013


0,862

64,2621

468,409

5,809

0,012

0,837

62,39835

2

h2%

d

T

g.T

74,55

0,296

6,91


468,409

9,466

15,20

74,55

0,204

6,91

468,409

3

11,90

74,55

0,160

6,91

4

9,85

74,55


0,132

6,91

h2%
g .T

2

Bảng 3-11. Bảng tính chiều dài sóng i % cho chùm tia III
GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

23


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
STT

di

d

1

22,05


2

di


d



0,019

0,971

72,38805

6,103

0,013

0,888

66,2004

468,409

6,193

0,013

0,862


64,2621

468,409

6,496

0,014

0,868

64,7094

2

h2%

d

T

g.T

74,55

0,296

6,91

468,409


8,837

15,20

74,55

0,204

6,91

468,409

3

11,90

74,55

0,160

6,91

4

9,85

74,55

0,132


6,91

h2%
g .T

2

3.7.2.3. Xác định độ vượt cao của sóng biến dạng.
Độ cao đỉnh sóng trên mực nước tính toán được lấy theo đồ thị hình 3-5 dựa trên
các tỷ số :

h
d
và i %2 . Kết quả được tính toán như bảng sau:
d
g .T

Bảng 3-12. Bảng tính độ vƣợt cao c cho chùm tia I
hi

c

hi %

c

di

di


(m)

d

(m)

g .T

1

22,05

0,296

9,885

0,021

0,68

6,722

2

15,20

0,204

6,498


0,014

0,666

4,328

3

11,90

0,160

6,042

0,013

0,702

4,242

4

9,85

0,132

6,082

0,013


0,755

4,592

STT

2

hi %

(m)

Bảng 3-13. Bảng tính độ vƣợt cao c cho chùm tia II
di

di

hi

hi %

c

(m)

d

(m)


g .T 2

hi %

1

22,05

0,296

9,466

0,020

0,68

6,437

2

15,20

0,204

6,158

0,013

0,606


3,732

3

11,90

0,160

5,883

0,013

0,702

4,130

4

9,85

0,132

5,809

0,012

0,739

4,293


STT

c
(m)

Bảng 3-14. Bảng tính độ vƣợt cao c cho chùm tia III
STT
1

di

di

hi

hi %

c

(m)

d

c

(m)

g .T 2

hi %


(m)

22,05

0,296

8,837

0,019

0,68

6,009

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

24


TKBVTC ĐÊ CHẮN SÓNG TÂY BẮC ĐẢO BẠCH LONG VĨ
2

15,20

0,204


6,103

0,013

0,606

3,699

3

11,90

0,160

6,193

0,013

0,702

4,348

4

9,85

0,132

6,496


0,014

0,767

4,983

3.7.2.4. Phân vùng sóng biến dạng, vị trí sóng đổ lần đầu.
Bảng 3-15. Bảng tính toán độ sâu sóng đổ lần đầudcr cho chùm tia I
hi %

d cr

d -

d

d cr

0,195

74,55

14,537

7,513

0,014

0,120


74,55

8,946

6,254

6,042

0,013

0,110

74,55

8,201

3,700

6,082

0,013

0,110

74,55

8,201

1,650


STT

d

hi=i%

1

22,05

9,885

0,021

2

15,20

6,498

3

11,90

4

9,85

g .T


2

d

dcr

Bảng 3-16. Bảng tính toán độ sâu sóng đổ lần đầudcr cho chùm tia I
STT

d

hi=i%

hi %
g .T

d cr
2

d

d

d cr

d dcr

1

22,05 9,466 0,020 0,180 74,55 13,419 8,631


2

15,20 6,158 0,013 0,110 74,55

8,201

7,000

3

11,90 5,883 0,013 0,110 74,55

8,201

3,700

4

9,85

7,455

2,395

5,809 0,012 0,100 74,55

Bảng 3-17. Bảng tính toán độ sâu sóng đổ lần đầudcr cho chùm tia I
STT


d

hi=i%

hi %
g .T

d cr
2

d

d

d cr

d dcr

1

22,05 8,837 0,019 0,164 74,55 12,226 9,824

2

15,20 6,103 0,013 0,110 74,55

8,201 7,000

3


11,90 6,193 0,013 0,110 74,55

8,201 3,700

4

9,85

8,946 0,904

6,496 0,014 0,120 74,55

GVHD: TS. Nguyễn Hoàng
Sinh viên: Đào Thị Hồng

Lớp: CTT52-ĐH2

25


×