Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thiết kế hệ thống động lực tàu hàng 6200 tấn lắp 01 máy chính MAN bw 6S26MC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NGUYỄN VIẾT VỊNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC TÀU HÀNG 6200 TẤN
LẮP 01 MÁY CHÍNH MAN B&W 6S26MC

HẢI PHÕNG - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NGUYỄN VIẾT VỊNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC TÀU HÀNG 6200 TẤN
LẮP 01 MÁY CHÍNH MAN B&W 6S26MC

NGÀNH: KỸ THUẬT TÀU THỦY; MÃ SỐ: 52520122
CHUYÊN NGÀNH: MÁY TÀU THỦY

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. CAO ĐỨC THIỆP



HẢI PHÕNG - 2016


PHẦN MỞ ĐẦU”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI”
“Trên con đƣờng đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nƣớc, nghành vận tải biển đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nƣớc ta, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm và đã có những chính sách phù
hợp để tạo điều kiện phát triển nghành kinh tế này. Do đó việc thiết kế và đóng
mới tàu thủy là một trong những trọng tâm của nghành đóng tàu nƣớc ta.”
“Trang trí động lực tàu thuỷ là một bộ phận quan trọng để tạo thành một con
tàu hiện đại. Ở nƣớc ta, vận tải đƣờng biển ngày càng phát triển, ngành đóng tàu
ngày càng mở rộng và thiết kế hệ thống động lực tàu thuỷ trở thành một vấn đề
lớn mà nhiều nhà nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đang quan tâm.”
“Sau 4,5 năm theo học nghành “Thiết kế và sửa chữa máy tàu thủy” tại khoa
Máy tàu biển, Trƣờng Đại Học Hàng Hải Việt Nam, nay em đƣợc giao nhiệm vụ
thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế hệ thống động lực tàu hàng 6200 tấn lắp
01 máy chính 6S26MC”.”
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ”
“Khi thực hiện đề tài này em đã tuân thủ nguyên tắc:
- Việc thiết kế tàu thủy luôn tuân theo những quy phạm mới nhất do cục Đăng
kiểm Việt Nam ban hành, cũng nhƣ các quy định khác của Bộ khoa học công
nghệ và môi trƣờng.
- Tính an toàn và tiện lợi cao khi sử dụng.
- Thiết kế mang tính hiện đại, kinh tế và phù hợp với khả năng thi công của
Nghành Thiết kế tàu thủy Việt Nam.”
III.“Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI”
“Đề tài nhằm tạo tiền đề cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học mới
vào ngành công nghiệp đóng tàu của nƣớc ta. Dùng làm tài liệu tham khảo cho

các nhà máy đóng tàu, các sinh viên học ngành máy tàu thuỷ.”
“– Nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chƣơng 1: Giới thiệu chung.
1


Chƣơng 2: Tính sức cản và thiết kế sơ bộ chong chóng.
Chƣơng 3: Thiết kế hệ trục.
Chƣơng 4: Tính nghiệm dao động hệ trục.
Chƣơng 5: Thiết kế các hệ thống phục vụ.”
IV. LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi nhận đề tài, tìm hiểu tài liệu và đƣợc sự hƣớng
dẫn nhiệt tình của Thầy giáo, TS. Cao Đức Thiệp, cùng các Thầy cô giáo trong
khoa và bộ môn, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp của
mình. Đây là kết quả tổng hợp quá trình học tập và rèn luyện của em trong nhà
trƣờng và ngoài thực tế.”
“Tuy nhiên với những bƣớc đi ban đầu của một ngƣời thiết kế cũng nhƣ sự
cọ sát với thực tế không nhiều chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em
mong muốn nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo có nhiều kinh
nghiệm để giúp em đƣợc hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa, Nhà
trƣờng, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
hoàn thành đề tài này.”

“Hải phòng, ngày tháng

năm 2016”

“Sinh viên:”


Nguyễn Viết Vịnh

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...............................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................7
1. GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................10
1.1. GIỚI THIỆU TÀU..................................................................................10
1.1.1. Loại tàu, công dụng........................................................................10
1.1.2. Vùng hoạt động, cấp thiết kế..........................................................10
1.1.3. Các thông số chủ yếu......................................................................10
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC........................................11
1.2.1. Bố trí buồng máy.............................................................................11
1.2.2. Máy chính........................................................................................11
1.2.3. Thiết bị kèm theo máy chính............................................................12
1.2.4. Tổ máy phát điện JD – MAR 50......................................................13
1.2.5. Các thiết bị động lực khác..............................................................14
1.2.6. Tổ máy phát điện sự cố...................................................................26
2. TÍNH SỨC CẢN VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ CHONG CHÓNG........................29
2.1. TÍNH SỨC CẢN.....................................................................................29
2.1.1. Các kích thước cơ bản....................................................................29
2.1.2. Tính sức cản của tàu theo công thức Pamiel..................................29
2.1.3. Xác định sơ bộ tốc độ tàu cho thiết kế chong chóng......................31
2.2. THIẾT KẾ CHONG CHÓNG................................................................32
2.2.1. Giới thiệu.........................................................................................32
2.2.2. Chọn vật liệu...................................................................................32
2.2.3. Hệ số dòng theo, hệ số dòng hút.....................................................33

3


2.2.4. Chọn số cánh chong chóng.............................................................33
2.2.5. Chọn tỉ số đĩa..................................................................................34
2.2.6. Tính toán chong chóng sử dụng hết công suất động cơ..................35
2.2.7. Kiểm tra chong chóng theo điều kiện xâm thực..............................37
2.2.8. Tính trọng lượng chong chóng........................................................38
3. THIẾT KẾ HỆ TRỤC.....................................................................................41
3.1. DỮ KIỆN PHỤC VỤ THIẾT KẾ...........................................................41
3.2. TÍNH ĐƢỜNG KÍNH CÁC ĐOẠN TRỤC...........................................41
3.2.1. Đường kính trục chong chóng.........................................................41
3.2.2. Đường kính trục lực đẩy.................................................................42
3.3. TÍNH CÁC THIẾT BỊ TRÊN HỆ TRỤC...............................................42
3.3.1. Bích nối và bulong bích nối............................................................42
3.3.2. Áo bọc và ống bao trục...................................................................44
3.3.3. Ổ đỡ.................................................................................................45
3.3.4. Bố trí trục........................................................................................45
3.3.5. Phụ tải tác dụng lên gối trục...........................................................46
3.3.6. Xác định tải trọng trung bình, đường kính trung bình, momen quán
tính các đoạn giữa 2 đoạn trục.................................................................47
3.4. HỆ PHƢƠNG TRÌNH 3 MÔMEN........................................................48
3.5. PHẢN LỰC TẠI CÁC GỐI ĐỠ............................................................49
3.6. NGHIỆM BỀN HỆ TRỤC VÀ CÁC CHI TIẾT...................................51
3.6.1. Nghiệm bền hệ trục theo hệ số an toàn..........................................51
3.6.2. Nghiệm bền biến dạng xoắn...........................................................52
3.6.3. Kiểm tra độ võng do uốn................................................................53
3.6.4. Nghiệm độ ổn định dọc trục...........................................................54
4



3.6.5. Nghiệm bền ổ đỡ............................................................................56
3.7. NGHIỆM BỀN CÁC CHI TIẾT LẮP TRÊN TRỤC.............................57
3.7.1. Nghiệm bền bulông bích nối..........................................................57
3.7.2. Nghiệm bền bích nối......................................................................59
4. TÍNH NGHIỆM DAO ĐỘNG HỆ TRỤC......................................................61
4.1. DAO ĐỘNG NGANG............................................................................61
4.1.1. Mục đích, phương pháp và sơ đồ tính............................................61
4.1.2. Tính dao động ngang.....................................................................64
4.1.3. Bảng tính và kết quả.......................................................................65
4.2. DAO ĐỘNG XOẮN...............................................................................69
4.2.1. Dữ kiện phục vụ thiết kế.................................................................69
4.2.2. Mô hình tính dao động...................................................................71
4.2.3. Dao động xoắn tự do......................................................................78
4.2.4. Dao động xoắn cưỡng bức.............................................................86
5. THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG PHỤC VỤ....................................................107
5.1. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................107
5.2. TÍNH CHỌN CÁC HỆ THỐNG..........................................................107
5.2.1. Hệ thống dầu đốt..........................................................................107
5.2.2. Hệ thống dầu bôi trơn..................................................................113
5.2.3. Hệ thống làm mát.........................................................................116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................121

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hình


Tên hình

Trang

Hình 2.1

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc với công
suất kéo EPS = f(v) và sức cản của tàu EPS = f(v)

21

Hình 2.2

Hình biểu diễn chong chóng

29

Hình 3.1

Bích nối

33

Hình 3.2

Áo bọc trục

34

Hình 3.3


Ống bao trục

35

Hình 3.4

Hình vẽ mô phỏng hệ trục

36

Hình 4.1

Mô hình tính dao động ngang của hệ trục

50

Hình 4.2

Toán đồ dùng để tra cứu (μ – a)

52

Hình 4.3

Sơ đồ hệ dao động xoắn tƣơng đƣơng

66

Hình 4.4


Sơ đồ hệ thống không thứ nguyên

68

Hình 4.5

Sơ đồ hệ thống không thứ nguyên 2 khối lƣợng

69

Hình 4.6

Sơ đồ tâm dao động

74

Hình 4.7

Hình biểu diễn biên độ dao động hình học tƣơng đối
ứng với giá trị X = 0, K = 3; 6

78

Hình 4.8

Hình biểu diễn biên độ dao động hình học tƣơng đối
ứng với giá trị X = 1, K = 2,5; 3,5; 5,5; 6,5

79


Hình 4.9

Hình biểu diễn biên độ dao động hình học tƣơng đối
ứng với giá trị X = 2, K = 4; 5; 7; 8

81

Hình 4.10

Hình biểu diễn biên độ dao động hình học tƣơng đối
ứng với giá trị X = 3, K = 4,5; 7,5

83

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Bảng xác định phạm vi ứng dụng của Pamiel cho tàu
thực tế


19

Bảng 2.2

Kết quả xác định sức cản tàu theo Pamiel

21

Bảng 2.3

Bảng tính toán chong chóng sử dụng hết công suất
động cơ

25

Bảng 3.1

Tính đƣờng kính trục chong chóng

31

Bảng 3.2

Bảng tính bích nối

32

Bảng 3.3

Tính đƣờng kính bulông


33

Bảng 3.4

Xác định chiều dài ổ đỡ

35

Bảng 3.5

Mô men và phản lực các gối đỡ

40

Bảng 3.6

Tính nghiệm bền hệ trục

40

Bảng 3.7

Nghiệm bền trục chân vịt theo biến dạng xoắn

42

Bảng 3.8

Kiểm nghiệm độ võng của trục


43

Bảng 3.9

Nghiệm bền theo độ ổn định dọc trục

44

Bảng 3.10 Nghiệm bền cho ổ đỡ

45

Bảng 4.1

Bảng tính và kết quả tính dao động ngang

55

Bảng 4.2

Bảng tính theo nk = 113

56

Bảng 4.3

Bảng tính theo nk’’ = 82,6

57


Bảng 4.4

Trƣờng hợp  = 0,011348

71

Bảng 4.5

Trƣờng hợp  = 0,01025

72

Bảng 4.6

Bảng xác định nRi theo hệ số K

75

Bảng 4.7

Bảng xác định ứng với K = 0,5.(6.n+ x)

76

Bảng 4.8

Bảng xác định ứng với K = 0,5.(7.n - x

76


7


Bảng 4.9

Bảng xác định mi theo thứ tự nổ

77

Bảng 4.10 Bảng xác định góc lệch pha giữa các xi lanh

77

Bảng 4.11 Bảng tính với K = 3; 6

78

Bảng 4.12 Bảng tính với K = 2,5

79

Bảng 4.13 Bảng tính với K = 3,5

79

Bảng 4.14 Bảng tính với K = 5,5

80


Bảng 4.15 Bảng tính với K = 6,5

80

Bảng 4.16 Bảng tính với K = 4

81

Bảng 4.17 Bảng tính với K = 5

81

Bảng 4.18 Bảng tính với K = 7

82

Bảng 4.19 Bảng tính với K = 8

82

Bảng 4.20 Bảng tính với K = 4,5

83

Bảng 4.21 Bảng tính với K = 7,5

83

Bảng 4.22 Bảng xác định giá trị Q


84

Bảng 4.23 Bảng xác định giá trị T2 theo nRi

87

Bảng 4.24 Bảng tính các giá trị T và Φ

88

4

Bảng 4.25 Bảng tính . A 3
1R

89

Bảng 5.1

Bảng tính dung tích két dầu đốt dự trữ

95

Bảng 5.2

Bảng tính dung tích két dầu lắng

97

Bảng 5.3


Bảng tính dung tích két dầu đốt trực nhật

97

Bảng 5.4

Bảng tính bơm vận chuyển dầu đốt

98

Bảng 5.5

Bảng tính dung tích két dự trữ dầu bôi trơn

100

Bang 5.6

Bảng tính thể tích két nƣớc giãn nở

102

8


Bảng 5.7

Bảng tính đƣờng kính nối hai cửa thông biển


103

Bảng 5.8

Bảng tính cửa thông biển

104

9


CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG”

10


1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. GIỚI THIỆU TÀU
1.1.1. Loại tàu, công dụng
Tàu hàng khô sức chở 6200 tấn là loại tàu vỏ thép, kết cấu hàn điện hồ
quang, một boong chính, một boong dâng lái và boong dâng mũi. Tàu đƣợc thiết
kế trang bị 01 diesel chính 2 kỳ truyền động trực tiếp cho 01 hệ trục chân vịt.
Tàu đƣợc thiết kế dùng để chở hàng khô, hàng bách hóa.
1.1.2. Vùng hoạt động, cấp thiết kế
Vùng hoạt động: Đông Nam Á.
Tàu hàng 6200 tấn đƣợc thiết kế thoả mãn Cấp III hạn chế theo Quy phạm
phân cấp và đóng tàu vỏ thép – 2010, theo QCVN 21: 2010/BGTVT ban hành.
Phần hệ thống động lực đƣợc tính toán thiết kế thoả mãn tƣơng ứng Cấp III hạn
chế theo QCVN”21: 2010/BGTVT.

1.1.3.“Các thông số chủ yếu của tàu”
–“Chiều dài lớn nhất”

“ Lmax =

96,70 m”

–“Chiều dài đƣờng nƣớc thiết kế”

“LWL

=

88,21 m”

–“Chiều rộng lớn nhất”

“Bmax =

17,4 m”

–“Chiều rộng thiết kế”

“B

=

17,4 m”

–“Chiều cao mạn”


“D

=

11,6 m”

–“Chiều chìm toàn tải”

T

=

7,8

–“Lƣợng chiếm nƣớc”

Disp =

–"Máy chính”

MAN B&W 6S26MC

m

8373,8 tons

–“Công suất “

H


=

2400 (kW)

–“Vòng quay”

N

=

250

rpm

1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC
1.2.1. Bố trí buồng máy
Buồng máy đƣợc bố trí từ sƣờn 08 (Sn8) đến sƣờn 25 (Sn25). Diện tích
vùng tôn sàn đi lại và thao tác khoảng 22 m2. Lên xuống buồng máy bằng 04 cầu
thang chính (02 cầu thang tầng 1 và 02 cầu thang tầng 2) và 01 cầu thang sự cố.
11


Trong buồng máy lắp đặt 01 máy chính và các thiết bị phục vụ hệ thống
động lực, hệ thống ống toàn tàu. Điều khiển các thiết bị đƣợc thực hiện tại chỗ
trong buồng máy. Điều khiển máy chính đƣợc thực hiện tại chỗ trong buồng
máy hoặc từ xa trên buồng lái. Một số bơm chuyên dụng có thể điều khiển từ xa
trên boong chính nhƣ bơm vận chuyển dầu đốt, bơm nƣớc vệ sinh, sinh hoạt, các
quạt thông gió...”
Buồng máy có các kích thƣớc chính:”

“– Chiều dài:

11,80 m

– Chiều rộng trung bình:

15

– Chiều cao trung bình:

7,80 m.”

m

1.2.2.“Máy chính”
Máy chính có ký hiệu 6S26MC do hãng MAN B&W sản xuất, là động cơ
diesel 2 kỳ, dạng thùng, một hàng xy-lanh thẳng đứng, làm mát gián tiếp hai
vòng tuần hoàn, bôi trơn áp lực tuần hoàn kín, khởi động bằng không khí nén, tự
đảo chiều, điều khiển tại chỗ hoặc từ xa trên buồng lái.”
Thông số của máy chính:”
– Số lƣợng

01

– Kiểu máy

6S26MC

– Hãng sản xuất


MAN B&W

– Công suất định mức, [H]

2400

kW

– Vòng quay định mức, [N]

250

rpm

– Số kỳ, []

2

– Số xy-lanh, [Z]

6

– Đƣờng kính xy-lanh, [D]

260

mm

– Hành trình piston, [S]


980

mm

– Thứ tự nổ

1-5-3-6-2-4

– Suất tiêu hao nhiên liệu, [ge]”

137

g/cv.h

1.2.3.“Thiết bị kèm theo máy chính”
“– Bơm LO máy chính:”

01
12

cụm


Q = 100 m3 /h ; H = 15 m.c.n
– Bơm nƣớc ngọt làm mát:

01

cụm


01

cụm

01

cụm

01

cụm

01

“cụm”

– Các bầu lọc:

“01

cụm”

– Bơm chuyển nhiên liệu thấp áp:

“01

cụm”

Q = 120 m3 /h ; H = 12 m.c.n
– Bơm nƣớc biển làm mát:

Q = 80 m3 /h ; H = 20 m.c.n
– Bầu làm mát dầu nhờn:
Q = 80 m3 /h
– Bầu làm mát nƣớc ngọt:
Q = 80 m3 /h
– Bơm tay LO trƣớc khi khởi động:

– Bình chứa khí nén khởi động:
– Bầu tiêu âm:

02

bình

“01

cụm”

01

đoạn

– Ống bù hoà giãn nở:
1.2.4. Tổ máy phát điện JD–MAR 50
1.2.4.1.“Diesel lai máy phát”

Diesel lai máy phát có ký hiệu 4045DFM do hãng JOHN DEERE (USA)
sản xuất, là diesel 4 kỳ tác dụng đơn, một hàng xy-lanh thẳng đứng, tăng áp, làm
mát gián tiếp hai vòng tuần hoàn, bôi trơn áp lực tuần hoàn kín, khởi động bằng
điện DC 24V.”

– Số lƣợng

02

– Kiểu máy

4045DFM

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

JOHN DEERE USA

– Công suất định mức, [Ne]

64

hp

– Vòng quay định mức, [n]

1800

rpm

– Số kỳ, []

4

– Số xy-lanh, [Z]


4”

13


1.2.4.2.“Máy phát điện”
– Số lƣợng

02

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

MARELI

ITALIA

– Kiểu

M8B200SB

3 pha

– Công suất máy phát

50

kVA

– Vòng quay máy phát


1800

rpm

– Điện áp

400/230

V

– Tần số

50

Hz”

1.2.4.3. Thiết bị kèm theo mỗi tổ máy phát điện
– Bơm LO bôi trơn máy:

“cụm

01

Q = 10 m3 /h ; H = 15 m.c.n
– Bơm nƣớc ngọt làm mát:

cụm”

01


Q = 120 m3 /h ; H = 12 m.c.n
– Bơm nƣớc biển làm mát:

01

“cụm

01

cụm

01

cụm

01

cụm

01

cụm

– Các bầu lọc:

01

cụm

– Bầu tiêu âm:


01

cụm

– Ống bù hòa giãn nở:”

01

cụm”

Q = 120 m3 /h ; H = 10 m.c.n
– Bầu làm mát dầu nhờn:
Q = 50 m3 /h
– Bầu làm mát nƣớc ngọt:
Q = 50 m3 /h
– Máy phát điện một chiều:”
“– Mô-tơ điện khởi động:

1.2.5.“Các thiết bị động lực khác
1.2.5.1. Các két”
1–“Két dầu đốt dự trữ”
“– Số lƣợng”

06

– Dung tích

02 x 2,5
14


m3


02 x 10,8 m3
02 x 18,9 m3
– Kiểu két

Đáy đôi

2– Két dầu đốt hàng ngày
– Số lƣợng

01

– Kiểu

Rời

– Dung tích

1,5

– Số lƣợng

01

– Kiểu

Rời


– Dung tích

3,0

– Số lƣợng

01

– Kiểu

Liền vỏ

– Dung tích

1,1

m3

3– Két lắng dầu đốt

m3

4– Két dầu cặn bẩn

m3

5– Két dầu bôi trơn dự trữ
– Số lƣợng


01

– Kiểu

Rời

– Dung tích

1,0

m3

6–“Két nước thải, vệ sinh
– Số lƣợng

01

– Kiểu

Liền vỏ

– Dung tích

3,24

m3

7– Két chứa nước ngọt sinh hoạt
– Số lƣợng


02

– Kiểu

Liền vỏ

– Dung tích

02 x 5,5

8– Két nước giãn nở máy chính
– Số lƣợng

01
15

m3


– Kiểu

Rời

– Dung tích

150

lít

9– Két giữ nước đáy tàu

– Số lƣợng

01

– Kiểu

Liền vỏ

– Dung tích”

3.24

m3

1.2.5.2. Các tổ bơm
1– Tổ bơm nước chữa cháy
– Số lƣợng

01

– Kiểu

Ly tâm nằm ngang

– Ký hiệu

LT45–45

– Hãng (Nƣớc) sản xuất


HẢI DƢƠNG VIỆT NAM

– Lƣu lƣợng

30–55

m3/h

– Cột áp

50–42

mcn

– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất động cơ điện 11

kW

– Vòng quay động cơ

2900

v/p

– Tần số


50

Hz

2– Tổ bơm dùng chung
– Số lƣợng

01

– Kiểu

Ly tâm nằm ngang tự hút

– Ký hiệu

65CWZ–6

– Hãng (Nƣớc) sản xuất CSSC

CHINA

– Lƣu lƣợng

36

m3/h

– Cột áp

42


mcn

– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha

“– Công suất động cơ điện 11

kW

– Vòng quay động cơ

2950

v/p

– Tần số

50

Hz”

16


3–“Tổ bơm nước ngọt sinh hoạt”
– Số lƣợng

01


– Kiểu

Ly tâm, có bình tích năng

– Ký hiệu

PDW–36A

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

HANIL

KOREA

– Lƣu lƣợng

3,6

m3/h

– Cột áp

32

mcn

– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha


– Công suất động cơ điện 1,5

kW

– Vòng quay động cơ

2950

v/p

– Tần số

50

Hz”

4– Tổ bơm nước biển sinh hoạt
“– Số lƣợng

01

– Kiểu

Ly tâm nằm ngang

– Ký hiệu

EHS–41A


– Hãng (Nƣớc) sản xuất

TAIKO

CHINA

– Lƣu lƣợng

4,0

m3/h

– Cột áp

25

mcn

– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất động cơ điện 1,5

kW

– Vòng quay động cơ

2950


v/p”

– Tần số

50

Hz

5–“Tổ bơm vận chuyển dầu đốt”
“– Số lƣợng

02

– Kiểu

Bánh răng nằm ngang

– Ký hiệu

TLG–3N

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

NISHIBA

JAPAN

– Lƣu lƣợng

3.0


m3/h

17


– Cột áp

2.5

– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha

kG/cm2

– Công suất động cơ điện 1,5

kW

– Vòng quay động cơ

1450

v/p

– Tần số

50


Hz”

6– Tổ bơm dầu nhờn dự phòng
“– Số lƣợng

01

– Kiểu

Bánh răng nằm ngang

– Ký hiệu

WB–8K

– Hãng (Nƣớc) sản xuất CZP

GERMANY

– Lƣu lƣợng

7,1

m3/h

– Cột áp

8,7

kG/cm2


– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất động cơ điện 4,5

kW

– Vòng quay động cơ

1450

v/p

– Tần số

50

Hz”

7–“Tổ bơm nước thải vệ sinh”
“– Số lƣợng

01

– Kiểu

Ly tâm nằm ngang


– Ký hiệu

LTS12–16B

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

HẢI DƢƠNG VIỆT NAM

– Lƣu lƣợng

12,0

m3/h

– Cột áp

16

mcn

– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất động cơ điện 2,2

kW

– Vòng quay động cơ


1450

v/p

– Tần số

50

Hz”

8–“Bơm tay vận chuyển dầu bẩn, nước đáy tàu”
“– Số lƣợng

01
18


– Kiểu

Piston

– Ký hiệu

BTP40

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

HÀ BẮC VIỆT NAM

– Lƣu lƣợng


4,0

m3/h

– Cột áp

30

mcn”

9–“Bơm phụt hút két nước thải vệ sinh”
“– Số lƣợng

01

– Kiểu

Phụt

– Ký hiệu

CP10–3

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

CSSC

CHINA


– Lƣu lƣợng

10

m3/h

– Lƣợng nƣớc cấp

12

m3/h

– Áp suất công tác

3

kG/cm2”

1.2.5.3. Các tổ quạt
1–“Tổ quạt hút buồng máy”
“– Số lƣợng

01

– Kiểu

Hƣớng trục

– Ký hiệu


QHT7000–14

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

HẢI DƢƠNG VIỆT NAM

– Lƣu lƣợng

7000

m3/h

– Cột áp

14

mmcn

– Động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất

1,0

kW

– Vòng quay


930

rpm

– Tần số

50

Hz”

2–“Tổ quạt thổi buồng máy”
“– Số lƣợng

02

– Kiểu

Hƣớng trục

– Ký hiệu

JAF556
19


– Hãng (Nƣớc) sản xuất

SANSHIN

JAPAN


– Lƣu lƣợng

13200

m3/h

– Cột áp

294

Pa

– Động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất

2,2

kW

– Vòng quay

2950

rpm

– Tần số


50

Hz”

3–“Tổ quạt thổi sinh hoạt”
“– Số lƣợng

01

– Kiểu

Hƣớng trục

– Ký hiệu

JAF556

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

SANSHIN

JAPAN

– Lƣu lƣợng

13200

m3/h


– Cột áp

294

Pa

– Động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất

2,2

kW

– Vòng quay

2950

rpm

– Tần số

50

Hz”

1.2.5.4.“Thiết bị phân ly
1– Máy phân ly nước đáy tàu”

“– Số lƣợng

01

– Ký hiệu

HSN–0.5F

– Nƣớc sản xuất

SANSHIN

JAPAN

– Lƣu lƣợng

0,5

m3/h

– Cột áp

3

kG/cm2

2–“Bơm phục vụ phân ly (kèm theo máy phân ly)”
– Số lƣợng

01


– Nƣớc sản xuất

SANSHIN
20

JAPAN


– Cột áp

3

kG/cm2

– Công suất

0,5

kW”

1.2.5.5.“Các thiết bị điện
1– Tổ ắc-quy khởi động diesel lai máy phát”
“– Số lƣợng

02

– Số bình/tổ

02


– Ký hiệu

6CTK–180

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

TIA SÁNG

– Dung lƣợng 01 bình

12V–180Ah

– Dung lƣợng cả tổ

24V–180Ah”

VIỆT NAM

2– Tổ ắc-quy chiếu sáng sự cố
“– Số lƣợng

01

– Số bình/tổ

04

– Ký hiệu


6CTK–180

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

TIA SÁNG

– Dung lƣợng 01 bình

12V–180Ah

– Dung lƣợng cả tổ

24V–360Ah”

VIỆT NAM

3– Tổ ắc-quy vô tuyến điện
“– Số lƣợng

01

– Số bình/tổ

02

– Ký hiệu

6CTK–180

– Hãng (Nƣớc) sản xuất


TIA SÁNG

– Dung lƣợng 01 bình

12V–180Ah

– Dung lƣợng cả tổ

24V–180Ah”

VIỆT NAM

4– Tổ ắc-quy chiếu sáng hàng hải
“– Số lƣợng

01

– Số bình/tổ

02

– Ký hiệu

6CTK–180

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

TIA SÁNG


21

VIỆT NAM


– Dung lƣợng 01 bình

12V–180Ah

– Dung lƣợng cả tổ

24V–180Ah”

1.2.5.6.(Các thiết bị hệ thống khí nén
1– Tổ máy nén khí)
(– Số lƣợng

01

– Ký hiệu

CZ–20/30F

– Kiểu

Piston

2 cấp

– Hãng (Nƣớc) sản xuất


CSSC

CHINA

– Lƣu lƣợng

20

m3/h

– Áp suất

32

kG/cm2

– Kiểu động cơ điện

AC, 3 pha

– Công suất động cơ điện 5,5

kW

– Vòng quay động cơ

2950

v/p


– Tần số

50

Hz)

2–“Bình chứa không khí nén khởi động
– Số lƣợng

03

– Dung tích

02 x 250

lít

– Áp suất

30

kG/cm2

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

SKL

GERMANY”


3– Bình chứa không khí nén tạp vụ
– Số lƣợng

01

– Dung tích

01 x 80

lít

– Áp suất

30

kG/cm2

– Hãng (Nƣớc) sản xuất

SKL

GERMANY

1.2.5.7.“Các thiết bị chữa cháy buồng máy
1– Trạm chữa cháy buồng máy cố định bằng CO2
– Số lƣợng trạm

01

– Số lƣợng bình CO2


06

– Loại

28,1
22

kg/bình


– Áp suất bình

125

kG/cm2

2– Bình bọt chữa cháy buồng máy AB–10
– Số lƣợng

02

– Kiểu

Xách tay

– Quy cách

15,0


lít/bình”

3–“Bình dập cháy buồng máy
– Số lƣợng

03

– Loại

MZ–4F

– Kiểu

Xách tay

– Quy cách

13,0

lít/bình

4– Bình chứa chất tạo bọt chữa cháy
– Số lƣợng

04

– Quy cách

20


lit/bình

5– Bình bọt chữa cháy buồng máy di động
– Số lƣợng

01

– Kiểu

Xe đẩy

– Loại bọt

PO–1

– Quy cách

45

lít/bình

– Số lƣợng

01

tấm

– Kiểu

Phớt, amiang


5– Bạt phủ dập cháy

6– Hộp rồng chữa cháy và thiết bị
– Số lƣợng

02

– Kiểu

Sợi tổng hợp tẩm cao su

– Đƣờng kính đầu phun

13

1.2.5.8.“Các thiết bị buồng máy khác
1– Cầu thang buồng máy
– Tổng số lƣợng

05

– Cầu thang chính

04
23

mm”



×