Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Các nhân tố tác động đến lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 126 trang )

a

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC DŨNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN CHÍNH
SÁCH KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC DŨNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN CHÍNH
SÁCH KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Trần Quốc Dũng


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
2.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................ 5
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán nói
chung ........................................................................................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu tổng hợp về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách
kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ......................................................... 8
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................................... 11
1.2.1. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán nói
chung ......................................................................................................................... 11
1.2.2. Nghiên cứu tổng hợp về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách
kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ....................................................... 13
1.3. Nhận xét và định hướng nghiên cứu ........................................................... 14
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 14
1.3.2. Định hướng nghiên cứu ............................................................................ 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 15
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 16
2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách kế toán ............................................................ 16
2.1.1. Tổng quan về chính sách kế toán ................................................................ 16
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách kế toán ......................................................... 16
2.1.1.2. Vai trò của chính sách kế toán............................................................. 17


2.1.1.3. Mục tiêu của chính sách kế toán ......................................................... 17
2.1.1.4. Tác động việc sử dụng chính sách kế toán đến hành vi quản trị lợi
nhuận ......................................................................................................................... 18
2.1.2. Các văn bản quy định liên quan đến CSKT hiện hành tại Việt Nam ......... 18

2.2. Nội dung các chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận......................... 19
2.2.1. Chính sách kế toán về hàng tồn kho ........................................................... 19
2.2.2. Chính sách kế toán về tài sản cố định hữu hình ......................................... 20
2.2.3. Chính sách kế toán về tài sản cố định vô hình ............................................ 21
2.2.4. Chính sách kế toán về phúc lợi cho người lao động ................................... 21
2.2.5. Chính sách kế toán về chứng khoán khả mại ............................................. 22
2.2.6. Chính sách kế toán về lợi thế thương mại (goodwill) ................................ 22
2.2.7. Chính sách kế toán về thuê tài sản .............................................................. 22
2.2.8. Chính sách kế toán về bất động sản đầu tư ................................................. 23
2.2.9. Chính sách kế toán về chi phí nghiên cứu và phát triển ............................. 23
2.3. Lý thuyết nền .................................................................................................... 24
2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm ..................................................................................... 24
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................................ 26
2.3.3. Lý thuyết thông tin hữu ích......................................................................... 27
2.4. Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận . 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31
3.1. Khung nghiên cứu luận văn ............................................................................ 31
3.2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 33
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 33
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................. 35
3.2.2.1. Quy trình nghiên cứu định tính ........................................................... 35
3.2.2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 36
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................... 42
3.2.3.1. Quy trình nghiên cứu định lượng ........................................................ 42
3.2.3.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp ...................................................................... 43
3.2.3.3. Phân tích mô hình hồi quy (MLR) ...................................................... 44
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 46
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................. 47
4.1. Thực trạng lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ ............................................................... 47
4.1.1. Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Cần Thơ ................... 47
4.1.2. Thực trạng lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp.................. 48
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 50
4.3. Kết quả nghiên cứu đinh lượng ...................................................................... 51
4.3.1. Thống kê mô tả ........................................................................................... 51


4.3.1.1. Đánh giá về việc lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận
tại các doanh nghiệp .................................................................................................. 51
4.3.1.2. Đánh giá các biến độc lập.................................................................... 54
4.3.2. Kết quả hồi quy đa biến về lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi
nhuận trên địa bàn thành phố Cần Thơ ..................................................................... 56
4.3.2.1. Ma trận hệ số tương quan .................................................................... 56
4.3.2.2 Kiểm định phương sai .......................................................................... 57
4.3.2.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................ 58
4.3.2.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình ................................................ 59
4.3.2.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................. 60
4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 62
4.4.1. Bàn luận về thực trạng lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ ............................................... 62
4.4.2. Bàn luận về tác động của từng nhân tố đến sự lựa chọn chính sách kế
toán ............................................................................................................................ 62
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 66
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 66
5.2. Kiến nghị một số chính sách liên quan đến lựa chọn chính sách kế toán
nhằm nâng cao chất lượng BCTC của doanh nghiệp .......................................... 66
5.2.1. Kiến nghị về nhân tố Quy mô doanh nghiệp .............................................. 67
5.2.2. Kiến nghị về nhân tố Hợp đồng nợ ............................................................. 67

5.2.3. Kiến nghị về nhân tố Thuế.......................................................................... 69
5.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 69
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 70
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCTC

Báo cáo tài chính

BTC

Bộ Tài Chính

CSKT

Chính sách kế toán

DN

Doanh nghiệp

IAS

NĐT


International Accounting Standards
(chuẩn mực kế toán quốc tế)
International
Financial
Reporting
Standards (chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế)
Nhà đầu tư

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

IFRS


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi
nhuận ......................................................................................................................... 28
Bảng 3.1 Phân loại các chính sách kế toán ảnh hưởng đến chiến lược lợi nhuận ... 42
Bảng 3.2 Bảng mô tả tóm tắt mẫu nghiên cứu ......................................................... 44
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các nhân tố khảo sát trong mô hình hồi quy .................... 45
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp câu trả lời của chuyên gia ................................................ 50
Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả biến phụ thuộc lựa chọn chính sách kế toán .......... 51
Bảng 4.3 Bảng phân loại mức độ lựa chọn chính sách kế toán theo hướng tăng lợi
nhuận ........................................................................................................................ 52
Bảng 4.4 Bảng phân loại sự lựa chọn chính sách kế toán theo hướng tăng lợi nhuận
theo từng loại ............................................................................................................ 53
Bảng 4.5 Bảng thống kê mô tả các biến độc lập ...................................................... 54
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................ 56

Bảng 4.7 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định phương sai ............................................. 58
Bảng 4.8 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ..... 59
Bảng 4.9 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................... 60
Bảng 4.10 Bảng tóm tắt kết quả mô hình hồi quy tuyến tính bội ............................ 61


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ................................................................. 32
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến ...................................................................... 34
Hình 3.3 Quy trình nghiên cứu định tính .................................................................. 35
Hình 3.4 Quy trình nghiên cứu định lượng ............................................................... 42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Chính sách kế toán là một trong những chính sách quan trọng của doanh nghiệp,
đây là những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp
áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính sách kế toán sử dụng
cho mỗi doanh nghiệp được chuẩn mực kế toán cho phép lựa chọn phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó. Với mỗi chính sách kế toán được chọn thì
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính sẽ khác nhau, chính điều này dẫn đến việc
nhà quản trị lựa chọn những chính sách kế toán khác nhau để phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhau: né tránh thuế, thu hút vốn đầu tư mới, kỳ vọng làm tăng lợi nhuận…
Vì thế, có nhiều động cơ thôi thúc các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận mà các đối
tượng sử dụng thông tin không thể nhận ra, một trong số đó là khi thuế thu nhập
doanh nghiệp đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều này càng có
cơ hội thúc đẩy các nhà quản trị thực hiện quản trị lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế

thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, việc cần tiến hành tìm hiểu xem các nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán có liên quan đến lợi nhuận trở nên vô cùng
cấp thiết.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về sách, báo, internet và các tài liệu tham
khảo khác, tác giả nhận thấy hiện nay, các nghiên cứu về các nhân tố lựa chọn chính
sách kế toán đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, tuy nhiên tại Việt Nam, đây vẫn là
hướng nghiên cứu còn rất mới, có một số nghiên cứu trước đã đề cập đến vấn đề này,
song chỉ dừng lại ở việc đưa ra các mô hình ở khía cạnh lý thuyết để chỉ ra các doanh
nghiệp có xu hướng vận dụng chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận nhưng chưa
kiểm nghiệm mô hình này bằng số liệu thực tế.
Nhằm tìm kiếm những kết quả thực nghiệm về vấn đề này, tác giả đã thực hiện
luận văn nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến lựa chọn chính sách kế toán ảnh
hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm tìm kiếm về các nhân tố tác động đến việc lựa chọn chính
sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại
TP. Cần Thơ thông qua thực tế khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
lựa chọn chính sách kế toán để làm kế toán.
- Tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi
nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến sự lựa chọn CSKT ảnh hưởng
đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên điạ bàn TP. Cần Thơ
hiện nay.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả đặt ra một số câu hỏi
nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng chính sách kế toán của các các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ?
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động đến việc lựa chọn chính sách kế toán ảnh
hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. Cần
Thơ hiện nay?
Câu hỏi 3: Mức độ tác động của các nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế
toán ảnh hưởng đến lợi nhuận đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa
bàn TP. Cần Thơ hiện nay?


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách kế toán và các nhân tố tác
động đến sự lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: luận văn được thực hiện đối với các các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh tại Cần Thơ
Phạm vi về thời gian: việc thực hiên nghiên cứu, khảo sát và thu thập dữ liệu
được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 2015-2016
Giới hạn nghiên cứu: lựa chọn chính sách kế toán có một số tác động đến hoạt
động quản trị lợi nhuận như điều chỉnh lợi nhuận doanh nghiệp, bảo toàn vốn, chiến
lược tăng vốn… Trong nghiên cứu này, luận văn chỉ đề cập đến những nhân tố tác
động đến lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp giữa nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp định tính thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm đánh
giá thực trạng lựa chọn chính sách kế toán hiện nay.
Đồng thời, thông qua phỏng vấn chuyên gia để tác giả kiểm định lại các thang
đo định lượng trong bảng tính cho mô hình hồi quy của phương pháp nghiên cứu định
lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng xác định tác động các nhân tố đến lựa chọn
CSKT thông qua phương trình hồi quy bội (MLR), từ đó làm cơ sở để đề ra các kiến
nghị phù hợp sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần đánh giá thực trạng việc lựa chọn chính sách kế toán của
các doanh nghiệp hiện nay.


4

Luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến sự lựa
chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại
TP.Cần Thơ hiện nay.
Luận văn đề xuất kiến nghị với doanh nghiệp và các bên liên quan dựa trên các
nhân tố tác động đến lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
nhằm cải thiện chất lượng BCTC của doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo thì nội dung chính của
luận văn bao gồm 5 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến
lợi nhuận không phải là đề tài mới xuất hiện trong thời gian gần đây, dòng nghiên
cứu này đã được phát triển từ trước thập niên 1980 với sự đóng góp của R.L Watts,
J.L Zimmerman và nhiều nhà nghiên cứu khác tạo nên toàn cảnh tổng quan nghiên
cứu vô cùng phong phú và đa dạng. Trong chương 1, tác giả trình bày một số nghiên
cứu đã được thực hiện bởi các tác giả trên thế giới và tại Việt Nam, trên cơ sở đó tác
giả nhận xét và xác định hướng nghiên cứu của mình.
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán
nói chung
+ Nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990): Positive Accounting
Theory: A Ten Year Perspective
Trong nghiên cứu của mình, Watts và Zimmerman (1990) đã tiến hành xem xét
lại các nghiên cứu lý thuyết kế toán thực chứng trong những năm 1980 và cũng đề
xuất một số biện pháp nhằm cải thiện nghiên cứu thực chứng trong lựa chọn kế toán.
Để ra một quyết định hoặc có một kết quả kinh tế, nhà quản lý thường kết hợp
nhiều lựa chọn kế toán cùng lúc với nhau, tuy nhiên nhiều dòng nghiên cứu tại thời
điểm này chỉ quan tâm đến một lựa chọn kế toán tại một thời điểm, nghiên cứu này
đã chỉ trích về tính hiệu quả của dòng nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn
mạnh về tầm quan trọng của sự kết hợp giữa lý thuyết và điều tra thực nghiệm.
Để giải thích cho mối tương quan thuận, nghịch khi lựa chọn chính sách kế toán,
nghiên cứu đề ra ba giả thuyết dùng để giải thích gồm có: giả thuyết kế hoạch tiền
thưởng (bonus plan hypothesis), giả thuyết nợ/vốn chủ sở hữu (debt/equity
hypothesis) và giả thuyết chi phí chính trị (political cost hypothesis) trên cơ sở người

quản lý là một người theo chủ nghĩa cơ hội và lý thuyết hợp đồng. Trong đó, giả
thuyết kế hoạch tiền thưởng cho rằng khi doanh nghiệp trả tiền thưởng dựa trên lợi
nhuận thì nhà quản lý sẽ có động cơ để sử dụng các phương pháp kế toán làm tăng
lợi nhuận kỳ báo cáo, nhằm tăng giá trị các khoản tiền thưởng nhận được. Giả thuyết


6

nợ trên vốn chủ sở hữu cho rằng nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
càng cao thì nhà quản lý có nhiều khả năng sử dụng các phương pháp kế toán làm
tăng lợi nhuận để tránh vi phạm những hạn chế trong cam kết vay vốn. Giả thuyết chi
phí chính trị thì giả định các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng lựa chọn CSKT
nhằm làm giảm lợi nhuận báo cáo hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm thiểu
chi phí chính trị (chi phí chính trị là chi phí doanh nghiệp phải chịu thông qua một
hành vi mang tính chính trị).
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hai giả thuyết gồm giả thuyết nợ/vốn chủ sở
hữu và giả thuyết chi phí chính trị được ủng hộ, còn giả thuyết kế hoạch tiền thưởng
thì không được ủng hộ. Ví dụ, trong trường hợp doanh nghiệp không đạt được mức
tối thiểu để có tiền thưởng, nhà quản lý lúc này lại có xu hướng làm giảm lợi nhuận
năm nay để chuyển sang năm sau. Ba giả thuyết từ nghiên cứu của Watts và
Zimmerman cũng làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này, dựa vào đó để phát triển
thêm nhằm dự đoán các tình huống thực nghiệm khác nhau.
+ Nghiên cứu Charles P. Cullinan (1999): International Trade and
Accounting Policy Choice: Theory and Canadian Evidence
Nghiên cứu của Charles nghiên cứu về ảnh hưởng của một nhân tố mới ảnh
hưởng đến việc chọn chính sách kế toán là hoạt động trao đổi quốc tế. Tác giả đặt ra
giả thuyết rằng hoạt động trao đổi quốc tế có thể khiến doanh nghiệp thực hiện việc
lựa chọn CSKT theo hướng làm tăng lợi nhuận. Cụ thể, tác giả đặt ra hai giả thuyết:
thứ nhất, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều khả năng lựa chọn CSKT làm tăng lợi
nhuận hơn doanh nghiệp không xuất khẩu; giả thuyết còn lại là doanh nghiệp nhập

khẩu nhiều khả năng sẽ lựa chọn CSKT làm tăng lợi nhuận hơn doanh nghiệp không
nhập khẩu. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 291 doanh nghiệp về sự lựa chọn
phương pháp trích khấu hao của doanh nghiệp tại Canada.
Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp nhập khẩu thường lựa chọn CSKT
theo hướng lợi nhuận ngày càng tăng so với doanh nghiệp không có nhập khẩu, xuất
khẩu thì lại không có ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn
có một số hạn chế nhất định, hạn chế này liên quan khả năng khái quát và về dữ liệu


7

có sẵn, và kết quả nghiên cứu chỉ được giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp lớn
và thương mại công khai
+ Nghiên cứu của Christos Tzovas (2006): Factors influencing a firm’s
accounting policy decisions when tax accounting and financial accounting
coincide.
Năm 2006, Christos Tzovas đã công bố nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp khi kế toán thuế và kế toán tài chính trùng
nhau tại Hy Lạp. Mẫu dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát các nhà
quản lý tài chính của 200 doanh nghiệp lớn nhất ở Hy Lạp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn CSKT chịu ảnh hưởng bởi nhận thức
các bên liên quan, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu này, cụ thể, doanh nghiệp đặt
mục tiêu giảm thuế phải nộp, tuy nhiên khi áp dụng có thể làm phát sinh các khoản
chi phí ngoài thuế khác, các chi phí này làm doanh nghiệp đi lệch với mục tiêu giảm
thuế ban đầu (ví dụ về các bên liên quan sẽ có đánh giá không tốt khi lợi nhuận của
doanh nghiệp trên BCTC sụt giảm dù điều này làm giảm chi phí thuế phải nộp, điều
này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi dẫn đến chi phí tiếp
cận vốn vay gia tăng).Kết quả nghiên cứu này cũng có thể áp dụng cho những doanh
nghiệp hoạt động trong các quốc gia có môi trường tương tự như Hy Lạp (doanh

nghiệp tại Hy Lạp có đặc trưng là sở hữu tập trung), ngoài ra, những phát hiện của
nghiên cứu này có thể tạo điều kiện cho các chuyên gia tiến hành phân tích tài chính
quốc tế, đồng thời góp phần vào việc giải thích các quyết định kế toán của những
doanh nghiệp ở Hy Lạp.
Bên cạnh kết quả nghiên cứu, tắc giả cũng nêu lên những mặt hạn chế của nghiên
cứu của mình do mẫu phản hồi của nghiên cứu tương đối ít nên không loại trừ khả
năng có hiện tượng thiên lệch.
+ Nghiên cứu của Colin R.Dey và cộng sự (2007): Determinants of
Accouning Choices in Egypt. The Journal of Applied Accounting Research


8

Nghiên cứu của Colin R.Dey và cộng sự tiến hành được tiến hành tại Ai Cập,
tác giả muốn tìm kiếm nhân tố tác động đến sự lựa chọn kế toán. Nghiên cứu kế thừa
các giả thuyết của nghiên cứu do Watts và Zimmerman (1990), bên cạnh ba giả thuyết
đã được Watts và Zimmerman đề ra, nhóm tác giả tiến hành xem xét thêm một giả
thuyết mới là giả thuyết thuế. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 320 công ty
tại Ai Cập về phương pháp lựa chọn khấu hao.
Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tiền thưởng, giả thuyết nợ và giả thuyết
thuế. Cụ thể, sự tồn tại của kế hoạch tiền thưởng khuyến khích nhà quản lý sử dụng
các phương pháp kế toán như phương pháp kế toán khấu hao, phương pháp xác định
giá trị hàng tồn kho làm tăng lợi nhuận kế toán mà không làm tăng các khoản thanh
toán (nghĩa vụ) thuế.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đã làm được, nghiên cứu cũng có những hạn chế từ
dữ liệu thu thập, đồng thời nghiên cứu cũng khẳng định có tồn tại những lý do khác
cho sự lựa chọn CSKT mà tác giả không đề cập đến trong nghiên cứu này.
1.1.2. Nghiên cứu tổng hợp về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính
sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp
+ Nghiên cứu của Tatsuo Inoue và Wayne B. Thomas (1996): The Choice

of Accounting Policy in Japan
Năm 1996, Tatsuo Inoue và Wayne B. Thomas đã tiến hành nghiên cứu về sự
lựa chọn chính sách kế toán tại Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố có
khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn các chính sách kế toán nhà quản lý Nhật Bản.
Nghiên cứu kế thừa các nhân tố dựa trên mô hình của Watts và Zimmerman, tuy nhiên
do điều kiện kinh tế Nhật Bản khác biệt nên nhóm tác giả đã đề xuất một số nhân tố
mới để khảo sát. Dữ liệu nghiên cứu được từ 1.489 doanh nghiệp Nhật Bản
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, giả thuyết nợ / vốn chủ sở hữu có
ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn CSKT, kể cả với tập đoàn kinh tế. Thuế có tác
động đáng kể vào sự lựa chọn CSKT của nhà quản lý vì những mối quan hệ chặt chẽ
giữa thuế của Nhật Bản và hệ thống báo cáo tài chính. Chi phí chính trị nước ngoài,
khả năng tài chính trong hoạt động nội bộ cũng được xem là các nhân tố tác động đến


9

việc lựa chọn CSKT của nhà quản lý. Kết quả cũng cho thấy tại Nhật Bản thì giả
thuyết tiền thưởng lại không được hỗ trợ. Nghiên cứu cũng làm phong phú hơn về
các nghiên cứu lựa chọn chính sách kế toán tại một quốc gia riêng biệt.
+ Nghiên cứu của Szilveszter Fekete và cộng sự (2010): Explaining
Accounting Policy Choices of SME’s: An Empirical Research on the Evaluation
Methods
Năm 2010, Szilveszter và cộng sự đã tiến hành thực hiện một cuộc nghiên cứu
điều tra các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT (cụ thể là phương pháp kế toán)
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Rumani. Nghiên cứu này đã tập hợp khá đầy đủ
các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được
khám phá trước đó. Bên cạnh đó, nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của mình,
nhóm tác giả đã tìm một số mô hình mẫu từ trong các quyết định lựa chọn phương
pháp kế toán và xác định các nhân tố chính tác động đến các quyết định đó. Dữ liệu
nghiên cứu được lấy từ bảng tổng hợp nhân tố đã nghiên cứu của Bosnyák (2003) tại

các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hungary (láng giềng của Rumani) và có sự điều chỉnh.
Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát yêu cầu người trả lời chỉ ra mức độ mà mỗi
nhân tố được liệt kê trong bảng câu hỏi ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp kế
toán của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu về phân tích nhân tố khám phá cho thấy sáu nhân tố tác
động đến sự lựa chọn CSKT ở Rumani là nhân tố “thông tin”, “thuế”, “hình ảnh cho
bên thứ ba”, “hình ảnh cho cổ đông”, “kinh tế”, “trung thực và hợp lý”. Trong đó
nhân tố “thông tin” chủ yếu thể hiện nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin
như nhà quản lý, chủ sở hữu, nhà nước … có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn
phương pháp kế toán, tiếp theo là nhân tố “thuế”, các nhân tố còn lại tác động yếu.
Nhân tố phản ánh trung thực và hợp lý lại có tác động yếu nhất trong việc ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn CSKT trong khi về mặt lý thuyết, doanh nghiệp lựa chọn
những phương pháp kế toán để lập BCTC phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài
chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp.


10

+ Nghiên cứu của Waweru, Nelson M., Prot Ntui, Ponsian, Mangena, Musa
(2011): Determinants of different accounting methods choice in Tanzania: A
positive accounting theory approach
Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về sự lựa chọn chính sách
kế toán ở Tanzania nhằm tìm ra những nhân tố tác động đến sự lựa chọn này. Nhóm
tác giả đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước từ giai đoạn 1980 đến hiện tại và
thực trạng tại Tanzania để đưa ra mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu gồm biến
phụ thuộc là lựa chọn chiến lược lợi nhuận. Biến độc lập gồm các biến quy mô công
ty, đòn bẩy, thâm dụng lao động, pha loãng quyền sở hữu, tài chính nội bộ và tỷ trọng
giám đốc không điều hành. Biến phụ thuộc được đo lường bằng tỷ lệ những lựa chọn
chính sách kế toán làm tăng lợi nhuận trên 11 chính sách kế toán được xem xét. Dữ
liệu nghiên cứu được nhóm tác giả lấy từ báo cáo tài chính thường niên của 15 doanh

nghiệp niêm yết trên DSE trong 4 năm với tổng số mẫu là 60. Kết quả nghiên cứu tìm
ra các nhân tố tác động quan trọng gồm quy mô doanh nghiệp, tài chính nội bộ, tỷ
trọng của giám đốc không điều hành và thâm dụng lao động. Kết quả nghiên cứu này
trái ngược với các nghiên cứu trước khi quy mô công ty và tài chính nội bộ có quan
hệ cùng chiều với chiến lược lợi nhuận. Nghiên cứu chứng minh về mặt thống kê
rằng có một liên kết mạnh mẽ giữa sự lựa chọn các phương pháp kế toán và chiến
lược lợi nhuận. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng nêu ra một số hạn chế trong nghiên cứu
như mẫu nhỏ để có thể kết luận cho tổng thế, một số nhân tố chưa được xem xét đưa
vào mô hình… và cũng đề xuất mở rộng mô hình nghiên cứu cũng như phạm vi thu
thập mẫu trong những nghiên cứu tiếp theo
+ Nghiên cứu của Mohamed Ahmed Shaheen (2012): The choice of
accounting policy in developing countries: Case of the state of Kuwait (An
empirical investigation of the validity of the positive theory)
Năm 2012, Mohamed đã tiến hành nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự
lựa chọn chính sách kế toán tại các nước đang phát triển, cụ thể là Kuwait. Nghiên
cứu này kế thừa các công trình nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến lựa chọn
chính sách kế toán, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra 5 nhân tố gây ảnh hưởng đến việc lựa


11

chọn CSKT của nhà quản lý tại các quốc gia đang phát triển bao gồm: “quy mô công
ty”, “xu hướng lợi nhuận”, “hợp đồng nợ”, “vốn sở hữu của nhà nước” và “thâm dụng
vốn”. Tác giả đã tiến hành khảo sát 38 doanh nghiệp tại Kuwait để tìm ra mối liên hệ
giữa các nhân tố đến việc lựa chọn CSKT.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố trên đều có cùng hướng tác động
tương tự như các nghiên cứu tại quốc gia phát triển, trong đó thâm dụng vốn là yếu
tố tác động nhiều nhất đến việc lựa chọn CSKT. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra
giới hạn là số lượng mẫu ít, R2 thấp và có thể một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc
lựa chọn chính sách kế toán không được đưa vào mô hình.

1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán
nói chung
+ Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012): Nghiên cứu ảnh hưởng của
thuế đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp
Trong luận văn của mình, Phạm Thị Bích Vân (2012) đã phân tích về ảnh hưởng
của nhân tố “thuế TNDN” đến sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp trên địa bàn
TP. Đà Nẵng. Dựa trên mô hình đánh giá chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế của doanh nghiệp, tác giả đã nêu ra được những điểm tương đồng và
khác biệt giữa mục tiêu kế toán và mục tiêu thuế, qua đó đánh giá ảnh hưởng của
nhân tố “thuế TNDN” đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp. Qua kết quả nghiên
cứu của mình, tác giả đã kết luận về BCTC của doanh nghiệp ưu tiên cung cấp thông
tin cho cơ quan thuế và bản thân doanh nghiệp hơn các bên khác. Bên cạnh đó, sự lựa
chọn CSKT của doanh nghiệp khi lập BCTC có cùng quy mô đa phần giống nhau
trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Giải thích vấn đề này, tác giả giải thích do quy mô, số
lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu do tư nhân sở hữu nên thông tin BCTC chủ
yếu cung cấp cho chủ doanh nghiệp, ngoài ra, nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương nên
các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng kế toán viên có trình độ trung
bình và kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có hệ
thống sổ sách thuế và nội bộ cùng tồn tại (BCTC đa phần phục vụ chủ yếu cho việc


12

lập báo cáo thuế nên được lập theo các văn bản pháp luật quy định về thuế với mục
tiêu tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp cho nhà nước chứ BCTC không cung cấp
được thông tin thật sự hữu ích cho các bên liên quan khác), từ đó dẫn đến công tác kế
toán thực tế có hiệu quả không cao, thông tin cung cấp không kịp thời cho các bên
liên quan, Kết quả nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của
nhân tố “thuế TNDN”, tuy nhiên, nghiên cứu cũng có hạn chế là chỉ khảo số một nhân

tố, và nhân tố “thuế TNDN” không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến việc lựa
chọn CSKT của doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2013): Các cách đo lường sự trung
thực của chỉ tiêu lợi nhuận
Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu các cách đo lường sự trung thực
của chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC giúp cho nhà đầu tư lựa chọn danh mục cổ phiếu
tránh nguy cơ mất vốn đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tình
hình quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết để ban hành các giải pháp bảo vệ
nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một
số nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp là “hợp đồng thù lao”
(chính sách thưởng của doanh nghiệp đối với nhà quản lý), “san bằng lợi nhuận giữa
các kỳ kế toán để đảm bảo xu hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn” (hoạch định
tài chính dài hạn), “tránh vi phạm hợp đồng đi vay” (các điều khoản hạn chế trong
hợp đồng tín dụng), “để phát hành cổ phiếu ra công chúng”, “đáp ứng sự kỳ vọng của
giới phân tích thị trường”, “thay đổi nhà quản lý” văn hóa quản lý trong doanh
nghiệp). Ngoài ra, một số thủ thuật liên quan đến lựa chọn CSKT để quản trị lợi nhuận
như lựa chọn phương pháp kế toán, vận dụng phương pháp kế toán, lựa chọn thời
điểm vận dụng phương pháp kế toán và ước tính các khoản chi phí - doanh thu, lựa
chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý TSCĐ cũng được nghiên cứu đề cập đến. Nghiên
cứu cũng đưa ra được mô hình đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận để các
bên liên quan (nhà đầu tư tiềm năng, cổ đông, chủ nợ, nhà phân tích, cơ quan quản lý
nhà nước ...) có thể đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra
quyết định kinh tế tốt nhất. Bên cạnh đó, nghiên cứu có một số mặt hạn chế, nghiên


13

cứu thuộc chuyên ngành tài chính nên chỉ đi sâu vào các nhân tố gây nên tình trạng
bất cân xứng thông tin về mặt tài chính, các nhân tố có tác dụng giảm bớt tình trạng
này như đặc điểm nguồn lực của doanh nghiệp, ý kiến của kiểm toán viên, ý kiến của

thanh tra thuế, yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý… không được nghiên cứu xem
xét và đề cập tới.
1.2.2. Nghiên cứu tổng hợp về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính
sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp
+ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh
(2014): Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay
Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn CSKT dựa trên ảnh hưởng kinh tế mà các chính sách này mang lại. Ảnh
hưởng kinh tế ở đây được hiểu là một sự thay đổi trong CSKT sẽ làm thay đổi cách
thức tính toán, do đó sẽ làm thay đổi các chỉ số kinh tế. Nghiên cứu này phần nào hệ
thống lại các nghiên cứu đã có về vấn đề xác định và đo lường tác động của các nhân
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT, tác giả kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước
như nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) , Cloyd và cộng sự (1996), Steven
Young (1998), Steven và Laurie S. Swinney (2004), Christos Tzovas (2006), từ đó,
nhóm tác giả đưa ra một số các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT là “chi phí
thuế TNDN”, “mức vay nợ”, “khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ”, “chính sách
thưởng dành cho nhà quản trị”, “tình trạng niêm yết”, “sự ổn định giữa các mức lợi
nhuận”, “mức độ sử dụng các hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế toán”. Sau đó, nhóm
tác giả xây dựng bảng câu hỏi nhằm khảo sát mức độ tán thành của hai nhóm đối
tượng: kế toán viên và kiểm toán viên đối với từng nhân tố được đưa ra. Tiếp theo,
nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm ra các nhân tố có giá trị trung
bình cao (được hiểu là các đối tượng khảo sát đánh giá là có tác động đáng kể) như:
“chi phí thuế TNDN”, “mức vay nợ”, “tình trạng niêm yết”, “sự ổn định giữa các mức
lợi nhuận”. Sau đó, các tác giả sử dụng T-test để kiểm định sự khác biệt trong quan
điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của hai nhóm đối tượng khảo


14


sát và đề xuất một số kiến nghị để cải thiện chất lượng BCTC. Tuy nhiên, nghiên cứu
vẫn chưa đưa ra được mô hình các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn CSKT của doanh nghiệp, đây cũng chính là hạn chế của nghiên cứu này.
1.3. Nhận xét và định hướng nghiên cứu
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu trong và ngoài nước
- Nghiên cứu ngoài nước:
Các nghiên cứu về việc lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp
đã được thực hiện từ lâu và trên nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi công trình nghiên
cứu đã tìm được các nhân tố có ảnh hưởng riêng đến việc lựa chọn CSKT. Tuy nhiên,
do sự khác biệt về đặc điểm nền kinh tế, hệ thống pháp luật của quốc gia được nghiên
cứu và mục tiêu nghiên cứu của mỗi đề tài các nhân tố được nghiên cứu không hoàn
toàn giống nhau. Chính vì điều này, tác giả sẽ phải tìm kiếm mô hình phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu và đặc điểm nền kinh tế mà chưa được kiểm định ở Việt Nam
cụ thể là trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Nghiên cứu trong nước:
Đến thời điểm này, đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu về phân tích mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
lên sự lựa chọn chính sách kế toán một cách đầy đủ. Chính điều này, mảng nghiên
cứu về các yếu tố về ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán dù trên thế giới
đã phát triển từ lâu nhưng tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Bên cạnh các nghiên cứu đã nêu trên và dựa vào bảng thống kê các nghiên cứu
của Colin R.Dey và cộng sự (2007), tác giả tổng hợp lên bảng thống kê các nghiên
cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán tại Phụ lục 01.
1.3.2. Định hướng nghiên cứu
Sau khi xét một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả nhận
thấy tại Việt Nam, mảng nghiên cứu về các chính sách ảnh hưởng đến việc lựa chọn
CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận vẫn chưa có nhiều, đặc biệt là rất ít nghiên cứu thuộc
chuyên ngành kế toán, nếu có thì các nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính mà chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Các nghiên cứu



15

trong nước chủ yếu thuộc chuyên ngành tài chính đi sâu vào phân tích để từ đó nhằm
quản lý lợi nhuận tốt hơn. Vì vậy, bằng cách kế thừa những công trình nghiên cứu
trước đó có kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi
nhuận dưới góc độ kế toán, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố tác
động đến sự lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc lựa chọn CSKT đã được thực hiện
tại nhiều quốc gia khác nhau từ những năm 90 đến nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện
mảng nghiên cứu này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Nhằm làm rõ thêm thực trạng về các
nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT ở Việt Nam, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu
về nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh tại TP. Cần Thơ.


16

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách kế toán
2.1.1. Tổng quan về chính sách kế toán
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách kế toán
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 8 (IAS 8) và chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 29 (VAS 29), chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán
cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC.
Trong chuẩn mực kế toán quy định doanh nghiệp áp dụng CSKT được quy định
trong chuẩn mực kế toán, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được phép lựa chọn CSKT
phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. Theo các nội dung liên quan đến chính sách

kế toán quy định trong chuẩn mực kế toán quốc tế và Viêt Nam, chính sách kế toán
gồm một số nội dung chính như sau:
Thứ nhất, CSKT là những nguyên tắc chung mà tất cả mọi doanh nghiệp phải
áp dụng như: cơ sở dồn tích, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc
giá gốc…
Thứ hai, CSKT là những lựa chọn về phương pháp kế toán trong khuôn khổ
phạm vi từng chuẩn mực cho phép, tùy thuộc vào đặc điểm của giao dịch, điều kiện
và khả năng vận dụng của từng doanh nghiệp như: phương pháp tính giá hàng tồn
kho, phương pháp khấu hao tài sản cố định…
Thứ ba, CSKT là những phương pháp mà doanh nghiệp tự xây dựng và phát
triển do bản thân chuẩn mực không thể bao quát hết mọi vấn đề trong thực tiễn.
Có thể thấy rằng tính bắt buộc của chính sách kế toán thể hiện rõ ở phần đầu
tiên nhưng hai thành phần sau lại thể hiện tính linh hoạt của kế toán, gắn liền với đặc
thù quản lý của từng doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến lợi ích các bên có liên
quan như ngân hàng, nhà đầu tư, chủ nợ,… Do đó, tác giả nghiên cứu các nhân tố tác
động đến sự lựa chọn CSKT ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đi vào khảo
sát các nhân tố tác động đến sự lựa chọn CSKT cụ thể là những phương pháp kế toán
của doanh nghiệp.


×