Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỐ LƯỢNG NOÃN VÀ NUÔI NOÃN CHÍN TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.93 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỐ LƯỢNG
NOÃN VÀ NUÔI NOÃN CHÍN TRÊN CHÓ

Ngành

: Thú Y

Khóa

: 2002 – 2007

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN BẢO KHÁNH

– 2007 –

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỐ LƯỢNG
NOÃN VÀ NUÔI NOÃN CHÍN TRÊN CHÓ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN

NGUYỄN BẢO KHÁNH

KS. NGUYỄN VĂN ÚT

– 2007 –
 
 


 

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn :
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y – trường Đại học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.
- Các quý thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú Y.
- Các quý thầy cô bộ môn Sinh lý Sinh hóa, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Dân đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất
tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- KS. Nguyễn Văn Út – bộ môn Công nghệ Sinh học trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- BSTY Quách Tuyết Anh đã cung cấp tài liệu và kinh nghiệm trong
phòng thí nghiệm.
- Những người bạn thân nhất đã chia sẻ những khó khăn, vui buồn
trong suốt 5 năm học và những người bạn đã giúp tôi rất nhiều trong
quá trình thực hiện luận văn.
Và tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được
học tập và đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
Nguyễn Bảo Khánh

iii 
 


 

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................................. iv
Danh sách các bảng ........................................................................................................... vii
Danh sách các biểu đồ ....................................................................................................... viii
Danh sách các hình ảnh ..................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................. x
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 01

1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 01
1.2 Mục tiêu ...................................................................................................................... 01
1.3 Yêu cầu ....................................................................................................................... 01
1.4 Cải tiến so với các đề tài cũ ........................................................................................ 02
PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 03
2.1 Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục chó cái ........................................................... 03
2.1.1 Buồng trứng ......................................................................................................... 03
2.1.2 Ống dẫn trứng ...................................................................................................... 04
2.1.3 Tử cung ................................................................................................................ 04
2.1.4 Âm đạo................................................................................................................. 05
2.2 Chu kỳ động dục của chó cái ...................................................................................... 05
2.2.1 Trước động dục .................................................................................................... 05
2.2.2 Động dục .............................................................................................................. 05
2.2.3 Sau động dục........................................................................................................ 06
2.2.4 Nghỉ ngơi ............................................................................................................. 06
2.3 Quá trình trưởng thành và phát triển của tế bào noãn ................................................ 07
2.3.1 Quá trình trưởng thành của nang noãn ................................................................. 07
2.3.2 Nội tiết của nang noãn tăng trưởng ...................................................................... 08
2.3.3 Sự trưởng thành của noãn..................................................................................... 09
2.3.4 Phân loại noãn theo các giai đoạn ........................................................................ 11
iv 
 


 

2.4 Nuôi noãn in vitro (IVM) ........................................................................................... 13
2.4.1 Lịch sử IVM ........................................................................................................ 13
2.4.2 Hệ thống môi trường sử dụng trong nuôi noãn chó in vitro ................................ 13
2.4.3 Môi trường sinh hóa cho sự trưởng thành in vitro của noãn chó ........................ 16

2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến IVM .......................................................................... 17
PHẦN 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................. 19
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện ................................................................................. 19
3.2 Nội dung khảo sát ....................................................................................................... 19
3.3 Vật liệu ....................................................................................................................... 19
3.3.1 Nguồn mẫu........................................................................................................... 19
3.3.2 Hóa chất ............................................................................................................... 19
3.3.3 Thiết bị ................................................................................................................. 21
3.3.4 Dụng cụ ................................................................................................................ 21
3.4 Phương pháp tiến hành ............................................................................................... 21
3.4.1 Bố trí khảo sát ...................................................................................................... 21
3.4.2 Cách tiến hành ..................................................................................................... 23
3.5 Xử lý thống kê ............................................................................................................ 28
PHẦN 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 29
4.1 Khảo sát 1: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch buồng trứng lên số lượng noãn
thu được và tỉ lệ noãn chín sau IVM .......................................................................... 29
4.2 Khảo sát 2: Ảnh hưởng của tuổi chó đến số lượng noãn thu được và tỉ lệ noãn chín
sau IVM ...................................................................................................................... 30
4.3 Khảo sát 3: Ảnh hưởng của kích thước buồng trứng lên số lượng noãn thu được và
tỉ lệ chín của noãn ....................................................................................................... 32
4.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của β-mercaptoethanol đến tỉ lệ chín của noãn sau khi
nuôi ............................................................................................................................. 33
PHẦN 5 : KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 36
5.1 Kết luận....................................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................... 36


 



 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt .......................................................................................................................... 37
Tiếng Nước ngoài .............................................................................................................. 37
Trang web .......................................................................................................................... 39
Phụ lục ............................................................................................................................. 40

vi 
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân loại noãn theo các giai đoạn ..................................................................... 12
Bảng 3.1 Thời gian mọc răng của chó.............................................................................. 24
Bảng 3.2 Phân loại noãn ................................................................................................... 26
Bảng 4.1 Số lượng noãn thu và tỉ lệ noãn phát triển tốt ở các thời điểm ......................... 29
Bảng 4.2 Tỉ lệ noãn ở các giai đoạn phát triển theo thời điểm trong năm ....................... 29
Bảng 4.3 Số lượng noãn thu và tỉ lệ noãn phát triển tốt ở các độ tuổi ............................. 30
Bảng 4.4 Tỉ lệ noãn ở các giai đoạn phát triển theo độ tuổi............................................. 31
Bảng 4.5 Số lượng noãn thu và tỉ lệ noãn phát triển tốt ở các kích thước
buồng trứng ....................................................................................................... 32
Bảng 4.6 Tỉ lệ noãn ở các giai đoạn phát triển theo kích thước buồng trứng .................. 32
Bảng 4.7 Tỉ lệ noãn ở các giai đoạn phát triển theo nồng độ β-mercaptoethanol ............ 33

vii 
 



 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Số lượng noãn thu và tỉ lệ noãn phát triển ở các thời điểm thu hoạch ......... 30
Biểu đồ 4.2 Số lượng noãn thu và tỉ lệ noãn phát triển ở các độ tuổi .............................. 31
Biểu đồ 4.3 Số lượng noãn thu và tỉ lệ noãn phát triển tốt ở các kích thước
buồng trứng ................................................................................................... 33
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ trung bình ở các giai đoạn phát triển ở từng nồng độ β-ME ................ 34

viii 
 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quá trình phát triển của nang noãn .................................................................... 07
Hình 2.2 Sơ đồ nang Graaf ngay trước đỉnh LH ............................................................... 09
Hình 2.3 Noãn thứ cấp và thể cực thứ nhất ....................................................................... 10
Hình 2.4 Noãn di chuyển vào dịch nang ........................................................................... 10
Hình 2.5 Noãn và thể cực ở kỳ giữa II .............................................................................. 11
Hình 3.1 Công thức răng ở chó trưởng thành .................................................................... 23
Hình 3.2 Phân loại noãn .................................................................................................... 27
Hình 3.3 Sự giãn nở của tế bào cumulus ........................................................................... 27
Hình 4.1 Các giai đoạn phát triển của noãn....................................................................... 35


ix 
 


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSA

: Bovine serum albumin

Albumin huyết thanh bò

cAMP

: Cyclic adenosine monophotphate

COC

: Cumulus-oocyte complex

Phức hợp noãn – tế bào hạt

FSH

: Follicle stimulating hormone

Hormone kích thích nang noãn

GV


: Germinal vesical

Giai đoạn túi mầm

GVBD

: Germinal vesical breakdown

Giai đoạn vỡ túi mầm

hCG

: Human chorionic gonadotropin

Kích dục tố nhau thai người

HEPES

: Hydroxyethylpiperazine ethanesulfonic acid

IVM

: in vitro maturation

Trưởng thành trong ống nghiệm

LH

: Luteinizing hormone


Hormone thể vàng

MI

: Metaphase I

Trung kỳ I

MII

: Metaphase II

Trung kỳ II

NCSU 37 : North Carolina State University 37
PBS

: Phosphat-buffered saline

PVA

: Polyvinyl alcohol


 


 


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng số lượng noãn và nuôi noãn chín trên chó”
được tiến hành tại phòng thí nghiệm Sinh Lý Sinh Hóa, phòng Nuôi Cấy Tế Bào, khoa
Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông Lâm TP. HCM. Việc lấy mẫu được thực hiện
ở lò mổ anh Phước, quận Thủ Đức, TP. HCM. Thời gian thực hiện từ tháng 03/2007
đến tháng 07/2007.
Đề tài có 4 nội dung khảo sát, bao gồm:
-

So sánh số lượng noãn thu được và tỉ lệ noãn chín sau khi nuôi dựa trên thời
điểm thu hoạch buồng trứng. Thời điểm thu hoạch được chia làm 4 thời điểm,
đó là tháng 3 (20 chó), tháng 4 (26 chó), tháng 5 (17 chó) và tháng 6 (13 chó).
Số noãn trung bình thu được trên mỗi chó ở từng thời điểm lần lượt là 22,8;
27,19; 40,06 và 37,38. Tỉ lệ noãn chín theo từng thời gian lần lượt là 1,2%;
2,64%; 3,06% và 3,8%.

-

So sánh số lượng noãn thu được và tỉ lệ noãn chín sau IVM dựa theo tuổi chó.
Tuổi chó được chia làm 4 khoảng, từ 5 – 12 tháng tuổi, > 12 – 18 tháng tuổi,
> 18 – 24 tháng tuổi và > 24 tháng tuổi. Số noãn trung bình thu được trên mỗi
chó ở mỗi độ tuổi lần lượt là 28,33; 40,36; 31,64 và 38,25. Tỉ lệ noãn chín ở
từng độ tuổi lần lượt là 1,67%; 5,15%; 2,42% và 4,09%.

-

So sánh số lượng noãn thu được và tỉ lệ noãn chín sau IVM dựa theo kích thước
buồng trứng. Kích thước buồng trứng được chia làm 4 mức là ≤ 500 mm3,
> 500 mm3 – 1000 mm3, > 1000 – 1500 mm3 và > 1500 mm3. Số noãn trung
bình thu được trên mỗi chó ở mỗi khoảng kích thước buồng trứng lần lượt là

22,09; 43,71; 32,13 và 24,33. Tỉ lệ noãn chín ở từng mức kích thước buồng
trứng lần lượt là 0,83%; 5,97%; 4,36% và 0%.

xi 
 


 

-

Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung β-mercaptoethanol đến tỉ lệ noãn chín.
Nồng độ β-mercaptoethanol được bổ sung vào môi trường nuôi noãn lần lượt là
0 µM, 50 µM và 100 µM. Ở nồng độ 0 µM, tỉ lệ noãn phát triển đến giai đoạn
GV, GVBD, MI, MII lần lượt là 33,81%; 8,95%; 5,17%; 2,26%. Ở nồng độ 50
µM, tỉ lệ noãn phát triển đến giai đoạn GV, GVBD, MI, MII lần lượt là 49,64%;
14,58%; 14,7%; 11,99%. Ở nồng độ 100 µM, tỉ lệ noãn phát triển đến giai đoạn
GV, GVBD, MI, MII lần lượt là 42,16%; 14,28%; 9,61%; 4,89%.

xii 
 



 

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống nhân dân tăng dần thì đời sống tinh thần
được chú trọng hơn. Mỗi người đều có nhu cầu giải trí, bầu bạn, tâm sự và hơn hết là

cần được bảo vệ tính mạng cũng như tài sản. Ở đây chó là loài vật được ưa chuộng
hàng đầu do bởi tính trung thành, sự thông minh và lòng can đảm.
Mặt khác, đời sống người dân ngày nay khá cao nên mức độ thẩm mỹ cũng sâu
sắc hơn. Chó được yêu thích trong nhà phải là chó đẹp, giống quý, lạ mắt, mà phần lớn
những chú chó này là chó nhập từ nước ngoài với giá thành cao, thủ tục phức tạp.
Đáp ứng nhu cầu trên, việc tạo ra chó con từ phôi sản xuất in vitro được khuyến
khích với các ưu điểm :
-

Tham gia vào quá trình chọn lọc, nhân giống, lai tạo để đạt được những tính
trạng mong muốn

-

Tối ưu hóa khả năng sinh sản của chó bố mẹ

-

Sản xuất được số lượng lớn phôi trong thời gian ngắn, giá thành hạ

-

Tiền đề cho công nghệ sinh sản vô tính trong tương lai

Vì vậy đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng số lượng noãn và nuôi noãn chín trên
chó” được thực hiện, nhằm chuẩn bị bước đầu cho việc sản xuất phôi chó in vitro.
1.2. Mục tiêu
Cải thiện quy trình nuôi noãn trong phòng thí nghiệm và khảo sát một số yếu tố
ảnh hưởng đến số lượng noãn thu nhận và sự phát triển in vitro của noãn.
1.3. Yêu cầu

-

Xác định quy trình nuôi noãn chín.

-

Ghi nhận một số yếu tố ảnh hưởng số lượng noãn thu nhận từ chó ở lò mổ và
tỉ lệ chín của noãn chó: thời điểm lấy mẫu trong năm, tuổi chó, kích thước
buồng trứng.

-

 

Khảo sát ảnh hưởng của β-mercaptoethanol đến tỉ lệ noãn chín.



 

1.4. Cải tiến so với các đề tài cũ của nhóm nghiên cứu tại ĐH Nông Lâm
TP. HCM
-

Sau khi nghiên cứu các tài liệu khoa học nước ngoài và vì điều kiện khách
quan, môi trường NCSU 37 được sử dụng thay cho môi trường TCM 199. So
với kết quả tỉ lệ noãn chín (MII) của Lâm Thị Ngọc Thanh, 2006 là 0,75%, tỉ
lệ noãn chín ở đây đạt được 11,99%.

-


Khi thu buồng trứng tại lò mổ, mẫu được trữ trong dung dịch PBS có bổ sung
kháng sinh thay vì trữ trong nước muối sinh lý (Nguyễn Bạch Thảo Vy,
2005), vì môi trường này cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ buồng trứng tốt hơn
trong thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm.

 



 

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục chó cái
2.1.1. Buồng trứng
Đây là cơ quan sản xuất ra noãn và một số hormone sinh dục. Noãn ở buồng
trứng phát triển trong một bao chứa đầy dịch gọi là nang noãn. Buồng trứng của chó
cái có dạng hình oval, nằm trong hai túi buồng trứng, ở phía sau thận, khoảng đốt sống
lưng thứ 3 - 4, buồng trứng phải nằm cao hơn buồng trứng trái.
Chó cái có trọng lượng 12,5 kg thì buồng trứng có chiều dài 1,5 cm, chiều rộng
0,7 cm và chiều dày 0,5 cm. Kích thước của buồng trứng phụ thuộc vào trọng lượng cơ
thể nhưng sự chênh lệch không quá 0,2 cm và kích thước của buồng trứng chó thay đổi
qua từng giai đoạn của chu kỳ động dục (Luvoni và cs, 2003).
Buồng trứng cấu tạo gồm phần lõi và phần vỏ. Nó được bao quanh bởi biểu mô
sinh dục và thường tăng gấp 4 – 7 lần kích thước lúc sinh ra khi đạt tuổi thành thục.
Phần lõi gồm mô liên kết sợi sắp xếp không đều và hệ thống mạch máu thần kinh bao
quanh, động mạch được sắp xếp ở dạng xoắn ốc. Phần vỏ gồm các nang noãn, phần
trung gian (tiền chất) và sản phẩm cuối của chúng. Ngoài ra, nó còn là vùng hình thành
noãn và sản xuất hormone. Vì vậy buồng trứng có thể có những cấu trúc và thành phần
khác nhau (nang noãn hoặc thể vàng) ở các giai đoạn khác nhau của sự phát triển hoặc

thoái biến. Mô liên kết của phần vỏ bao gồm nguyên bào sợi, chất keo, sợi gian bào,
mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh và sợi cơ trơn. Những tế bào mô liên kết
gần bề mặt được sắp xếp gồ ghề song song với bề mặt buồng trứng và hơi dày hơn so
với những tế bào hướng về phần lõi. Lớp này được gọi là màng bao buồng trứng. Trên
bề mặt buồng trứng là một lớp tế bào dẹt, đó là biểu mô sinh dục (Hafez, 1968).
Xét về chức năng, buồng trứng vừa là tuyến ngoại tiết sản xuất tế bào sinh dục
cái (noãn bào), vừa là tuyến nội tiết tổng hợp và phân tiết estrogen, progesterone,
androgen và oxytocin (Charlotte, 2000).

 



 

2.1.2. Ống dẫn trứng
Là phần nối giữa buồng trứng với tử cung. Phần nối với buồng trứng loe rộng
có dạng hình phễu được gọi là vòi Fallope. Phần nối với tử cung gọi là vòi tử cung.
Ống dẫn trứng chia làm ba phần: phần phễu, phần rộng và phần eo. Phần phễu
hay vòi Fallope tiếp xúc và bao bọc buồng trứng bằng những tua vòi. Vào giai đoạn
xuất noãn, phần phễu sẽ bao chặt buồng trứng và di chuyển đến vị trí nang Graaf để
hứng các noãn bào rụng. Phần rộng ở vị trí 1/3 ống dẫn trứng, nơi đây xảy ra hiện
tượng thụ tinh. Phần eo nối tiếp với sừng tử cung có cấu tạo bởi lớp cơ trơn dày giúp
di chuyển trứng đã thụ tinh đi về phía sừng tử cung.
Về chức năng, đây là nơi để noãn di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Thời
gian di chuyển này khoảng 2 ngày. Ống dẫn trứng còn là nơi để noãn trưởng thành,
cũng là nơi hiện tượng thụ tinh xảy ra.
2.1.3. Tử cung
Tử cung chó có dạng hình chữ Y cấu tạo gồm: hai sừng, thân và cổ tử cung.
Thân tử cung định vị ở mặt dưới của bàng quang, một phần nằm trong xoang bụng,

một phần nằm trong xoang chậu. Kích thước của tử cung rất thay đổi, tuỳ thuộc nhiều
vào trọng lượng của chó cái, số lần mang thai, tình trạng viêm nhiễm của tử cung và
các giai đoạn của sự mang thai. Một con chó cái nặng 12,5 kg có chiều dài phần sừng
tử cung từ 10 – 15 cm, chiều dài phần thân tử cung từ 1,4 – 3 cm, có đường kính cổ tử
cung là 0,8 cm (Luvoni, 2003).
- Sừng tử cung là phần nối giữa ống dẫn trứng và thân tử cung, nó nằm hoàn
toàn trong xoang bụng, sừng bên phải thường dài hơn sừng bên trái.
- Thân tử cung là phần nối giữa sừng tử cung và âm đạo thông qua cổ tử cung.
- Cổ tử cung có cấu trúc như một cái vòi hẹp nối tử cung với âm đạo, dài 0,5 – 1
cm. Suốt thời kỳ mang thai, cổ tử cung rất gần với lỗ ra của đường sinh dục. Nó có
chức năng như một rào cản chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật vào tử cung.
Tử cung có những chức năng như tiếp nhận tinh trùng của chó đực, vận chuyển
tinh trùng đến ống dẫn trứng, cung cấp môi trường thuận lợi cho sự định vị và phát
triển của phôi thai trong suốt giai đoạn mang thai, bảo vệ và tống bào thai ra ngoài.

 



 

2.1.4. Âm đạo
Cơ quan rỗng này kéo dài từ cổ tử cung tới âm hộ, nằm hoàn toàn trong xoang
chậu. Lớp lót bên trong của âm đạo được cấu thành từ những tế bào thay đổi đặc biệt
suốt chu kỳ động dục.
Chức năng: tiếp nhận dương vật chó đực trong quá trình giao phối và là đường
tiếp dẫn thú con sinh ra.
2.2. Chu kỳ động dục ở chó cái
Tuổi bắt đầu sinh sản ở chó từ 6 đến 24 tháng, trung bình là 9 – 10 tháng.
Khoảng nghỉ giữa 2 chu kỳ động dục thay đổi từ 4 đến 12 tháng, trung bình là 7 tháng

và khác nhau ở từng cá thể. Chu kỳ động dục ở chó cái được chia làm 4 giai đoạn:
trước động dục, động dục, sau động dục và nghỉ ngơi (Nelson, 1989).
2.2.1. Trước động dục
Giai đoạn này bắt đầu khi xuất hiện hiện tượng âm hộ sưng lên và chảy máu, và
chấm dứt khi chó chịu phối. Đặc điểm của giai đoạn này là tăng sự tập trung estradiol,
do đó làm âm hộ sưng phù và hóa sừng biểu bì âm đạo. Thời gian trung bình của giai
đoạn là 9 ngày, với khoảng thay đổi là 3 đến 17 ngày. Sự hấp dẫn chó đực tăng dần
suốt thời gian này. Trong giai đoạn này, nang noãn trải qua sự phát triển và trưởng
thành và tiết ra 17-β-estradiol. Nồng độ estradiol tăng dần, từ thấp hơn 15 pg/ml đến
cao hơn 50 pg/ml, rồi giảm nhanh trong 1 – 2 ngày trước khi LH tăng lên và giai đoạn
động dục bắt đầu.
2.2.2. Động dục
Giai đoạn này thường vào khoảng tháng 8 đến tháng 11, được xác định bằng sự
chấp nhận giao phối. Độ dài trung bình là 9 ngày, với khoảng thay đổi từ 3 đến 21
ngày. Âm hộ bớt sưng và chảy máu so với giai đoạn trước động dục. Cùng với giảm
nồng độ estradiol, nang noãn bắt đầu lutein hóa và tiết ra progesterone. Việc giảm
estrogen và tăng progesterone ở cuối giai đoạn trước động dục được cho là nguyên
nhân của sự thay đổi trong hành vi, đưa đến giai đoạn động dục và gây ra sự tăng tiết
FSH và LH. Ở phần lớn chó cái, sự rụng trứng xảy ra trong vòng 48 giờ của việc tăng
LH, thay đổi trong khoảng 0 đến 96 giờ. Noãn trưởng thành có khả năng tồn tại 2 – 3

 



 

ngày để được thụ tinh và tinh trùng chó có khả năng thụ tinh trong ống sinh dục cái
trung bình 3 – 4 ngày, đôi khi kéo dài đến 6 ngày.
2.2.3. Sau động dục

Giai đoạn này bắt đầu khi con cái từ chối giao phối. Không có dấu hiệu bên
ngoài nào đánh dấu sự bắt đầu giai đoạn này ngoài sự chấm dứt các biểu hiện của giai
đoạn động dục. Thể vàng tiết ra progesterone phụ thuộc vào LH tuyến yên và
prolactin. Nồng độ progesterone tăng nhanh trong suốt 2 tuần đầu sau khi LH tăng và
thời điểm rụng trứng. Nó đạt đến đỉnh cao nhất từ 15 đến hơn 80 ng/ml trong 15 – 30
ngày sau khi rụng trứng. Progesterone tiếp tục tăng, nhưng tiệm giảm trong 2 tháng
tiếp theo, dù có xảy ra mang thai hay không. Ở chó có mang, có sự giảm nhanh
progesterone xuống dưới 2 ng/ml, xảy ra khoảng 64 ngày sau khi LH tăng và 24 giờ
trước khi sinh con. Ở chó không mang thai, sự giảm progesterone diễn ra chậm hơn và
có thể không đạt đến mức cơ bản 0,2 – 0,5 ng/ml trong 90 ngày.
2.2.4. Nghỉ ngơi
Giai đoạn này tiếp nối giai đoạn sau động dục và chấm dứt khi giai đoạn trước
động dục của chu kỳ kế tiếp bắt đầu. Khoảng nghỉ từ khi chấm dứt giai đoạn sau động
dục đến lúc bắt đầu giai đoạn trước động dục thay đổi khá lớn, nhưng trung bình là 4,5
tháng. Bởi vì không có dấu hiệu lâm sàng nào liên quan đến giai đoạn này, nên pha
này của chu kỳ được mô tả là thời gian không có hoạt động tính dục. Thật ra tuyến
yên, buồng trứng và tử cung vẫn hoạt động trong thời gian này. Sự lên xuống của LH
và FSH của tuyến yên, sự tiết estrogen của buồng trứng đã được ghi nhận. Trong giai
đoạn này, màng trong tử cung bong ra, hoạt động và kích thước các tuyến ở màng
trong tử cung, độ dày cơ trơn thành tử cung, độ dày màng trong tử cung đều giảm. Quá
trình phục hồi của màng trong tử cung kéo dài khoảng 120 ngày sau chu kỳ không
mang thai và lâu hơn (150 ngày) ở chu kỳ mang thai.

 



 

2.3. Quá trình trưởng thành và phát triển của tế bào noãn

2.3.1. Quá trình trưởng thành của nang noãn

Tế bào mầm nguyên thuỷ

Nang noãn nguyên thuỷ
Nang noãn bậc 1

  Thể trắng

Nang noãn bậc 2

Thể vàng

Nang Graaf

Xuất noãn

Hình 2.1. Quá trình phát triển của nang noãn
(Nguồn: />Trong suốt quá trình hình thành phôi, tế bào mầm nguyên thủy phát triển từ
trung bì ở túi niệu, định vị tại buồng trứng, sau đó tăng lên về số lượng và biệt hóa

 



 

thành nang noãn nguyên thủy. Nang noãn nguyên thủy ngừng phát triển đến giai đoạn
cơ thể thành thục về mặt sinh dục. Vào đầu chu kỳ động dục, nang noãn nguyên thủy
phát triển thành nang noãn sơ cấp. Dưới ảnh hưởng của gonadotropin và các hormone

buồng trứng, nang noãn phát triển thành nang Graaf, một số nang không phát triển trở
thành nang noãn tịt. Khi nang Graaf xuất noãn, noãn và một số tế bào hạt rơi vào màng
bụng, trong khi các tế bào hạt còn lại vẫn ở trong buồng trứng. Các tế bào này và lớp
tế bào vỏ sau đó phát triển thành thể vàng.
2.3.2. Nội tiết của nang noãn tăng trưởng
Sự tăng trưởng, thành thục, rụng trứng và lutein hóa của nang Graaf phụ thuộc
vào các yếu tố: kiểu chế tiết thích hợp, hàm lượng đủ và tỉ lệ phù hợp của FSH và LH
trong huyết thanh. Những hormone này gồm các steroid, các prostaglandin, các
glycoprotein (những phức hợp của axit sialic và polypeptid chuỗi kép) và tất cả chúng
đều được chế tiết từ những tế bào B của tuyến yên.
FSH giữ vai trò chủ đạo cho việc khởi đầu sự hình thành xoang nang.
Gonadotropin này kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm của tế bào hạt và quá
trình hình thành dịch nang. Estradiol thúc đẩy tác dụng phân bào nguyên nhiễm của
FSH. FSH kích thích những tế bào hạt thông qua các thụ thể màng, mà số lượng thụ
thể của mỗi tế bào được duy trì ổn định trong giai đoạn tăng trưởng của nang.
Ngoài ra FSH làm tăng khả năng cảm ứng của tế bào hạt đối với LH bằng cách
tăng số lượng các thụ thể LH. Ở heo, các thụ thể LH tăng từ 300 (trong các nang bé)
lên 10000 (trong các nang lớn trước lúc xuất noãn). Việc tăng thụ thể LH như vậy
chuẩn bị cho quá trình lutein hoá của các tế bào hạt trong việc đáp ứng sóng gây xuất
noãn của LH.
Vai trò của LH trong sự phát triển nang noãn có phần phức tạp hơn. Tế bào vỏ
mang thụ thể với LH. LH có khả năng kích thích sự sản xuất androgen trong tế bào vỏ,
sau đó androgen sẽ được chuyển thành estrogen dưới kích thích của FSH tại tế bào hạt.
Ở giữa chu kỳ, thụ thể LH được phát triển trên tế bào hạt. Ở giai đoạn này, LH có vai
trò hiệp đồng với FSH làm nang noãn tiếp tục phát triển và chuẩn bị nang noãn cho
đỉnh LH giữa chu kỳ. Cuối cùng, tương tác giữa LH và nang noãn trước thời điểm
phóng noãn cắt đứt sự liên kết giữa tế bào bao quanh với noãn làm cho noãn hoàn

 




 

thành giảm phân để trưởng thành, gây vỡ nang và khởi phát hoàng thể hóa. Ở heo cái,
số lượng các thụ thể trên mỗi tế bào vỏ chỉ tăng lên gấp đôi vào cuối kỳ tăng trưởng
của nang (Isobe, 2001).
2.3.3. Sự trưởng thành của noãn
Trong tuần đầu của chu kỳ trưởng thành, noãn liên kết với nang và phụ thuộc
vào sự phát triển của những tế bào nang xung quanh. Nang liên kết chặt chẽ nhất với
noãn sẽ trở thành nang chính và sau đó trở thành nang Graaf.

Hình 2.2. Sơ đồ nang Graaf ngay trước đỉnh LH
(Nguồn: />Chú thích:

 Mặt ngoài và mặt trong màng bao nang
 Màng đáy giữa màng bao và lớp tế bào hạt
 Tế bào hạt

 Mô buồng trứng

 Dịch nang

 Màng bao buồng trứng

 Noãn sơ cấp

 Xoang bụng

 Lớp tế bào cumulus

Sự trưởng thành của noãn là sự hấp thu các vật chất được cung cấp bởi các tế
bào hạt bám xung quanh màng trong suốt của bề mặt noãn. Nhân của noãn cũng
trưởng thành vào những ngày cuối trước đỉnh LH. Cho tới thời điểm này, nhiễm sắc
thể đang ở kỳ trước I của lần phân chia thứ nhất (prophase I). Nhiễm sắc thể từ từ xoắn
lại, hạch nhân và màng nhân biến mất, thoi phân bào được thành lập, chuẩn bị cho sự
hoàn tất lần phân chia thứ nhất ngay vào lúc đỉnh LH. Thể cực xuất hiện đánh dấu lần
phân chia thứ nhất hoàn tất (telophase I).

 


10 
 

Chú thích:
 Thể cực

Hình 2.3. Noãn thứ cấp và thể cực thứ nhất
(Nguồn: />Dưới tác dụng của LH, các tế bào hạt bắt đầu dãn ra và nhân lên, đồng thời
chúng cũng sản xuất progesterone và phóng thích vào dịch nang. Noãn thứ cấp và thể
cực bây giờ có bộ nhiễm sắc đơn bội.
Ngoài các hormone, tế bào hạt cũng tiết ra hợp chất khác, chủ yếu là acid
hyaluronic, vào dịch nang. Trước thời điểm rụng trứng lượng dịch nang tăng rõ rệt. Sự
liên kết giữa các tế bào cumulus ngày càng lỏng lẻo, theo hướng đó, những tế bào
cumulus này và noãn tách khỏi nơi chúng bám trên thành nang và rơi vào dịch nang.

Hình 2.4. Noãn di chuyển vào dịch nang
(Nguồn: />Chú thích:

 


 Ổ bụng


11 
 

 Dịch nang (chứa nhiều acid hyaluonic và progesterone)
 Noãn và đám mây tế bào cumulus
 Lớp tế bào cumulus giãn ra
 Noãn thứ cấp
 Màng phóng xạ
 Mô buồng trứng
Noãn bây giờ đã hoàn tất các giai đoạn của sự trưởng thành. Các nhiễm sắc thể
kép tập trung về mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào sát màng tế bào (metaphase II),
gần vị trí của thể cực. Các nhiễm sắc thể đơn tách về 2 cực tế bào. Quá trình tương tự
diễn ra trong thể cực.

Hình 2.5. Noãn và thể cực ở kỳ giữa II (metaphase II)
(Nguồn: />Chú thích:

 Thoi phân bào và các chromosome
 Thoi phân bào trong thể cực
 Không bào

Nang noãn bây giờ đã sẵn sàng cho quá trình rụng trứng.
2.3.4. Phân loại noãn theo các giai đoạn
+ FC, SC: Noãn đang tăng trưởng trong buồng trứng
+ GV I: Noãn đã tăng trưởng đầy đủ
+ GV II, GV III, GV IV: Noãn bắt đầu chín dưới ảnh hưởng của hormone

gonadotropin

 


12 
 

Bảng 2.1. Bảng phân loại noãn theo các giai đoạn (Hong Thuy Bui, 2004)
FC

Filamentous

Các sợi NST nằm rải

chromatin stage

rác khắp túi nhân, nhân
bắt màu orcein và có
nhiều không bào
 

SC

Stringy chromatin

NST bắt đầu xoắn lại,

stage


nhân không bắt màu

 

GV Germinal vesicle I
I

stage

Túi nhân còn nguyên
có đặc điểm là màng
nhân rõ ràng và NST
xung quanh nhân bắt
màu
 

GV Germinal vesicle II NST xếp quanh nhân,
II

stage

một vài vùng bắt màu
orcein gần màng nhân

 

GV Germinal vesicle

Dịch nhân mất hạt,


III

nhưng màng nhân vẫn

III stage

còn nguyên, NST kép
xuất hiện quanh nhân
 

 


13 
 

GV Germinal vesicle

Màng nhân mờ dần và

IV

nhân biến mất hoàn

IV stage

toàn, NST kép tách rời
nhau
 


2.4. Nuôi noãn chín in vitro (IVM, in vitro maturation)
2.4.1. Lịch sử IVM
Năm 1935, Pincus và Enzmann tách noãn thỏ chưa trưởng thành khỏi sự ức
chế của nang noãn, cho phép noãn đạt tới trưởng thành khi nuôi cấy in vitro.
Năm 1983, Minato và Toyoda (Nhật) và Schroeder và Eppig (Mỹ) cho rằng
noãn chuột được trưởng thành in vitro có khả năng tạo phôi nếu được thụ tinh.
Năm 1983, Lenz và cộng sự cho rằng 39oC là nhiệt độ tối ưu để noãn bò trưởng
thành in vitro.
Năm 1988, Lu và cộng sự cho ra đời con bê từ kỹ thuật chín noãn và thụ tinh in
vitro.
Năm 1996, Eppig và O’Brien cho ra đời chuột con sau khi dùng kỹ thuật IVM,
thụ tinh in vitro và chuyển phôi vào tử cung chuột mẹ.
2.4.2. Hệ thống môi trường sử dụng trong nuôi noãn chó in vitro
2.4.2.1. Môi trường nang noãn
Sự duy trì cấu trúc 3 chiều của nang noãn cho phép bảo toàn chức năng và sự
nguyên vẹn về mặt hình thái của những thành phần duy trì sự phát triển của noãn và
sự trưởng thành in vivo. Bolamba và cs (1998) đánh giá sự trưởng thành nhân của noãn
chó được lấy từ những nang nuôi cấy in vitro trong các đĩa nuôi cấy bằng nhựa phủ
0,6% agar tinh sạch để ngăn chặn sự mất mát của tế bào hạt. Kết quả đạt được cao nhất
ở quá trình từ MI đến MII khi noãn được nuôi cấy trong 48 giờ trong những nang noãn
ở giai đoạn tiền nang (11,5%) hay đầu giai đoạn xoang nang (8,7%). Nguyên nhân
gây nên tỉ lệ thành công thấp này là do sự phân tách làm gián đoạn sự trao đổi sinh lý
của những yếu tố bên trong nang noãn, điều này làm giảm khả năng hỗ trợ của nang
noãn lên quá trình giảm phân của noãn.

 


×