Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TRÊN CHÓ, MÈO TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.36 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌCNÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, LIỆU PHÁP
ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TRÊN CHÓ,
MÈO TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: PHẠM HOÀNG TRÍ
Khóa: 2002 - 2007
Ngành: Thú Y

Tháng 11 năm 2007


KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, LIỆU PHÁP ĐIỀU
TRỊ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TRÊN CHÓ, MÈO
TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

PHẠM HOÀNG TRÍ

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Bác Sỹ
Ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN NHƯ PHO

Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Gửi về Cha, Mẹ điểm tựa của con trong suốt cuộc đời đã tận tình chăm sóc, dạy
bảo và hy sinh cho con có được ngày hôm nay những tình cảm kính yêu.
Xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Như Pho
ThS. Nngyễn Văn Phát
Đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và tạo diều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện tiểu luận.
Chân thành cảm ơn.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình
dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt thời gian tại trường
Bệnh viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ThS. Bùi Ngọc
Thuý Linh, Bác Sỹ Thú Y Nguyễn Thanh Mỹ, Bác Sỹ Thú Y Nguễn Văn Hùng đã tạo
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn tôi, những người đã ủng hộ, giúp đỡ và chia sẻ
buồn vui giúp cho tôi có nghị lực vượt qua. Xin nhận ở đây lời cảm ơn chân thành nhất.
Vì thời gian và kiến thức có hạn, quyển tiểu luận này không tránh khỏi những
sai sót, tôi mong sẽ nhận được nhiều ý kiến nhận xét, phê bình và tôi xin trân trọng ghi
nhận và biết ơn.
Phạm Hoàng Trí

ii



TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Tiểu luận “KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, LIỆU PHÁP
ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỆU TRỊ CÁC BỆNH TRÊN CHÓ MÈO TẠI BỆNH
VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Tiểu luận đã được thực hiện từ ngày 15/04/2007 đến ngày15/06/2007 tại bệnh
viện thú y trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Thú khảo sát là tất cả
chó mèo được mang đến khám và điều trị tại bệnh viện.
Mục đích của việc khảo sát là:
- Tìm hiểu phương pgáp và điều trị bệnh chó mèo.
- Khảo sát kết quả điều trị tại bệnh viện thú y.
- Đề ra biện pháp phòng bệnh chó mèo.
Phương pháp khảo sát
Mỗi chó mèo được lập một hồ sơ bệnh án riêng để theo dỡi trong suốt quá trình
điều trị bệnh, việc chuẩn đoán bao gồm chuẩn đoán lâm sàn kết hợp với chuẩn đoán
phòng thí nghiệmvà các xét nghiệm đặc biệt khác.
1. Các nhóm bệnh
Trong 389 trường hợp bệnh trên chó mèo được phân bố vào 9 nhóm bệnh với tỷ
lệ sau:
Bệnh truyền nhiễm (30 %) gồm: bệnh carre, bệnh do Parvovirus, bệnh do
Leptospira, bệnh ho cũi ở chó.
Bệnh hệ thống hô hấp (5,91 %): viêm thanh phế quản, viêm phổi.
Bệnh hệ thống tiêu hóa (24,1 %): bệnh ở xoang miệng, bệnh do giun sán, viêm
dạ dày ruột, chứng táo bón.
Bệnh hệ thống sinh dục (6,69 %): bệnh viêm vú, bệnh viêm và loét âm đạo,
bướu sinh dục, viêm bàng quang.
Bệnh hệ thống tuần hoàn (5,65 %): bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh giun tim.
Bệnh ở da (8,22 %): viêm da, nấm da, ghẻ da do Demodex Canis và Srcoptes
Scabiei Var Canis.
Bệnh ở tai và mắt (3,6 %): viêm tai, tụ máu vành tai, ghẻ tai, viêm mắt, mống mắt.

Bệnh hệ thống vận động (4,37 %): gãy xương, còi xương.
Các trường hợp khác (11,31 %): ngộ độc, abscess, sốt không rõ nguyên nhân.
2. Hiệu quả điều trị.
Có 84,69 % trường hợp khởi bệnh (số thú khởi bệnh là 328 trong tổng số 389
trường hợp).
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách chữ viết tắt ...................................................................................................vii
Danh sách bảng............................................................................................................ viii
Danh sách hình ............................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................1
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................2
2.1. Đặc điểm sinh lý chó - mèo ......................................................................................2
2.2. Phương pháp cầm cột ...............................................................................................3
2.2.1. Khớp mõm .............................................................................................................3
2.2.2. Túm gáy .................................................................................................................3
2.2.3. Banh miệng ............................................................................................................3
2.3. Các nguyên tắt điều trị bệnh trên chó mèo ...............................................................4
2.3.1. Nguyên tắt sinh lý ..................................................................................................4
2.3.2. Nguyên tắt chủ động tích cực ................................................................................4

2.3.3. Nguyên tắt tổng hợp ..............................................................................................4
2.3.4. Nguyên tắt điều trị theo cá thể ...............................................................................4
2.4. Các phương pháp khảo sát bệnh trên chó mèo .........................................................4
2.4.1. Lập bệnh án ...........................................................................................................4
2.4.2. Khám lâm sàng ......................................................................................................4
2.4.3. Các chẩn đoán đặc biệt ..........................................................................................5
2.5. Một số bệnh thường gặp trên chó mèo .....................................................................5
2.5.1. Sốt ..........................................................................................................................5
2.5.2. Ehrlichiosis ............................................................................................................6
iv


2.6. Bệnh giun tim ...........................................................................................................6
2.7. Bệnh dại ....................................................................................................................7
2.8. Bệnh do Leptospira trên chó ....................................................................................9
2.9. Bệnh do Parvovirus trên chó ..................................................................................10
2.10. Bệnh Carré trên chó .............................................................................................11
2.11. Bệnh viêm khí quản ở mèo ...................................................................................12
2.12. Bệnh ngoài da mò bao lông ..................................................................................13
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT ........................................15
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát ...............................................................................15
3.2. Điều kiện khảo sát ..................................................................................................15
3.3. Phương pháp thực hiện ...........................................................................................15
3.3.1. Lập bệnh án theo dõi từng chó bệnh ...................................................................15
3.3.2. Chẩn đoán lâm sàng.............................................................................................15
3.3.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm...............................................................................15
3.3.4. Các chẩn đoán xét nghiệm đặc biệt .....................................................................16
3.3.5. Điều trị bệnh ........................................................................................................16
3.3.6. Phân loại bệnh .....................................................................................................16
3.3.7. Ghi nhận kết quả điều trị .....................................................................................16

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................18
4.1. Bệnh truyền nhiễm .................................................................................................19
4.1.1. Bệnh Carré ..........................................................................................................19
4.1.2 Bệnh do Parvovirus ..............................................................................................20
4.1.3. Bệnh ho cũi ở chó ................................................................................................22
4.1.4. Bệnh do Leptospira .............................................................................................23
4.2. Bệnh hệ thống hô hấp .............................................................................................23
4.2.1. Viêm thanh khí quản ...........................................................................................24
4.2.2. Bệnh viêm phổi....................................................................................................24
4.3. Bệnh hệ thống tiêu hoá ...........................................................................................25
4.3.1. Bệnh ở xoang miệng ............................................................................................25
4.3.2. Bệnh do giun sán .................................................................................................26
4.3.3. Bệnh viêm dạ dày - ruột ......................................................................................27
v


4.3.4. Chứng táo bón .....................................................................................................29
4.4. Bệnh hệ thống tiết niệu ...........................................................................................29
4.4.1. Viêm vú ...............................................................................................................30
4.4.2. Bướu sinh dục ......................................................................................................31
4.4.3. Viêm bàng quang .................................................................................................31
4.5. Bệnh hệ thống tuần hoàn ........................................................................................32
4.5.1. Bệnh ký sinh trùng đường máu ...........................................................................32
4.5.1.1. Bệnh do Rickettsia ............................................................................................32
4.5.1.2. Bệnh do Babesia canis .....................................................................................33
4.5.2. Bệnh giun tim ......................................................................................................34
4.6. Bệnh ở da ................................................................................................................35
4.6.1. Ghẻ do Demodex và Sarcoptes ............................................................................36
4.6.2. Bệnh viêm da .......................................................................................................37
4.6.3. Bệnh nấm da ........................................................................................................38

4.7. Bệnh ở tai và mắt ....................................................................................................38
4.7.1. Viêm tai ...............................................................................................................39
4.7.2 Ghẻ tai...................................................................................................................39
4.7.3. Tụ máu vành tai ...................................................................................................39
4.7.4. Viêm mắt .............................................................................................................40
4.7.5. Mộng mắt.............................................................................................................41
4.8. Bệnh hệ thống vận động .........................................................................................41
4.8.1. Gãy xương ...........................................................................................................42
4.8.2. Còi xương ở chó đang lớn ...................................................................................42
4.9. Các bệnh khác.........................................................................................................42
4.9.1. Ngộ độc................................................................................................................43
4.9.2. Abscess ................................................................................................................43
4.9.3. Sốt không rõ nguyên nhân ...................................................................................44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................45
5.1. Kết luận...................................................................................................................45
5.1.1. Tỷ lệ các bệnh ......................................................................................................45
5.1.2. Bệnh phổ biến ......................................................................................................45
vi


5.1.3. Kết quả điều trị ....................................................................................................45
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................47

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lý máu trên chó-mèo trưởng thành ............................................3
Bảng 4.1: Số lượng và tỷ lệ phần trăm thú trên các nhóm bệnh ...................................18
Bảng 4.2: Số lượng và tỷ lệ phần trăm chó bệnh truyền nhiễm ....................................19
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc bệnh Carré theo lứa tuổi và phái tính ..........................................19
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus theo phái tính và lứa tuổi .............................21
Bảng 4.5: Số lượng phần trăm chó mắc bệnh đường hô hấp ........................................24
Bảng 4.6: Số lượng và phần trăm thú bệnh trên hệ thống tiêu hoá ...............................25
Bảng 4.7: Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi và phái tính.....................................................26
Bảng 4.8: Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày - ruột theo lứa tuổi và phái tính ......................27
Bảng 4.9: Số lượng và tỷ lệ phần trăm thú bị bệnh tiết niệu .........................................29
Bảng 4.10: Số thú và phần trăm thú mắc bệnh hệ thống tuần hoàn ..............................32
Bảng 4.11: Số lượng và phần trăm thú mắc bệnh da.....................................................35
Bảng 4.12: Kết quả khảo sát theo lứa tuổi và phái tính.................................................36
Bảng 4.13: Số lượng và tỷ lệ % thú bị bệnh tai và mắt .................................................38
Bảng 4.14: Số lượng và phần trăm thú bị bệnh hệ thống vận động ..............................41
Bảng 4.15: Số lượng và tỷ lệ phần trăm thú mắc các bệnh khác ..................................43

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Chó bị viêm dịch hoàn......................................................................................48
Hình 2: Mổ bàng quang .................................................................................................48
Hình 3: Chó tiêu chảy lẫn máu tươi ..............................................................................48
Hình 4: Ghẻ toàn thân do Demodex ..............................................................................49
Hình 5: Chó bị viêm da .................................................................................................49
Hình 6: Abscess trên chó ...............................................................................................49
Hình 7: Niêm mạc vàng .................................................................................................50
Hình 8: Tử cung chó ......................................................................................................50

Hình 9: Leptospira trên kính hiển vi tụ quang nền đen .................................................50
Hình 10: Chó bị tích dịch xoang bụng...........................................................................51
Hình 11: Phim X-quang chó bị gãy xương....................................................................51
Hình 12: Chó bị gãy răng do bị tai nạn .........................................................................51
Hình 13: Chó chết do nhiễm ký sinh trùng đường máu ................................................52
Hình 14: Ve ký sinh trên tai chó....................................................................................52
Hình 15: Chó bị mống mắt ............................................................................................52
Hình 16: Test thử nhanh Parvovirus .............................................................................53
Hình 17: Chó đi phân kèm ký sinh trùng ......................................................................53
Hình 18: Bướu sinh dục ở chó cái .................................................................................53

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, chó mèo luôn gần gũi thân quen với con người. Chúng là một trong
những động vật trung thành với chủ, hữu ích trong việc giữ nhà, bắt chuột và săn thú,
được ưa chuộng trong việc nuôi làm cảnh… là những con vật được yêu quý.
Ngày nay song song với sự phát triển của ngành kinh tế và những tiến bộ trong
y khoa, nhu cầu nuôi chó mèo càng trở nên phong phú và được quan tâm hơn. Vì chó
mèo được nuôi dưỡng phục vụ trong y khoa, trong công tác quốc phòng, nghệ thuật
điện xảnh và làm cảnh, thú vui cho con người. Song bên cạnh đó ta phải làm gì để
chúng thoát khỏi bệnh tật và chết chóc cũng như tạo sự an tâm cho người nuôi dưỡng
động vật này. Do đó được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y và trưởng bộ môn nội
dược và sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Như Pho. Chúng tôi tiến hành tiểu luận
“KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ
CÁC BỆNH TRÊN CHÓ MÈO”
1.2. Mục đích

Nâng cao sự hiểu biết về chuẩn đoán và điều trị bệnh chó mèo.
1.3. Yêu cầu
Khảo sát kết quả điều trị
Đề ra biện pháp phòng bệnh trên chó mèo

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Đặc điểm sinh lý chó - mèo
Thân nhiệt
Chó: 37,5 - 39oC
Mèo: 38 - 38,5oC (đo ở hậu môn)
Theo tác giả Nguyễn Như Pho (1995), thì thân nhiệt chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố: tuổi tác, phái tính, sự hoạt động, nhiệt độ môi trường…
Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Chó: 10 - 40

Chó con: 15 - 35

Mèo: 10 - 20

Mèo con 15 - 35

Chó thở ở thể bụng còn mèo thở ở thể hỗn hợp
Tần số tim (lần/phút)
Chó: 70 -120

Chó con: 200 - 300


Mèo: 110 - 130

Mèo con: 200 - 300

Tuổi thành thục sinh dục (tháng)
Chó đực: 7 - 10

Chó cái: 9 - 10

Mèo đực: 7- 12

Mèo cái: 7 - 9

Thời gian mang thai
Chó: trung bình là 63 ngày, biến động từ 60 – 63 ngày
Mèo: trung bình là 58 ngày, biến động từ 56 – 60 ngày
Chu kỳ động hớn (tuổi)
Chó nhỏ: 6 - 8 tháng

Chó lớn: 1,5 - 2 năm

Mèo nếu có đủ ánh sáng động dục theo chu kỳ 2 - 3 tuần. Mèo không có hiện
tượng hành kinh và trong quá trình giao phối nếu có đủ kích thích ở âm đạo thì sự rụng
trứng mới xảy ra.
Số con trong một lứa đẻ và tuổi dứt sữa
Chó: thường đẻ từ 3 - 15 con/lứa. Tuổi dứt sữa 8 - 9 tuần tuổi.
2



Mèo: thường đẻ từ 2 - 5 con/lứa. Tuổi dứt sữa 8 - 9 tuần tuổi.
Một vài chỉ tiêu trên chó trưởng thành
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sinh lý máu trên chó-mèo trưởng thành (R.Moraillon và ctv)
Chỉ tiêu

Chó

Mèo

Đơn vị

Hồng cầu

5,5-8,5

5,5-10

10

Hemoglobin

12-18

8-14

g%

Hematocrite

37-55


24-45

%

Bạch cầu

6-8

8-25

10000/ml

ASAT

< 20

< 20

UI/L

ALAT

< 30

< 25

UI/L

Bilirubine


1-6

1-3

Mg/L

Creatimine

10-20

10-20

UI/L

Protein

54-71

Albumine

23-32

21-33

g/L

Globuline

27-44


26-51

g/L

g/L

2.2. Phương pháp cầm cột
Có rất nhiều phương pháp cầm cột khác nhau nhưng không phải đều có hiệu
quả đối với tất cả các con chó, mèo vì mỗi loại sẽ có phản ứng theo tự nhiên. Vì thế để
đạt hiệu quả mong muốn phải thực hiện những biện pháp khác nhau. Một số phương
pháp cầm cột có thể gây ra hiệu quả xấu nếu như không được áp dụng đúng cách.
2.2.1. Khớp mõm
Dùng một sợi dây dù buộc quanh mõm, sau đó thắt chặt ở phía sau gáy.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho thú hung dữ hoặc khi sờ nắn vùng đau của thú.
2.2.2. Túm gáy
Là phương pháp thường được sử dụng nhất trong việc khám bệnh, đo nhiệt độ
và tiêm thuốc.
2.2.3. Banh miệng
Thực hiện trong việc kiểm tra xoang miệng, người ta có thể sử dụng những
dụng cụ chuyên khoa dùng để banh miệng hoặc dùng hai sợi dây buộc vào mõm trên
và dưới sau đó kéo về hai phía đối ngược nhau.
3


2.3. Các nguyên tắt điều trị bệnh trên chó mèo
2.3.1. Nguyên tắt sinh lý
Tạo điều kiện thuận lợi chó thú bệnh thông qua việc chăm sóc tốt trong quá
trình điều trị
Tránh gây rối loạn thần kinh trên thú bệnh do đó phải cách ly thú bệnh, thân

thiện với thú bệnh, tránh thô bạo với thú bệnh trong quá trình điều trị là rất cần thiết.
Thí dụ trong trượng hợp thú bị thần kinh rối loạn quá mức, thú bệnh có các biểu hiện
đau đớn thần kinh quá độ, điên cuồng co giật, cần sử dụng các biện pháp ức chế kích
thích này bằng các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc ngủ, thuốc mê.
2.3.2. Nguyên tắt chủ động tích cực
Nhanh chóng kịp thời trong điều trị nhất là trong các trường hợp cấp cứu, các
bệnh có các thể quá cấp tính. Ngoài ra còn phải dự đoán các trượng hợp tai biến có thể
xảy ra trong quá trình bệnh để có biện pháp ngăn chặn thích hợp.
2.3.3. Nguyên tắt tổng hợp
Là nguyên tắt phối hợp thuốc để tăng kết quả điều trị. Nên cần chú ý đến tích
chất bệnh, đăc điểm bệnh và điều kiện ngoại cảnh để có biện pháp hợp lý.
2.3.4. Nguyên tắt điều trị theo cá thể
Mối cá thể đều có những đặc điểm khác nhau về tình tràng bệnh nên phải áp
dụng các biện pháp điều trị thích hợp với tình trạng của mỗi cá thể.
2.4. Các phương pháp khảo sát bệnh trên chó mèo
2.4.1. Lập bệnh án
Ghi lại: tên chủ, số điện thoại, tên thú, giống, giới tính, trọng lượng, tuổi tiêm
phòng, thuốc xổ giun, triệu chứng…
2.4.2. Khám lâm sàng
Khám tổng quát: kiểm tra thân nhiệt, quan sát thể trạng, cách đi đứng thú linh
hoạt hay ủ rủ, khám niêm mạc, da lông, các hạch bạch huyết (hạch dưới hàm, trước vai
và dưới bẹn…)
Khám hệ hô hấp: kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp, lúc thở. Kiểm tra mũi. dịch
mũi, gương mũi, kiểm tra thanh khí quản.
Nghe âm phổi, quan sát sờ nắn vùng phổi và xem phản ứng của thú.
Khám hệ tim mạch: nghe nhịp tim, tính chất của tim.
4


Khám hệ tiêu hóa: khám miệng, mũi, răng, lợi, các rối loạn về nhai nuốt.

Khám hệ niệu dục: sờ nắn vùng thận, bàng quang.
Chó mèo cái sử dụng mỏ vịt khám âm đạo
Chó mèo đực kiểm tra dương vật.
Khám tai: quan sát cử động của tai, khám vành tai, khám bên trong tai bằng
kính soi.
Khám mắt: kiểm tra niêm mạc mắt, các chất tiết, độ co giãn đồng tử, phản xạ
mắt.
Khám hệ thần kinh và hệ xương: thử các phản xạ thần kinh.
2.4.3. Các chẩn đoán đặc biệt
X - Quang
Siêu âm
Dùng các test kiểm tra nhanh cho các bệnh FELV, FI, giun tim.
2.5. Một số bệnh thường gặp trên chó mèo
2.5.1. Sốt
Là phản ứng toàn diên của cơ thể chống lại mầm bệnh.
Triệu chứng:
Da khô, niêm mạc khô và cương mạch
Nhịp tim tăng
Hô hấp nhanh và mạnh
Về tiêu hóa: thú giảm tính ngon miệng, nhu động ruột giảm, táo bón.
Về tiết niệu: nếu sốt cao lượng nước tiểu giảm, nước tiểu có màu đỏ do vỡ hồng
cầu, Albumine xuất hiện trong nước tiểu.
Về thần kinh: sốt nhẹ thú uể oải, sốt cao thần kinh bị kích thích với biểu hiện co
giật điên cuồng.
Cách đối phó với sốt
Trường hợp sốt nhẹ: đưa thú đến nơi thoáng mát, cho uống đủ nước.
Trường hợp sốt vừa: cũng làm như trên có thể kèm theo thuốc hạ sốt với liều
nhẹ.
Trường hợp sốt cao: hạ sốt bằng Anazin hoặc kèm theo các biện pháp khác như
làm mát cơ thể cung cấp nước, chất điện giải.

5


2.5.2. Ehrlichiosis (ký sinh trùng đường máu)
Bệnh do Rickettsia gọi là Ehrlichia canis ký sinh ở bạch cầu (ở chó) gây xuất
huyết trầm trọng trên chó nhất là các giống chó mõm dài (Berger, Doberman) dấu hiệu
thường thấy là chảy máu mũi.
Triệu chứng: Sốt 40 - 41oC, chó bệnh xuất huyết ào ạt ở một bên hoặc cả hai
bên mũi, bỏ ăn, sụt cân, khó thở, thủy thủng ở dương vật và chân, da vùng bẹn có
những chấm xuất huyết màu đỏ, xuất huyết đốm ở niêm mạc mắt miệng, chó thường
chết 5 - 7 ngày sau khi chảy máu mũi. Nếu chảy máu quá nhiều thì có thể chết trong
24 giờ.
Bệnh tích: Phù phổi, gan, thận, lách sưng, loét ở đường tiêu hóa, xuất huyết
dưới da ở các tổ chức và các cơ quan chính.
Chẩn đoán: Chảy máu mũi là triệu chứng điển hình, xuất huyết ngoài da, tiểu
ra máu, phù.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
Xem kính hiển vi (tiêu bản nhuộm Giemsa) thấy từnh cụm Ehrlichia trong
nguyên sinh chất của tế bào đơn nhân và đa nhân.
Phản ứng huyết thanh học tìm kháng thể trong huyết thanh.
Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với Babesia nguyên sinh động vật nằm trong hồng cầu có hình quả lê.
Điều trị:
Dùng kháng sinh: Doxycyline hoặc Oxytetracyline và Tetracyline. Theo Larry
Patrick Tilley và ctv (1997) ở chó con dưới 6 tháng tuổi nên cho dùng Cloramphenicol.
Theo Michael Richards (1998) nên tránh sử dụng Cloramphenicol trên chó
giảm tiểu cầu hoặc mất máu.
Truyền dịch và truyền máu
Cầm máu và chống Shock
Cung Vitamin nhóm B, C giúp thú trợ sức lực tạo máu.

Phòng bệnh: diệt ve
2.6. Bệnh giun tim
Do một loại giun đũa có tên khoa học là: Dirofilaria immitis (hay Filaria
immitis). Ve, muỗi, bọ chét là các vật chủ trung gian truyền bệnh. Giai đoạn trung bình
6


từ khi ấu trùng xâm nhập vật chủ đến khi con cái sinh Microfilaria trong máu ở chó là
khoảng 6 - 7 tháng trong khi đó ở mèo chỉ mất từ 1 - 2 tháng, giun có thể sống trên chó
5 - 7 năm nhưng trên mèo thì 2 - 3 năm.
Theo Michael Richards (1998) tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực gấp 4 lần ở chó cái
và cũng là tỷ lệ của chó nhà so với chó thả rong.
Triệu chứng: Thú ủ rủ kém vận động, niêm mạc tím tái, sụt cân, khó thở, ho
khi vận động, thiếu máu, ói mữa, âm hô hấp không bình thường, phù thủng tích nước
xoang bụng, nước tiểu có máu, gan sưng, thỉnh thoảng thú bị ngất xỉu.
Theo Michael Richards (1998) trên chó tim và phổi ảnh hưởng rất nhiều, tuy
nhiên một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ vài biểu hiện nhẹ.
Bệnh tích: Tâm thất phải dãn rộng và chứa giun, tâm nhĩ phải nở to, viêm cơ
tim gây tắt mạch, vùng chứa ấu trùng thường bị xơ hóa, gan xung huyết, viêm phổi,
viêm thận.
Theo Michael Richards (1998) thì giun tim có thể được tìm thấy trong những
nhánh xa nhất của động mạch phổi.
Chẩn đoán: Dựa vào các biểu hiện lâm sàng
Các chuẩn đoán khác: X - Quang, siêu âm, soi dưới kính hiển vi, kỹ thuật Knott,
và các test thử nhanh.
Điều trị:
Diệt giun trưởng thành: Melarsomine Dihydrochoride, Thiacetarsamide Sodium
Diệt ấu trùng: Ivermectine, Mybemycine
Theo Michael Richards (1998) thì 2 loại này có thể diệt ấu trùng nhanh chóng.
Phòng bệnh: Dùng Ivermectine tiêm dưới da 5 µg/kg 2 tháng tiêm 1 lần hoặc

có thể cho ăn dạng viên bột Heartgard (thành phần là Ivermectine) cho ăn 2 lần/tháng.
2.7. Bệnh dại
Là bệnh truyền nhiễm chung cho người và hầu hết các loài hữu nhũ do
Brabdovirus hướng thần kinh.
Triệu chứng: Chó ủ bệnh trung bình 15 - 60 ngày có thể vài tháng đến vài năm.
Thể điên cuồng:
Giai đoạn hưng phấn: con vật thay đổi tính tình, số nhẹ 1 - 2 ngày.

7


Giai đoạn kích thích: thể hiện sự rối loạn cơ năng sinh lý: khó nuốt, chó sủa
khàn, đôi khi có tiếng tru, mất tiếng.
Thể bại liệt:
Chó: chảy dãi, xệ hàm, mất tiếng kêu, trốn vào bóng tối, nằm một chỗ, sợ kích
thích bên ngoài, chó kiệt sức và chết. Theo Trần Thanh Phong (1996), ghi nhận một
thể dại đặc biệt trên chó và thể thầm lặng với thời gian nung bệnh ngắn, thú tiêu chảy
và liệt dần dần, có nhiều thể Negri kích thước khác nhau ở tế bào thần kinh.
Mèo: cũng có triệu chứng tương tự như chó, thường thấy ở thể điên cuồng, mèo
chết với phần thân sau bị liệt vào ngày thứ hai và ngày thứ tư sau khi xuất hiện triệu
chứng kích thích.
Bệnh tích:
Niêm mạc, phủ tạng tụ máu, tổn thương do ăn vật lạ.
Bệnh tích vi thể: thể Negri trong tế bào thần kinh có giá trị chuẩn đoán cao.
Chẩn đoán:
Dựa trên các triệu chứng lâm sang.
Phòng thí nghiệm: phương pháp miễn dịch huỳnh quang, bệnh tích mô học, thể
Negri.
Chẩn đoán phân biệt:
Bệnh Aujerzky: ngứa, tự cắn, chạy hung hăng, và khi mổ não không có thể

Negri.
Bệnh do virus Carré trên chó: phát triển chậm, ít khi tấn công, co giật, thường
viêm phổi, viêm ruột non, sừng hóa gan bàn chân và nổi mụn ở vùng da mỏng.
Bệnh Tetanos: co cứng cơ, không tấn công.
Điều trị: hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh dại.
Phòng bệnh:
Bằng vaccine: tất cả chó mèo trên 3 tháng tuổi phải được tiêm phòng dại theo
định kỳ hằng năm. Vaccine: Rabisin, Kelev, Flury Hep.
Biện pháp đối với gia súc dại:
- Giết bỏ chó mèo ở chung và cắn lộn chung với nó
- Chó mèo được tiêm phòng trên 20 ngày tuổi và không quá một năm có thể
nuôi giữ nếu được tiêm nhắc lại trong vòng 7 ngày sau khi bị cắn.
8


- Gia súc lạ bị chó mèo lạ cắn trong vòng 8 ngày không được giết thịt kể từ
ngày bị cắn.
2.8. Bệnh do Leptospira trên chó
Đây là bệnh truyềnh nhiễm chung giữa người, gia súc và nhiều thú hoang dã
khác, do vi khuẩn Leptospira gây nên
Triệu chứng: Thời gian nung bệnh 5 – 7 ngày
Dạng cấp tính:
Thể thương hàn: thú bệnh xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt, da và niêm
mãcuất huyết điểm, ói ra máu, phân sạm màu, thở ra mùi hôi, mất nước nhanh và chết
trong vòng 2 - 4 ngày cùng với thân nhiệt giảm.
Thể hoàng đản: da vàng ở bụng, gan bàn chân, lỗ tai, niêm mạc vàng… bàng
quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm và có thể xuất huyết.
Thể bán cấp tính và mãn tính:
-


viêm thận kẽ hay viêm thận mãn tính.

-

Vết lở ở miệng và lưỡi

Chẩn đoán: Dựa trên triệu chứng lâm sang
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: ly tâm nước tiểu, dùng kính hiển vi tụ quang nền
đen tìm Leptospira.
Phản ứng ngưng kết trên phiến kính, phản ứng Elisa, phản ứng vi ngưng kết
MAT (Test Agglutination Microscopique).
Điều trị:
Kháng sinh đặc trị: kết hợp Penicilline và Streptomycin.
Trong trường hợp loét ở miệng có thể dùng các chất sát trùng khác: thuốc tím,
xanh methylen.
Phòng bệnh:
Vệ sinh phòng bệnh:
-

Cuồng trại nuôi nhốt phải được sát trùng cẩn thận.

-

Dụng cụ ăn uống phải được tẩy rửa sạch sẽ, không để thức ăn qua đêm.

-

Diệt chuột

-


Nguồn thức ăn, nước uống sạch, không có mầm bệnh.

9


-

Những người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng phải được kiểm tra sức khỏe
định kỳ.

Phòng bệnh bằng vaccine
-

Leptodog, Tetradog, Hexadog, Leptorabisin.

-

Mũi thứ nhất kể từ bảy tuần tuổi, mũi thứ hai sau 3 - 5 tuần và tiêm nhắc lại

sau một năm.
2.9. Bệnh do Parvovirus trên chó
Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây nên với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn
máu. Gây tử vong cao trên chó con còn bú mẹ.
Triệu chứng:
Thể đường ruột: nung bệnh 3 – 5 ngày và chấm dứt bằng triệu chứng ngủ lịm
hay liệt nhược.
Triệu chứng chung: ít khi sốt, thú ói mữa nhiều lần, tiêu chảy với máu đỏ tươi,
thú mất nước, suy nhược nặng, thú có thể chết đột ngột hay trong vài giờ. Theo Trần
Thanh Phong (1996), trên chó trưởng thành còn có thể thầm lặng, mà chỉ có thể thử

bằng các Test huyết thanh học.
Thể viêm cơ tim: thường gặp trên chó 1 – 2 tháng tuổi, có thể dẫn đến chết đột
ngột. Chó con có biểu hiện khó thở, rên rỉ, kiệt sức có thể chết trong vài giờ đến vài
phút.
Bệnh tích:
Bệnh đại thể
-

Hệ thống lympho: lách có dạng không đồng nhất và hạch màng treo ruột:
triển dưỡng, thủy thủng và xuất huyết.

-

Niêm mạc ruột: nở rộng, sung huyết, xuất huyết, ruột thường trống rỗng, tá
tràng bị hư hại, thành ruột non mỏng. Niêm mạc dạ dày bị sung huyết toàn
bộ.

Chẩn đoán: Dựa trên triệu chứng lâm sàng.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: phát hiện virus trong phân, chẩn đoán huyết
thanh học và Test Elisa.
Chẩn đoán nghi ngờ: xét nghiệm mô học ruột và cơ quan Lympho cho nghi ngờ
bệnh.
10


Chẩn đoán bệnh:
Viêm ruột do Coronavirus: cũng rất lây như bệnh do Parvovirus nhưng bệnh
phát hiện chậm, ít khi thú chết.
Viêm ruột do Carré: sốt cao trong nhiều ngày, viêm ruột, sừng hóa gan bàn
chân, mụn nổi ở vùng da mỏng, viêm phổi…

Điều trị:
Chưa có thuốc đặc trị, nên việc điều trị chỉ có tác dụng tăng cường chống chọi
với bệnh, chữa triệu chứng và chống lại những vi trùng kế phát.
Dùng kháng sinh: Ampicillin, Gentamycin.
Cầm ói: Primperan.
Cầm tiêu chảy: Imodium.
Giữ niêm mạc ruột và tráng dạ dày: Actapulgite, Phosphalugel
Chống mất nước: Lactated Ringer, cung liên tục trong thời gian điều trị.
Cung năng lượng: Glucose 5%.
Trợ lực và tạo máu: vitamin nhóm B, C, Hematopan,Catosal.
Phòng bệnh:
Cách ly con bệnh và con mang mầm bệnh với những con khỏe.
Phòng bệnh bằng vaccine: Tetradog, Hexadog.
2.10. Bệnh Carré trên chó
Đây là virus thuộc họ Morbilivirus gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên chó.
Triệu chứng:
Thú nung bệnh 3 - 8 ngày, có thể xuất hiện những triệu chứng như viêm kết
mạc mắt, viêm xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đặc dần rồi có mủ
Thể cấp tính:
- Biểu hiện bằng sốt hai pha: sau khi cảm nhiễm, 3 – 6 ngày chó sốt lần thứ nhất,
kéo dài hai ngày, sau đó sốt giảm và vài ngày sau xuất hiện sốt lần thứ hai kéo dài cho
đến chết.
- Sự giảm thiểu bạch cầu, vài chó có biểu hiện hô hấp, một số khác thì có biểu
hiện xáo trộn tiêu hóa.

11


Thể bán cấp tính:
Triệu chứng chung là viêm kết mạc, viêm xoang mũi… kéo dài 2- 3 tuần trước

khi thú có biểu hiện thần kinh (co giật, liệt, chảy nước bọt… hôn mê) thú chết sau thời
gian ngắn.
Bệnh tích:
Bệnh tích đại thể: có thể thấy viêm phế quản - phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da.
Bệnh tích vi thể: hoại tử những mô hạch bạch huyết.
Ở não: viêm não tủy không mủ với thoái hóa Neuron, tăng sinh tế bào thần kinh
đệm, hủy Myeline, và thể vùi trong nhân thường gặp trong tế bào thần kinh đệm.
Chẩn đoán:
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, phân
lập virus.
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm gan truyền nhiễm: gan sung to dễ vỡ, đục giác mạc.
Bệnh do Leptospira: gây viêm dạ dày ruột xuất huyết, viêm cơ tim chết cao ở
thú non.
Bệnh do Ehrlichia: xuất hiện ở đường mũi, thủy thủng và thiếu máu.
Phân biệt với bệnh dại, các trường hợp ngộ độc.
Điều trị:
Việc điều trị nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp chất
điện giải, trợ sức, trợ hô hấp, chống sốt, chống co giật và kiểm soát các biểu hiện thần
kinh.
Hiện nay đã bắt đầu điều trị bằng homoserum 5 ml/ kg. Đối với gia súc nhỏ 10
ml/con.
Phòng bệnh:
Không nhốt chung thú bệnh với thú khỏe
Phòng bệnh bằng vaccine: tetradog, Trivirovax, Hexadog.
2.11. Bệnh viêm khí quản ở mèo (Feline Rhinotracheitis)
Bệnh do Herpesvirus thuộc loài Herpesviridae gây viêm đường hô hấp trên của
mèo với các biểu hiện: viêm mũi, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, viêm loét miệng.
12



Triệu chứng:
Sốt 39,5oC mèo hay bị nhảy mũi có khi ho và chảy nhiều nước bọt có mùi hôi.
Thường có tỷ lệ tỷ vong thấp nhưng mèo gầy yếu sức đề kháng giảm bị các vi
trùng cơ hội tấn công
Bệnh tích:
Ở mắt: viêm kết mạc, kết mạc căng phồng lật ngược ra ngoài, nước mũi chảy
liên tục.
Ở thanh khí quản: viêm gây ho
Ở phổi: sung huyết
Và có nhiều mụn loét ở môi và lưỡi,
Chẩn đoán:
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng
Chuẩn đoán phân biệt: bệnh dại, ngoại vật ở miệng, bệnh do Leptospira, viêm
họng.
Điều trị:
Sử dụng kháng sinh ngừ phụ nhiễm: Oxytetracyline
Các loại sinh tố dể tăng cường sức đề kháng.
Vệ sinh rữa chỗ loét
Nhỏ mắt: Pomade, Tetracyline
Phòng bệnh: Không cho thú khỏe tiếp xúc thú bệnh.
2.12. Bệnh ngoài da mò bao lông (Demodex Canis)
Thuộc họ Demodicidae, Demodex ký sinh ở tuyến nhờn bao lông của chó, việc
truyền mò là do tiếp xúc.
Triệu chứng: ở chó thường thấy những đám loang lổ nhỏ không có lông xung
quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) thì
tổn thương cục bộ là trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm mủ kế
phát. Dạng toàn thân: da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh.
Bệnh tích:

Ở vị trí bị ghẻ thường xuất hiện những ban đỏ hay vẩy.

13


Phòng và trị bệnh:
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) dạng toàn thân thì điều trị ít
có hiệu quả.
Dùng kháng sinh nếu như bệnh có dấu hiệu viêm nhiễm kế phát.
Thoa: Amitraz, Rotonone, Benzyn, Benzoate.
Tiêm: Ivermectine
Theo Richards G.Harvey và Patrick J.Mckeeger (1998) khi điều trị dứt bệnh
một vài chó có thể bị nhiễm trở lại thì nên tiếp tục điều trị bằng Ivermectine cho đến
khi cạo da xem dưới kính cho kết quả là âm tính thì nên duy trì Ivermectine với liều
0,6 mg/kg uống mỗi 3 tuần, chó sẽ không bị tái phát bệnh.

14


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KHẢO SÁT
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát
Thời gian: từ ngày 15/04/2007 đến 15/06/2007.
Địa điẻm khảo sát: tại bệnh viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
3.2. Điều kiện khảo sát
Thú khảo sát: tất cả chó mèo được mang đến điều trị tại bệnh viện.
3.3. Phương pháp thực hiện
3.3.1. Lập bệnh án theo dõi từng chó bệnh
3.3.2. Chẩn đoán lâm sàng
Hỏi chủ nhân các triệu chứng và các vấn đề liên quan đến thú bệnh.

Đo thân nhiệt, sờ nắn hạch, sờ nắn da, sờ nắn dưới bụng.
Kiểm tra niêm mạc mắt, niêm mạc miệng.
Khám tai, mắt, mũi, miệng.
Khám hệ niệu dục.
Nghe nhịp tim, nhịp hô hấp.
Thử các phản xạ đau, co cơ, co đầu gối.
3.3.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Lấy máu xét nghiệm các chỉ tiêu: ALAT, ASAT, hematocrit, công thức hồng
cầu, công thức bạch cầu, Glubulin, Bilirubin.
Lấy mẫu xét nghiệm kí sinh trùng đường máu bằng các kỹ thuật Giemsa, Knott
hoặc xem tươi trên kính hiển vi.
Lấy máu gởi viện Pasteur xét nghiệm Leptospira.
Lấy nước tiểu để xét nghiệm các chỉ tiêu: pH, protein, Bạch cầu… bằng giấy
thử Multistix 10sg.
Xét nghiệm kí sinh trùng ở da, tai bằng phương pháp xem dưới kính hiển vi với
độ phóng đại 100 lần sau khi được làm trong bằng Lactophenol.

15


×