Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Trang thiết bị điện tàu 56000 tấn đi sâu nghiên cứu hệ thống quản lý nguồn PMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên học tập tại khoa Ðiện - Ðiện tử ở trường Ðại học Hàng Hải Việt
Nam. Qua hơn 4 năm học tập và rèn luyện, em đã được trang bị tương đối đầy đủ
các kiến thức cơ bản về những hệ thống điện năng của tàu thuỷ và còn được tiếp
xúc với các trang thiết bị, công nghệ điều khiển hiện đại đã và đang được lắp đặt
trên nhiều con tàu vận tải hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sau khi kết
thúc đợt thực tập tại Nhà máy đóng tàu Phà Rừng. Được sự đồng ý của ban chủ
nhiệm khoa, em được giao đề tài đồ án tốt nghiệp: “Trang thiết bị điện tàu 56.000
tấn. Ði sâu nghiên cứu hệ thống quản lý nguồn PMS”.
Qua quá trình thu thập, nghiên cứu tài liệu tổng hợp được với sự nỗ lực của bản
thân cùng sự hướng của các thầy, cô trong khoa Ðiện - Ðiện tử trường đại học
Hàng Hải Việt Nam, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn
PGS. TS Trần Anh Dũng, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Nhưng do trình độ
còn hạn chế, do đó đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi sai sót. Em rất
mong được sự hướng dẫn của các thầy, cô để đồ án của em hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Trần Anh Dũng, cùng các thầy cô đã giúp đỡ
em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này!
Hải Phòng, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Thắng

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn
của thầy giáo PGS. TS Trần Anh Dũng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung đồ án của mình.


2


Mục lục
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU 56000 TẤN ................................................ 5
PHẦN I: TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU 56000 TẤN ................................... 7
Chương 1: Hệ thống năng lượng điện tàu 56000 tấn ..................................... 7
1.1 Trạm phát điện chính. .......................................................................................... 7
1.2 Bảng điện chính tàu 56.000 tấn ............................................................................ 8
1.2.1. Panel bảng điện chính tàu 56000 tấn. .............................................................. 8
1.2.2 Mạch điều khiển Aptomat. ................................................................................ 8
1.2.3 Hòa đồng bộ và phân chia tải .......................................................................... 12
1.2.4 Bảo vệ trạm phát điện tàu 56000 tấn............................................................... 14
Chương 2: Một số hệ thống tự động và truyền động điện tàu 56000T .......... 16
2.1 Hệ thống điều khiển nồi hơi tàu 56000T ........................................................... 16
a. Giới thiệu phần tử ................................................................................................. 16
b. Các chức năng của hệ thống nồi hơi .................................................................... 19
c. Các bảo vệ ............................................................................................................ 28
2.2 Hệ thống truyền động điện bơm ballats tàu 56000T .......................................... 31
2.2.1 Giới thiệu phần tử............................................................................................ 31
2.2.2 Nguyên lý hoạt động ....................................................................................... 32
2.2.3 Các bảo vệ của hệ thống.................................................................................. 33
2.2.4 Nhận xét,đánh giá hệ thống ............................................................................. 34
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGUỒN PMS TÀU 56000T

................................................................................................................. 35

3



Chương 3: Hệ thống quản lý nguồn PMS ................................................... 35
3.1 Khái quát chung về hệ thống PMS..................................................................... 35
3.2 Cấu trúc hệ thống PMS ...................................................................................... 35
3.3 Các chức năng của hệ thống PMS...................................................................... 36
3.4 Các tín hiệu vào/ra của PMS .............................................................................. 38
Chương 4: Nghiên cứu hệ thống quản lý nguồn PMS tàu 56000T ................ 40
4.1 Khái quát chung về hệ thống PMS tàu 56000T ................................................. 40
4.2 Bộ điều khiển PMS, các tín hiệu vào/ra hệ PMS tàu 56000T ........................... 40
4.3 Các chức năng của hệ thống PMS tàu 56000T. ................................................. 44
4.4 Nhận xét về hệ thống PMS tàu 56000T. ............................................................ 56
KẾT LUẬN .............................................................................................. 57

4


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU 56000 TẤN
1. Hình dạng tàu
Hình dáng vỏ, chân vịt và bánh lái thích hợp với vận tốc và đặc tính vận hành của
tàu sẽ được thiết kế do các nghiên cứu tiên tiến về thuỷ động học tàu thủy của bên
đóng cũng như các nghiên cứu căn cứ trên kinh nghiệm thực tế và lý thuyết sử
dụng số liệu tập hợp từ thử mô hình có hệ thống và chạy thử đường dài.
Thử mô hình (thử tự đẩy và thử sức bền) sẽ được xúc tiến đối với tàu mẫu để thẩm
định lại vận tốc, đặc tính vận hành của FUTURE -56, và đường cong công suất
(power curve) căn cứ vào việc thử mô hình sẽ được nộp cho bên đặt hàng.
2. Các thông số chính
Chiều dài toàn bộ (xấp xỉ):

190.00 m

Chiều dài 2 trụ:


185.00 m

Chiều rộng lý thuyết

32.26 m

Chiều cao lý thuyết

18.10 m

Mớn nước thiết kế, lý thuyết

11.20 m

Mớn nước tối đa, lý thuyết

12.70 m

Gross tonnage

32000 m

Đường tải trọng mùa hè trùng trên mớn nước tối đa được cho phép bởi Cơ quan
Đăng kiểm.
3. Dung tích chở hàng
Trọng tải tại mớn nước thiết kế

47.800T


Trọng tải bảo đảm tại mớn nước tối đa

56.300T

Dung tích khoang hàng (ngũ cốc)

71.800 m3

Dung tích két nước ballast bao gồm các

30.200 m3

khoang nhọn và hầm hàng số 3 (đầy 100%)

5


2.150 m3

Dung tích két HFO bao gồm két lắng
(“C” oil, đầy 100%)
Dung tích két DO bao gồm két trực nhật
(“A” oil, đầy 100%)

190 m3

Dung tích két nước ngọt (đầy 100%)

300 m3


Hệ số stowage:
- Đối với với trọng tải hàng 46.600 T

55,3 c.f./LT

- Đối với với trọng tải hàng 55.100 T

46,8 c.f./LT

4. Máy chính
Loại và số lượng

DU - Sulzer 6RT- flex50 1 bộ

Công suất liên tục tối đa

8.890 kW tại 116.0 rpm

Công suất thông thường

7.110 kW tại 107.7 rpm

Chân vịt bước cố định

5 cánh 1 bộ.

5. Tốc độ và tầm hoạt động
Tốc độ thử bảo đảm, tại điều kiện thử như trong mục 9.2 “Official Sea Trial of
General Provisions” trường hợp máy chính tăng công suất (normal) bình thường
khi đáy không và trong trạng thái biển lặng và biển sâu là 15,35 hải lý.

Tốc độ trong điều kiện toàn tải tại mớn nước thiết kế ở công suất normal của máy
chính với mức khai thác 15% là 14,5 hải lý
Tầm hoạt động ở tốc độ khai thác 14,5 hải lý dựa trên tổng dung tích két FO, tiêu
tốn nhiên liệu tại công suất normal của máy chính dựa trên lượng tiêu tốn nhiên
liệu thiết kế nêu tại thông số kỹ thuật phần máy mục 1.3 và biến đổi thành lượng
nhiên liệu 40.600 kJ/kg giá trị calo thấp hơn, và với 4 ngày khai thác.

6


PHẦN I: TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU 56000 TẤN
Chương 1: Hệ thống năng lượng điện tàu 56000 tấn
1.1 Trạm phát điện chính.
* Các thông số của máy phát điện tàu 56.000 tấn
Tàu 56000 tấn được trang bị 3 tổ hợp D-G, máy phát xoay chiều 3 pha không chổi
than.
*Máy phát:
- Model: NTALK-VE
- Công suất biểu kiến: 537,5 KVA
- Tần số: 60Hz
- Điện áp định mức: 450VAC
- Dòng điện định mức: 690A
- Đăng kiểm: DNV
- Hệ số công suất cosđm: 0,8
- Nhiệt độ làm việc: 45C
- Cấp cách điện: A
- Trọng lượng: 3100kg.
* Diesel lai máy phát
- Hãng sản xuất: DAIHATSU
- Model: 5DC -17

- Công suất: 470 KW
- Tốc độ định mức: 900 vòng/phút.
- Số xilanh: 5
- Nhiên liệu: Dầu FO

7


1.2 Bảng điện chính tàu 56.000 tấn
1.2.1. Panel bảng điện chính tàu 56000 tấn.
Bảng điện chính tàu 56000 tấn bao gồm 11 Panel chính trong đó có 3 panel máy
phát, 2 panel khởi động, 2 panel cấp nguồn 440V, 2 panel khởi động phụ tải mạng
440V, 1 panel các thiết bị đo và hòa đồng bộ, 1 panel cấp nguồn 220V, gồm có:
- NP1: NO.1 DIESEL GENERATOR PANEL (AC450V 60Hz 537.5KVA 690A):
Panel máy phát số 1.
- NP2: NO.2 DIESEL GENERATOR PANEL (AC450V 60Hz 537.5KVA 690A):
Panel máy phát số 2.
- NP3: NO.3 DIESEL GENERATOR PANEL (AC450V 60Hz 537.5KVA 690A):
Panel máy phát số 3.
- NP4: SYNCHRO PANEL: Panel hòa đồng bộ.
- NP5: NO.1 440V FEEDER PANEL: Panel cung cấp nguồn phụ tải 440V nhóm số
1.
- NP6: NO.2 440V FEEDER PANEL: Panel cung cấp nguồn phụ tải 440V nhóm số
2.
- NP7: AC115V FEEDER PANEL: Panel cung cấp nguồn điện xoay chiều 115V.
1.2.2 Mạch điều khiển Aptomat.
a. Giới thiệu các phần tử của mạch.
- 1VR, 1VS: Hai tín hiệu điện áp được cấp từ 1P2(G10) với nguồn cấp là 110V
xoay chiều.
- OVER CURRENT RELAY: Rơle quá dòng. Bộ này được cấp nguồn 110VAC và

nó lấy các tín hiệu dòng điện và tín hiệu điện áp từ trang G10. Trong đó tín hiệu
điện áp được lấy từ 1P1 với giá trị điện áp là 110V. Tín hiệu dòng điện được lấy từ
3 biến dòng 1 pha là CT1, CT2, CT3. Các tín hiệu đầu ra của rơ le quá dòng đều
được đưa tới bộ kết nối với máy tính (J11).

8


- M: động cơ lên dây cót có chứ năng làm cót cho aptomat. Bình thường khi máy
phát được khởi động và phát ra điện áp thì động cơ lên dây cót đã được đóng điện
và chu trình lên cót được thực hiện. Khi có tín hiệu đóng ACB thì lẫy cơ khí giữ cót
sẽ mở ra và đóng ACB cấp điện lên lưới. Sau đó động cơ M lại được lên cót để
chuẩn bị cho lần đóng ACB lần sau.
- UVT: Cuộn giữ cho aptomat của máy phát chính.
- 1 COS: Công tắc xoay để chọn chế độ đóng aptomat bằng tay hoặc tự động.
- 152X, 152CY: Các rơle trung gian.
- AUX. SWITCH: Các tiếp điểm phụ của ACB chính.
- 3-521: Công tắc có hai vị trí open/close để mở/đóng ACB cấp nguồn lên lưới.
b. Nguyên lý của mạch điều khiển aptomat chính của máy phát số 1.
* Chế độ hoạt động bằng tay:
- Đóng máy phát lên thanh cái.
Khi trên lưới không có điện thì Rơle B80X1 không có điện nên tiếp điểm
B80X1(41-42) đóng, ta thực hiện đóng ACB bình thường. Nếu trên bus có điện thì
tiếp điểm B80X1(41-42) mở ra, thì ta tiến hành hòa đồng bộ.
+ Chuyển công tắc xoay 1 COS sang chế độ hoạt động bằng tay.
+ Ngay sau khi máy phát cung cấp điện áp thì nguồn được cấp cho động cơ M vì
lúc này công tắc hành trình có tiếp điểm đang đóng. Động cơ M có nguồn lên dây
cót. Khi lò xo bị nén đến cuối hành trình thì nó sẽ bị khóa lại bởi một lẫy cơ khí.
Đồng thời nó cũng tác động làm cho tiếp điểm của công tắc hành trình mở ra, ngắt
nguồn vào động cơ M. Ở thời điểm này muốn đóng ACB cấp điện lên lưới thì ta

chuyển công tắc 3-521 sang vị trí close lúc đó tiếp điểm 3-521(11-12)(G12F) đóng
lại đồng thời tiếp điểm 3-521(13-14)(G12F) mở ra. Lúc tiếp điểm 3-521(1112)(G12F) đóng lại thì nó cấp nguồn cho rơle 152CY có điện, tiếp điểm
152CY(13-14) đóng cấp nguồn cho cuộn LRC, RY. Khi cuộn LRC có điện thì nó
sẽ nhả lẫy cơ khí làm bung cót ra đóng ACB lại. Khi lò xo nhả hết cỡ thì lại tác
9


động vào công tắc hành trình khiến tiếp điểm của nó đóng lại làm động cơ M được
cấp nguồn lại tiếp tục lên dây cót phục vụ cho quá trình đóng lần sau. Trước đấy
cuộn giữ UVT của ACB đã có điện nên ngay sau khi aptomat được đóng thì cuộn
giữ của UVT đã hoạt động.
Khi ACB được đóng lên lưới thì các tiếp điểm của nó lật trạng thái làm cho các
rơle trung gian có nguồn. Rơle 152X có điện nên nó mở tiếp điểm 152X(4142)(G14) của nó ra để phân chia tải vô công. Cùng lúc đó tiếp điểm phụ của ACB:
111 nối với 114. Lúc đó tiếp điểm 152(111-114) đóng lại nên đèn 1GL sáng (green)
báo đã đóng ACB cấp nguồn lên lưới. Tiếp điểm 152(111-112)(G10) mở ra ngắt
điện cấp cho đèn 1RL do đó đèn 1RL tắt. Tiếp điểm 152(211-214)(B40C) đóng lại
nên rơle 152DX được cấp nguồn. Khi đó tiếp điểm 152DX(6-10)(P11) đóng lại cấp
nguồn cho đèn GL11 báo ACB đã được đóng. Tiếp điểm 152DX(5-9) đóng lại gửi
tín hiệu đến bộ điều khiển Programmable controler báo ACB đã đóng.Tiếp điểm
phụ 311-312 mở ra làm tiếp điểm 152(311-312)(H71F) mở ra khóa không cho cấp
điện bờ trong trường hợp aptomat máy phát số 1 được đóng lên lưới.
- Cắt máy phát ra khỏi thanh cái.
Máy phát số 1 đang cấp nguồn trên lưới mà muốn cắt nó ra khỏi lưới thì xoay công
tắc 3-521 sang vị trí open, lúc đó tiếp điểm 3-521(13-14)(G12F) đóng lại khiến
cuộn giữ UVT của ACB máy phát số 1 mất nguồn. Do đó các tiếp điểm của
aptomat lật trạng thái khiến cho các rơle trung gian mất điện, mọi tiếp điểm của các
rơle lật trạng thái. Rơle 152X mất điện nên đóng tiếp điểm 152X(41-42)(G14) lại
không cho công tác song song. Tiếp điểm 152(111-114)(G10) mở ra ngắt nguồn
vào đèn 1GL và đèn tắt. Tiếp điểm 152(111-112)(G10) đóng lại cấp điện cho đèn
1GL và đèn sáng báo aptomat mở. Tiếp điểm 152(311-312)(H71) đóng lại phục vụ

cho việc lấy điện bờ. Nếu máy phát 1 đang công tác song song mà muốn ngắt máy
phát 1 ra khỏi lưới, đầu tiên ta phải thực hiện san tải. Đến khi máy phát 1 nhận còn
khoảng 5% tải ta mới thực hiện mở ACB ngắt máy phát 1.
10


* Chế độ điều khiển tự động:
- Ta chuyển công tắc lựa chọn chế độ 1 COS sang vị trí AUTO. Động cơ M có điện
trước và lên dây cót để phục vụ đóng ACB lên lưới. Trường hợp các điều kiện hoà
đồng bộ đã đủ và điện áp của máy phát lớn hơn 95%Uđm thì bộ điều khiển
Programmable controler PC sẽ gửi tín hiệu đến rơle TRY1 152CCX (J12C) do đó
rơle TRY1 152CCX có nguồn làm đóng tiếp điểm của nó lại trang B40D. Vì trước
đó rơle B80X không có nguồn nên các tiếp điểm rơle B80X vẫn đang ở trạng thái
thường đóng. Khi đó rơle 152CX có nguồn đóng tiếp điểm 152CX(3-4)(G12K) lại
cấp nguồn cho rơle 152CY, rơle 152CY có điện thì sẽ đóng tiếp điểm 152CY(1314) lại và cấp nguồn cho cuộn LRC, cuộn LRC có điện sẽ nhả lẫy đóng ACB lên
lưới. Lúc này tất cả các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ của ACB chính bị thay
đổi trạng thái. Quá trình tiếp theo thuyết minh giống như chế độ điều khiển bằng
tay.
- Trường hợp ACB chính đang đóng, muốn điều khiển mở ACB chính ở chế độ tự
động, máy tính sẽ tự động kiểm tra tất cả các điều kiện của hệ thống. Nếu xảy ra sự
cố hoặc cần ngắt máy phát ra khỏi thanh cái thì máy tính phát lệnh và cấp nguồn
cho rơle trung gian 152TCX có điện, nó sẽ lật trạng thái tiếp điểm của nó. Lúc này
tiếp điểm TYR1 152TCX(B40) đóng lại cấp nguồn cho rơle 152TX có điện và
đóng tiếp điểm 152TX(3-4)(G12) lại làm cho cuộn giữ UVT của aptomat số 1 mất
điện. Do đó các tiếp điểm chính và phụ của aptomat số 1 lật trạng thái dẫn đến các
rơle trung gian mất điện, các tiếp điểm của nó lật trạng thái. Rơle 152X mất điện
nên đóng tiếp điểm 152X(41-42)(G14) lại không cho công tác song song. Tiếp
điểm 152(111-114)(G10) mở ra ngắt nguồn vào đèn 1GL và đèn tắt. Tiếp điểm
152(111-112)(G10) đóng lại cấp điện cho đèn 1GL và đèn sáng báo aptomat mở.
Tiếp điểm 152(311-312)(H71) đóng lại phục vụ cho việc lấy điện bờ.


11


1.2.3 Hòa đồng bộ và phân chia tải
a. Mạch hòa đồng bộ cho máy phát
- SYS: Công tắc lựa chọn máy phát cần hòa. Gồm 4 vị trí: vị trí OFF, vị trí NO. 1
GEN, vị trí NO. 2 GEN, vị trí NO. 3 GEN.
- 1COS: Công tắc lựa chọn chế độ Manu/ Auto.
- SY: Đồng bộ kế kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ.
- GFM: Đồng hồ đo tần số của máy phát cần hoà.
- BPM: Đồng hồ đo tần số của BUS.
- SYL: Hệ thống đèn quay.
- PC (Programmable Controler): Bộ điều khiển tự động hòa đồng bộ (AUTO
SYNCHRONIZER).
* Hòa đồng bộ bằng tay (MANUAL)
Trường hợp máy phát số 2 đang cấp nguồn lên bus, nếu ta muốn hòa máy phát số 1
để công tác song song với máy phát số 2, thứ tự thực hiện như sau:
- Chuyển công tắc 1COS về vị trí manual.
- Chuyển công tắc SYS về vị trí NO. 1 GEN để chọn máy phát cần hòa (máy phát
1). Khi đó điện áp từ lưới và từ máy phát số 1 sẽ được đưa tới đồng hồ đo tần số,
đồng hồ vol kế, đồng bộ kế để kiểm tra các điều kiện hoà đồng bộ. Ta theo dõi
đồng bộ kế, nếu kim đồng bộ kế quay cùng chiều kim đồng hồ (f1 > f lưới) với tốc
độ cao thì ta xoay công tắc 1GMS theo chiều LOWER thì tiếp điểm 1GMS(21-22)
đóng lại cấp nguồn cho rơle 165L để tác động cấp tín hiệu cho động cơ secvô làm
cho nó quay theo chiều giảm (LOWER) nhiên liệu đưa vào động cơ Diesel vì vậy
dẫn đến tần số máy phát giảm xuống. Ngược lại nếu tần số f1 < f lưới thì ta xoay
công tắc 1GSM theo chiều RAISE. Thời điểm đóng ACB là thời điểm khi kim
đồng bộ kế quay cùng chiều kim đồng hồ (chiều fast) với tốc độ chậm và quay gần
đến điểm 0.

- Khi đã thỏa mãn các điều kiện hòa đồng bộ thì:
12


Chuyển công tắc 3-521 sang vị trí close cấp nguồn cho rơle 152CY, rơle 152CY có
điện sẽ đóng tiếp điểm 152CY(13-14) lại cấp điện đến cuộn đóng LRC để đóng
ACB chính lên thanh cái tương tự như trên.
- Trường hợp ta muốn ngắt máy phát số 1 thì phải cắt ACB chính của máy phát số
1 ra khỏi bus bằng cách san tải của máy phát số 1 sang cho các máy phát khác. Tiếp
tục chuyển công tắc 3-521 sang vị trí open để cắt ACB ra khỏi thanh cái. Quá trình
thực hiện tương tự như trên.
* Tự động hòa đồng bộ cho máy phát số 1 (AUTO)
- Chuyển công tắc 1COS sang vị trí AUTO. Chuyển công tắc SYS sang vị trí 1 NO.
1 GEN và đặt máy phát số 1 ở vị trí Stand-by.
- Nếu sự cố xảy ra, cần 1 máy phát ở vị trí stand by 1 vào công tác. Khối tự động
PC sẽ tiến hành việc kiểm tra điều kiện hòa, chọn thời điểm hòa. Khi tất cả đã thỏa
mãn thì cấp tín hiệu đến rơle TRY1 152CCX (J12C) do đó rơle TRY1 152CCX có
điện sẽ đóng tiếp điểm của nó lại trang B40D. Vì trước đó rơle B80X không có
điện nên các tiếp điểm của nó vẫn đang ở trạng thái thường đóng. Khi đó rơle
152CX có điện đóng tiếp điểm 152CX(3-4)(G12K) lại cấp nguồn cho rơle 152CY,
rơle 152CY có điện thì sẽ đóng tiếp điểm 152CY(13-14) lại cấp nguồn cho cuộn
LRC đóng ACB lên thanh cái. Sau khi máy phát số 1 hòa vào lưới thì bộ PC sẽ
thực hiện tự động điều chỉnh phân chia tải tác dụng.
b. Mạch công tác song song và phân bố tải giữa các máy phát trên tàu 56000
tấn.
* Nguyên lý hoạt động:
- Trên tàu 56000 tấn thì để phân chia tải vô công cho các máy phát công tác song
song, ta sử dụng phương pháp điều khiển độ nghiêng đặc tính ngoài của máy phát
bằng cách lấy tín hiệu từ dòng tải.


13


- 1CCT là biến dòng cảm nhận tín hiệu dòng của máy phát, cuộn thứ cấp của biến
dòng thì nối với hai đầu C1-C2 của bộ AVR. Các đầu C3-C4 của bộ AVR được nối
nối tiếp với các đầu C3-C4 của bộ AVR của các máy phát khác.
- Trong trường hợp máy phát số 1 đang công tác độc lập (chỉ có máy phát số 1 cấp
nguồn lên lưới) thì các tiếp điểm 252X(41-42)(G24) và 352X(41-42)(G34) sẽ đóng
lại dẫn đến cuộn C3-C4 của bộ AVR1 ngắn mạch, máy phát số 1 công tác độc lập.
- Trong trường hợp các máy phát công tác song song với nhau thì các tiếp điểm
152X(41-42)(G14), 252X(41-42)(G24) và 352X(41-42)(G34) đều mở ra dẫn đến
dòng chạy trong cuộn C3-C4 bộ AVR của các máy phát không chỉ phụ thuộc vào
dòng tải của máy phát đó mà còn phụ thuộc vào dòng của các máy phát khác. Nếu
dòng tải máy phát số 1 là lớn nhất vì nhận nhiều tải vô công nhất thì sẽ dẫn đến
dòng trong C1-C2 của máy phát số 1 là lớn nhất, khi đó sẽ xuất hiện tín hiệu chạy
trong cuộn C3-C4 của máy phát số 1, tín hiệu này được gửi đến các cuộn C3-C4
của các bộ AVR2, AVR3 của các máy phát số 2 và số 3 dẫn đến độ cứng đường
đặc tính ngoài của các máy phát trong trường hợp công tác song song là như nhau
do vậy tải vô công được phân bố đều đến các máy phát.
- Tóm lại sự thay đổi tải vô công của máy phát này luôn được máy phát kia cảm
nhận nhờ biến dòng, do vậy luôn đảm bảo được sự cân bằng tải vô công giữa các
máy phát trong trường hợp các máy phát công tác song song.
1.2.4 Bảo vệ trạm phát điện tàu 56000 tấn
a. Bảo vệ ngắn mạch
Việc bảo vệ ngắn mạch cho máy phát ta thường dùng cầu chì mà trong bản thân
aptomat cũng có chức năng bảo vệ ngắn mạch.
- Cầu chì thường được dùng để bảo vệ mạch đo và mạch điều khiển.
- Aptomat thường được dùng để bảo vệ ngắn mạch ở mạch động lực và mạch chính
b. Mạch bảo vệ công suất ngược


14


- Hiện tượng công suất ngược chỉ xuất hiện khi có ít nhất 2 máy phát công tác song
song. Lúc đó 1 máy phát sẽ chuyển sang hoạt động ở chế độ động cơ, tiêu thụ công
suất của lưới.
- Chức năng bảo vệ công suất ngược được thực hiện thông qua rơle bảo vệ công
suất ngược (reverse power relay) được tích hợp trong bộ Over current relay. Trong
trường hợp xảy ra sự cố công suất ngược, thì tiếp điểm RPT đóng lại, nên xuất hiện
tín hiệu ra từ chân 5- 16 đưa đến để đóng tiếp điểm 152 (5-16) cấp tín hiệu vào
chân 1.14 của PC. PC sẽ phát tín hiệu ra làm cho rơle 152TCX có nguồn, đóng tiếp
điểm 152TCX ở trang B40 lại làm rơle 152TX có điện, đóng tiếp điểm 152TX(34)(G12) ngắt nguồn cho cuộn giữ UVT của ACB, nhả lẫy cơ khí ngắt ACB ra khỏi
lưới.
c. Bảo vệ quá tải
- Chức năng bảo vệ quá tải được thực hiện thông qua bộ Over current Relay. Trong
trường hợp xuất hiện quá tải, tín hiệu dòng tải được cảm nhận từ các biến dòng 1
pha là CT1, CT2, CT3 gửi cho bộ OCR, khi đó tiếp điểm PTA đóng lại dẫn đến có
tín hiệu ra từ chân 05- 06 của bộ OCR và đóng tiếp điểm 05-06 (152) lại cấp tín
hiệu tới chân 1.13 của bộ PC để tiến hành việc ngắt các phụ tải ko quan trọng
(preference trip). PC sẽ gửi tín hiệu ra từ các chân 0.0 và 0.1 cấp nguồn rơle 57A1
và rơle 57A2, tiến hành việc ngắt các phụ tải không quan trọng.
- Nếu như ngắt ưu tiên xong mà máy phát vẫn tiếp tục bị quá tải thì PC sẽ cấp tín
hiệu tới mở ACB, ngắt máy phát ra khỏi lưới.
d. Bảo vệ thấp áp:
- Trong trường hợp điện áp thấp U = 85% Uđm thì cuộn UVT của ACB sẽ thực hiện
ngắt aptomat ra khỏi lưới.

15



Chương 2: Một số hệ thống tự động và truyền động điện tàu 56000T
2.1 Hệ thống điều khiển nồi hơi tàu 56000T
Nồi hơi tàu 56000 tấn sử dụng bộ điều khiển đốt tự động là PLC hãng
MITSHUBISHI
a. Giới thiệu phần tử
*Sơ đồ 1/13:
BF

: Động cơ lai quạt gió nồi hơi

BP

: Động cơ lai bơm dầu FO chính

PM

: Động cơ lai bơm dầu mồi

49F

: Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho quạt gió

49Q

: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho bơm dầu FO

MCCB-3 : ACB cấp điện cho quạt gió, sấy dầu FO, bơm dầu FO và bơm dầu mồi
CT

: Biến dòng đo lường


88H

: Công tắc tơ cấp điện mạch sấy

88Q

: Công tắc tơ cấp điện cho bơm dầu FO chính

88PM

: Công tắc tơ cấp điện cho bơm dầu FO

MCC-4 : ACB cấp điện cho mạch điều khiển
OH

: Điện trở sấy dầu FO

*Sơ đồ 2/13:
WH1

: Đèn báo nguồn

GN1

: Đèn báo cháy

OR1

: Đèn báo nồi hơi chạy


PB3-LT : Các nút ấn thử đèn
RD2

: Đèn báo chương trình không bình thường

POWER SUPPLY: Bộ nguồn 24V cho PLC
* Sơ đồ 3/13:

16


IGT

: Biến áp đánh lửa

20VP1, 20VP2 : 2 van dầu mồi
20VL, 20VR

: 2 van dầu FO để đốt thấp

20VH

: Van dầu FO để đốt cao

LM

: Công tắc hành trình giới hạn cửa gió

TS


: Cảm biến nhiệt độ khí xả

DM

: Động cơ đóng mở cửa gió

* Sơ đồ 4/13:
4X

: Rơle khống chế quá trình đốt của nồi hơi

FS-901

: Mạch cảm biến ngọn lửa

Cds

: Cảm biến quang

63S

: Cảm biến áp suất hơi mức cao thì đóng

63SX

: Rơle trung gian cảm biến áp suất hơi

43BX1


: Rơle trung gian hoạt động đốt tự động

43BX2, 3

: Là các rơle trung gian đốt bằng tay

CAM SW

: Công tắc lựa chọn chế độ đốt bằng tay, tự động

* Sơ đồ 5/13:
LM1-200

: Mạch cảm biến mức nước nồi hơi

SS43H

: Công tắc bật hâm dầu FO

33WLX

: Rơle trung gian để khống chế đốt khi mức nước quá thấp

63Q

: Cảm biến áp suất dầu cao

* Sơ đồ 6/13:
22Q


: Cảm biến nhiệt độ dầu thấp

23QH

: Cảm biến nhiệt độ dầu cao

63SLL

: Cảm biển áp suất hơi thấp để báo động

LMX

: Công tắc giới hạn cửa gió (đóng khi đốt cao)

* Sơ đồ 7/13:
17


23T

: Mạch cảm biến nhiệt độ dầu đốt

CA

: Cảm biến nhiệt độ dầu đốt kiểu điện động

NX1

: Rơle trung gian khống chế đốt nồi


49QX

: Rơle khống chế hâm dầu khi bơm dầu bị sự cố

FT

: Rơle thời gian dùng khi đốt bằng tay

IGX2

: Rơle trung gian để khống chế quá trình làm sạch lò

IGX

: Biến áp đánh lửa

20VLX

: Rơle cấp nguồn cho van dầu đốt thấp

20DX

: Rơle trung gian cấp nguồn cho động cơ lai cửa gió

20VPX

: Rơle trung gian cho van dầu mồi

20VHX


: Rơle cấp nguồn cho van dầu đốt cao

* Sơ đồ 8/13:
RD-8

: Đèn báo mức nước trong nồi hơi thấp

WX-1

: Rơle trung gian để điều khiển bơm nước của chế độ tự động

RD-5

: Đèn báo áp suất dầu FO thấp

RD-10

: Đèn báo nhiệt độ dầu FO thấp

RD-7

: Đèn báo nhiệt độ khí xả cao

AX2

: Rơle trung gian để đưa tín hiệu cắt nồi hơi và báo động

RD-11

: Đèn báo mức nước cao


RD-3

: Đèn báo quạt gió không bình thường

RD-9

: Đèn báo nhiệt độ dầu FO cao

RD-4

: Đèn báo lửa không bình thường

RX

: Rơle trung gian khi chương trình chạy thì rơle có nguồn

BZ

: Còi báo động

RD-6

: Đèn báo mức nước rất thấp

RD-1

: Đèn báo mất lửa hoặc cháy không thành công

18



b. Các chức năng của hệ thống nồi hơi
* Chức năng tự động hâm sấy dầu đốt
Việc tự động hâm sấy dầu đốt, hệ thống sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ 23T(7A).
Bộ này sử dụng cảm biến nhiệt độ kiểu sức điện động. Hơn nữa hệ thống còn sử
dụng các cảm biến nhiệt độ 22Q(6A), 23QH(6B) và 23QHH(7B) để báo động trong
trường hợp nhiệt độ dầu đốt cao, thấp, và bảo vệ nếu nhiệt độ dầu đốt quá cao.
Trong hệ thống này có hai cách để lựa chọn nguồn điều khiển cho mạch sấy dầu.
Khi đã chọn xong hệ thống sấy sẽ vận hành một cách tự động thông qua sự điều
khiển của PLC cùng các cảm biến nhiệt độ dầu đốt.
- Đóng aptomat MCCB-3(1A) để cấp nguồn động lực cho hệ thống sấy dầu.
- Đóng aptomat MCCB-4(1D) để cấp nguồn điều khiển cho hệ thống.
-Trường hợp chuyển công tắc SW(4E) sang vị trí FOP HEATER để chọn nguồn
sấy dựa vào tiếp điểm 43BX2(7B) của rơle 43BX2(4E). Lúc này tiếp điểm
SS88Q(4E) đóng lại cấp điện vào rơle trung gian 43BX2(4E) nên tiếp điểm
43BX2(7B) đóng lại chờ sẵn để cấp điện cho mạch sấy dầu.
- Nếu chuyển công tắc SW sang vị trí OFF thì nguồn sấy sẽ được lấy thông qua đầu
ra 10001 của PLC. Trong trường hợp công tắc chuyển sang vị trí OFF thì mạch sấy
dầu sẽ hoạt động như sau:
- Bật công tắc SS43H(7B) để chọn sấy dầu. Tiếp điểm SS43H(6A) đóng chờ sẵn
để gửi tín hiệu đến đầu vào 00100 của PLC.
- Trường hợp nhiệt độ dầu đốt khi đó đang thấp hơn khoảng 950C. Lúc này tiếp
điểm 23T(7B) của bộ cảm biến nhiệt độ dầu đốt 23T đóng. Cảm biến nhiệt độ dầu
đốt 22Q(6A) sẽ đóng tiếp điểm của nó lại, gửi tín hiệu cho đầu vào 00100 của PLC.
Lúc này các đầu ra 10001 và 10107 của PLC có tín hiệu.
+ Đầu ra chân 10107 có tín hiệu cấp nguồn vào đèn RD10 sáng báo nhiệt độ dầu
đốt thấp.

19



+ Đầu ra 10001 có tín hiệu, trước đấy 23QHH(7B) đóng vì nhiệt độ dầu không quá
cao, Vì động cơ lai bơm dầu FO chính không bị quá tải nên rơle 49QX(7B) không
có điện vì thế tiếp điểm 49QX(7B) đóng. Cho nên công tắc tơ 88H(7B) được cấp
nguồn và đóng các tiếp điểm chính 88H(1A) ở mạch động lực để cung cấp nguồn
đến điện trở sấy vào hoạt động.
- Khi nhiệt độ dầu tăng lên đến khoảng 1200C thì tiếp điểm 23T(7B) mở ra ngắt
nguồn vào công tắc tơ 88H. Tiếp điểm chính ở mạch động lực của nó mở ra ngắt
nguồn vào điện trở sấy và ngừng sấy dầu. Cảm biến nhiệt độ dầu đốt cao sẽ mở tiếp
điểm của nó ra dẫn đến đầu vào 00101 mất tín hiệu cho nên đầu ra 10108 có tín
hiệu cấp cho đèn RD-9 sáng báo nhiệt độ dầu đốt cao.
- Trong một trường hợp nào đó mà nhiệt độ dầu đốt tăng lên quá cao mà mạch sấy
không ngắt thì cảm biến nhiệt độ dầu đốt quá cao 23QHH(7B) sẽ mở tiếp điểm của
nó ra và không cho phép mạch sấy hoạt động nữa.
* Chức năng tự động đốt lò:
Trước khi tiến hành quá trình đốt lò thì phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Quạt gió không gặp sự cố: khống chế bởi tiếp điểm 88FX(3F).
- Mức nước trong nồi phải đảm bảo: Khống chế bởi rơle 33WLLX.
- Toàn bộ hệ thống không có sự cố: Khống chế bởi rơle AX2.
Hệ thống có thể tiến hành đốt lò theo hai cách là bằng tay hoặc tự động.
+) Chế độ đốt bằng tay:
Chế độ đốt bằng tay được tiến hành bằng công tắc đốt theo thứ tự SW(4E). Muốn
đốt thành công ta phải bật công tắc theo một thứ tự nhất định và không được thay
đổi.
- Bật các ACB để cấp đện đến mạch điều khiển và mạch động lực. Đèn WH1(2C)
sáng báo hệ thống đã được cấp nguồn và sẵn sàng hoạt động.
- Công tắc SW đang ở vị trí OFF, ta chuyển sang vị trí FOP HEATER. Tiếp điểm
SS88Q(4D) của cam đóng lại làm cho 2 rơle trung gian là 43BX2(4D) và 43BX3(4E) được
20



cấp nguồn và các tiếp điểm của chúng lật trạng thái như sau. Hai tiếp điểm
43BX2(7B) đóng lại cấp nguồn vào công tắc tơ 88H(7B) và 88Q(7C). Tiếp điểm
43BX2(7E) đóng lại chờ sẵn cấp nguồn cho van dầu mồi. Tiếp điểm 43BX2(7F)
đóng lại để chờ cấp nguồn cho van dầu đốt cao. Tiếp điểm 43BX3(7C) đóng lại để
chờ cấp nguồn cho rơle thời gian FT(7C). Tiếp điểm 43BX3(7D) đóng lại để chờ
cấp nguồn cho rơle trung gian 20DX(7E). Tiếp điểm 43BX3(7E) đóng lại chở sẵn
để cấp nguồn cho công tắc tơ 88PM(7E).
- Sau đó chuyển công tắc sang vị trí FAN, tiếp điểm SS88Q vẫn đang đóng, tiếp điểm
SS88F(4E) của cam đóng lại, đường Y203 sẽ cấp nguồn đến mạch đốt bằng tay. Lúc này
công tắc tơ 88F(7C) và rơle thời gian FT(7C) được cấp nguồn. Các tiếp điểm chính
88F(1B) của công tắc tơ 88F đóng lại cấp nguồn động lực vào quạt gió chạy để thổi
sạch các khí dễ gây cháy nổ ra ngoài, cùng với đó cung cấp oxi vào cho quá trình
đốt mồi ban đầu được tốt. Vì quạt gió có điện nên rơle trung gian 88FX(1B) cũng
được cấp nguồn. Vì vậy các tiếp điểm của nó lật trạng thái. Tiếp điểm 88FX(7B)
đóng lại để chờ cấp điện cho công tắc tơ NX1. Sau 30s thì rơle thời gian FT tác
động, tiếp điểm FT(8-9)(7D) đóng lại để chờ cấp điện cho rơle trung gian
88PM(7E). Tiếp điểm FT(8-12)(2D) đóng lại làm cho đèn GN9(2D) có điện sáng
báo quá trình thổi khí sót ban đầu đã hoàn thành.
- Ta có tiếp điểm 88FX(7B) đóng vì quạt gió đang chạy. Tiếp điểm 33WLLX(7B)
đóng vì rơle 33WLLX(5B) đang có điện do mức nước không quá thấp. Tiếp điểm
AX2(7B) vẫn ở trạng thái đóng vì rơle AX2(8E) không có điện. Tiếp điểm
63SX(7B) đóng vì áp suất hơi trong nồi hơi đang thấp nên cảm biến 63S đóng tiếp điểm
của nó lại làm cho rơle 63SX(4C) có điện. Khi áp suất hơi cao thì cảm biến áp suất
63S(4C) mở. Tiếp điểm TSX(7B) đóng vì nhiệt độ khí xả không cao nên cảm biến TS(3D)
đóng tiếp điểm của nó lại cấp nguồn cho rơle TSX(3D). Nếu nhiệt độ khí xả cao thì
tiếp tiếp điểm TS của cảm biến nhiệt độ khí xả sẽ mở.

21



Từ đó suy ra tất cả các tiếp điểm trên đóng dẫn đến rơle trung gian NX1(7B) có
điện. Lúc này các tiếp điểm của nó sẽ lật trạng thái. Tiếp điểm NX1(7D) đóng để chờ
cấp nguồn cho rơle trung gian 20VLX(7D). Tiếp điểm NX1(7E) đóng lại để chờ cấp
nguồn cho rơle trung gian 20VPX(7E). Tiếp điểm NX1(7F) đóng lại để chờ cấp nguồn
cho rơle trung gian 20VHX(7F).
- Khi trông thấy đèn GN9 sáng thì tiếp tục chuyển công tắc SW sang vị trí
IGNITION. Các tiếp điểm SS88Q và SS88F vẫn đang đóng. Tiếp điểm SSIGT(4E)
đóng lại, nguồn sẽ được cấp theo đường Y159. Lúc này sẽ có các phần tử sau có
điện:
+ Rơle trung gian 88PM(7E) được cấp nguồn do tiếp điểm FT và tiếp điểm 43BX3
trước đấy đã đóng. Do vậy các tiếp điểm ở mạch động lực 88PM(1C) đóng lại cấp
nguồn cho bơm dầu mồi PM hoạt động.
+ Rơle trung gian IGX2(7D) được cấp nguồn dẫn đến các tiếp điểp của nó lật trạng thái.
Tiếp điểm IGX2(5-10)(7D) đóng lại để tự duy trì. Tiếp điểm IGX2(7-11)(7D) đóng lại
làm cho rơle trung gian IGX có điện. Tiếp điểm IGX(3B) đóng lại cấp nguồn tới biến áp
đánh lửa IGT(3B) hoạt động. Tiểp điểm IGX(7C) mở ra cắt nguồn vào rơ le thời
gian FT. Tiếp điểm IGX(7E) đóng lại, mà trước đấy thì tiếp điểm NX1(7E) và
43BX2(7E) đã đóng do đó rơle trung gian 20VPX(7E) được cấp nguồn. Tiếp điểm
20VPX(3C) đóng lại cấp nguồn tới 2 van dầu mồi là 20VP1 và 20VP2. Tới đây sẽ có
hai khả năng xảy ra như sau:
Nếu cháy không thành công:
- Nếu cháy không thành công hoặc không có ngọn lửa thì rơle cảm biến ngọn lửa
(FLAME DETECTOR) không phát hiện được ngọn lửa, do đó tiếp điểm FR(4C) của
nó ở đầu ra không tác động để cấp điện tới các rơle trung gian FRX1(4C) và
FRX2(4C). Tiếp điểm FRX1(7D) không đóng lại làm cho rơle trung gian 20VLX(7D)
không được cấp nguồn. Vì thế van dầu đốt thấp sẽ không được cấp nguồn.

22



- Sau khoảng 12s nếu không thấy đèn GN1(2D) sáng có nghĩa là hệ thống đã đốt
không thành công. Khi đó người điều khiển sẽ chuyển công tắc đốt SW về vị trí
FAN. Lúc này tiếp điểm SSIGT(4F) của cam sẽ mở ra dẫn đến đường Y159 mất
nguồn, làm cho rơle trung gian IGX(7D) mất điện, tiếp điểm IGX(3B) mở ra để ngắt
nguồn vào biến áp đánh lửa. Tiếp điểm SS88F vẫn đang đóng nên quạt gió vẫn đang
hoạt động. Để quạt gió hoạt động thêm khoảng 35s để thổi sạch khí sót và các khí dễ
gây nổ ra ngoài, sau đó người điều khiển chuyển công tắc về vị trí FOPHEATER
để ngắt điện cho quạt gió, khi đó chỉ còn có mạch sấy là còn hoạt động và nếu
người điều khiển muốn đốt lại thì lại chuyển công tắc SW theo thứ tự như quá trình
trên, còn nếu không đốt nữa thì chuyển về vị trí OFF.
Nếu cháy thành công:
- Nếu cháy thành công hoặc sau khoảng 15s mà có ngọn lửa thì tiếp điểm FR(4C) ở
đầu ra của rơle cảm biến ngọn lửa đóng lại để cấp điện đến các rơle trung gian
FRX1(4C) và FRX2(4C). Lúc này các tiếp điểm của hai rơle này sẽ lật trạng thái
như sau. Tiếp điểm FRX2(10A) đóng lại để báo cháy thành công ở nơi khác. Tiếp
điểm FRX1(2D) đóng lại cấp điện vào đèn GN1(2D) sáng báo cháy thành công.
Tiếp điểm FXR1(5E) đóng lại gửi tín hiệu đến chân 00010 của bộ PLC báo cháy
thành công. Tiếp điểm FRX1(7D) đóng lại để chờ cấp nguồn cho rơle trung gian
20VLX(7D). Tiếp điểm FRX1(7F) đóng lại để chờ cấp nguồn cho rơle trung gian
20VHX(7F).
- Sau đó chuyển công tắc sang vị trí PRI.COMB để cấp nguồn theo đường Y205.
Lúc này rơle trung gian 20VLX(7D) được cấp nguồn dẫn đến các tiếp điểm của nó
thay đổi trạng thái. Tiếp điểm 20VLX(3C) đóng lại cấp điện vào hai van dầu đốt thấp
là 20VL và 20VR. Tiếp điểm 20VLX(7C) mở ra cắt nguồn cho rơle thời gian FT(7C).
Tiếp điểm FT(7D) mở ra để ngắt nguồn vào công tắc tơ 88PM(7E), dẫn đến tiếp điểm
88PM(1C) ở mạch động lực mở ra cắt nguồn vào động cơ lai bơm dầu mồi.

23



- Bật công tắc sang vị trí COMB, khi đó tiếp điểm SSIGT(4E) mở ra ngắt nguồn
cho rơle IGX2(7D) dẫn đến tiếp điểm IGX2(7-11)(7D) mở ra làm cho rơle IGX
mất điện vì vậy các tiếp điểm của nó lật trạng thái.
+ Tiếp điểm IGX(3B) mở ra ngắt điện cho biến áp đánh lửa.
+ Tiếp điểm IGX(7C) mở ra ngắt nguồn cho đường cấp điện của rơle thời gian FT.
+ Tiếp điểm IGX(7E) mở ra để ngắt nguồn vào rơle trung gian 20VPX, dẫn đến
tiếp điểm 20VPX(3B) mở ra ngắt nguồn cho hai van dầu mồi 20VP1 và 20VP2.
- Tiếp điểm SS20V đóng lại, nguồn được cấp theo đường Y205. Bật công tắc
SS43-20V thì rơle 20DX có điện. Tiếp điểm 20DX(5-9)(3E) đóng lại, tiếp điểm
20DX(1-9)(3E) mở ra để cấp nguồn vào động cơ lai cửa gió quay theo chiều mở to
cửa gió ra để cấp thêm oxi vào cho buồng đốt. Khi cửa gió mở to hết cỡ thì tiếp
điểm hành trình LM(3D) đóng lại cấp nguồn cho rơle trung gian LMX(3D). Tiếp
điểm LMX(7F) đóng lại chờ sẵn để cấp nguồn cho rơle trung gian 20VHX. Vì các
tiếp điểm FXR1 và NX1 đã đóng trước đó nên rơle 20VHX có điện. Tiếp điểm
20VHX(3C) đóng lại cấp nguồn cho van dầu đót cao 20VH(3C) hoạt động. Khi đó
nồi hơi sẽ được đốt bằng cả hai vòi để gia tốc quá trình sinh hơi ban đầu.
+) Chế độ đốt tự động:
- Đóng các ACB để cấp điện cho mạch điều khiển và mạch động lực. Đèn WH1(2C)
sáng báo nguồn đã sẵn sàng để hệ thống hoạt động.
- Chuyển công tắc SW sang vị trí AUTO, lúc này tiếp điểm SS43B(4D) đóng lại để
cấp điện đến rơle trung gian 43BX1(4D) dẫn đến các tiếp điểm của nó lật trạng
thái.
+ Tiếp điểm 43BX1(5D) đóng lại cấp nguồn cho đầu vào 00007 của PLC báo cho
PLC biết là nồi hơi đốt tự động. Lúc này chương trình trong PLC bắt hoạt động.
Đầu ra 10115 của PLC có tín hiệu ra cấp nguồn cho rơle RX(8F), tiếp điểm RX(2F)
mở ra làm cho đèn RD2 tắt báo chương trình không bị lỗi. Tiếp điểm RX(4A) đóng
lại sẵn sàng cấp điện vào rơle trung gian 4X(4A). Tiếp điểm RX(10A) đóng lại chờ
24



sẵn. Đầu ra 10002 có tín hiệu và cấp điện vào công tắc tơ 88Q(7C). Các tiếp điểm
chính 88Q(1A) của công tắc tơ 88Q ở mạch động lực đóng lại cấp điện vào động
cơ lai bơm dầu FO chính hoạt động. Tiếp điểm 43BX1(7B) đóng lại sẵn sàng cấp
điện vào rơle NX1(7B). Tiếp điểm 43BX1(4A) đóng lại sẵn sàng cấp điện vào rơle
trung gian điều khiển đốt 4X(4A).
- Vì không có cắt đốt từ PLC do đó rơle AX2(8E) không có điện nên tiếp điểm
AX2(4A) vẫn đang đóng.
- Ấn PB34B(4A) để phát lệnh đốt. Rơle 4X(4A) được cấp nguồn và các tiếp điểm
của nó lật trạng thái. Tiếp điểm 4X(5-9)(2D) đóng lại cấp nguồn cho đèn OR1 sáng
báo nồi hơi chạy. Tiếp điểm 4X(1-9)(2D) mở ra ngắt nguồn theo đường test đèn.
Tiếp điểm 4X(4A) đóng lại để tự duy trì. Tiếp điểm 4X(5D) đóng lại gửi tín hiệu
đến đầu vào 00008 của PLC báo cho PLC biết là quá trình đốt tự động bắt đầu.
Tiếp điểm 4X(10A) đóng lại gửi tín hiệu báo nồi hơi chạy đi nơi khác.
* Sau khi phát lệnh đốt thì PLC sẽ tiến hành hoạt động theo một trình tự đã được
lập trình sẵn như sau:
- Đầu ra 10003 có tín hiệu làm cho công tắc tơ 88F(7C) được cấp nguồn, các tiếp
điểm chính 88F(1B) ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho quạt gió hoạt động.
Tiếp điểm phụ 88F(6B) đóng lại để trong trường hợp sau khi quạt gió hoạt động mà
tiếp điểm 88FX(6B) không mở ra thì nó sẽ gửi tín hiệu đến đầu vào 00103 để báo
quạt gió không bình thường. Khi quạt gió chạy thì rơle trung gian 88FX(1B) cũng
được cấp nguồn. Tiếp điểm 88FX(6B) mở ra dẫn đến đầu vào 00103 không có tín hiệu
do đó không gửi tín hiệu đến PLC báo quạt gió không bình thường. Tiếp điểm
88FX(7B) đóng lại, mà trước đấy ta có. Tiếp điểm 33WLLX(7B) đóng vì mức nước
không quá thấp nên rơle 33WLLX(5B) có điện đóng tiếp điểm của nó lại. Tiếp
điểm AX2(7B) vẫn đang đóng vì rơle AX2(8E) không có điện. Tiếp điểm 63SX(7B)
đóng vì áp suất hơi trong nồi đang thấp nên cảm biến 63S(4C) đóng làm cho rơle
63SX(4C) được cấp nguồn. Nếu áp suất hơi cao thì tiếp điểm của cảm biến áp suất
25



×