Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các giải pháp kiến trúc cho vùng khí hậu nóng ẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.98 KB, 4 trang )

Khoa học & Ứng dụng04 Số 13 - 2010
Các giải pháp

KIẾN TRÚC KHÍ HẬU ĐẶC SẮC
trong một số công trình xây dựng ở
VÙNG KHÍ HẬU NÓNG ẨM
KTS. Đỗ Thị Phương Lam (*)
T
rong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người đã từng bước làm nên những ngôi
nhà từ thô sơ đến phức tạp để chống lại những điều kiện bất lợi của thời tiết và thoả mãn
nhu cầu sống ngày càng cao. Từ đó, dẫn đến việc xuất hiện các loại hình nhà khác nhau trên
những khu vực có điều kiện khí hậu khác nhau. Đặc biệt, các loại hình nhà này đã không ngừng
được biến đổi và hoàn thiện để thích nghi với khí hậu khu vực mà nó tồn tại.
Khoa học & Ứng dụng 05Số 13 - 2010
NGÔI LÀNG Ở LIBERIA
Có ý kiến cho rằng, đối với ngôi nhà ở vùng khí hậu nóng
ẩm “kết cấu tốt nhất là không có kết cấu, ngoại trừ cái tán
che”. Mặc dù, trong đa số trường hợp, nhận xét này có
phần chủ quan, nhưng khi xem xét vấn đề trên cơ sở các giải
pháp kiến trúc sinh khí hậu, chúng ta thấy rằng nhận xét này
hoàn toàn có lý bởi vì những ngôi nhà trong ngôi làng này
vừa đảm bảo việc che nắng tốt vừa tận dụng tối đa việc tổ
chức thông gió tự nhiên (hai yêu cầu đặc biệt quan trọng
của kiến trúc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm). Cũng cần nói
thêm rằng, nó hẳn nhiên phải phù hợp với phong tục tập
quán và lối sống của người dân địa phương.
Ngày nay, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến
trúc, khí hậu và con người vẫn đang được các kiến trúc
sư tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi nhằm thiết kế và xây
dựng nên những công trình kiến trúc hiện đại và giàu
bản sắc dân tộc. Các công trình này phải vừa thoả mãn


được nhu cầu của con người vừa tiết kiệm năng lượng
và bảo vệ môi trường,… thể hiện qua các xu hướng
kiến trúc tiêu biểu hiện nay như Kiến trúc có hiệu quả
năng lượng (Energy efficient building), Kiến trúc bền
vững (Sustainable Architecture), Kiến trúc xanh (Green
Architecture),… Hạt nhân của các xu hướng này chính
là Kiến trúc sinh khí hậu (Bioclimatic Architecture). Về
nội dung cơ bản, kiến trúc sinh khí hậu nghiên cứu giải
quyết mối quan hệ giữa khí hậu và kiến trúc ngay từ lúc
lập quy hoạch, thiết kế các công trình nhằm tận dụng
tối đa những điều kiện thuận lợi và hạn chế các yếu tố
bất lợi của thiên nhiên và khí hậu để đảm bảo tiện nghi
sinh sống cho con người.
Một trong những hướng đi quan trọng trong việc
nghiên cứu thiết kế kiến trúc theo sinh khí hậu chính là
phân tích, đúc kết các tinh hoa trong kiến trúc truyền
thống hay trong các công trình kiến trúc đã được xây
dựng ở những khu vực có khí hậu tương đồng, nhằm
tìm ra các giải pháp có giá trị để kế thừa và phát triển
vào kiến trúc hiện đại.
Sau đây là một số giải pháp kiến trúc khí hậu đặc sắc
đã được áp dụng trong các công trình xây dựng ở vùng
khí hậu nóng ẩm, có nhiều nét tương đồng với khí hậu
nước ta.
NHÀ TRUYỀN THỐNG Ở MALAYSIA
Hiệu quả làm mát cho ngôi nhà có thể được miêu tả dễ dàng qua những phương thức sau đây:
 Ngôi nhà được thiết kế với cấu trúc nhẹ, sử dụng vật liệu tự nhiên, dẫn nhiệt kém giúp hạn chế lượng
nhiệt truyền vào nhà.
 Cấu trúc theo kiểu nhà sàn giúp ngôi nhà thông thoáng, chống ẩm.
 Cửa sổ mở rộng suốt chiều dài nhà cho phép gió thổi xuyên qua vùng con người hoạt động.

 Không gian nội thất thoáng mở, ít sử dụng vách ngăn, giúp gió dễ dàng lưu thông trong nhà.
 Mái hiên rộng giúp tạo bóng và che chắn bớt bức xạ mặt trời trực tiếp chiếu vào nhà.
 Sử dụng mái hai lớp ở giữa có tầng không khí lưu thông, cách nhiệt tốt, chống nóng.
 Các ngôi nhà được tổ hợp trong một khuôn viên thoáng đãng, kết hợp hài hoà với cây xanh, thảm cỏ
nhằm hạn chế bức xạ nhiệt từ bên ngoài và góp phần làm đẹp cho công trình.
Khoa học & Ứng dụng06 Số 13 - 2010
ROOF ROOF HOUSE, MALAYSIA, KTS. KEN YEANG
• Địa điểm xây dựng : Kuala Lumpur, Malaysia
• Thiết kế : KTS. Ken Yeang
• Hoàn thành : Năm 1984
Theo đúng như tên gọi của nó, ngôi nhà được thiết kế với
hai lớp mái : Lớp mái vòm trên cùng được cấu tạo từ những
thanh chớp bê tông màu trắng, có góc nghiêng thay đổi
nhằm cho nắng sớm xuyên qua nhưng lại che chắn hoàn toàn
và phản xạ trở lại bức xạ mặt trời quá cao buổi chiều.
Che nắng mà vẫn đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự
nhiên dựa trên việc bố trí không gian trong nhà đảm bảo che
mưa, nắng đồng thời vẫn rộng mở đón gió mát và thuận lợi
cho luồng không khí lưu thông.
Nguồn ảnh: internet
Khoa học & Ứng dụng 07Số 13 - 2010
MAGNEY HOUSE
• Địa điểm xây dựng : Bingi Point, Australia
• Thiết kế : KTS. Glenn Murcutt (Đoạt giải Pritzker Prize
năm 2002)
• Năm xây dựng : 1982 – 1984
• Ngôi nhà được xây dựng trên một dải đất cằn cỗi, lộng
gió, nhìn ra biển.
Điểm đặc biệt của ngôi nhà là giải pháp thiết kế kiến trúc
nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Mái nhà dài và thấp

giúp che chắn bớt bức xạ mặt trời chói chang, cùng với những
khung cửa sổ rộng nhằm lợi dụng ánh sáng tự nhiên. Trong
công trình có sử dụng kết cấu như mái đua và rèm cửa sổ cho
phép điều chỉnh ánh sáng và che nắng chiếu vào nhà theo sự
chuyển động của mặt trời. Mái nhà còn được thiết kế với hình
dáng chữ V không đối xứng, nhằm thu nước mưa để tái sử dụng.
Qua việc phân tích các giải pháp trong các công trình xây
dựng trên, ta thấy, trong mỗi công trình đều có sự kết hợp
nhuần nhuyễn các giải pháp từ việc che chắn bức xạ mặt trời, tổ
chức thông gió tự nhiên, cách nhiệt cho mái và tường nhà cho
đến việc tổ hợp công trình hài hoà với cây xanh, thảm cỏ và môi
trường xung quanh. Tất cả, dường như đều góp phần tạo nên
một thứ “văn hoá kiến trúc nhiệt đới”, đều nhằm hướng tới mục
đích tạo lập không gian sống tốt nhất, tận dụng những thuận
lợi và hạn chế những tác động bất lợi của khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm lên con người theo đúng với phương châm “mát mẻ mà vẫn
có hiệu quả năng lượng”.
(*) Giảng viên Khoa Kỹ thuật công trình
- Trường ĐH Tôn Đức Thắng
LOGAN HOUSE, FLORIDA, ROWE HOLMES ASSOCIATES
• Địa điểm xây dựng : Tampa, Florida, Hoa Kỳ
• Thiết kế : Rowe Holmes Associates
• Hoàn thành : Năm 1981
Trong chiến lược làm mát cho công trình kiến trúc dạng thấp
tầng như công trình này, cách nhiệt cho mái nhà có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng vì đây là diện tích nhận nhiều bức xạ mặt trời nhất
nên phải đảm bảo hai yêu cầu ngăn bức xạ trực tiếp tới trần phòng
bên dưới và đảm bảo che mưa cho công trình. Thân nhà được bố
cục sao cho có thể đưa gió mát vào trong công trình bằng cách
mở rộng diện tích đón gió xuyên phòng cho các không gian chính.

Hơn thế nữa, công trình còn được kết hợp hài hòa với cây xanh và
môi trường xung quanh giúp che chắn bớt bức xạ mặt trời và điều
hoà vi khí hậu.
Các số liệu về nhiệt độ đo được vào một trong những ngày nóng
nhất trong năm (6/6/1999), (
0
F) cho thấy, nhiệt độ giảm dần từ trên
mái xuống và giảm dần từ ngoài vào trong. Chứng tỏ, giải pháp
thiết kế đã hạn chế được những tác động bất lợi của bức xạ mặt trời
cũng như tận dụng tối đa việc đón gió mát ngoài nhà nhằm mang
lại môi trường vi khí hậu tiện nghi cho người sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Phạm Đức Nguyên, Kiến trúc sinh khí hậu – Nhà xuất bản Xây Dựng – 2002.
- />- />in-terengganu-mal-mal902.htm
-
-

×