BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO
NÁI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI HEO
GIỐNG THANH BÌNH – KUMJA, TỈNH ĐỒNG NAI
Họ và tên sinh viên : PHAN NGỌC NHƯ MINH
Ngành
: Thú Y
Lớp
: Tại chức TY 19
Niên khóa
: 2002 - 2007
Tháng 11/2007
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA HEO NÁI THUỘC
MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI HEO GIỐNG
THANH BÌNH – KUMJA, TỈNH ĐỒNG NAI
Tác giả
PHAN NGỌC NHƯ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú Y
Giáo viên hướng dẫn:
GVC.TS PHAÏM TROÏNG NGHÓA
Tháng 11/2007
i
LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm.
Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý Thầy Cô Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật.
Cùng toàn thể Quý Thầy Cô đã tận tình chỉ dạy cho chúng tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Thầy TS. Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Trại Heo Giống Thanh Bình – Kumja (Hàn Quốc) cùng toàn thể
anh chị công nhân viên đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cám ơn tập thể các bạn lớp Thú Y 19 đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
hoàn thành khóa luận này.
SV. Phan Ngọc Như Minh
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái thuộc một số
nhóm giống tại Trại Heo Giống Thanh Bình – Kumja (Hàn Quốc), tỉnh Đồng Nai” đã
được tiến hành tại Trại Heo Giống Thanh Bình – Kumja (Hàn Quốc), thời gian từ ngày
16/4/2007 đến ngày 16/8/2007 chúng tôi đã khảo sát trên 190 nái.
Kết quả thu được như sau:
- Điểm ngoại hình thể chất trung bình của các nhóm giống là 93,42 điểm.
- Khả năng mắn đẻ của nái
Tuổi phối giống lần đầu trung bình của các nhóm giống là 242,84 ngày.
Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của các nhóm giống là 357,90 ngày.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình của các nhóm giống là 153,79 ngày.
Số lứa đẻ của nái trên năm là 2,39 lứa/nái/năm.
- Khả năng đẻ sai của nái
Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh còn sống có trung bình lần lượt là
10,94 con/ổ và 10,43 con/ổ.
Số heo con chọn nuôi, số heo con còn sống hiệu chỉnh có trung bình lần lượt là
9,27 con/ổ và 10,93 con/ổ.
Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ, trọng lượng bình quân heo con còn sống
trung bình lần lượt là 13,41 kg/ổ và 1,31 kg/con.
- Khả năng nuôi con của nái
Tuổi cai sữa heo con, số con cai sữa trung bình của các nhóm giống lần lượt là
26,87 ngày và 8,93 con/ổ.
Trọng lượng cai sữa toàn ổ, trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh, trọng lượng
heo con cai sữa bình quân có trung bình của các nhóm giống lần lượt là 62,92 kg/ổ;
53,02 kg/ổ và 7,08 kg/con.
- Mức giảm trọng trung bình của các nhóm giống nái là 23,31 kg/con.
- Tỷ lệ bệnh của nái sau khi sinh và trong thời gian nuôi con trung bình của các
nhóm giống là 4,21 %.
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .....................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THANH BÌNH – KUMJA ......3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG THANH BÌNH - KUMJA........3
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành trại ...........................................................................................3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự .....................................................................................4
2.1.4. Nhiệm vụ của trại ..................................................................................................4
2.1.5. Cơ cấu đàn và công tác giống ................................................................................4
2.2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC THÚ ............................................6
2.2.1. Chuồng trại ............................................................................................................6
2.2.2. Thức ăn ..................................................................................................................7
2.2.3. Nước uống ............................................................................................................8
2.2.4. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc .......................................................................8
2.2.5. Vệ sinh thú y ........................................................................................................10
2.2.6. Quy trình tiêm phòng...........................................................................................11
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................12
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái ....................................12
2.3.1.1. Yếu tố ngoại cảnh .............................................................................................12
2.3.1.2. Yếu tố di truyền ................................................................................................14
iv
2.3.2. Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái .........................................15
2.3.2.1. Ngoại hình thể chất ...........................................................................................15
2.3.2.2. Tuổi phối giống lần đầu....................................................................................15
2.3.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu .................................................................................................15
2.3.2.4. Số lứa đẻ của nái trên năm ...............................................................................16
2.3.2.5. Số heo con đẻ ra trên ổ .....................................................................................17
2.3.2.6. Số heo con chọn nuôi trên ổ .............................................................................17
2.3.2.7. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ............................................17
2.3.2.8. Trọng lượng heo con lúc cai sữa ......................................................................17
2.3.2.9. Sự giảm trọng của nái .......................................................................................17
2.3.3. Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh.....................................................18
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............................................20
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .....................................................................................20
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...............................................................................20
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .................................................................................20
3.4.1. Số lượng và tỷ lệ heo nái của các nhóm giống heo khảo sát ...............................20
3.4.2. Điểm ngoại hình thể chất .....................................................................................20
3.4.3. Chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái ...................................................................21
3.4.4. Các chỉ tiêu về khả năng đẻ sai của nái ...............................................................21
3.4.5. Các chỉ tiêu về khả năng nuôi con của nái ..........................................................22
3.4.6. Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................24
3.4.7. Xếp hạng các nhóm giống và cá thể nái ..............................................................24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................26
4.1. TỶ LỆ HEO NÁI CỦA CÁC NHÓM GIỐNG HEO KHẢO SÁT .......................26
4.2. NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT....................................................................................26
4.3. CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG MẮN ĐẺ CỦA NÁI ................................................28
4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu .......................................................................................28
4.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................................28
4.3.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ...............................................................................29
v
4.3.4. Số lứa đẻ của nái trên năm...................................................................................30
4.4. CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG ĐẺ SAI CỦA NÁI ...................................................30
4.4.1. Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................30
4.4.2. Số heo con sơ sinh còn sống................................................................................31
4.4.3. Số heo con còn sống đã hiệu chỉnh .....................................................................32
4.4.4. Số heo con chọn nuôi trên ổ ................................................................................33
4.4.5. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ ....................................................................33
4.4.6. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ...............................................34
4.5. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG NUÔI CON CỦA NÁI ...................................35
4.5.1. Tuổi cai sữa heo con ............................................................................................35
4.5.2. Số heo con cai sữa ...............................................................................................35
4.5.3. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ ....................................................................36
4.5.4. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân ..............................................................37
4.5.5. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi.........................38
4.5.6. Mức giảm trọng lượng của nái ............................................................................39
4.6. TỶ LỆ BỆNH .........................................................................................................39
4.6.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ......................................................................................39
4.6.2. Tỷ lệ triệu chứng bệnh từng loại trên nái sinh sản ..............................................40
4.6.3. Tỷ lệ bệnh tính chung cho các loại triệu chứng ..................................................42
4.7. XẾP HẠNG CÁC NHÓM GIỐNG NÁI VÀ CÁ THỂ NÁI .................................42
4.7.1. Xếp hạng theo số heo con cai sữa/nái/năm .........................................................42
4.7.2. Xếp hạng theo tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh sản xuất của
nái/năm ...................................................................................................................43
4.7.3. Xếp hạng theo chỉ số sinh sản SPI ......................................................................44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................45
5.1. Kết luận...................................................................................................................45
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LL
: Landrace thuần.
YY
: Yorkshire thuần.
DD
: Duroc thuần.
LY
: Landrace x Yorkshire.
YL
: Yorkshire x Landrace.
LMLM
: Lở mồm long móng.
IM
: tiêm bắp.
SD
: độ lệch chuẩn (Standard Deviation).
CV
: hệ số biến dị (Coefficient of Variation).
TSTK
: tham số thống kê.
a, b, c
: ở các bảng kết quả các trung bình có các ký tự khác nhau là
có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho các loại heo .................................................................8
Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con..................................................11
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ ..................................................11
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa ..........................................................11
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu ..........................................................12
Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị ...........................................................12
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt ................................................................12
Bảng 2.8: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo ..............................................................13
Bảng 2.9: Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng trên heo ...........................14
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của tuổi cai sữa heo con lên thời gian lên giống lại của nái ....16
Bảng 2.11: Giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm ...................................18
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn nhà nước về điểm NHTC ...........................................................21
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ...........................22
Bảng 3.3: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi ............23
Bảng 3.4: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày tuổi theo lứa đẻ......24
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo khảo sát .........................................................................................26
Bảng 4.2: Điểm ngoại hình thể chất ..............................................................................26
Bảng 4.3: Kết quả xếp cấp ngoại hình thể chất .............................................................27
Bảng 4.4: Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................28
Bảng 4.5: Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................28
Bảng 4.6: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .........................................................................29
Bảng 4.7: Số lứa đẻ của nái trên năm ............................................................................30
Bảng 4.8: Số heo con đẻ ra trên ổ ..................................................................................31
Bảng 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống .........................................................................31
Bảng 4.10: Số heo con còn sống đã hiệu chỉnh .............................................................32
Bảng 4.11: Số heo con chọn nuôi trên ổ........................................................................33
Bảng 4.12: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ............................................................33
Bảng 4.13: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống ......................................34
Bảng 4.14: Tuổi cai sữa heo con ...................................................................................35
viii
Bảng 4.15: Số heo con cai sữa.......................................................................................36
Bảng 4.16: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ ............................................................36
Bảng 4.17: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân ......................................................37
Bảng 4.18: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi ................38
Bảng 4.19: Mức giảm trọng lượng của nái ....................................................................39
Bảng 4.20: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .............................................................................40
Bảng 4.21: Tỷ lệ triệu chứng viêm tử cung ...................................................................40
Bảng 4.22: Tỷ lệ triệu chứng sốt bỏ ăn .........................................................................41
Bảng 4.23: Tỷ lệ triệu chứng bại liệt sau khi sinh .........................................................41
Bảng 4.24: Tỷ lệ bệnh tính chung cho các loại triệu chứng ..........................................42
Bảng 4.25: Xếp hạng các nhóm giống theo số heo con cai sữa/nái/năm ......................42
Bảng 4.26: Xếp hạng các nhóm giống theo tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu
chỉnh sản xuất của nái/năm .........................................................................43
Bảng 4.27: Xếp hạng các nhóm giống theo chỉ số sinh sản SPI ...................................44
ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi Heo nói riêng
đứng một vị trí quan trọng trong nước ta, nó là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho
con người. Ngoài ra nó còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và
các sản phẩm quan trọng khác cho ngành công nghiệp chế biến.
Để có được những giống heo có chất lượng thịt cao và phẩm chất tốt thì công
tác tạo một đàn nái sinh sản là hết sức quan trọng. Muốn đạt được điều đó thì công tác
chuẩn bị phải có tính chuyên môn hóa cao, trong đó công tác giống giữ vị trí thiết yếu
trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi. Công việc này đòi hỏi có thời gian và xuyên
suốt. Cần phải chọn lọc lai tạo thường xuyên để góp phần củng cố và cải thiện đàn heo
mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Đồng thời theo dõi khả năng sinh sản
của đàn heo nái từ đó đánh giá, chọn lọc được các heo nái tốt giữ lại làm giống nhằm
nâng cao số lượng và chất lượng đàn heo nái là việc làm cần thiết thường được thực
hiện.
Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Trại Heo Giống
Thanh Bình – Kumja (Hàn Quốc), bộ môn Di Truyền Giống Động Vật, Khoa Chăn
Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Trọng Nghĩa, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu
sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại Trại Heo Giống Thanh Bình –
Kumja (Hàn Quốc), tỉnh Đồng Nai”.
1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của một số nhóm giống để có cơ sở dữ
liệu phục vụ công tác giống của Trại nhằm chọn lựa được các nái có khả năng sinh sản
tốt.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi ghi nhận được số liệu và đánh giá được một số chỉ tiêu sinh sản của
một số nhóm giống heo nái hiện có ở trại.
2
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI THANH BÌNH – KUMJA
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG THANH BÌNH - KUMJA
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại Heo Giống Thanh Bình – KumJa (Hàn Quốc) thuộc Công Ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Thức Ăn Gia Súc Thanh Bình, nằm trên địa bàn ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, nằm cách Quốc Lộ 1A 2 km theo hướng Tây Bắc.
Phía Đông giáp với xã Bình Minh của huyện Trảng Bom.
Phía Tây giáp với Khu Công Nghiệp Hố Nai 3 – xã Hố Nai 3 – huyện Trảng
Bom.
Phía Nam giáp với xã Tân Cang của huyện Long Thành.
Phía Bắc giáp với xã Bắc Sơn của huyện Trảng Bom.
Do vị trí địa lý của trại nằm gần tuyến Quốc Lộ 1A, đường vào trại là con
đường trải nhựa tương đối lớn nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn và sản
phẩm chăn nuôi.
2.1.2. Lịch sử hình thành trại
- Trước năm 1975 thuộc quyền sở hữu tư nhân.
- Sau năm 1975 thuộc Nhà nước tiếp quản và thành lập Trại Heo Phú Sơn B
thuộc Phòng Nông Nghiệp huyện Thống Nhất.
- Từ sau năm 1975 đến năm 1996 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thanh Bình
mua lại chuồng trại và thành lập trại chăn nuôi Thanh Bình, chuyển từ Biên Hòa về ấp
Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Lúc này năng suất trại có
1.200 nái, 12.000 heo thịt.
- Năm 2001 trại nhập giống của Công Ty PIC (Anh) 300 con ông bà và 80 con
ông bà của Công Ty KumJa (Hàn Quốc).
3
- Năm 2005 Hàn Quốc thuê một phần diện tích chuồng trại của Thanh Bình và
Công Ty Kumja (Hàn Quốc) đầu tư giống và kỹ thuật với 500 con giống ông bà gồm
các giống Landrace, Yorkshire, Duroc.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
- Cơ cấu tổ chức
Công Ty TNHH Thức ăn gia súc Thanh Bình
Ban Giám Đốc Trại heo giống Thanh Bình - Kumja
Kế toán
Tổ nái đẻ
Tổ cai sữa
Kỹ thuật
Tổ đực giống
- Nhân sự: trại gồm 32 người, trong đó:
Đại học: 3 người (1 người Hàn Quốc).
Trung cấp: 9 người.
Sơ cấp: 13 người.
Cơ khí + điện, nước: 2 người.
Nhà bếp, bảo vệ: 5 người.
2.1.4. Nhiệm vụ của trại
- Sản xuất kinh doanh heo giống chất lượng cao.
- Sản xuất kinh doanh heo thịt.
- Sản xuất tinh để bán.
2.1.5. Cơ cấu đàn và công tác giống
- Cơ cấu đàn heo tính đến 30/6/2007.
Tổng đàn: 5.461 con.
+ Đực giống: 34 con.
4
Kho, thủ kho
Tổ nái khô
và mang thai
Tổ hậu bị,
thịt
+ Nái sinh sản: 730 con. Trong đó:
Nái nuôi con: 104 con.
Nái chờ đẻ: 38 con.
Nái bầu: 240 con.
Nái phối chưa kiểm tra: 185 con.
Nái chờ phối: 150 con.
Nái lâu chưa phối: 13 con.
+ Heo hậu bị: 98 con.
Hậu bị đực: 20 con.
Hậu bị cái: 78 con.
+ Heo thịt: 1.767 con.
+ Heo cai sữa: 1.831con.
+ Heo con theo mẹ: 1.001 con.
- Nguồn gốc con giống
+ Toàn bộ heo đực giống và heo nái giống được nhập từ Hàn Quốc về khoảng
500 con (trong đó đực: 60 con, nái: 440 con) vào khoảng tháng 3 năm 2005 với các
giống Landrace, Yorkshire, Duroc.
+ Heo hậu bị: được tuyển lựa từ những đàn heo con cai sữa của các nái được
chọn phối theo kế hoạch ghép cha mẹ có sức sinh trưởng và sinh sản tốt.
- Công tác giống
Mục đích chủ yếu của trại là cung cấp con giống chất lượng cao cho các cơ sở
chăn nuôi, vì vậy công tác giống luôn được trại quan tâm.
Khi chọn làm giống hậu bị thì các heo sinh ra phải có gia phả rõ ràng, được bấm
tai, đánh số, có sức sinh trưởng và phát triển tốt thuộc các giống lai từ các giống
Landrace, Yorkshire, Duroc. Trại cũng không ngừng nhân giống thuần để thay thế đàn
nái già đảm bảo đàn nái của trại.
Heo hậu bị được chọn lọc rất kỹ thông qua gia phả và kiểm tra cá thể và được
chọn qua các bước:
+ Giai đoạn 1 ngày tuổi (sơ sinh): chọn những con không dị tật, khỏe mạnh, to
nhất trong ổ, lông da bóng mượt.
5
+ Giai đoạn cai sữa: tiến hành cân trọng lượng, heo được chọn phải đạt 6 kg trở
lên. Đối với:
Đực hậu bị: chọn những con khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, không dị tật, lông da
bóng mượt, có dịch hoàn lộ rõ, to và đều.
Cái hậu bị: chọn những con khỏe mạnh, không dị tật, to nhất trong ổ, có 12 vú
trở lên, lông bóng mượt…cái được chọn được bấm tai theo ổ và lập phiếu theo dõi để
ghi nhận khả năng sinh trưởng.
+ Giai đoạn 90 – 150 ngày tuổi: tiếp tục lựa chọn bằng cách đo dài thân, vòng
ngực… để loại thải những con không đạt tiêu chuẩn. Những con nái đạt tiêu chuẩn
chuyển qua khu hậu bị, đực hậu bị chuyển qua khu đực giống.
2.2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
2.2.1. Chuồng trại
Trại gồm hai dãy chuồng nuôi cá thể được xây dựng song song theo hướng
Đông – Tây. Với hướng chuồng như vậy có ưu điểm tránh được ánh nắng buổi chiều
nhưng chịu ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa Đông Bắc và mưa Tây Nam, không nhận
được ánh nắng buổi sáng, hạn chế tiêu diệt một số mầm bệnh.
Cả hai dãy chuồng đều thiết kế theo dạng hai mái đơn, mái bằng tole ốp laphong
bằng xốp ở dưới trần, nền bằng xi măng, có hệ thống làm mát và núm uống tự động.
Với mô hình chăn nuôi công nghiệp như vậy đã đem lại hiệu quả quản lý và
chăm sóc tốt hơn cho trại.
- Chuồng nuôi heo nọc
Được xây dựng theo cá thể từng ô với diện tích (dài 2,3 m x rộng 2,2 m x cao
vách 1,2 m/con), nền bằng xi măng, ngăn cách với nhau bằng song sắt, mỗi ô có núm
uống được làm bằng inox đặt cách mặt nền 0,5 m, máng ăn làm bằng sành, có hệ thống
quạt hút đặt ở cuối dãy để làm mát cho heo khi trời nóng. Với kiểu chuồng như vậy
giúp heo đi lại, vận động dễ dàng.
- Chuồng nái khô, nái chửa và hậu bị
Được thiết kế theo dạng lồng cá thể, ngăn với nhau bằng song sắt, mỗi chuồng
cá thể được bố trí núm uống tự động bằng inox, máng ăn bằng sành. Có hệ thống quạt
gió cố định đặt ở giữa và cuối dãy chuồng để làm mát khi thời tiết nóng.
6
- Chuồng nái đẻ và nuôi con
Gồm những con nái đẻ và heo con theo mẹ, nuôi theo cá thể chuồng lồng đẻ,
nuôi trên sàn làm bằng sắt. Gồm 4 dãy lớn, mỗi dãy lớn có 4 dãy nhỏ được thiết kế
song song nhau. Trong mỗi ô chuồng có đèn sưởi ấm cho heo con, máng ăn cho heo
con tập ăn là dạng máng rời làm bằng sắt, hình tròn và máng ăn riêng cho từng nái
được làm bằng inox, hai núm uống tự động một cho heo mẹ và một cho heo con.
Ngoài ra còn có hệ thống quạt gió cố định đặt ở giữa và cuối dãy chuồng để làm mát
cho heo khi thời tiết nóng. Xung quanh có hệ thống bạt che tránh mưa tạt, gió lùa.
- Chuồng nuôi heo cai sữa
Tất cả các heo cai sữa đều được nuôi trên sàn làm bằng sắt cách mặt nền 0,5 m;
gồm 3 chuồng, mỗi chuồng gồm 2 dãy song song nhau, mỗi dãy chia làm nhiều ô. Ở
chuồng nuôi heo cai sữa bố trí hai loại máng ăn gồm: máng ăn bằng nhôm cố định với
chiều dài 2,8 m; rộng 0,23 m; sâu 0,2 m và hệ thống máng ăn tự động được lắp đặt
giữa hai ô, có hai máng ăn phụ rời dạng tròn được đặt trong một ô, tất cả các ô đều có
hệ thống đèn sưởi ấm, mỗi ô bố trí hai núm uống tự động. Xung quanh có hệ thống bạt
bằng polymer tránh mưa tạt, gió lùa và có hệ thống quạt thổi cố định khi thời tiết nóng.
Ở đây có một chuồng nuôi riêng dành cho heo bệnh, dị tật, heo còi.
- Chuồng nuôi heo thịt
Dạng chuồng nền làm bằng xi măng, được chia làm nhiều ô và ngăn với nhau
bằng song sắt, mỗi ô nuôi 25 con, lắp đặt hệ thống máng ăn cố định, núm uống tự
động, quạt thổi.
Các dãy chuồng đều có hố sát trùng đặt ở đầu và cuối dãy và hệ thống thoát chất
thải ở dưới mỗi dãy, sau đó tập trung ra rãnh thoát nước bên ngoài rồi thải ra ao phía
sau.
Dọc hai bên các dãy chuồng đều trồng những cây xanh cao (tràm bông vàng,
điều, bàng…) để làm tăng độ thoáng mát.
2.2.2. Thức ăn
Phần lớn thức ăn cho các loại heo đều được Công Ty TNHH Thức Ăn Gia Súc
Thanh Bình cung cấp gồm cám số 6, số 7, số 9T, số10T, 1102 Rex, 1010, 1020.
7
Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho các loại heo
Loại heo
Định mức (kg/con/ngày)
Loại cám
Nái đẻ và nuôi con
5,5 – 6
Số 10T
Đực làm việc
2 – 2,5
Số 9T
- 20 – 40 kg
Ăn tự do
Số 6
- 40 kg đến xuất chuồng
Ăn tự do
Số 7
Hậu bị
1,8 – 2,0
Số 9T
Heo con theo mẹ
Ăn tự do
1010
Heo con cai sữa
Ăn tự do
1010 + 1020
Thịt:
Nái khô, chữa:
- Nái sau khi cai sữa đến trước khi phối Ăn tự do thức ăn số 9T +
KS +Vitamin
1,36
- Từ lúc phối đến 10 ngày
1,8 – 2,2
- Sau khi phối 10 ngày – 35 ngày
- Từ 36 – 83 ngày
2,27 – 3,18
- Từ 84 – 110 ngày
3,64 – 4,10
Số 10T
0,9
- Từ chuyển đẻ đến 113 ngày
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Trại Heo Giống Thanh Bình – Kumja)
Ngoài ra thức ăn cho heo cai sữa còn được trộn thêm Embavit + Lincospectin để
hạn chế tiêu chảy ở heo con còn bú, heo sau cai sữa giúp heo khỏe mạnh, lông da bóng
mượt.
2.2.3. Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước từ giếng khoan có độ sâu, qua xử lý bằng chlorine và
bơm lên bồn chứa rồi theo hệ thống ống dẫn đến các dãy chuồng, nước này được sử
dụng cho đàn heo uống, tắm heo và vệ sinh chuồng trại.
2.2.4. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc
- Nái khô, chửa
+ Nái khô: cho ăn hai lần vào buổi sáng và đầu giờ chiều, tắm rửa sạch sẽ, xịt
chuồng, phân được cho vào bao và chuyển qua khu làm phân, dắt nọc đi kiểm tra sự
lên giống của nái. Nái sau khi cai sữa được tiêm ADE (5 cc/nái) và chuyển xuống
chuồng nái khô.
8
+ Nái chửa: trước khi sinh một tuần, heo được chuyển sang chuồng nái đẻ đã
được rửa và sát trùng sạch kèm theo thẻ nái, cho ăn 2 lần/ngày với khẩu phần thay đổi
từ 1,8 – 2,0 kg bằng cám số 10T vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, được tắm 1
lần/ngày.
- Nái đẻ và nuôi con
+ Nái được theo dõi thường xuyên, thấy nái có biểu hiện sắp sinh chuẩn bị một
số dụng cụ gồm đèn úm, khăn lau, cồn iod 5 %, thuốc thú y…và các dụng cụ cần thiết.
Heo con sinh ra ta lau sạch nhớt trong mũi, miệng rồi cho vào ổ úm có trấu. Nái sinh
xong kiểm tra xem có sót nhau hay không, tiêm oxytocine và kháng sinh AmoxLA để
tống nhau, tránh phụ nhiễm đường sinh dục, truyền glucose 5 %, liên tục trong 3 ngày.
12 giờ sau khi sinh tiêm Lutalyse (2 cc/nái) để nái mau lên giống đợt sau đồng
thời tiêu thể vàng tự nhiên.
Nếu nái bỏ ăn truyền glucose 5 % + 20 cc Hepatol và tiêm 20 cc Catosal. Nái
sau khi sinh 1 ngày thụt rửa tử cung bằng dung dịch Biodin 1 ‰, sau đó thụt rửa bằng
penicillin. Nếu nái viêm: 1 lần/ngày, trong 3 ngày liên tục. Còn phòng: lần 1: 1 ngày
sau khi sinh, lần 2: 3 ngày sau khi sinh.
Trong giai đoạn này không tắm cho nái, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, chỉ
rửa máng ăn, xịt sàn.
+ Nái nuôi con: cho ăn 4 lần/ngày với định mức 5,5 – 6,0 kg/con cho đến khi cai
sữa (21 đến 28 ngày). Lúc này nái được chuyển xuống chuồng chờ phối kèm theo thẻ
nái và đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy trình. Vào ngày cai sữa tiêm 5 cc
ADE/nái trước khi chuyển xuống sàn.
- Heo con theo mẹ
+ Heo con sinh ra được lau khô, sưởi ấm, 15 – 20 phút sau dùng chỉ cột rốn,
bấm răng và cho heo con bú sữa đầu, bấm tai theo số tai của ổ (đối với những con L,
Y, D), cắt đuôi.
+ Ngày thứ 2 cung cấp nước có pha kháng sinh, electrolyte, vitamin; tiêm
Excenel: 0,1 cc/con ngừa viêm đường hô hấp, tiêu chảy. 14 ngày sau tiêm lặp lại lần 2
với liều 0,2 cc/con.
+ Ngày thứ 3 cho uống Nova-coc, chích sắt lần 1, bôi thuốc sát trùng vào đầu
gối trước và các nơi bị trầy xước ở chân, rốn.
9
+ Ngày thứ 7 tiêm vaccine Hyoresp ngừa Mycoplasma. 21 – 24 ngày sau tiêm
lặp lại lần 2. Lúc này cũng tập ăn cho heo con với cám 1010 trộn Lincospectin.
+ Ngày thứ 10 chích sắt lần 2, thiến heo đực.
Tiêm xoang bụng đường pha thuốc bổ các loại cho heo còi, nhỏ yếu.
Trong thời gian heo con theo mẹ luôn sưởi ấm cho heo con bằng đèn úm khi trời
lạnh.
- Heo con cai sữa
Heo con được cai sữa lúc 21 – 28 ngày tuổi và chuyển qua chuồng cai sữa, ở
giai đoạn này không tắm mà chỉ vệ sinh nền chuồng, máng ăn, tiếp tục cho ăn tự do
với cám 1010. Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe và điều trị những con mắc bệnh, định
kỳ phun thuốc sát trùng 1 tuần/lần và heo được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch
tiêm phòng. Đến 60 ngày tuổi chuyển sang cho ăn cám 1020 đến khi xuất. Thời điểm
này nếu các cơ sở chăn nuôi có nhu cầu mua heo giống thì trại vẫn xuất bán.
Vào 90 ngày tuổi những con được chọn làm giống thì chuyển sang tổ hậu bị,
thịt. Còn lại bán thương phẩm ra ngoài cho người dân.
2.2.5. Vệ sinh thú y
- Trước cổng vào có thiết kế hố sát trùng bằng dung dịch Prophyl 75, NaOH,
TH4,…
- Công nhân: khi vào trại phải đi qua hố sát trùng và được phun sát trùng trước
khi xuống trại.
- Khách thăm quan: trước khi vào trại phải vệ sinh, mặc áo blouse, phun sát
trùng. Khi xuống chuồng phải theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
- Các phương tiện đi vào trại phải được phun thuốc sát trùng.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 tuần/lần bằng các dung dịch nêu trên cho tất cả
các chuồng nuôi. Tại chuồng đẻ và chuồng cai sữa sau mỗi đợt chuyển heo hoặc dồn
heo, bán thương phẩm hay chuyển sang hậu bị, thịt (đối với heo cai sữa) chuồng được
chà rửa kỹ và sát trùng bằng các dung dịch sát trùng nêu trên, sau đó tạt vôi rồi để
trống 1 tuần trước khi đưa đợt heo mới vào.
10
2.2.6. Quy trình tiêm phòng
Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con
Thời gian sau
Vaccine
Phòng bệnh
Liều
Đường cấp
14 -17
Farrowsure
Parvo (khô thai)
5 cc/con
IM
21 - 24
Pestiffa
Dịch tả
2 cc/con
IM
Cai sữa
FMD type 1
LMLM
2 cc/con
IM
khi sinh (ngày)
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Thời gian
(ngày tuổi)
Thuốc hoặc vaccine
1
Excenel
3
Fe + B12
7
Hyoresp
10
Fe + B12
14
Excenel
21 - 25
Hyoresp
Phòng bệnh
Liều
Đường cấp
Viêm đường hô
0,1 cc/con
IM
2 cc/con
IM
Mycoplasma
2 cc/con
IM
Thiếu máu +
2 cc/con
IM
0,2 cc/con
IM
2 cc/con
IM
hấp + Tiêu chảy
Thiếu máu +
Tiêu chảy
Tiêu chảy
Viêm đường hô
hấp + Tiêu chảy
Mycoplasma
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa
Thời gian
Vaccine
Phòng bệnh
Liều
Đường cấp
35
Pestiffa
Dịch tả
2 cc/con
IM
42
Porcilis Begonia
Giả dại
2 cc/con
IM
49
FMD type1
LMLM
2 cc/con
IM
56
Porcilis APP
Viêm phổi
2 cc/con
IM
(ngày tuổi)
11
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu
Thời gian trước khi
Vaccine
Phòng bệnh
Liều
Đường cấp
60
BSL – PS100
PRRS
2 cc/con
IM
50
LTC
Do E.coli
2 cc/con
IM
35
FMD
LMLM
2 cc/con
IM
30
Pestiffa
Dịch tả
2 cc/con
IM
25
Porcilis APP
Viêm phổi
2 cc/con
IM
20
Porcilis Begonia
Giả dại
2 cc/con
IM
sinh (ngày)
Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị
Thời gian
Vaccine
Phòng bệnh
Liều
Đường cấp
97
Farrowsure
Parvo (khô thai)
5 cc/con
IM
104
Porcilis Begonia
Giả dại
2 cc/con
IM
111
Pestiffa
Dịch tả
2 cc/con
IM
118
FMD
LMLM
2 cc/con
IM
125
Porcilis APP
Viêm phổi
2 cc/con
IM
132
BSL – PS100
PRRS
2 cc/con
IM
139
LTC
Do E.coli
2 cc/con
IM
(ngày tuổi)
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt
Thời gian
Vaccine
Phòng bệnh
Liều
Đường cấp
104
Pestiffa
Dịch tả
2 cc/con
IM
118
FMD
LMLM
2 cc/con
IM
(ngày tuổi)
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Trại Heo Giống Thanh Bình – Kumja)
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái
2.3.1.1. Yếu tố ngoại cảnh
Ngoại cảnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của nái. Nếu
chúng ta có một kiểu di truyền tốt chưa phải là điều kiện duy nhất đảm bảo cho sự
12
thành công. Một kiểu di truyền tốt nếu không có ngoại cảnh tốt thì sẽ đem lại hiệu quả
kém. Đây là vấn đề mà mỗi người làm công tác chăn nuôi đều phải nghĩ đến (Phạm
Trọng Nghĩa, 2005).
Do đó để nâng cao năng suất sinh sản của nái thì chúng ta phải cải thiện yếu tố
này bao gồm: giống, thức ăn, chuồng trại là ba khâu chính.
Ngoài ra tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi,
do đó phải được thực hiện thường xuyên.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ không thích hợp ảnh hưởng đến năng suất heo như làm cho heo dễ bị
stress nhiệt, giảm sức đề kháng, tỷ lệ bệnh gia tăng, tiêu tốn thức ăn giảm.
Vì vậy nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo theo Hồ Thị Kim Hoa (2002) được
trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.8: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo (0C)
Chuồng nuôi
Nhiệt độ tối ưu (0C)
Giới hạn có thể (0C)
Nái chửa và nuôi con
16
10 – 21
Heo sơ sinh
35
32 – 38
Heo 3 tuần tuổi
27
24 – 29
Đực giống
16
10 – 21
Theo Trần Thị Dân (2000) nhiệt độ trên 29 0C thì làm giảm lượng thức ăn tiêu
thụ và biểu lộ lên giống bị xáo trộn. Nhiệt độ trên 30 0C với ẩm độ tương đối trên 70 %
làm tăng số phôi chết (Trích dẫn bởi Ngô Văn Thông, 2005).
- Ẩm độ
Theo Hồ Thị Kim Hoa (2002) thì ẩm độ không khí thích hợp cho vật nuôi dao
động từ 50 – 70 %. Nếu ẩm độ thấp hơn hoặc trên 85 % ảnh hưởng xấu đến năng suất
heo.
- Chuồng trại
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), chuồng nuôi tốt sẽ đưa năng suất
heo tăng 10 – 15 %, ngược lại sẽ tổn thất 15 – 30 %. Nguyên tắc chung đối với chuồng
nuôi heo phải thông thoáng, ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, trong chuồng nuôi ít
khí độc (NH3, H2S), ít bụi, ít vi trùng. Những yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của
13
không khí chuồng nuôi tốt hay xấu là tiền đề của ít hay nhiều bệnh trên heo (Trích dẫn
bởi Lại Thị Thùy Dương, 2006).
- Dinh dưỡng
Là yếu tố hết sức quan trọng, nếu cung cấp thức ăn đầy đủ năng lượng, các acid
amin thiết yếu, vitamin, khoáng… cho từng loại heo và từng lứa tuổi thì sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho nhà chăn nuôi.
Một số bệnh truyền nhiễm đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo
nái.
2.3.1.2. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là một trong hai yếu tố yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, phát dục, sinh sản và sức sản xuất của thú. Yếu tố di truyền là cơ sở để có
được sự khác biệt giữa các loài, giống, dòng và ngay trong cùng một dòng thì yếu tố di
truyền cũng là cơ sở để có sự khác biệt giữa các cá thể về tính trạng mà ta mong muốn.
Theo Whittemore (1993) nghiên cứu về số heo con đẻ ra trên ổ nhận thấy kết
quả phụ thuộc rất lớn vào kiểu di truyền của heo nái. Còn theo Lasley (1987) dù con
vật được nuôi ở điều kiện ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt
khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó (Trích dẫn bởi Ngô Văn Thông, 2005).
Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng trên heo được trình bày qua
bảng sau:
Bảng 2.9: Hệ số di truyền của một số tính trạng quan trọng trên heo
Tính trạng
Hệ số di truyền
Mức độ
Số heo con đẻ ra trên ổ
0,05 – 0,15
Thấp
Số heo con cai sữa
0,10 – 0,15
Thấp
Trọng lượng heo con sơ sinh
0,15 – 0,20
Thấp
Trọng lượng cai sữa toàn ổ
0,15 – 0,20
Thấp
Trọng lượng lúc 6 tháng tuổi
0,20 – 0,25
Trung bình
Tăng trọng
0,25 – 0,40
Trung bình
Tuổi động dục
0,30 – 0,40
Trung bình
Độ dày mỡ lưng
0,40 – 0,60
Cao
(Nguồn: Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, 1996)
14
2.3.2. Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái
2.3.2.1. Ngoại hình thể chất
Hầu hết các tính trạng đều có thể xác định bằng đo lường nhưng cũng có một số
tính trạng khác có thể quan sát bằng mắt thường thể hiện qua ngoại hình như: mắt linh
hoạt, da mềm bóng, đôi chân cứng cáp, mông nở, bụng thon không xệ, đầu, cổ, vai,
ngực không khuyết tật, phải cân đối đặc biệt là cơ quan liên quan đến khả năng sinh
sản. Và từ đó giúp cho việc loại thải những con có ngoại hình xấu ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản sau này đồng thời chọn được những thú có ngoại hình thể chất phù hợp
với hướng sản xuất.
Theo Võ Văn Ninh (2001) việc chọn giống dựa vào ngoại hình thể chất phải
căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Đối với heo nọc: chọn những con có hai tinh hoàn đều nhau, cân bằng không
bị xệ hay thụt vào kênh háng, không quá bé, dịch hoàn lộ rõ, bốn chân vững chắc, đi
trên ngón.
- Đối với nái: phải dài đòn, đùi to, bốn chân vững chắc, lông da bóng mượt,
lanh lẹ, năng động, mông nở, có từ 12 vú trở lên, núm vú lộ rõ không bị thụt, khoảng
cách giữa hai hàng vú vừa phải, âm hộ phát triển bình thường.
2.3.2.2. Tuổi phối giống lần đầu
Là thời gian tính theo ngày tuổi cho tới khi thú được phối giống lần đầu phụ
thuộc vào dòng, giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đôi khi người ta tính nên phối
giống cho thú vào lần động dục thứ mấy để có hiệu quả cao không ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, phát dục, sinh sản của thú.
Theo tác Trần Thị Dân (1997) thì thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ đậu thai
và số heo con đẻ ra trên ổ. Vì thế khi cho phối giống cần xác định đúng thời điểm
(Trích dẫn bởi Ngô Văn Thông, 2005).
Theo kết quả khảo sát của Lại Thị Thùy Dương, 2006, tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi
Heo Xuân Phú thì heo có tuổi phối giống lần đầu là 282,38 ngày.
2.3.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu
Là số ngày tuổi khi nái đẻ lứa đầu phụ thuộc vào nhóm giống, điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng và nó cũng liên quan đến tuổi phối giống lần đầu.
15