Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Mfeed + đến khả năng sản xuất của gà thịt nuôi vụ hè tại Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.66 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

ĐỖ THỊ KIỀU DUYÊN
Tên đề tài:

“ẢNH HƢỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED+ ĐẾN KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT, NUÔI VỤ HÈ TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------


ĐỖ THỊ KIỀU DUYÊN
Tên đề tài:

“ẢNH HƢỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED+ ĐẾN KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT, NUÔI VỤ HÈ TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

45 CNTY - N01

Khoa:

Chăn Nuôi Thú Y

Khóa học:

2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn:

PGS.TS. Trần Thanh Vân


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Bản khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành sau một thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài thực tập.
Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính
trọng sâu sắc tới: Ban Giám Hiệu, Khoa Chăn nuôi Thú y, UBND xã Quyết
Thắng cùng tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình
của toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo TS.
Nguyễn Thị Thúy Mỵ. Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia
đình đã giúp em hoàn thành bản khóa luận được tốt hơn. Một lần nữa em
kính chúc toàn thể thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Em cũng bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng đến công ty Olmix Việt Nam đã
tài trợ toàn bộ chế phẩm Mfeed+ trong thí nghiệm này cũng như những tài liệu
hướng dẫn sử dụng chế phẩm và cùng kiểm tra, giám sát trong suốt thời gian
thí nghiệm.

Thái nguyên, ngày…tháng… năm 2017
Sinh viên

Đỗ Thị Kiều Duyên



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 21
Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc-xin ........................................................ 27
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 30
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.......................32
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ........................................ 34
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối theo tuần của gà thí nghiệm ....................... 36
Bảng 4.6. Thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm............................................... 38
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg khối lượng............................. 40
Bảng 4.8. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng cộng dồn của gà thí nghiệm... 41
Bảng 4.9. Tiêu tốn năng lượng protein cho tăng khối lượng cộng dồn của gà
thí nghiệm........................................................................................................ 43
Bảng 4.10. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm .... 44
Bảng 4.11. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán.......................................... 45


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hệ tiêu hoá của gia cầm .................................................................... 5
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy .............................................................. 33
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối......................................................... 35
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối ....................................................... 37


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Từ viết tắt
Cs

Cộng sự

D - 56

Thức ăn của công ty Jafa

D - 57

Comfeed Việt Nam

ĐC

Đối chứng

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

Nxb

Nhà xuất bản

SS

Sơ sinh




Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................iv
MỤC LỤC ..........................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................3
2.1.1. Vài nét giới thiệu về chế phẩm Mfeed+ .................................................. 3

2.1.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà ................ 5
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm ............................................................................................ 9
2.1.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Lương Phượng
và gà F1 ........................................................................................................... 13
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 17
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................................20


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi...................................................20
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 20
3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 21
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 22
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................25
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất...........................................................................................25
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học .................................................................31
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ........................................................ 31
4.2.2. Sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................................. 31
4.2.3. Khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm.............. 37
4.2.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................. 44
4.2.5. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán .................................................. 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................46

5.1. Kết luận .......................................................................................................................46
5.2. Tồn tại ..........................................................................................................................47
5.3. Kiến nghị .....................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................48
I. Tài liệu Tiếng Việt .........................................................................................................48
II. Tài liệu Tiếng Anh........................................................................................................49
III. Tài liệu Internet ............................................................................................................49
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................................51
PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một ngành có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống
xã hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng ở Việt Nam. Đây là nguồn cung
cấp một số lượng lớn thực phẩm với chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu và đời
sống của con người.
Để chăn nuôi có hiệu quả thì ngoài công tác giống, thức ăn chiếm vị trí
quan trọng. Tuy nhiên, thời gian trước đây người ta sử dụng kháng sinh và
hormone như là chất kích thích tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng lợi
nhuận. Sự tồn dư các chất này trong thịt và các sản phẩm từ thịt đã gây ra
những hậu quả xấu cho con người. Do vậy, việc sử dụng các chất phụ gia
trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
và giảm giá thành sản xuất đang là hướng đi được ưu tiên trong chăn nuôi.
Hiện nay, việc tìm kiếm các chất thay thế thuốc kháng sinh sử dụng trong
chăn nuôi bằng các chất phụ gia tự nhiên đang được các nhà nghiên cứu cũng
như các nhà sản xuất thức ăn rất quan tâm. Đặc biệt, theo nghiên cứu giữa

Viện Nghiên cứu Nông học Pháp (INRA) và Tập đoàn Olmix năm 2014
(nguoichannuoi.vn [20]) đã sản xuất ra sản phẩm có tên “Mfeed+” là sự kết
hợp độc đáo của các hạt khoáng sét và chiết suất rong biển khác nhau nhằm
kiểm soát được những rủi ro của độc tố nấm mốc trong thức ăn, tăng khả năng
tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Tuy nhiên, chưa có nhiều
nghiên cứu so sánh về sự ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học này đến
năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi. Xuất phát từ những thực tế
trên, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm Mfeed+ đến khả năng sản
xuất của gà thịt là rất quan trọng. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Mfeed+ đến khả năng sản xuất của
gà thịt nuôi vụ hè tại Thái Nguyên”.


2

1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của chế phẩm Mfeed+ đến khả năng sản
xuất và hiệu quả chăn nuôi gà thịt lông màu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu đề tài là số liệu khoa học bước đầu về ảnh hưởng
của chế phẩm Mfeed+ khi dùng trong thức ăn gà thịt lông màu, là tài liệu phục
vụ nghiên cứu, đào tạo tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chế phẩm Mfeed+ góp phần giảm sử dụng kháng sinh, tăng khả năng
miễn dịch, bảo vệ đường tiêu hóa, tăng khả năng sản xuất của gà, nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt.
- Từ những kết quả nghiên cứu ta có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Sử dụng chế phẩm Mfeed+ để tăng thêm hiệu quả trong chăn nuôi.



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×