Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THU HOẠCH DIỄN án hồ sơ HÀNH CHÍNH số 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.59 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Môn: Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hình chính
Mã số hồ sơ số: LS.HC 12
Diễn lần: 1
Ngày diễn: 02/12/2017
Giáo viên hướng dẫn: Cô giáo ……………………….

Họ và tên: Lê Bảo Ân
Sinh ngày 20 tháng 09 năm 1993
Lớp: Luật sư K18 Đà Nẵng
Vai diễn: …………………..


Đà Nẵng, ngày 02 tháng 12 năm 2017

I.
TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Nguyên đơn: Nguyễn Thị Tuyết. Sinh năm: 1982. Địa chỉ: Tổ 9, phường Đông Lân,
Thành phố P, tỉnh G.L
Bị đơn: Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L. Địa chỉ: số 06
Trần Hưng Đạo, Thành phố P, tỉnh G.L
Vào lúc 21h10’ ngày 23/12/2013, Đoàn kiểm tra của Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh G.L đã đến kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Tuyết tại số 241 đường Lê
Lai, thành phố P, tỉnh G.L. Sau khi kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã kết luận tại Biên bản vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch số 11/BB-VPHC thì cơ sở
kinh doanh của tôi có vi phạm như sau:
“Tại thời điểm kiểm tra nhà trọ Hoàng Lan phòng số 11 có ông Nguyễn Văn Thường
và bà Nguyễn Thị Lành không có Giấy kết hôn, đang quan hệ vợ chồng (quan hệ tình


dục), phòng số 9 có ông Phan Văn và bà Nguyễn Thị Thùy không có Giấy kết hôn đang ở
chung phòng xem ti vi. Vào thời điểm kiểm tra tại phòng số 11, chủ cơ sở kinh doanh
phòng trọ Hoàng Lan không vào sổ bà Nguyễn Thị Lành”.
Kết luận: chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ Hoàng Lan thiếu tinh thần trách nhiệm để
xảy ra hành vi vi phạm như trên”.
Trên cơ sở Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC, ngày 10/3/2014 ông Trần
Ngọc Minh (Phó giám đốc kiêm Chánh tranh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
G.L) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể
thao và du lịch số 23/QĐ-XPHC theo đó, xử phạt bà Tuyết với mức phạt tiền là
15.000.000đ (mười lăm triệu đồng) với lý do đã có hành vi vi phạm hành chính “thiếu
tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều
kiện về an ninh trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm (áp dụng khoản 1 Điều 25 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ)”.
Bà Tuyết đã khiếu nại (lần đầu) đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định
của Luật khiếu nại. Ngày 20/4/2014 Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh G.L đã ra Quyết định số 01/QĐ-TTr về việc giải quyết đơn khiếu nại Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính (lần đầu) vẫn giữ nguyên Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính số 23/QĐ –XPHC


Ngày 02/05/2014 đơn khởi kiện này để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh G/L giải quyết
nhằm hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao,
du lịch và quảng cáo số 23/QĐ -XPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh G.L
Ngày 13/05/2014 tòa án ra thông báo thụ lý vụ án
Ngày 10/09/2014 tòa án Quyết định đưa vụ án ra xét xử
II.
TRÌNH BÀY YÊU CẦU CỦA NGUYÊN ĐƠN
Khi nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo số 23/QĐ-XPHC, bản thân tôi nhận thấy Quyết định xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo số 23/QĐXPHC đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo số 23/QĐXPHC là quyết định trái pháp luật bởi lẽ:
Về hành vi vi phạm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn
hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo số 23/QĐ-XPHC cho rằng tôi có hành vi “Tạo điều
kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự để tổ chức
hoạt động mại dâm” là hoàn toàn không đúng sự thật vì tại thời điểm kiểm tra cơ sở kinh
doanh của tôi không có những hành vi vi phạm nêu trên. Vì vậy tại Quyết định số 23/QĐXPHC áp dụng dụng khoản 1 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ để xử phạt tôi với mức 15.000.000đ (mười lăm triệu đồng) là hoàn toàn không
có căn cứ;
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC đã ban hành trái pháp
luật, trái với quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày
2/7/2013 của Quốc hội. Chánh thanh tra Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L ban
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC quá thời hạn (quá 60 ngày
kể cả thời gian xin gia hạn).
Vì vậytôi yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh giải quyết hủy bỏ Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo số 23/QĐ
-XPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L
bởi Quyết định trên hoàn toàn không có căn cứ pháp lý và là quyết định trái pháp luật, đã
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Những tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn gồm:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch
và quảng cáo số 23/QĐ-XPHC ngày 10/3/2014 (bản phô tô);
- Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng
cáo số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 (bản phô tô);
- Quyết định số 01/QĐ-TTr ngày 20/4/2014 về việc giải quyết đơn khiếu nại Quyết


định xử phạt vi phạm hành chính (lần đầu) (bản phô tô);
- Công văn số 167/CV-VHTTDL ngày 7/4/2014 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.

III. KẾ HOẠCH XÉT HỎI TẠI PHIÊN TÒA
Hỏi người khởi kiện:
- Bà Tuyết cho biết ngày 23 tháng 12 năm 2013, nhà trọ Hoàng Lan do bà làm chủ đã xảy
ra sự việc gì?
- Cơ sở kinh doanh của bà có quy định hay bà có nghe ai nói rằng phải kiểm tra giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn của khách khi cho thuê phòng trọ hay không?
- Bà cho biết Đoàn kiểm ta của Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh G.L đến
cơ sở kinh doanh của bà vào ngày nào? Biên bản vi phạm hành chính được lập cùng hay
không?
- Ngày nào bà nhận được Quyết định số23/QĐ-XP của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch?
Hỏi người bị kiện:
- Ông Thành cho biết căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để Thanh tra Sở VHTT-DL G. ban
hành Quyết định xử phạt hành chính số 23/QĐ-XP ngày 10 tháng 03 năm 2014 đối với bà
Nguyễn Thị Tuyết?
- Ông cho biết hành vi của bà Tuyết đang vi phạm trong lĩnh vực nào?
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ là Nghị định quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ
nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như vậy ông áp dụng
một văn bản không hề điều chỉnh hành vi vi phạm của người vi phạm là đúng hay sai?
- Theo Quyết định số 23/QĐ-XP ngày 10/03/2014, ghi nhận bà Tuyết đã có hành vi vi
phạm hành chính: “thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ
sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm” đúng
không?
- Theo Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính, thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối
với bà Tuyết kể từ ngày lập biên bản xử lý vi phạm là đúng hay sai?
IV.
KẾ HOẠCH BÀO CHỮA
V.
Kính thưa Hội đồng xét xử

VI. Thưa vị đại diện VKS thực hành quyền công tố .
VII. Thưa quý Luật sư đồng nghiệp
Tôi, Luật sư Lê Bảo Ân – đến từ Công ty Luật Lê Bảo Ân, thuộc Đoàn LS TP.Đà
Nẵng.Hôm nay, tôi có mặt trong phiên tòa này vơi tư cách là người bảo vệ cho quyền lợi
và nghĩa vụ hợp pháp của bà Nguyễn Thị Tuyết – là người bị xử phạt vi phạm hành chính
theo Quyết định số 23/QĐ-XP ngày 10 tháng 3 năm 2014 do Chánh thanh tra Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L. Địa chỉ: số 06 Trần Hưng Đạo, Thành phố P, tỉnh G.L


Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và theo dõi nội dung trình bày từ phía người bị kiện và người
khởi kiện, tôi xin trình bày quan điểm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Tuyết như sau:
Trước hết, Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính này là Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC 23/QĐ-XPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L đối với bà Nguyễn Thị Tuyết. Theo khoản 1
điều 30 và điểm k khoản 4 điều 32 Luật tố tụng hành chính, khiếu kiện này thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh G.L. Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a,
khoản 3, điều 116 Luật tố tụng hành chính và điểm a, khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 02 thì
việc khởi kiện của bà Tuyết được thực hiện trong thời hiệu khởi kiện. Do vậy, phiên tòa
ngày hôm nay diễn ra là có cơ sở pháp lý và thực tế.
Kính thưa Hội đồng xét xử! Việc bà Nguyễn Thị Tuyết yêu cầu hủy toàn bộ Quyết
định số 23/XPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh G.L là hoàn toàn có cơ sở.
Về trình tự thủ tục:
Thứ nhất, Biên bản 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 ghi không đầy đủ thông tin.
Biên bản 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 ghi không đầy đủ thông tin: Không ghi thông
tin của người chứng kiến, Thông tin về người xử phạt không đầy đủ (không có giấy
CMND, thông có thông tin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Không ghi cụ thể căn
cứ xử phạt
Thứ hai, Thời gian lập biên bản lúc 21h là không đúng theo quy. Theo quy định

thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Thứ ba, Vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt. Theo Đ66 Luật xử lý vi phạm
hành chính. Ngày 23/12/2013 lập biên bản đến ngày 10/3/2014 mới ra quyết định xử
phạt. Theo quy định tại Đ66 LTTHC thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản
phải ra quyết định xử phạt, nhưng trong trường hợp này đã quá thời hạn trên. Trường hợp
của bà Tuyết không thuộc trường hợp có tình tiết phức tạp hay cần bổ sung chứng cứ hay
thuộc trường hợp phải giải trình
Về nội dung
Thứ nhất, Quyết định số 23/QĐ-XPHC áp dụng Nghị định số 167 để xử phạt
ành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực gây bất lợi cho người vi
phạm là không đúng theo quy định của pháp luật.
Nghị định 167 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/12/2013 (theo khoản 1 Điều 72
Nghị định này). Tại thời điểm xảy ra sự việc, tức ngày lập Biên bản số 11/BB-VPHC
(23/12/2013), Nghị định 167 chưa có hiệu lực.
Theo khoản 1 Điều 73 của Nghị định 167, “đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực


mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, thì áp dụng các quy định có
lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm”.
Liên quan tới trường hợp này, việc áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị
định 167 sẽ không có lợi cho bà Tuyết so với việc áp dụng điểm đ khoản 3 Điều 14 Nghị
định 73 hoặc khoản 2 Điều 20 Nghị định 178 (là các quy định đã được thay thế bởi Nghị
định 167).
Cụ thể, theo điểm đ khoản 3 Điều 14 Nghị định 73, “phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 15.000.000 đồng” đối với hành vi “tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma túy, cờ bạc
hoặc các hoạt động khác trái pháp luật”. Khoản 2 Điều 20 Nghị định 178 quy định “phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh

dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy ra ở cơ sở do mình
quản lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Trong khi đó, Khoản 1 Điều 25
Nghị định 167 lại quy định “phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt
động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý”. Có thể thấy mức xử phạt đối với hành
vi tương ứng quy định tại Nghị định 167 cao hơn so với Nghị định 73 và Nghị định 178.
Như vậy việc áp dụng quy định tại Nghị định 167 trong trường hợp này sẽ làm tăng
trách nhiệm hành chính và không có lợi cho người vi phạm. Điều này trái với nguyên tắc
áp dụng hiệu lực hồi tố nói chung và trái với quy định nêu trên tại khoản 1 Điều 73 của
Nghị định 167 nói riêng.
Thứ hai, Quyết định số 23/QĐ-XPHC có nội dung không đầy đủ và không phù
hợp với quy định của pháp luật.
Trước tiên, Quyết định số 23/QĐ-XPHC không xác định ngày có hiệu lực thi hành.
Hơn nữa, ngày giao theo Điều 3 của Quyết định là “trong thời hạn 3 ngày” nhưng không
rõ là 3 ngày kể từ ngày nào. Nếu hiểu là 3 ngày kể từ ngày ra quyết định thì quy định như
vậy là trái với quy định tại Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính: “Trong thời hạn 2
ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản,
người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt,
cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành”. Như vậy nội dung
nêu trên của quyết định không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ ba, Quyết định 23/QĐ-XPHC được ban hành không đúng theo thời hạn
pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính, “Người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn
07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết
phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp
giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra


quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc

biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy
định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để
xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo
cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng
văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày”. Như vậy, thời hạn tối đa để ra một
quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, kể cả thời gian gia hạn, là 60
ngày kể từ ngày lập biên bản. Trong vụ án này, Biên bản vi phạm hành chính số 11/BBVPHC được lập ngày ngày 23/12/2013 nhưng đến ngày 10/3/2014 (ngày thứ 78 kể từ
ngày lập biên bản) Chánh thanh tra Sở mới ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số
23/QĐ-XPHC. Như vậy Quyết định này đã được ban hành không đúng theo thời hạn quy
định của pháp luật nêu trên.
Thứ tư, Quyết định số 23/QĐ-XPHC được ban hành không đúng thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Trong Quyết định số 23/QĐ-XPHC, căn cứ pháp lý để xử phạt hành chính là khoản 1
Điều 25 thuộc Mục 2, Chương II của Nghị định 167 (quy định về Vi phạm hành chính về
phòng, chống tệ nạn xã hội). Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 69 Nghị định 167, Thanh
tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi quy
định tại Mục 4 Chương II của Nghị định này (quy định về Vi phạm hành chính về phòng,
chống bạo lực gia đình). Như vậy, hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị
định 167 không thuộc thẩm quyền xử lý của Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Và do đó, việc Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L ra Quyết định
số 23/QĐ-XPHC xử lý hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 167 là
không đúng thẩm quyền luật định.
Thứ năm, bà Nguyễn Thị Tuyết không có hành vi vi phạm hành chính: “thiếu
tinh thần trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm” như nêu trong Quyết
định số 23/QĐ-XPHC.
Để xác định có hay không việc thực hiện hành vi nêu trên, cần phải xác định vào
ngày lập Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC (23/12/2014), tại nhà nghỉ
Hoàng Lan do bà Nguyễn Thị Tuyết làm chủ có xảy ra hoạt động mại dâm hay không.
Tại Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm quy định:

“1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc
lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người
bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.”


Qua nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án và các chứng cứ khác thu thập được, không có
chứng cứ nào thể hiện rằng tại thời điểm kiểm tra, ở nhà nghỉ Hoàng Lan đã xảy ra hành
vi mua dâm, bán dâm như quy định nêu trên. Cụ thể, trong Biên bản vi phạm hành chính
số 11/BB-VPHC không thể hiện có xảy ra hành vi mua dâm giữa các khách thuê phòng là
ông Nguyễn Văn Thường và bà Nguyễn Thị Lành ở phòng số 11, ông Phan Văn và bà
Nguyễn Thị Thùy ở phòng số 9. Hơn nữa, các bản tường trình của các khách thuê phòng
này cũng không thể hiện họ đã thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm. Mặt khác, cho đến
thời điểm ra Quyết định số 23/QĐ-XPHC, các cơ quan có thẩm quyền cũng không thu
thập được bất kỳ chứng cứ nào khác chứng minh có xảy ra hành vi mua dâm, bán dâm ở
nhà trọ Hoàng Lan tại thời điểm kiểm tra (bằng chứng là cho đến phiên tòa ngày hôm
nay, phía người bị kiện không cung cấp được thêm bất kỳ chứng cứ nào khác về vấn đề
này).
Trong khi đó, theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, nghĩa vụ chứng minh vi
phạm hành chính thuộc về người có thẩm quyền xử phạt (điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật xử
lý vi phạm hành chính). Việc Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L
dựa trên việc bà Tuyết không cung cấp được các tài liệu chứng minh không xảy ra hành
vi vi phạm để xử phạt bà Tuyết là không có căn cứ.
Ngoài ra, bà Tuyết không có nghĩa vụ yêu cầu khách thuê phòng phải xuất trình Giấy
đăng ký kết hôn. Theo quy định cũ tại Mục 8.5 Phần IV Thông tư 02 (đã hết hiệu lực vào
ngày 20/11/2010) thì tổ chức, cá nhân hoạt động ngành nghề cho thuê lưu trú (trong
trường hợp này là kinh doanh nhà nghỉ) “phải bố trí phòng nghỉ nam riêng, nữ riêng (trừ
trường hợp là gia đình, vợ chồng)”. Tuy nhiên, Thông tư 33 thay thế Thông tư 02 đã hủy
bỏ quy định này. Do đó, bà Tuyết không có trách nhiệm yêu cầu các khách thuê phòng

nêu trên chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp.
Như vậy, Quyết định số 23/QĐ-XPHC nêu rằng bà Nguyễn Thị Tuyết đã có hành vi
vi phạm hành chính: “thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng
cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm” là không
có cơ sở pháp lý và không phản ánh đúng sự thật khách quan.
Tóm lại, Quyết định số 23/QĐ-XPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý và cơ
sở thực tế.
Về yêu cầu bồi thường thiệt hại của người khởi kiện với số tiền 70.000.000 đồng, xét
thấy các thiệt hại xảy ra đối với cơ sở kinh doanh của bà Tuyết là các thiệt hại thực tế do
Quyết định số 23/QĐ-XPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch gây ra. Cơ sở kinh doanh của bà Tuyết bị mất uy tín và giảm sút doanh thu
đáng kể mà nguyên nhân trực tiếp là do Quyết định số 23/QĐ-XPHC gây ra. Các thiệt hại
này được thể hiện thông qua toàn bộ thông tin tài liệu mà người khởi kiện đã cung cấp bổ
sung cho Quý tòa. Tuy các tài liệu đó không thể phản ánh được toàn bộ thiệt hại mà cơ sở


kinh doanh của bà Tuyết phải chịu nhưng thiệt hại về uy tín của cơ sở kinh doanh Hoàng
Lan là hoàn toàn có thực và phù hợp với các quy định tại Điều 7, Điều 193 Luật tố tụng
hành chính và Điều 3 Nghị quyết 02.
Kính thưa Hội đồng xét xử!
Từ những trình bày nêu trên, tôi cho rằng yêu cầu của người khởi kiện là hoàn toàn
có căn cứ, Do vậy, căn cứ điểm b, điểm g khoản 2 Điều 193 Luật tố tụng hành chính,
kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và tuyên hủy toàn bộ quyết định số 23/QĐ-XPHC
ngày 10/3/2014 của Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L và yêu
cầu Chánh thanh tra bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện theo đúng quy định của
pháp luật.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của Hội đồng xét xử và
những người tham dự phiên tòa hôm nay.



PHẦN NHẬN XÉT
Nhận xét chung về thủ tục bắt đầu phiên tòa:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Các hội thẩm nhân dân
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Thư ký phiên tòa
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Đại diện viện kiểm sát
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Người khởi kiện
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Người bị kiện
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Luật sư
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………



×