Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
TUẦN 17:
Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
TÌM NGỌC
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu ý nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình
nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời
được câu hỏi 4 (M3, M4)
2. Kỹ năng: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, biết đọc với giọng kể chậm
rãi.Chú ý các từ: bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt,...
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa,
bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
1. HĐ khởi động: (5 phút)
Hoạt động học
- Tổ chức cho 2 học sinh thi đọc bài Thời khóa - Học sinh thực hiện
biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Lắng nghe.
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về những - Học sinh nhắc lại tên bài và mở
người bạn trong gia đình như chó, mèo để biết sách giáo khoa.
chúng thông minh và tình nghĩa ra sao các em
sẽ tìm hiểu qua bài “Tìm ngọc”
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ: bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt,...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: abc
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ - Học sinh lắng nghe, theo dõi.
ngữ gợi cảm.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng
GV:
1
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
câu trước lớp (2 lượt bài)
- Luyện đọc từ khó: bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa - Học sinh luyện từ khó (cá nhân,
thịt,...
cả lớp).
Chú ý phát âm (Đối tượng M1)
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng
- Luyện câu:
đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa
+ Xưa/ có một chàng trai/ thấy bọn trẻ định giết từ và luyện đọc câu khó.
một con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua/ rồi thả
rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long
Vương.//
+ Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.//
Nào ngờ,/ vừa đi một quãng/ thì có một con quạ
sà xuống/ đớp ngọc/ rồi bay lên cao.//
d. Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối - Học sinh hoạt động theo nhóm,
tượng M1
luân phiên nhau đọc từng đoạn
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
trong bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các đọc tốt.
nhóm
- Lắng nghe.
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc lại
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong
nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, 2, 3 trả - Lớp đọc thầm đoạn 1, 2, 3
lời câu hỏi:
+ Gặp bọn trẻ định giết con rắn chàng + Bỏ tiền ra mua rắn rồi thả rắn đi.
trai đã làm gì?
+ Con rắn đó có gì lạ?
+ Rắn chính là con của Long Vương
+ Con rắn tặng chàng trai vật quí gì?
+ Một viên ngọc quí.
+ Ai đánh tráo viên ngọc?
+ Người thợ kim hoàn.
+ Vì sao anh ta tìm cách đánh tráo viên + Vì anh ta biết đó là viên ngọc quý.
ngọc?
+ Thái độ của chàng trai ra sao?
+ Rất buồn.
GV:
2
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
+ Chó méo đã làm gì để lấy lại được
viên ngọc ở nhà thợ kim hoàn?
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4 trả lời
câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi chó ngậm ngọc
mang về?
+ Khi bị cá đớp mất ngọc chó, mèo đã
làm gì?
+ Mèo bắt chuột, nó sẽ không ăn thịt nếu
tìm được ngọc.
- Một em đọc đoạn 4, lớp đọc thầm theo.
+ Chó làm rơi ngọc và bị một con cá lớn
đớp mất.
+ Rình bên sông, thấy có người đánh
được con cá lớn, mổ ruột cá có ngọc,
mèo liền nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
+ Mèo đội trên đầu.
+ Lần này con nào mang ngọc về?
+ Không, vì bị một con quạ đớp lấy ngọc
+ Chúng có mang ngọc về tới nhà rồi bay lên cây cao.
không? Vì sao?
+ Giả vờ chết để lừa quạ.
+ Mèo nghĩ ra cách gì?
+ Quạ mắc mưu, liền van lạy trả lại
+ Quạ có mắc mưu không? Nó phải làm ngọc.
gì?
+ Chàng trai vô cùng mừng rỡ.
+ Thái độ của chàng trai như thế nào khi
lấy lại được ngọc quý?
+ Thông minh, tình nghĩa.
+Tìm những từ ngữ khen ngợi chó và
mèo?
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu lần hai
- Lớp theo dõi
- Hướng dẫn học sinh cách đọc
- Học sinh lắng nghe.
- Cho các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp
bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
5. HĐ tiếp nối: (5 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều + Chó mèo là những con vật gần gũi,
gì?
thông minh, tình nghĩa.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? + Sống đoàn kết tốt với mọi người xung
quanh.
- Giáo viên chốt lại những phần chính - Lắng nghe
trong tiết học .
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và - Lắng nghe và thực hiện
chuẩn bị tiết sau kể chuyện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
GV:
3
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
……………………………………………………………….
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (Tiết 1)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học
toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3 (phần a, c), bài tập 4.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
1. HĐ khởi động: (5 phút)
Hoạt động học
- Trò chơi: Giáo viên đưa ra tờ lịch tháng 7 chưa - Học sinh tham gia chơi, dưới
có đủ các ngày, cho học sinh tham gia thi đua lớp cổ vũ.
điền các ngày còn thiếu vào tờ lịch đó.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học - Lắng nghe.
sinh tích cực.
- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép cộng, - Học sinh mở sách giáo khoa,
phép trừ trong phạm vi 100.
trình bày bài vào vở.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về
phép cộng và phép trừ
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
GV:
4
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
*Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Ghi lên bảng 9 + 7 =?
- Yêu cầu nhẩm và nêu kết quả nhẩm.
Năm học 2017 - 2018
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Tính nhẩm.
- Tự nhẩm và ghi ngay kết quả
vào vở.
- Khi biết 9 + 7 = 16 ta có cần nhẩm để tìm kết - Không cần vì khi lấy tổng trừ đi
quả của 16 - 9 hay không? Vì sao?
số hạng này ta được số hạng kia.
- Yêu cầu lớp làm vào vở các phép tính còn lại. - Học sinh làm vào vở
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc kết
quả 1 phép tính
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Theo dõi nhận xét bài bạn.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Đặt tính rồi tính.
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn
vị, hàng chục thẳng cột hàng
chục.
- Ta bắt đầu tính từ đâu tới đâu?
- Thực hiện từ phải sang trái.
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- 3 em lên bảng làm mỗi em 2
phép tính.
38 81 47 63 36 100
+ 42 -27 +35 - 18 + 64 - 42
80 54 82 45 100
58
- Gọi 3 em khác nhận xét bài bạn trên bảng
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 3 (phần a,c): Làm việc cá nhân – Cặp đôi - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
- Chia sẻ trước lớp.
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- 9 cộng 8 bằng mấy?
- 9 cộng 8 bằng 17.
- Hãy so sánh 1 + 7 và 8?
-1+7=8
- Khi biết 9 + 1 + 7 = 17 có cần nhẩm 9 + 8 - Không cần vì 9 + 8 = 9 + 1 + 7
không? Vì sao?
Ta có thể ghi ngay kết quả là 17.
+1
+7
9
10
17
9 + 8 = 17
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả của mình trước lớp - HS chia sẻ. Lớp nhận xét
- GV nhận xét chung.
Bài 4: Làm việc cá nhân – Cặp đôi – Chia sẻ - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
trước lớp
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
GV:
5
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
- Bài toán cho biết gì?
Năm học 2017 - 2018
- Lớp 2A trồng 48 cây. 2B nhiều
hơn 12 cây.
- Số cây lớp 2B trồng?
- Dạng toán nhiều hơn.
- 1 em nêu tóm tắt, 1 em nêu bài
giải
Tóm tắt:
Lớp 2A: trồng được 48 cây
Lớp 2B:nhiều hơn lớp 2A 12 cây
Lớp 2B: ....? cây
Bài giải:
Số cây lớp 2B trồng là:
48 + 12 = 60 (cây)
Đáp số: 60 cây
- Nhận xét kết quả của bạn.
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán có dạng gì?
- Mời HS lên chia sẻ kết quả trước lớp.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài
tập
µBài tập PTNL:
Bài tập 3(c,d) (M3): Yêu cầu học sinh tự làm - Học sinh tự làm bài vào vở rồi
báo cáo với giáo viên:
bài rồi báo cáo với giáo viên.
+3
+5
7
10
15
7 + 8 = 15
6 + 5 = 11
6 + 4 + 1 = 11
Bài tập 5 (M4): Yêu cầu học sinh tự làm bài và - Học sinh tự làm bài vào vở rồi
báo cáo với giáo viên:
báo cáo với giáo viên.
72 +
= 72
72 +
= 72
4. HĐ Tiếp nối: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết - Học sinh lắng nghe
dạy
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem - Lắng nghe và thực hiện
trước bài sau.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
......................................................................................
GV:
6
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
ĐẠO ĐỨC
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH, NƠI CÔNG CỘNG (T2)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công .Biết giữ trật tự
vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh
công cộng
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết định.
3. Thái độ: Học sinh biết giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm.
Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm và
những nơi công khác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Phiếu học tập, sách giáo khoa.
- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Đàm thoại: Em đã làm những công việc gì để - Học sinh trả lời.
giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Nhận xét chung. Tuyên dương học sinh có - Học sinh nhận xét.
hành vi đúng.
- Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài lên bảng.
- Quan sát và lắng nghe
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự vệ sinh nơi công công .Biết giữ trật tự vệ sinh
nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trật tự vệ sinh công
cộng
- Giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ
trật tự vệ sinh ở trường, lớp đường làng, ngõ xóm và những nơi công khác.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Báo cáo kết quả điều tra: Chia sẻ
trước lớp
- Yêu cầu lần lượt một số em lên báo cáo tình - Lần lượt các nhóm cử đại diện
hình điều tra tình hình trật tự vệ sinh công cộng lên trình bày trước lớp.
nơi em ở mà đã chuẩn bị ở nhà.
- Chẳng hạn:
+ Khu nhà văn hoá xã ở Đội 3
tình trạng bồn hoa giữa nhà văn
GV:
7
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
hoá bị phá do trẻ em vào nghịch.
Biện pháp là báo cáo với Ủy ban
nhân dân xã
+ Khu chợ Cốc tình trạng rác bỏ
bừa bãi cách xử lí báo cáo lên ban
quản lí chợ.
- Lớp lắng nghe nhận xét bạn
- Nhận xét tổng kết lại các ý kiến mà học sinh
đã báo cáo.
- Khen những em báo cáo tốt, đúng thực trạng
Việc 2: TC Trò chơi: “Ai đúng ai sai”
- Tổ chức để học sinh chơi trò chơi.
- Lần lượt một số em đại diện cho
các đội lên tham gia trò chơi
- Yêu cầu các đội sau khi giáo viên đọc các ý - Lớp lắng nghe nhận xét xem
kiến các đội phải xem xét ý kiến đó đúng hay bạn trả lời như vậy có đúng
sai và đưa ra tín hiệu trả lời.
không để bổ sung ý bạn.
- Mỗi ý kiến đúng được ghi 5 điểm.
+ Người lớn mới phải giữ trật tự nơi công cộng.
+ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần
bảo vệ môi trường.
+ Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng.
+ Không được xả rác ra nơi công cộng.
+ Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim.
+ Bàn tán với nhau khi đang xem phim trong
rạp
+ Bàn bạc trao đổi trong giờ kiểm tra.
Việc 3: Tập làm người hướng dẫn viên: Làm
việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Là một người hướng dẫn viên, hướng dẫn - Lớp lắng nghe và thảo luận
khách vào tham quan bảo tàng lịch sử để dặn trong 2 phút.
khách giữ trật tự vệ sinh em sẽ dặn khách tuân
theo những điều gì?
- Yêu cầu lớp thảo luận trong 2 phút sau đó mời - Cử đại diện lên trình bày: Kính
đại diện lên trả lời.
mời quí khách đến tham quan bảo
tàng Hồ Chí Minh để giữ trật tự
vệ sinh chung tôi xin nhắc nhở
quí khách những vấn đề sau:
+ Không vứt rác bừa bãi ở viện
bảo tàng. Không sờ tay vào hiện
vật trưng bày
+ Không nói chuyện làm ồn ào
khi tham quan
- Lắng nghe và nhận xét khen những em trả lời
hay
Khuyến khích bày tỏ ý kiến (đối tượng M1)
GV:
8
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
3. HĐ Tiếp nối: (3 phút)
- Giáo viên tổng kết bài, giáo dục học sinh ghi
nhớ thực hiện theo bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về làm vở bài tập. Chuẩn bị bài
sau.
- Lắng nghe và áp dụng bài học
vào cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………..…………………………..
Thứ ba ngày 19 tháng năm 2017
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (Tiếp theo)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học
toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3 (a,c), bài tập 4.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
1. HĐ khởi động: (5 phút)
GV:
Hoạt động học
9
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
- Trò chơi: Truyền điện: Cho học sinh nối tiếp - Học sinh tham gia chơi.
nhau đưa ra phép tính cộng hoặc trừ và nêu kết
quả tương ứng.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên - Lắng nghe.
dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Học sinh mở sách giáo khoa,
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn trình bày bài vào vở.
tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp theo)
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
*Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
và làm bài.
- Yêu cầu chia sẻ kết quả theo hình thức truyền - HS thực hiện
điện.
- Theo dõi nhận xét bài bạn.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
và làm bài.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Đặt tính rồi tính.
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn
vị, hàng chục thẳng cột hàng
chục.
- Ta bắt đầu tính từ đâu tới đâu?
- Thực hiện từ phải sang trái.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp (miệng) - HS nêu kết quả.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Yêu cầu 3 HS nêu cách thực hiện các phép - 3 học sinh lên bảng trình bày
tính: 90 - 32; 56 + 44; 100 - 7.
- Lớp nhận xét.
- Nhận xét chung.
Bài 3 (a,c) : Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
lớp.
và làm bài.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Điền mấy vào ô trống?
- Điền 14 vì 17 - 3 = 14 và điền 8
vì 14 - 6 = 8
- Ở đây ta phải thực hiện liên tiếp mấy phép trừ? - Thực hiện liên tiếp 2 phép trừ,
Thực hiện từ đâu đến đâu?
thực hiện từ trái sang phải.
- Viết 17 - 3 - 6 = ? Yêu cầu nhẩm to kết quả
- 17 trừ 3 bằng 14, 14 trừ 6 bằng
- Viết 17 - 9 = ? Yêu cầu học sinh nhẩm kết quả 8
- Kết luận: 17 - 3 - 6 = 17 - 9 Vì khi trừ đi một
tổng ta có thể thực hiện liên tiếp các số hạng của - HS nối tiếp nhan chia sẻ kết
tổng.
quả
17 – 3 – 6 = 8
17 - 9 = 8
16 – 9 = 7
GV:
10
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
16 – 6 – 3 = 7
- Em khác nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét chung.
Bài 4: Làm việc cá nhân – Cặp đôi – chia sẻ - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
trước lớp.
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài toán cho biết gì?
- Thùng lớn đựng 60 lít nước,
thùng bé đựng ít hơn thùng lớn
22 lít nước
- Bài toán hỏi gì?
- Thùng bé đựng được bao nhiêu
lít nước?
- Bài toán có dạng gì?
- Dạng toán về ít hơn.
- Mời 1 em đọc kết quả
- 1 em chia sẻ kết quả của mình
Bài giải:
Số lít thùng bé đựng là:
60 - 22 = 38 (l)
Đáp số: 38 lít
- Nhận xét bài bạn.
- GV chốt kết quả.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
µBài tập PTNL:
Bài tập 3 (b,d) (M3): Yêu cầu học sinh tự làm - Học sinh trình bày bài vào vở
và báo cáo với giáo viên:
bài và báo cáo kết quả với giáo viên.
15 - 4 11 - 2 9
15 – 6 = 9
14 – 8 = 6
14 – 4 – 4 = 6
Bài tập 5 (M4): Yêu cầu học sinh tìm và sau đó - Báo cáo kết quả với giáo viên.
báo cáo với giáo viên.
3. HĐ Tiếp nối: (3 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học sinh lắng nghe
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem - Lắng nghe và thực hiện
trước bài ôn tập tiếp theo.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
......................................................................................
CHÍNH TẢ: (Nghe-viết)
TÌM NGỌC
GV:
11
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm Ngọc. Bài
viết không mắc quá 5 lỗi chính tả trình bày
- Làm được bài tập 2, bài tập 3a
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả: ui/uy, r/d/gi.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết.
- Học sinh: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Hát
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết
càng ngoan
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, - Lắng nghe
khen em viết tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng: Hôm - Mở sách giáo khoa.
nay các em sẽ viết đúng, viết đẹp đoạn tóm tắt
trong bài “Tìm ngọc” và các tiếng có vần ui/uy
và âm: r/ d/ gi.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc - Học sinh lắng nghe giáo viên
chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
đọc.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và - Học sinh trả lời từng câu hỏi
cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
của giáo viên. Qua đó nắm được
nội dung đoạn viết, cách trình
bày, những điều cần lưu ý:
+ Đọan văn này nói về những nhân vật nào?
+ Có các nhân vật: Chó , Mèo ,
chàng trai.
+ Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
+ Long Vương.
+ Nhờ đâu chó và mèo lấy được viên ngọc quí? + Nhờ sự thông minh và nhiều
mưu mẹo.
+ Chó và mèo là những con vật thế nào?
+ Rất thông minh và tình nghĩa.
+ Đoạn văn có mấy câu?
- Có 4 câu.
GV:
12
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
+ Trong bài có chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
+ Các tên riêng và các chữ cái ở
đầu câu.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng - Luyện viết vào bảng con, 1 học
con: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa, thông sinh viết trên bảng lớp.
minh
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Lắng nghe.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Quan sát.
- Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết - Học sinh nêu.
sai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh nghe – viết chính xác bài tóm tắt câu chuyện Tìm Ngọc
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần - Lắng nghe
thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.
Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ
từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để
viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư
thế, cầm viết đúng qui định.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
- Học sinh viết bài vào vở
Lưu ý:
- Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của
các đối tượng M1.
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu:
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Học sinh xem lại bài của mình,
dùng bút chì gạch chân lỗi viết
sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng
bút mực.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả ui/uy, rd/gi
*Cách tiến hành:
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Treo bảng phụ. Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Điền vào chỗ trống ui hay uy.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Mời 3 em lên làm bài trên bảng.
- Ba em lên bảng làm bài.
+ Chàng trai xuống thủy cung,
được Long Vương tặng viên
ngọc quí.
GV:
13
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
+ Mất ngọc chàng trai ngậm
ngùi. Chó và Mèo an ủi chủ.
+ Chuột chui vào tủ , lấy viên
ngọc cho Mèo. Chó và Mèo vui
lắm.
- Các em khác nhận xét chéo.
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ vừa tìm được.
Bài 3a: TC Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- Treo bảng phụ. Tổ chức cho 2 đội học sinh lên - Học sinh thi đua điền: Lên
bảng thi đua điền từ.
rừng, dừng lại, cây giang. rang
tôm.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
- Các em khác nhận xét, chọn đội
thắng cuộc.
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng, tuyên
dương học sinh.
- Yêu cầu lớp đọc các từ vừa tìm được.
- Học sinh đọc.
6. HĐ tiếp nối: (3 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học
- Học sinh nêu
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết - Lắng nghe
học
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp,
- Quan sát, học tập.
không mắc lỗi cho cả lớp xem.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết - Lắng nghe và thực hiện.
lại các từ đã viết sai (10 lần). Xem trước bài
chính tả sau: Gà “tỉ tê” với gà
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN:
TÌM NGỌC
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình
nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Một số học sinh kể
được toàn bộ câu chuyện (bài tập 2)
GV:
14
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có
khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, rò
chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh họa từng đoạn câu chuyện. Bảng phụ viết ý chính của
từng đoạn câu chuyện, sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện - Học sinh tham gia chơi.
Tìm ngọc
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học - Lắng nghe
sinh kể hay.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng
- Quan sát.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh biết kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Một số học sinh kể được toàn bộ câu chuyện. (M3, M4)
*Cách tiến hành:
Việc 1: Hướng dẫn kể từng đoạn: Làm việc
theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Quan sát, kể lại từng phần của
- Treo bức tranh.
câu chuyện
- Yêu cầu học sinh kể trong từng nhóm.
- 6 em lần lượt kể mỗi em kể một
bức tranh về 1 đoạn trong nhóm.
- Các bạn trong nhóm theo dõi
bổ sung nhau
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
- Đại diện các nhóm lên kể
chuyện. Mỗi em kể một đoạn câu
chuyện
- Yêu cầu nhận xét bạn sau mỗi lần kể.
- Nhận xét các bạn bình chọn bạn
- Giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
kể hay nhất
*Tranh 1:
+Do đâu mà chàng trai có được viên ngọc quý? + Cứu một con rắn, con rắn đó là
con của Long Vương đã tặng
chàng viên ngọc quí.
+ Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng - Chàng rất vui.
viên ngọc quý?
GV:
15
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
*Tranh 2:
+ Chàng trai mang ngọc về và ai đã đến nhà
chàng?
+ Anh ta đã làm gì với viên ngọc?
+ Thấy mất ngọc chó và mèo đã làm gì?
* Tranh 3:
+ Tranh vẽ hai con gì?
+ Mèo đã làm gì để tìm được ngọc ở nhà người
thợ kim hoàn?
*Tranh 4:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Chuyện gì đã xảy ra với chó và mèo?
+ Người thợ kim hoàn.
+ Tìm mọi cách đánh tráo.
+ Xin đi tìm ngọc.
+ Mèo và Chuột.
+ Bắt được chuột và hứa sẽ
không ăn thịt nếu nó tìm được
ngọc.
+ Cảnh trên bờ sông.
+ Ngọc bị cá đớp mất. Chó, mèo
liền rình khi người đánh cá mổ
cá liền ngậm ngọc chạy
*Tranh 5:
+ Chó và mèo đang làm gì?
+ Mèo vồ quạ. Quạ lạy van và trả
lại ngọc cho chó
+ Vì nó đớp ngọc trên đầu mèo.
+ Vì sao quạ bị mèo vồ?
*Tranh 6:
+ Hai con vật mang ngọc về thái độ chàng trai + Mừng rỡ.
ra sao?
+ Theo em hai con vật đáng yêu ở điểm nào?
+ Rất thông minh và tình nghĩa.
Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện: Chia sẻ
trước lớp
- Yêu cầu 6 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
- 6 em kể nối tiếp nhau đến hết
câu chuyện.
- Cho học sinh nhận xét.
- Nhận xét theo yêu cầu.
- Mời 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 em kể lại câu chuyện.
- Nhận xét cách kể của từng em.
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước
lớp
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Học sinh trả lời.
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện trên?
- Học sinh trả lời: Những con vật
nuôi trong nhà rất tình nghĩa,
thông minh, thực sự là bạn của
con người.
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả
lời CH2
4. HĐ Tiếp nối: (5phút)
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- Học sinh nhắc lại
GV:
16
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người - Lắng nghe và thực hiện.
thân nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TIẾNG ANH:
(GV chuyên trách)
..............................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU:
TNHX:
TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚNG EM (Tiết 2)
(VNEN)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
......................................................................................
THỂ DỤC:
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” VÀ “NHÓM BA, NHÓM BẢY”
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn 2 trò chơi: Bịt mắt bắt dê và Nhóm ba nhóm bảy.
Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận
động, thích tập luyên thể dục thể thao.
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH
LƯỢNG
4p
I/ MỞ ĐẦU
GV:
17
Tiểu học :......
PHƯƠNG PHÁP
TỔ CHỨC
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu
cầu giờ học.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các
khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,…
- Học sinh chạy một vòng trên sân tập
- Thành vòng tròn,đi thường….bước
Thôi
- Học sinh vừa đi vừa hít thở sâu
- Ôn bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác
thực hiện 2x8 nhịp
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã
học ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét.
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh
chơi
- Nhận xét
Việc 2: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh
chơi
- Nhận xét
(Khích lệ tham gia tích cực: Hoàng, Vinh,
Dương,…)
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng
toàn thân
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà ôn 8 động tác thể dục đã
học.
*
*
*
*
*
*
*
*
Đội Hình
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
GV
*
*
*
*
*
*
*
*
1 lần
26p
13p
13p
5p
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
GV:
18
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
......................................................................................
KỸ NĂNG SỐNG:
BẢO QUẢN RAU QUẢ
………………………………………………………………………………………………..…………………………..
Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (Tiếp theo)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học
toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2 (cột 1,2), bài tập 3, bài tập 4.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: Giáo viên đưa - Học sinh tham gia chơi.
ra phép tính cộng hoặc trừ (các dạng đã học) để
học sinh nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học - Lắng nghe.
sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ củng - Học sinh mở sách giáo khoa,
cố về phép cộng , phép trừ trong phạm vi 100 . trình bày bài vào vở.
Và đi tìm các thành phần chưa biết trong phép
tính cộng, trừ.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về
phép cộng và phép trừ (Tiếp theo)
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
GV:
19
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
*Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1,2,3): Làm việc cá nhân – Cặp đôi - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
- Chia sẻ trước lớp
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc kết
quả 1 phép tính
- Theo dõi nhận xét bài bạn.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2 (cột 1,2): Làm việc cá nhân – Cặp đôi - - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
Chia sẻ trước lớp.
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Đặt tính rồi tính.
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn
vị, hàng chục thẳng cột hàng
chục.
- Ta bắt đầu tính từ đâu tới đâu?
- Thực hiện từ phải sang trái.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả
36
100
100
45
+36
- 75
- 2
+ 45
72
25
98
90
- Nhận xét bài của bạn
- Nhận xét chung
Bài 3: Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Chia sẻ
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
trước lớp
và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Tìm x.
- Viết lên bảng x + 16 = 20 và hỏi:
+ x là gì trong phép cộng x + 16 = 20?
- x là số hạng chưa biết.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Mời học sinh chia sẻ kết quả của mình
- Học sinh đọc kết quả:
x + 16 = 20
x = 20 - 16
- Viết lên bảng x - 28 = 14 và hỏi:
x= 4
+ x là gì trong phép trừ x - 28 = 14?
- x là số bị trừ.
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng số trừ.
- Cho HS tiếp tục chia sẻ
- Học sinh chia sẻ kết quả
x - 28 = 14
x = 28 + 14
- Viết lên bảng 35 - x = 15 và hỏi:
x = 42
+ x là gì trong phép trừ 35 - x = 15?
- x là số trừ.
+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- HS chia sẻ kết quả
- HS chia sẻ kết quả của mình
35 - x = 15
GV:
20
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
x = 35 - 15
x = 20
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét chung
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
µBài tập PTNL:
Bài tập 3 (M3): Giáo viên đàm thoại với học
sinh:
- Anh cân nặng 50 kg. Em nhẹ
- Bài toán cho biết gì?
hơn 16 kg.
- Em cân nặng bao nhiêu kg?
- Bài toán hỏi gì?
- Dạng toán ít hơn.
- Bài toán có dạng gì?
- Học sinh làm bài rồi báo cáo
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết
với giáo viên:
quả với giáo viên.
Tóm tắt:
50 kg
- Anh nặng:
16 kg
- Em nặng :
Bài tập 5 (M4): Yêu cầu học sinh tự làm bài
sau đó báo cáo với giáo viên.
4. HĐ Tiếp nối: (3 phút)
? kg
Bài giải:
Em cân nặng là:
50 - 16 = 34 (kg)
Đáp số: 34 kg
- Học sinh tự làm rồi báo cáo kết
quả với giáo viên: Đáp án D
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết - Học sinh lắng nghe
dạy.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm - Lắng nghe và thực hiện
lại các bài tập sai và ôn tập.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
......................................................................................
ÂM NHẠC:
(GV chuyên trách)
GV:
21
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
......................................................................................
TẬP ĐỌC:
GÀ “ TỈ TÊ” VỚI GÀ
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Loài gà cũng có tình cảm với nhau: che chở, bảo vệ, yêu
thương như con người
- Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Kỹ năng: Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu
phẩy, giữa các cụm từ. Chú ý các từ: Gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt bầy con
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, tranh minh họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Giáo viên và học sinh hát bài: Đàn gà con
- Học sinh thực hiện
- Bài hát nói về con gì?
- Con gà
- Giáo viên nhận xét.
- Đúng rồi! Bài hát này nói về con gà. Hôm nay - Học sinh nhắc lại tên bài và mở
chúng ta sẽ tìm hiểu bài Gà “tỉ tê” với gà để sách giáo khoa.
xem gà nói gì với nhau.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ: Gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt bầy con
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
*Cách tiến hành:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Đọc giọng tâm tình, chậm rải ...
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng
câu trước lớp (2 lượt bài)
- Luyện đọc từ khó: Gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt - Học sinh luyện từ khó (cá nhân,
bầy con
cả lớp).
Chú ý phát âm đối với đối tượng M1
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng
- Giải nghĩa từ: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở. đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa
- Luyện câu:
từ và luyện đọc câu khó.
GV:
22
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
+ Từ khi gà con đang nằm trong trứng,/ gà mẹ
đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ vỏ
trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu/ nũng níu
đáp lời mẹ.//
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời mẹ .
+ Đoạn 2: Khi mẹ ... đến mồi đi.
+ Đoạn 3: Gà mẹ vừa bới ... nấp
mau
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
d. Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh hoạt động theo căp,
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối luân phiên nhau đọc từng đoạn
tượng M1
trong bài.
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm
đọc tốt.
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các - Lắng nghe.
nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Gọi học sinh đọc cả bài.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
- Lớp đọc thầm bài
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?
- Từ khi còn nằm trong trứng.
- Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?
- Gõ mỏ lên vỏ trứng.
- Gà con đáp lại mẹ thế nào?
- Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại.
- Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ?
- Nũng nịu.
- Gà mẹ báo cho con biết không có chuyện gì - Kêu đều đều “cúc ... cúc ... cúc”
nguy hiểm bằng cách nào?
- Cúc ... cúc ... cúc.
- Gọi một em bắt chước tiếng gà?
- Khi mẹ “cúc ... cúc ... cúc” đều.
- Khi nào gà con lại chui ra?
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Giáo viên đọc mẫu lần hai
- Lớp theo dõi
- Hướng dẫn học sinh cách đọc
- Học sinh lắng nghe.
- Cho các nhóm thi đọc toàn bài.
- Các nhóm thi đọc lại cả bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình
chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
5. HĐ Tiếp nối: (4 phút)
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
GV:
- Mỗi loài vật đều có tình cảm
23
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
riêng giống như con người/ Gà
cũng biết nói bằng thứ tiếng
riêng của nó.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết - Lắng nghe
học: Loài gà cũng có tình cảm yêu thương đùm
bọc như con người.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và ôn tập.
- Lắng nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
......................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật trong tranh (BT1).
- Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có
hình ảnh so sánh (BT2, BT3)
2. Kỹ năng: Giúp học sinh mở rộng vốn từ ngữ và rèn kĩ năng viết câu.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
- Hình thức dạy học cả lớp, theo cặp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Thẻ từ ở bài 1, bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3 .
- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Trò chơi: Truyền điện: Tổ chức cho học sinh - Học sinh tham gia chơi.
nối tiếp nhau đặt câu về từ chỉ đặc điểm.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên - Lắng nghe
dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh mở sách giáo khoa và
vở Bài tập
2. HĐ thực hành (27 phút)
GV:
24
Tiểu học :......
Giáo án lớp 2D
Tuần 17
Năm học 2017 - 2018
*Mục tiêu:
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật trong tranh (BT1).
- Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh
so sánh (BT2, BT3)
*Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân – cả lớp
- Treo bức tranh lên bảng.
- Lớp quan sát tranh minh họa .
- Gọi một em đọc đề bài, đọc cả mẫu
- Một em đọc đề, lớp đọc thầm
theo.
- Mời 4 em lên bảng nhận thẻ từ.
- 4 em lên bảng gắn thẻ từ dưới
- Yêu cầu lớp tự tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, mỗi bức tranh.
ca dao nói về các loài vật.
1. Trâu khỏe 2. Thỏ nhanh
3. Rùa chậm 4. Chó trung thành
+ Khỏe như trâu.
+ Nhanh như thỏ.
+ Chậm như rùa.
+ Đen như cuốc ...
- Cho học sinh nhận xét.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
và làm bài.
- Mời học sinh nói câu so sánh
- Đẹp như tiên, cao như sếu,
khỏe như voi, nhanh như gió,
chậm như rùa, hiên như bụt,
trắng như tuyết, xanh như lá cây,
đỏ như máu.
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét chung.
Bài 3: Làm việc cá nhân – chia sẻ cặp đôi - - HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài
Chia sẻ trước lớp
và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Yêu cầu các cặp chia sẻ kết quả trước lớp
- HS chia sẻ kết quả
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét chung.
Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành BT
3. HĐ Tiếp nối: (5 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
- Học sinh nêu
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- 1, 2 học sinh nhắc lại
Lưu ý đối tượng M1, M2.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết - Lắng nghe
học.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học - Lắng nghe
sinh có tinh thần học tập tốt.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, - Lắng nghe và thực hiện.
chuẩn bị bài sau.
GV:
25
Tiểu học :......