Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá chương trình truyền thông marketing Oppo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.6 KB, 29 trang )

MỤC
Chương 1 :Cơ sở lý thuyết.................................................................................2
1.1. Chươngtrìnhtruyềnthông Marketing....................................................2
1.1.1. TruyềnthôngMarketing :..................................................................2
1.1.2. ChươngtrìnhtruyềnthôngMarketing :............................................2
1.2. Cácmụctiêu...............................................................................................2
1.2.1. Mụctiêu Marketing:..........................................................................3
1.2.2. Mụctiêutruyềnthông Marketing......................................................3
1.2.3. Tìnhthế Marketing............................................................................3
1.3. Phântíchđánhgiámứcđộđápứngcủachươngtrìnhtruyềnthông
marketing vớicácmụctiêu...............................................................................4
1.3.1. Phântíchđánhgiáchươngtrìnhtruyềnthông marketing vớimụctiêu
marketing.....................................................................................................4
1.3.2. Phântích ,đánhgiáchươngtrìnhtruyềnthông Marketing
vớimụctiêutruyềnthông Marketing...........................................................5
1.3.3. Phântích ,đánhgiáchươngtrìnhtruyềnthông Marketing
vớitìnhthế Marketing..................................................................................5
Chương II: Chương trình truyền thông Marketing của sản phẩm điện
thoạiOPPO...........................................................................................................6
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY OPPO.......................................6
2.2 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM...............................................................7
Chương III: Phân tích, đánh giá chương trình truyền thông Marketing của
Oppo với các mục tiêu........................................................................................8
3.1 Mục tiêu của Doanh nghiệp.....................................................................8
3.1.1 Mục tiêu truyền thông Marketing....................................................8
3.1.2. Mục tiêu Marketing của Oppo........................................................9
3.1.3. Tình thế Marketing của DN...........................................................10
3.2. Chương trình truyền thông của Oppo.................................................16
3.3. Phân tích, đánh giá chương trình truyền thông của doanh nghiệp. .19
3.3.1. Phân tích, đánh giá CT truyền thông Marketing của Oppo với
mục tiêu Marketing..................................................................................19


1


3.3.2. Phân tích, đánh giá CT truyền thông Marketing của Oppo với
mục tiêu truyền thông Marketing...........................................................23
3.3.3. Phân tích, đánh giá CTTT Marketing của Oppo với tình thế
Marketing..................................................................................................25
3.4. Đánh giá tổng quát và nêu hàm ý của chương trình truyền thông...26

2


Chương 1 :Cơ sở lý thuyết
1.1. Chươngtrìnhtruyềnthông Marketing
1.1.1. TruyềnthôngMarketing :
- Kháiniệm: TTMKT làcácphươngtiệndoanhnghiệpsửdụngđểthông tin,
thuyếtphụcvàgợinhớ NTD
mộtcáchtrựctiếphoặcgiántiếpvềsảnphẩmvàthươnghiệumàhọbán.
- Vaitrò: Làcôngcụquantrọng,
vấnđềcốttửcủabấtkìtổchứcnàothựchiệnchiếnlượcvàchươngtrình marketing,
giúpcho DN kếtnốicácthươnghiệucủahọvới con người, nhữngđịađiểm, sựkiện,
thươnghiệukhác, trảinhiệmvàcảmnhận.
-Bảnchất: Baogồmcácthôngdiệp DN đượcthiếtkếđểkhơidậysựnhậnthức,
sựquantâmvàquyếtđịnhmuanhiềusảnphẩmvàthươnghiệukhácnhaucủakháchhàng.
1.1.2. ChươngtrìnhtruyềnthôngMarketing :
Quytrìnhlậpkếhoạchtruyềnthông Marketing:
1. Xemxétcáckếhoạch MKT
2. Phântíchtìnhthếchươngtrình IMC
3. Phântíchđánhgiáquátrìnhtruyềnthông
4. Xácđịnhngânsách

5. Pháttriểnchươngtrình IMC
6. Pháttriểncácmụctiêuvàchiếnlượccủamỗicôngcụ
7. Pháttriểnthôngđiệp, chiếnlượcvàtácnghiệptruyềnthông
8. Tíchhợpvàthựchiệnchiếnlượctruyềnthông MKT
9. Theo dõiđánhgiávàkiểmtrachươngtrình IMC
1.2. Cácmụctiêu
Ý nghĩacủaviệclậpmụctiêu:

3


- Tậptrungvàphốihợpcáchoạtđông, giúpliênkết,
tạođiềukiệnthuậnlợichonhiềunhómkhácnhaucùnglàmviệctrongchiếndịch
- Lậpkếhoạchvàraquyếtđịnh: Giúptriểnkhai,
thựchiệntốtkếhoạchtruyềnthông,
thậmchíhướngdẫnracácquyếtđịnhtruyềnthông MKT
- Đolườngvàkiểmsoát:
Giúpđưaramộtđiểmchuẩnlàmcăncứthẩmmĩsựthànhcông hay
thấtbạicủachiếndịch
1.2.1. Mụctiêu Marketing:
 Thườngđượcđềcậptớitrongkếhoạch MKT của DN
 Đạtđược qua kếhoạch MKT tổngthể
 Địnhlượngđượcnhư: Doanhthu, thịphần, ROI
 Đạtđượctrongmộtthờigiannhấtđịnh
 Phảicótínhthựctếvàcóthểđạtđượcmộtcáchhệuquả
ĐặcđiểmcủamụctiêuMKT :
Thựctế
Đolườngđược
Cóthểđạtđượcvớisựnỗilựccủanguồnlực
Khôngloạitrừlẫnnhau

Cụthể
1.2.2. Mụctiêutruyềnthông Marketing
 Xuấtpháttừkếhoạch MKT
 Phạm vi hẹphơn so vớimụctiêu MKT
 Đượcđịnhhướngtheocácnhiệmvụthịtrường
 Đượcthiếtkếđểtruyềnđinhữngthôngđiệpphùhợp
4


 Tậptrungvàođốitượngkháchhàngcụthể
Đặcđiểmcủamụctiêutruyềnthông MKT
Mụctiêudoanhsố
Mụctiêuthịphần
1.2.3. Tìnhthế Marketing
Gồmcó 2 nhómnhântố :
- Nhântốbêntrong: - Khảnăngtổchứcvàtruyềnthông MKT của DN
- Cácchươngtrìnhtruyềnthôngtrướcđâycủadoanhnghiệp
- Hìnhảnh DN + các MQH mậtthiếtchotruyềnthông
- Điểmmạnhđiểmyếucủasảnphẩmdịchvụ
- Nhântốbênngoài: - Môitrường
- Kháchhàng
- Cạnhtranh

1.3. Phântíchđánhgiámứcđộđápứngcủachươngtrìnhtruyềnthông
marketing vớicácmụctiêu
1.3.1. Phântíchđánhgiáchươngtrìnhtruyềnthông marketing
vớimụctiêu marketing
Mụctiêudoanhsố:
- Thườngquantâmkếtquảdoanhsốbán
- Cóthểlượnghóa:

Xácđịnhsựthànhcôngcủachiếndịchbằngviệchoànthànhmụctiêuhành vi
- Hạnchế :

5


o Doanhsốbánphụthuộcvàonhiềuyếutốkhác
o HiệuquảMarcompháthuytrongmộtthờigiandài
o Mụctiêunàychỉđưarahướngdẫnchonhữngngườilậpkếhoạchvàtriểnkh
aichươngtrình,
khôngphảiđịnhhướngtốtchocácbộphậnsángtạovàtruyềnthông.
Cácyếutốảnhhưởngđếndoanhsốnhư: xúctiến, chấtlượngsảnphẩm,
phânphốicôngnghệsảnxuất, chínhsáchgiá, đốithủcạnhtranh, nềnkinhtế
-

Nhữngtìnhhuốngthíchhợp:
o Khimarcomlàyếutốduynhấttrongkếhoạch
cóảnhhưởngđếnviệctăngdoanhsố

MKT

o Khivaitròcủamarcomnổitrội, quantrọnghơn so vớicácbiếnkháccủa
MKT-mix
o Khitácđộngcủamarcomlàtứcthời
1.3.2. Phântích ,đánhgiáchươngtrìnhtruyềnthông Marketing
vớimụctiêutruyềnthông Marketing
Mụctiêutruyềnthông:
- Tácđộngvềđápứngcủakháchhàngmụctiêunhư: tạosựquantâm,
tháiđộưathích, ấntượngvềthươnghiệuvàkhuynhhướngmuahàng.
- Kháchhàngmụctiêucóthểchưađápứngngaylậptức,

nhưngnhiệmvụcủacácnhàmarcomcungcấpcácthông tin cầnthiếtvàtạorasựdẫndắt,
hướngtâmtríkháchhàngvàothươnghiệutrướckhihành vi muasảyra
-

Sửdụngmôhìnhđápứngđểthiếtlậpmụctiêutruyềnthông

- Hạnchế:
o Khóchuyểntừmụctiêudoanhsố sang mụctiêutruyềnthông
o Khôngchắcchắnđiềugìtạonênmứcđộtươngxứngcủaviệcnhậnthứclĩnh
hội, ưachuộng hay tin tưởngcủangườinhận tin
1.3.3. Phântích ,đánhgiáchươngtrìnhtruyềnthông Marketing
vớitìnhthế Marketing
6


-Đánhgiácácnhântốbêntrong DN:
o Đánhgiákhảnăngtổchứcvàtruyềnthông MKT của DN
o Đánhgiácácchươngtrìnhtruyềnthôngtrướcđâycủadoanhnghiệp
o Đánhgiáhìnhảnh DN vàcác MQH mậtthiếtchotruyềnthông
o Đánhgiáđiểmmạnhđiểmyếucủa SP/DV
- Đánhgiácácnhântốbênngoài DN:
o Môitrườngcóxuhướngnàoảnhhưởngđếnkếhoạchtruyềnthông MKT
o Cạnhtranhgồm : DT cạnhtranhtrựctiếp, giántiếp, spthaythế, ĐTCT
gianhậphoặcrútluikhỏingành, vịtrítươngđốivới ĐTCT,
mứcngânquỹdànhchohoạtđộngtruyềnthông MKT của ĐTCT …
o Kháchhàng:
Phânloạivaitròtrongtiếntrìnhquyếtđịnhmuacủakháchhàng,
nhậnthứcvàtháiđôcủa KH với SP/DV …

Chương II: Chương trình truyền thông Marketing của sản phẩm điện thoại

OPPO

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY OPPO
Khép lại một năm 2014 với hàng loạt sự thay đổi vị thế trên thị trường điện
thoại di động, chúng ta bước sang năm 2015 với một sự kì vọng vô cùng lớn về
sự bùng nổ của các dòng sản phẩm điện thoại thông minh Smartphone. Khi mà
những cái tên như Apple, Sam Sung, Microsoff, LG đã quá quen thuộc trên thị
trường Smartphone thị một cái tên đang được kì vọng là sẽ phá vỡ thế chân
kiềng của các đại gia trong làng Smartphone Việt đó là OPPO.

7


Trước smartphone thì OPPO là ai? OPPO là một thương hiệu đến từ Trung
Quốc đã được đăng ký toàn cầu, với một lịch sử lâu dài phục vụ các khách hàng
ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, cung cấp những sản phẩm nhận được nhiều đánh
giá cao từ các chuyên gia trên khắp thế giới.Trước khi chính thức lấn sân sang
thị trường điện thoạt di động vào năm 2008 thì Oppo đã là một thương hiệu có
danh tiếng nhờ các sản phẩm MP3, MP4, đầu đọc đĩa DVD, Bru-ray.

OPPO chính thức gia nhập thị trường điện thoại di động vào năm 2008. sau khi
gia nhập, OPPO bắt đầu tìm kiếm và mở rộng thị trường ra quốc tế. Tháng 42010, OPPO bắt đầu mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam Á, khởi đầu
là tại Thái Lan, lấy đó làm bàn đạp tấn công sang các thị trường lân cận trong đó
có Việt Nam. Năm 2011 là thời điểm OPPO khai sinh sản phẩm Smartphone
đầu tiên của mình. Hiện nay sản phẩm của OPPO đã đứng trong Top 3 thương
hiể điện thoại nội địa Trung Quốc bên cạnh 2 đại gia trong nước là Xiaomi,
Huawei và có mặt tại hơn 21 quốc gia trên toàn thế giới.
OPPO đánh dấu sự có mặt của mình tại thị trường Việt Nam lần đầu tiên vào
cuối năm 2012, dưới cái tên:
- Công ty TNHH MTV Kỹ Thuật & Khoa Học OPPO

- Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà SCB, 242 Cống Quỳnh, Quận 1 TP.Hồ Chí
Minh
- Giấy ĐKKD: 0312059023 cấp ngày 21/11/2012
Đây là một hãng điện thoại vừa mới chân ướt chân ráo bước vào chiến trường
điện thoại thông minh ở Việt Nam, là một thương hiệu non trẻ mới xuất hiện,
hơn nữa lại là một thương hiệu đến từ Trung Quốc nhưng OPPO đã có những
thành công ngoài mong đợi tại thị trường hết sức mới mẻ này. Các sản phẩm của
OPPO không đứng bên cạnh những thương hiệu điện thoại của Trung Quốc như
HK Phone, Gionee, Q-Mobile... mà những sản phẩm ấy được mang lên bàn cân
với những sản phẩm của các ông lớn như Apple, Sam Sung, LG, Microsoff...
Với sứ mệnh “Dẫn đầu về công nghệ”, “Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất” và
“Khách hàng là thượng đế”, OPPO đã giành được một chỗ đứng nhất định trên
thị trường Việt Nam và trong lòng người tiêu dùng.
2.2 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM
Là một thương hiệu nổi tiếng rất sớm trên thế giới nhưng OPPO chỉ mới đặt
chân vào lĩnh vực điện thoại di động từ năm 2008, đây có thể xem là một sự
khởi đầu khá muộn màng khi mà những ông lớn khác đã có mặt trước đó đến 2
thập kỉ. Những tưởng OPPO sẽ sớm bị bóp nghẹt bởi các ông lớn trong thị
trường đầy tính cạnh tranh mạnh mẽ như điện thoại di động, nhưng không,
8


OPPO đã cho thấy sự vững mạnh cũng như sự chắc chắn trong từng bước đi của
mình trong lĩnh vực này.
Từ lúc bắt đầu, các sản phẩm của OPPO đã luôn phá vỡ các ranh giới. Khi
OPPO tiếp tục mở rộng sang những thị trường mới, OPPO không ngừng theo
đuổi công nghệ mới nhất,các tiêu chuẩn chất lượng phần cứng cao nhất và cung
cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất có thể. OPPO thiết kế, sản xuất và
quảng bá chính sản phẩm của mình để đảm bảo mang đến cho người dùng sản
phẩm đáng tin cậy và chất lượng cao nhất có thể từ đầu đến cuối.

Lịch sử phát triển của OPPO



-

-

MP3 &MP4
Năm 2001 OPPO đăng ký thương hiệu toàn cầu
Năm 2004 OPPO ra mắt tại Trung Quốc
Năm 2005 OPPO cho ra mắt chiếc MP3 đầu tiên
Năm 2006 OPPO cho ra mắt chiếc MP4 đầu tiên
Feature phone
Năm 2008 OPPO bước chân vào thị trường điện thoại di động
Smartphone
Năm 2011 chiếc Smartphone đầu tay mang thương hiệu OPPO ra đời
mang tên Find Me với ý nghĩa là Tìm kiếm bản thân và các phiên bản từ
đó đến nay đều lấy tên bắt đầu là Find.
Năm 2012 OPPO cho ra mắt sản phẩm Finder & Find 3
Năm 2013 OPPO cho ra mắt sản phẩm Find 5, N1, Color OS
Năm 2014 là sản phẩm R1 Find 7, N1 mini, N3 và R5
Năm 2015 OPPO liên tục ra mắt những sản phẩm với những tính năng
mới, ưu việt hơn thách thức các ông lớn hàng đầu trên thị trường
Smartphone như các sản phẩm thuộc dòng Joy,Neo, Mirror, N5, R7

Các sản phẩm của OPPO từ khi ra đời đã cho thấy được đẳng cấp cũng như sự
khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm Made in China vốn bị đánh giá thấp
về chất lượng từ trước tới nay, những sản phẩm của OPPO không ngừng áp
dụng những công nghệ mới nhất với chất lượng tốt nhất và là sản phẩm thân

thiện với người dùng nhất. OPPO chỉ sử dụng những thành phần, nguyên liệu có
chất lượng cao sẵn có trên thị trường, họ liên kết với các đối tác hàng đầu thế
giới để đảm bảo có thể cung cấp cho người dùng những công nghệ mới nhất và
tốt nhất hiện có Với năng lực R&D (reseach and develop: nghiên cứu và phát
triển) độc lập, OPPO đã tự thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng cáo và bán
những sản phẩm của chính họ.

9


Chương III: Phân tích, đánh giá chương trình truyền thông Marketing của
Oppo với các mục tiêu
3.1 Mục tiêu của Doanh nghiệp
3.1.1 Mục tiêu truyền thông Marketing
Vào Việt Nam chưa lâu, OPPO đã tạo ra rất nhiều hoạt động Marketing đình
đám và nhiều sân chơi thú vị dành cho giới trẻ như live show heartbeat của Mỹ
Tâm, The Remix, Color me run, bố ơi mình đi đâu thế,.... Xuất hiện với tần suất
dày đặt từ offline tới online, hãng điện thoại này đã tạo một làn sóng mới mà bất
kì một nhà làm Marketing nào cũng mong muốn tạo được cho thương hiệu của
mình. Với những sự đầu tư không hề nhỏ này, OPPO mong muốn điều gì thông
qua những hoạt động ấy?
Thông qua các hoạt động rầm rộ kể trên ta có thể thấy được mục tiêu truyền
thông của OPPO là rất rõ ràng và cụ thể.
 OPPO mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng của mình
thông qua các trang mạng, các chương trình truyền thông cụ thể để biến
Oppo trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến.
 Thực hiện các chương trình truyền thông nhằm tập trung vào đối tượng
khách hàng mục tiêu cụ thể (đối tượng là những khách hàng trẻ, người có
nhu cầu rất lớn đối vs các sản phẩm Smartphone của Oppo…) để có thể
lôi cuốn được sự chú ý của họ.

 Tiếp cận trực tiếp với lượng Fan hùng hậu của những người nổi tiếng để
quảng bá cho sản phẩm của công ty mình mà không tốn quá nhiều ngân
quỹ. Th ông qua việc gắn các chương trình truyền thông với thương hiệu
của những người nổi tiếng.
 Việc gắn người tiêu dùng với các chương trình truyền thông, tăng sự
tương tác giữa họ với chương trình thông qua các sản phẩm của OPPO
nhằm kích thích các đối tượng sử dụng các sản phẩm của OPPO, đồng
thời tận dụng việc các đối tượng tham gia chương trình sẽ truyền tải các
thông điệp của Oppo qua các trang Mạng xã hội.
 Tăng sự hiện diện cũng như hình ảnh của OPPO đến với người tiêu dùng
thông qua các chương trình truyền thông.

10


3.1.2. Mục tiêu Marketing của Oppo
 Tạo danh tiếng và hình ảnh tốt với khách hàng, thuyết phục người tiêu
dùng thế giới rằng những sản phẩm của Oppo là những sản phẩm mang
tầm vóc quốc tế
 Công ty đặt mục tiêu trong vòng 3-5 năm nữa sẽ nằm trong top 3 nhà sản
xuất Smartphone chiễm lĩnh thị phần hàng đầu Việt Nam
 Dẫn đầu về công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng cao nhất: Oppo đã liên
kết với các đối tác hàng đầu quốc tế để đảm bảo có thể cung cấp cho
người dùng những công nghệ mới và tốt nhất hiện có.
 Khách hàng là thượng đế: Oppo hướng đến một hình ảnh thương hiệu tạo
ra xu hướng, đột phá, sáng tạo trong sản phẩm và công nghệ nhưng vẫn
thân thiện và gần gũi người dùng, khách hàng. Giá trị cốt lõi, sự hài lòng
của KH.
 Định hình thị phần cũng như vị thế của Oppo trên thị trường Việt Nam,
thay đổi dần tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng Việt về hàng TQ.

 Gia tăng khả năng cạnh tranh: Thị trường Smartphone có khá nhiều đối
thủ cạnh tranh, hơn nữa Oppo lại mới xâm nhập vào thị trường VN và
xuất xứ tại Trung Quốc nên gặp nhiều vấn đề khó khăn. Tăng khả năng
cạnh tranh về yếu tố công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khách
hàng là thượng đế, đặc biệt mục tiêu nhắm vào đối tượng khách hàng là
giới trẻ với các chương trình truyền thông Marketing đặc sắc, chương
trình thực tế…
 Sản phẩm: Thiết kế bao bì sang trọng, bắt mắt, nét độc đáo mới lạ so với
các sản phẩm khác, kích thích người tiêu dùng cho tất cả các dòng sản
phẩm của Opppo. Ra từng dòng sản phẩm với thiết kế bắt mắt, kiểu dáng
sang trọng, trẻ trung, tạo sự riêng biệt, sự thân thiện, gần gũi với khách
hàng.
 Giá: Phù hợp với từng đối tượng mục tiêu và giảm thiểu các khoản chi
phí, nhưng chất lượng sản phẩm cao, công nghệ hàng đầu để có mức giá
tốt nhất cho khách hàng
 Mở rộng hệ thống kênh phân phối chính thức, showroom để người tiêu
dùng biết nhiều hơn, cũng như có thể thực hiện việc liên hệ, chăm sóc
khách hàng, bảo hành sản phẩm nhanh hơn tại địa điểm thuận lợi cho
khách hàng hơn.
 Sử dụng các chương trình xúc tiến đặc sắc đưa Oppo tới gần hơn với
người tiêu dùng, chương trình khuyến mại để kích thích tiêu dùng, mua
sắm, đưa thương hiệu Oppo tới người tiêu dùng
 Giảm chi phí, giành lại khách hàng:Do mới gia nhập thị trường Việt Nam
nên Oppo còn khá non trẻ và gặp nhiều khó khắn đối với các thương hiệu
điện thoại Smartphone đã có thương hiệu tại Việt Nam như: Apple,
11


Samsung, Nokia, Sony…Vì vậy Oppo phải đặt mục tiêu về giảm chi phí,
chất lượng sản phẩm đảm bảo và đáp ứng yêu cầu cao về công nghệ của

người tiêu dùng hiện nay
3.1.3. Tình thế Marketing của DN
3.1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong DN:
 Khả năng tổ chức và MarCom của Oppo
 Thâm nhập vào thị trường VN chưa lâu vẫn là một thương hiệu non trẻ
mới xuất hiện, hơn nữa, lại là thương hiệu đến từ Trung Quốc nên cơ cấu
tổ chức của Oppo rất chặt chẽ, chi tiết, hiệu quả và thận trọng
 Với việc tập trung vào giới trẻ có niềm yêu thích với công nghệ, đam mê
khám phá “ Người mới ” Oppo có thể chiếm khoảng 8% thị phần sau vẻn
vẹn hơn 1 năm chinh chiến với những chương trình truyền thông khác
nhau, đa dạng phong phú về nội dung, sự sáng tạo và cơ cấu tổ chức hiệu
quả
 Đánh giá chương trình truyền thông trước đây của DN
 Vào Việt Nam chưa lâu, OPPO đã tạo ra rất nhiều hoạt động Marketing
đình đám và nhiều sân chơi thú vị dành cho giới trẻ như live show
heartbeat của Mỹ Tâm, The Remix, Color me run, bố ơi mình đi đâu
thế,.... Xuất hiện với tần suất dày đặt từ offline tới online, hãng điện thoại
này đã tạo một làn sóng mới mà bất kì Marketer nào cũng mong muốn tạo
được cho thương hiệu của mình
 Chương trình thực tế: “Bố ơi mình đi đâu thế” với ý tưởng “Làm cha cần
cả đôi tay” am hiểu được hành vi của người tiêu dùng là rất thích xem lại
trên online, do đó Oppo đã Sponsor trên Zing tv để own category, sử
dụng Format ads, backgroup từ Oppo để tăng độ nhận dạng thương hiệu
 The remix Hòa âm ánh sáng: Nắm bắt được tâm lý của giới trẻ hầu hết là
xem nhạc hơn là nghe nhạc lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam làm biết bao
nhiêu fan nghe nhạc điện tử phải nức lòng vì âm thanh chất lượng cao có
một không hai. Chỉ trong vòng 10 tuần, đã có hơn 18.000 lượt tải ứng
dụng. Ngoài ra còn có Event: Heartbeat: Liveshow đánh dấu chặng
đường 10 năm của Mỹ Tâm và Color the sun đã đem lại hiệu ứng tốt với
người tiêu dùng là giới trẻ.

 Tuy nhiên theo nhà quảng cáo người Mỹ Roser Reeves, việc sản xuất
nhiều mẫu quảng cáo với chủ đề và giọng điệu khác nhau trong thời gian
ngắn có thể hủy hoại 1 thương hiệu, đơn giản vì khách hàng mục tiêu
không thể tìm ra được đâu là điểm nổi bật, đâu là “tính cách” đặc biệt của
thương hiệu để họ cảm thấy gắn kết. Vì thế, nếu 1 thương hiệu điện thoại
khác tương tự có mặt trên thị trường VN có được thông điệp và hình ảnh
thương hiệu nhất quán, họ sẽ là mối đe dạo lớn cho Oppo
12


 Đánh giá hình ảnh, mối quan hệ mật thiết cho truyền thông
 OPPO chi mạnh tiền cho hoạt động quảng bá, đặc biệt là quảng cáo
không chỉ bởi vì thương hiệu này muốn thông báo cho toàn nước Việt
Nam về sự tồn tại của nó mà còn vì những chiếc điện thoại của OPPO có
nhiều tính năng đến nỗi một mẫu quảng cáo không thể minh họa hết.
 Hình ảnh đại diện chocác chương trình truyền thông mang 1 ý nghĩa
thông điệp truyền thông đầy ý nghĩa với mỗi sản phẩm riêng, từng đối
tượng riêng.

 Đánh giá điểm mạnh, yếu của sản phẩm oppo
Điểm mạnh:
 Nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt cho từng khách hàng mục tiêu
 Sản phẩm thiết kế đẹp mắt, sang trọng, trẻ trung, năng động
 Cấu hình cao, màn hình cảm ứng với độ nhạy tốt, độ phân giải màn hình
cao
 Dễ dàng sử dụng với hệ điều hành Android và đăc biệt là hệ điều hành
Oppo tự thiết kế rất dễ sử dụng và thân thiện
 Tạo sự riêng với dòng điện thoại có điểm nhấn, vỏ thiết kế nhỏ gọn, đẹp
mắt tạo điểm nhấn cho sản phẩm
 Chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn luôn được nâng cao, cải tiến

Điểm yếu:
 Nguồn gốc từ Trung Quốc nên chất lượng sản phẩm được người tiêu
dùng vẫn đề phòng
 Pin nhanh hết, màn hình hay bị lỗi và đổi trả liên tục với các dòng sản
phẩm cấp trung
 Hay chạy lại máy do chậm hoặc lỗi sau khi dùng được 1 thời gian
3.1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
A. Môi trường:
Công nghệ:
 Với sự giao thoa, hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay thì người tiêu
dùng tiếp cận nhanh chóng với nền công nghệ mới, hiện đại, sang trọng,
tiết kiệm thời gian và chi phí
 Việt Nam được đánh giá là 1 trong nước có sự tiếp cận và ứng dụng công
nghệ nhah chóng trên thế giới, số lượng người tiêu dùng sử dụng
Smartphone gia tăng nhanh chóng với tốc độ cao
13


Chính trị- pháp luật:
 Chính trị: VN hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa: Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan
quyền lực là Quối Hội VN.
 Pháp luật: Bản chất là pháp luật XHCN, nó thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân, đồng thời phản ánh, thể hiện ý chí, lợi ích của các tầng lớp
nhân dân lao động khác và của cả dân tộc.
Kinh tế:
 Năm 2014, VN đang thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình thế giới
diễn biến rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, xung
đột xảy ra nhiều nơi
 Lạm phát so với cuối năm 2013 cũng chỉ ở mức 2,25%. Lạm phát cơ bản

vẫn trong xu hướng giảm kể từ 1 năm qua và xuống còn 3,12% trong
tháng 9/2014 so với cùng kỳ. Xuất khẩu liên tục tăng.
 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính tăng 4,96% so với
cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Nền
kinh tế VN tăng trưởng nhanh, ổn định còn được minh chứng ở tiềm lực
và quy mô nền kinh tế ngày một lớn mạnh
Văn hóa- xã hội:
 Phong phú, đa dạng. Từ ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, ẩm thực,
trang phục, lễ hội…đều nêu bật lên nét đặc trưng của từng dân tộc
 Ngôn ngữ: Sự khác biệt về ngôn ngữ, cùng với sự bùng nổ của công
nghệ, nhất là điện thoại thông minh, ngôn ngữ trở nên phong phú hơn qua
các lời nói cũng như cử chỉ ngôn ngữ cơ thể khác hẳn qua sự lan tỏa
nhanh chóng của công nghệ thông tin
 Tôn giáo và giá trị thái độ giáo dục:Là động cơ của hành vi và là cơ sở
cho hầu hết các giá trị và thái độ của KH.
Nhân khẩu học:
 Tuổi tác: Số lượng người trong độ tuổi lao động lớn, những người có nhu
cầu mua sắm sản phẩm dịch vụ điện thoại cho công việc, học tập
 Giới tính: Hiện nay tỉ lệ nam nhiều hơn nữ, nam thường có xu hướng yêu
thích và học hỏi, tiếp cận nhanh với yếu tố công nghệ
 Thu nhập: là quốc gia có thu nhập tính theo đầu người thuộc loại trung
bình thấp
B. Cạnh tranh:

14


 ĐTCT hiện tại: Samsung, nokia, sony…Theo Công ty Phát triển trình
duyệt Web Opera, Samsung (chiếm khoảng 27% thị phần) và Sony
(khoảng 16%) hiện là 2 thương hiệu yêu thích tại VN

Nokia:
 Là 1 trong những hãng đầu tiên mang đến cho người dùng thiết bị đầy
màu sắc. Ở phân khúc trung cấp lẫn cao cấp, Nokia vẫn đẩy mạnh dòng
Lumia đặc trưng
 Kênh phân phối rộng khắp, sản phẩm đa dạng với nhiều mức giá khác
nhau, định vị trong lòng KH là 1 thương hiệu lâu đời, với đô bền cao
 Tuy nhiên thiết kế chưa thực sự bắt mắt, màu sắc đánh giá là bình dân,
không sang trọng
 Đẩy mạnh các công cụ truyền thông đa phương tiện như mạng xã hội
facebook, các quảng cáo đăng tải trên web, mà chủ yếu chỉ sử dụng
khuyến mại, giảm giá…tiết kiệm được chi phí cho việc quảng bá nhưng
độ hot của Nokia không còn
Nokia không còn là đối thủ quá mạnh, nhưng Oppo cũng không vì thế mà
không quan tâm đến hoạt động của đối thủ.
Sony: Dòng Xperia đậm phong cách sang trọng, sành điệu, thừa hưởng được
thiết kế cao cấp, thẳng, vuông vắn đặc trưng. Sony không đẩy mạnh quảng cáo
sản phẩm qua tivi mà chủ yếu quảng cáo qua kênh như e- commer, quảng cáo
qua báo giấy và khuyến mại sản phẩm đã tiết kiệm được chi phí
Samsung:
 Thiết kế đẹp, sang trọng, kiểu dáng tinh tế, hiện đại, cứng cáp, chắc chắn,
không chỉ là “cô gái đẹp” mỏng manh mà còn là “chàng trai mạnh mẽ tài
năng”
 Đến 2012, khi mới ra mắt sản phẩm Samsung Galaxuy S, công ty đẩy
mạnh nhiều vào quảng cáo qua Tivi và những chương trình tài trợ nâng
cao được hình ảnh của sản phẩm qua các chương trình thực tế có tỷ suất
người xem cao.
Đánh giá chung:
Trước những điểm mạnh của các ĐTCT, Oppo cần nâng cao chất lượng sản
phẩm, kiểu dáng, thiết kế màu sắc với tính năng vượt trội, khác biệt dể thu hút
khách hàng

 Phía các sản phẩm thay thế:

15


 Năm 2013, sau 32 năm ra đời và phát triển, kính thông minh phiên bản
hoàn thiện đã chính thức ra mắt với tên gọi Google Glass. Đây là chiếc
kính thông minh có khả năng kết nối với smartphone để thực hiện các tác
vụ đơn giản có thể tìm kiếm bằng giọng nói, tìm đường đi, chụp ảnh, chia
sẻ ảnh, chát, nhận cuộc gọi, chạy ứng dụng…
 Bên cạnh Google glass, không thể không kể đến sự thành công của
Smartwatch. Đây là loại đồng hồ thông minh có thể kết nối âm nhạc, nhắc
nhở và hiển thị thông báo cho người dùng, chỉ đường, theo dõi sức khỏe
của người dùng…
 Trong lương lai các dòng sản phẩm này chắc chắn sẽ là mối đe dọa không
nhỏ đối với những nhà sản xuất smartphone hiện nay
 Đối thủ tiềm ẩn:
Tin chắc rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều hãng điện thoại khác tham gia
vào thị trường “béo bở” này như: ZTE, Xiaomi, Yulong…đều là những hãng
“đông hương” của Oppo. Chưa kể đến những hãng chuyên sâu sản xuất hàng
nhái núp bóng thương hiệu. Đó chắc chắn là một cuộc đua không thương
lượng mà giám khảo quyết định sự thắng bại không ai khác chính là người
tiêu dùng tại Việt Nam
 Phía nhà cung cấp
Oppo sử dụng linh kiện từ Samsung cung cấp- hãng sản xuất linh kiện cho
Apple. Chịu áp lực không hề nhỏ. Tuy nhiên, 11/6/2014 Công ty công nghệ toàn
cầu Laird (Vương Quốc Anh) chính thức thành lập nhà máy sản xuất thiết bị,
linh kiện điện thoại di động thông minh tại khu vực công nghệ Quế Võ, Bắc
Ninh, sẽ cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất điện thoại di động thông minh,
thiết bị điện tử cầm tay và các loại thiết bị khác nen Oppo sẽ có thêm sự lựa

chọn
C. Khách hàng:
 Chủ yếu là giới trẻ, tầng lớp tri thức, trong độ tuổi lao động có nhu cầu
sản phẩm smartphone để phục vụ cho công việc, học tập
 Nhu cầu xuất phát từ bản thân hoặc cũng chịu ảnh hưởng bởi bạn bè,
người thân, anh/chị em…
 Quyết định mua có thể nhanh chóng với các hình thức thanh toán qua thẻ
ngân hàng hoặc online hoặc mua trực tiếp, với địa điểm các siêu thị điện
thoại rộng khắp các khu vực trên HN giúp cho KH thuận tiện trong quá
trình chọn lựa, mua sắm
 Đảm bảo được kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, an toàn, dễ sử dụng và độ
bền là những tiêu chí quan trọng khi chọn mua sản phẩm
16


 Yếu tố về giới tính, phong tục tập quán, mục đích sử dụng, thu nhập,
nhân khẩu học, nghề nghiệp…cũng đều ảnh hưởng đến việc ra quyết định
 Tiếp cận với KH về việc cung cấp các thông tin sản phẩm, tư vấn chọn
lựa, giải quyết những vấn đề khúc mắc cho KH .
3.1.3.3. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU











Điểm mạnh (Strengths)
Có tham vọng, biết cách tiếp cận thị
trường
Trụ sở tại Trung Quốc, thị trường
smartphone tăng trưởng nhanh nhất
thế giới
Có kinh nghiệm trong việc sản xuất sản
phảm chất lượng cao, không giảm chất
lượng để tiết kiệm chi phí
Cơ hội (Opportunities)
Chất lượng điện thoại tương đương
trong khi giá thành lại thấp hơn so với
những sản phẩm cùng phân khúc của
đối thủ
Nhiều dòng sản phẩm phục vụ nhiều
phân khúc KH
Hệ thống phân phối rộng, có nhiều đối
tác tại VN

Điểm yếu (Weaknesses)
 Còn rất “trẻ”, thương hiệu còn mới
 Tiềm năng tài chính còn chưa rõ

Thách thức (Threats)
 Phải tìm chỗ đứng bền vững trên thị
trường trước các “ông lớn” như
Samsung, Apple ,Nokia, HTC..
 Tâm lý người VN về hàng TQ
 Chịu áp lực lớn từ nhà cung cấp linh
kiện là Samsung


3.2. Chương trình truyền thông của Oppo
OPPO là hãng điện thoại thông minh của Trung Quốc mới tham gia vào
thị trường Việt Nam vài năm gần đây. Mặc dù vẫn còn non trẻ, thương hiệu này
đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng.
OPPO đã khá là nhanh trong việc thâm nhập thị trường. Chỉ trong thời gian
ngắn, thương hiệu này đã tìm được chỗ đứng trên thị trường. Nếu Apple và
Samsung tập trung vào đối tượng khách hàng thu nhập B+ trở lên thì OPPO
chủ yếu phục vụ đối tượng có thu nhập thấp hơn.
Chất xúc tác cho quá trình thâm nhập này chính là chiến lược truyền thông.
OPPO đã chi mạnh tay cho các hoạt động quảng bá thương hiệu trong năm
2014, bao gồm quảng cáo, đại sứ thương hiệu, quan hệ công chúng và các
chương trình tài trợ khác.
17


Cụ thể, xét riêng về mảng quảng cáo đến thời điểm hiện tại, OPPO đã sản xuất
28 mẫu quảng cáo, 5 phim quảng cáo và 3 phim ngắn. Ngoài ra, ca sĩ Sơn Tùng
– MTP được chọn là đại sứ thương hiệu cho OPPO. Các ca sĩ khác như Tóc
Tiên, Phạm Quỳnh Anh, diễn viên Hariwon cũng nhận vai diễn trong các mẫu
quảng cáo. Bên cạnh đó, trong chuỗi sự kiện Ngày Hội Neo 3 diễn ra khắp các
tỉnh thành còn có sự góp mặt của các ca sĩ Trịnh Thăng Bình, Khởi My, Cường
Seven, nhóm nhạc 365 và Minh Sang X-factor.
Series quảng cáo Oppo Neo3: Ram mượt mà, 3G thả ga, clip quảng cáo vui
nhộn với sự góp mặt của Sơn Tùng MTP và các diễn viên trong phim “Chàng
trai năm ấy”- một bộ phim hài trẻ trung, sôi nổi, vui nhộn đã liên kết bắc cầu
được tính chất của bộ phim với sản phẩm Oppo Neo3. Lượng fan đông đảo của
Sơn Tùng cộng với độ nổi tiếng khiến nhiều người quan tâm tới những gì anh
làm là tập đối tượng khán giả vô cùng lớn mà Neo3 tập trung vào.
Tour xuyên Việt "Ngày Hội Neo 3" sẽ tổ chức ở 8 thành phố:

+. TP.HCM: 28/08

+. Cần Thơ: 06/09

+. Buôn Ma Thuột: 13/09

+. Nha Trang: 20/09

+. Đà Nẵng: 27/09+. Vinh: 04/10
+. Hải Phòng: 11/10

+. Hà Nội: 18/10

Ngày hội Neo 3 dành cho giới trẻ yêu 'dế'
Chuỗi hành trình từ Nam ra Bắc được mở đầu tại đại học Thủ Đức, TP HCM
vào ngày 28/8 với nhiều trò chơi cùng quà tặng, với sự tham gia của Sơn Tùng,
Khởi My, Trịnh Thăng Bình, Cường Seven, Nhóm 365...
"Ngày hội Neo 3" là chuỗi chương trình do Oppo tổ chức dành riêng cho các
sinh viên với nhiều trò chơi, quà tặng cũng như cơ hội trải nghiệm chiếc
smartphone Oppo Neo 3. Xuyên Việt khắp 8 tỉnh thành, chương trình kỳ vọng
sẽ được nhiều bạn trẻ cả nước quan tâm và tham dự.
18


Tại ngày hội, các bạn trẻ được tự tay trải nghiệm những tính năng có sẵn của
Neo 3, chiếc điện thoại được hướng đến như một món quà ý nghĩa dành cho đối
tượng sinh viên trong năm học mới. Dịp này, Neo 3 cũng giới thiệu chiến dịch
khuyến mãi hấp dẫn: tăng kèm dung lượng 1G sim 3G tốc độ cao mỗi tháng
trong suốt một năm, giúp các bạn thoải mái lướt web phục vụ cho việc học tập,
giải trí.

Với chủ đề "Lướt net thả ga, vui chơi thả cửa", chương trình sẽ có nhiều gian
hàng trò chơi mô phỏng thú vị việc sử dụng Internet của các bạn trẻ như
"Download thả ga, Lướt êm mượt mà, Đánh thức Neo 3...".
Trải qua gần 2 tháng, các bạn trẻ đã có dịp hòa vào một sân chơi đầy bổ ích
dành riêng cho chính mình. Những nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo, dám
đương đầu thử thách là những thông điệp cho giới trẻ mà chương trình mong
muốn truyền tải . Những điều tích cực này đã được thể hiện rõ nét thông qua các
trò chơi vận động đòi hỏi trí tuệ, sự khéo léo và kiên nhẫn. Cũng trong chương
trình này, OPPO đã thể hiện tinh thần gắn kết với giới trẻ, mong muốn tạo nên
những sân chơi đầy bổ ích, những không gian thật sự gần gũi mang phong cách
trẻ.

OPPO Neo3 còn được hãng này giới thiệu các tính năng, điểm nổi trội trên các
mặt báo công nghệ, báo giành cho giới trẻ và một số tờ báo uy tín khác.
Tinhte.vn, genk.vn, kenh14.net, vietbao.net, congnghe.vn, vnreview.vn,
new.zings.vn…Các bài viết đều tập trung vào việc giới thiệu đến người dùng,
chuẩn bị cho sự ra mắt hoành tráng của Neo3; tập trung check-in, review những
tính năng vượt trội, nổi bật của sản phẩm; so sánh sản phẩm với những sản
phẩm đối thủ cạnh tranh nhằm làm nổi bật sản phẩm của mình; các bài báo đưa
tin về sự kiện "Ngày hội Neo 3". Với cách truyền thông qua báo chí, oppo Neo3

19


đã truyền thông hiệu quả tới người tiêu dùng, khách hàng về sản phẩm công
nghệ vượt trội, đầy cá tính…
Việc tài trợ tryền thông cho các chương trình truyền hình và gắn sản phẩm của
mình vào đó đã giới thiệu không chỉ thương hiệu OPPO tới người tiêu dùng mà
còn giới thiệu được các sản phẩm riêng biệt trong đó có Neo3. Các chương trình
như The Voice 2015, The Remix-Hòa âm ánh sang(với 2 ca sĩ đại diện), Bố ơi

mình đi đâu thế… Tất cả các chương trình truyền hình này đều có lượng khán
giảtheo dõi khổng lồ, không ngừng tăng. Việc truyền thông đã vô cùng hiệu quả,
mọi người đều biết đến oppo và các dòng sản phẩm chủ lực mà đặc biệt là
Neo3.
3.3. Phân tích, đánh giá chương trình truyền thông của doanh nghiệp
3.3.1. Phân tích, đánh giá CT truyền thông Marketing của Oppo với mục
tiêu Marketing
*) Phân tích tác động của hoạt động truyền thông lên mục tiêu MKT

Series quảng cáo Oppo Neo 3- thông qua việc sử dụng sự ảnh hưởng của
người nổi tiếng:
Sơn Tùng là gương mặt đại diện cho OPPO trong chiến dịch truyền thông cho
sản phẩm OPPO NEO 3, anh là gương mặt tiêu biểu trong những ca sĩ trẻ tại
Việt Nam ở thời điểm hiện tại, hình tượng một người trẻ sống hết mình, dám
khác biệt, dám thành công, sự hợp tác với chàng ca sỹ trẻ tài năng Sơn Tùng
mang đến cho Oppo nhiều sự quan tâm, tìm hiểu hơn. Chàng ca sỹ với vẻ ngoài
điển trai, có tài sáng tác, phong cách ấn tượng với hàng loạt ca khúc hit làm
điên đảo cộng đồng teen trong nước bất ngờ xuất hiện trên truyền hình hằng
ngày, cầm trên tay một sản phẩm Smartphone của Oppo làm nhiều người tò mò,
tìm hiểu xem đó là một chiếc điện thoại như thế nào; Và lập tức, nhiều bạn trẻ
sẵn sàng tậu cho mình một chiếc điện thoại như thế để “giống” với thần tượng
của mình. Oppo Neo 3 thực sự thành công khi đã gây được sự chú ý cao đối với
giới trẻ trong phân khúc smartphone tầm trung của Oppo.
Ngày hội Neo 3 dành cho giới trẻ yêu 'dế'

20


Ngày hội Neo 3 lần này như một sự khởi đầu cho chuỗi hoạt động gắn kết giới
trẻ Việt Nam trên khắp cả nước do OPPO thực hiện. Với chủ đề “Lướt net thả

ga, vui chơi thả cửa”, chương trình đã tổ chức nhiều gian hàng trò chơi thú vị
mô phỏng việc sử dụng internet trên smartphone của các bạn trẻ như
“Download thả ga”, “Lướt êm mượt mà”, “Đánh thức Neo 3”,… Với những đạo
cụ và trang trí vui nhộn, các bạn trẻ đã tỏ ra hào hứng, có được những phút giây
thư giãn và vui chơi hết mình. Những món quà đáng yêu sau khi vượt thử thách
từ các gian hàng cũng là một phần khích lệ tinh thần không nhỏ dành cho các
bạn trẻ.
Bên cạnh đó, các bạn còn được tận tay trải nghiệm OPPO Neo 3, cùng gói cước
3G tốc độ cao miễn phí dung lượng 1GB/tháng.
Đặc biệt, nguồn “nhiệt” của chương trình đã liên tục dâng cao khi có sự xuất
hiện và đồng hành của những ca sĩ trẻ đang rất được yêu thích như Sơn Tùng –
MTP, Khởi My, Trịnh Thăng Bình, Cường Seven, Noo Phước Thịnh, Hoàng
Thùy Linh, Nhóm 365…
Với chủ đề "Lướt net thả ga, vui chơi thả cửa", chương trình sẽ có nhiều gian
hàng trò chơi mô phỏng thú vị việc sử dụng Internet của các bạn trẻ như
"Download thả ga, Lướt êm mượt mà, Đánh thức Neo 3...".
Trải qua gần 2 tháng, các bạn trẻ đã có dịp hòa vào một sân chơi đầy bổ ích
dành riêng cho chính mình. Những nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo, dám
đương đầuthử thách là những thông điệp cho giới trẻ mà chương trình mong
muốn truyền tải . Những điều tích cực này đã được thể hiện rõ nét thông qua các
trò chơi vận động đòi hỏi trí tuệ, sự khéo léo và kiên nhẫn. Cũng trong chương
trình này, OPPO đã thể hiện tinh thần gắn kết với giới trẻ, mong muốn tạo nên
những sân chơi đầy bổ ích, những không gian thật sự gần gũi mang phong cách
trẻ.
Đánh giá:
Chương trình đã thực sự thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình
là các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Trong suốt quá trình diễn ra
chương trình, có thể thấy được sự hào hứng nhiệt tình tham gia của các bạn
sinh viên, đơn cử như chỉ riêng tại Cần Thơ, chương trình diễn ra tại đại học
Cần Thơ đã thu hút được khoảng 15000 sinh viên, đây thực sự là một con số ấn

tượng thể hiện cho sự thành công của chương trình. Oppo đã nắm rất rõ tâm lý
và thị hiếu của giới trẻ, đưa ra những chương trình tạo mức độ lan tỏa cao:
hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, các khuyến mại đi kèm, trải nghiệm dùng
thử như một minh chứng cho sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm
Qua báo chí, truyền thông
21


OPPO Neo 3 còn được hãng này giới thiệu các tính năng, điểm nổi trội trên các
mặt báo công nghệ, báo giành cho giới trẻ và một số tờ báo uy tín khác.
Tinhte.vn, genk.vn, kenh14.net, vietbao.net, congnghe.vn, vnreview.vn,
new.zings.vn…Các bài viết đều tập trung vào việc giới thiệu đến người dùng,
chuẩn bị cho sự ra mắt hoành tráng của Neo3; tập trung check-in, review những
tính năng vượt trội, nổi bật của sản phẩm; so sánh sản phẩm với những sản
phẩm đối thủ cạnh tranh nhằm làm nổi bật sản phẩm của mình; các bài báo đưa
tin về sự kiện "Ngày hội Neo 3". Với cách truyền thông qua báo chí, oppo Neo
3 đã truyền thông hiệu quả tới người tiêu dùng, khách hàng về sản phẩm công
nghệ vượt trội, đầy cá tính
Sự liên kết, hợp tác đồng hành cùng báo chí là hoạt động đặc biệt cần thiết đối
với bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt là một doanh nghiệp Trung Quốc như
Oppo mới xuất hiện tại thị trường Việt chưa lâu nhưng đã đặt nền móng là liên
tục phát triển mối quan hệ với báo chí như Oppo là một bước đệm lớn. Một
doanh nghiệp về công nghệ như thế nào mà lại thường xuyên được báo chí đưa
tin, cập nhật từng hoạt động, đưa ra những đánh giá tích cực bình luận về sản
phẩm, mong chờ sản phẩm sắp ra mắt, điều này đã gây sự tò mò cho người tiêu
dùng để rồi họ tìm hiểu nhiểu hơn về thương hiệu, về sản phẩm và dù không có
quyết định mua sản phẩm nhưng cũng đã có vị trí ấn tuợng nhất định trong tâm
trí khách hàng.
Tài trợ tryền thông cho các chương trình truyền hình và gắn sản phẩm của mình
vào đó đã giới thiệu không chỉ thương hiệu OPPO tới người tiêu dùng mà còn

giới thiệu được các sản phẩm riêng biệt trong đó có Neo 3. Các chương trình
như The Voice 2015, The Remix-Hòa âm ánh sang (với 2 ca sĩ đại diện), Bố ơi
mình đi đâu thế… Tất cả các chương trình truyền hình này đều có lượng khán
giả theo dõi khổng lồ, không ngừng tăng. Việc truyền thông đã vô cùng hiệu
quả, mọi người đều biết đến oppo và các dòng sản phẩm chủ lực mà đặc biệt là
Neo 3.
Đánh giá:
Chương trình truyền thông của Oppo cho dòng sản phẩm Oppo Neo 3 đặc biệt
hướng tới người tiêu dùng là đối tượng trẻ, trong đó có sinh viên, đây là một
bước đi khá thành công khi lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp,
là bước đệm giúp Oppo đạt mục tiêu thị phần tại thị trường Việt Nam.
Sau đây là phân tích tỷ lệ sử dụng smartphone theo các nhóm tuổi

22


Nhóm tuổi từ 16-24 có tỷ lệ sử dụng smartphone cao nhất (58%). Xét về tốc độ
thâm nhập (tỷ lệ dùng mới), nhóm tuối 16-24, từ 45- 54 và 55-65 có tốc độ tăng
tỷ lệ dùng smartphone hơn 200%/năm. Tỷ lệ người sử dụng smartphone giảm
dần khi độ tuổi tăng lên.đây là một trong những lý do lý giải sự thành công cho
Oppo Neo3 khi hướng tới phân khúc sản phẩm mức trung bình cho giới trẻ
Bên cạnh đó hoạt động của các fanpage cho các nhãn hàng smartphone đang
kinh doanh trên thị trường Việt cũng sẽ làm rõ hơn vấn đề này:

23


Có thể thấy tín đồ smartphone Oppo năng động nhất vì trang fanpage Oppo
Vietnam có hiệu quả hoạt động cao nhất trong 11 fanpage so sánh (xem đồ thị
dưới của Fanpagekarma.com), do có tốc độ tăng trưởng fan hàng tuần (3.3%)

và mức độ tương tác - số like/comment/share mỗi post - cao (3.2%). Hiệu quả
hoạt động của các trang cũng góp phần không nhỏ vào thành công của các
thương hiệu
Mục tiêu mkt:
Hoạt động truyền thông của Oppo Neo 3 đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn
thành mục tiêu marketting cũng như mục tiêu truyền thông marketing chung
của Oppo. Sau năm 2014, thị phần của Oppo tại Việt Nam đã tăng lên đến mức
8% trong khi 1 năm trước đó thị phần của họ chỉ đạt ở con số 1% nhờ một
lượng lớn sự ưa thích và quyết định mua của giới trẻ dành cho Oppo Neo3.
Qua đây có thể nhìn nhận một cách khả quan về mục tiêu trở thành trong top 3
DN smarphone tại Việt Nam trong 3-5 năm nữa

3.3.2. Phân tích, đánh giá CT truyền thông Marketing của Oppo với mục
tiêu truyền thông Marketing
Với mỗi mục tiêu truyền thông marketing của Oppo, chương trình truyền
thông cho Oppo Neo3 đi kèm đã đạt được nhưng mục tiêu cơ bản đề ra
24


VD: Quảng cáo Oppo Neo3 với Sơn Tùng MTP đã đạt được hơn 60k views sau
khi xuất bản vào 16/10/2014, chưa kể tới các quảng cáo khác trong seri phim
“Chàng trai năm ấy”
 Như vậy nó đã đáp ứng được mục tiêu nhận biết của khách hàng đến
nhãn hiệu Oppo nói chung và sản phẩm Oppo Neo 3 nói riêng.

Không dừng ở mức nhận biết chương trình truyền thông của Oppo Neo 3
đã đem lại sự quan tâm, sự yêu thích sản phầm của rất nhiều các bạn trẻ trên cả
nước qua hoạt động Tour xuyênViệt cùng Oppo Neo 3 ( hay Ngàyhội Neo 3) đã
để lại 1 dấu ấn đẹp trong lòng các bạn trẻ trên cả nước, kết hợp với đó các hoạt
động tại các điểm mà tour đi qua các bạn trẻ được thực sự trải nghiệm với sản

phầm Neo 3

 Hoạt động Marketing trưc tiếp được tiến hành rất thành công tạo được
sự yêu thích của khách hành đên với sản phầm
Ngoài ra với khách hàng mục tiêu là giới trẻ, sinh viên, kênh truyền thông trực
tiếp là không thể bỏ qua. Có sự so sánh thị phần, sự yêu thích của các bạn trẻ
trên Facebook ta có:
“ Các thương hiệu điện thoại điều có lượng lớn Fan trên Facebook, mạng xã hội
lớn nhất Việt Nam với 26 triệu người dùng (9/2014). Fanpage Samsung Mobile
Vietnam có lượng fan dẫn đầu, với gần 2 triệu fan, nhiều gấp đôi so với fanpage
Sony Vietnam. Hãng điện thoạiViệt – Mobiistar – đứng thứ 3 với gần 670 ngàn
fan. Hãng điện thoại Trung Quốc Oppo sau một thời gian vào Việt Nam đã có
hơn 300 ngàn fan. Hãng điện thoại Wiko, mới tham gia thị trường hồi tháng
8/2014, nhưng đã vượt qua Q-mobile, thu hút hơn 80 ngàn fan.

25


×